Giáo án làm quen với toán lớp 5-6 tuổi năm 2024

Hoạt động làm quen với toán (Dành cho trẻ 5-6 tuổi) – Quyển 1

Giáo án làm quen với toán lớp 5-6 tuổi năm 2024

Mã sản phẩm: 0H974 Năm xuất bản: 2019 Tác giả: Vũ Thị Thanh Huyền – Nguyễn Thị Thành Lê Đối tượng sử dụng: Trẻ mầm non Kích thước: 17 x 24cm Công ty phát hành: Công ty cổ phần Sách dân tộc Số trang: 24 Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đối tác liên kết:

12.500₫

Mô tả

Hoạt động làm quen với toán (Dành cho trẻ 5-6 tuổi) Quyển 1 được biên soạn theo nội dung làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán trong Chương trình Giáo dục mầm non ở độ tuổi 5 – 6 tuổi.

Bằng các hoạt động giáo dục mang tính tích hợp và thông qua các chủ đề, cuốn sách giúp trẻ có thể học mà chơi để làm quen với một số khái niệm, biểu tượng toán:

  • Đếm trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng. Nhận biết các chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 10.
  • Gộp các nhóm đối tượng và đếm. Tách một nhóm thành hai nhóm nhỏ bằng các cách khác nhau.
  • Ghép thành cặp những đối tượng có mối liên quan.
  • So sánh, phát hiện quy tắc sắp xếp và sắp xếp theo quy tắc. Tạo ra quy tắc sắp xếp.
  • Đo độ dài một vật bằng các đơn vị đo khác nhau. Đo độ dài các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo.
  • Đo dung tích các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo.
  • Nhận biết, gọi tên các khối hình và nhận dạng các khối hình đó trong thực tế. Chắp ghép các hình hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích và theo yêu cầu.
  • Xác định vị trí không gian của đồ vật.
  • Nhận biết thời gian: hôm qua, hôm nay, ngày mai, gọi tên các thứ trong tuần.

Các bài tập được sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó, có thể sử dụng làm công cụ để giáo viên đánh giá mức độ phát triển nhận thức của trẻ theo giai đoạn hoặc cuối mỗi chủ đề.

Tác giả: Nguyễn Kim Dung – Trần Phương Hà – Nguyễn Ngọc Huyền – Đào Hoàng Mai – Phạm Lâm Nguyệt – Trần Kim Uyên Đối tượng sử dụng: Giáo viên mầm non Kích thước: 19 x 27cm Công ty phát hành: Công ty cổ phần Sách dân tộc Số trang: 124 Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đối tác liên kết:

32.000₫

Mô tả

Bộ sách Giáo án tổ chức hoạt động cho lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Theo chương trình giáo dục mầm non mới) gồm 6 cuốn, được thiết kế theo các hoạt động giáo dục với mục đích giúp giáo viên lựa chọn các giáo án phù hợp với từng chủ đề để đưa vào phiên chế năm học theo các lĩnh vực phát triển của trẻ.

- Cô cho một bạn lên và bịt mắt trẻ, cô cho bướm bay tại các vị trí trên-dưới, trước-sau của trẻ và hỏi trẻ bướm bay ở đâu.

- Cho 2-3 bạn lên chơi.

- Cô nhận xét, khen ngợi trẻ.

TC2: Bắt chước tạo dáng.

- Cho trẻ thực hiện các động tác mô phỏng việc đánh răng, ăn cơm, vẽ tranh để trẻ sử dụng đúng tay phải – tay trái của mình trong các hoạt động đó.

- Cô quan sát, nhận xét, cho trẻ nhắc tên tay nào cầm bút, cầm bàn chải, cầm thìa, tay nào cầm bát, giữ giấy, cầm cốc.

- Cho trẻ chơi 1-2 lần.

b.Xác định vị trí đồ vật( phía trước- sau, phía trên- dưới, phía phải- trái) so với bản thân trẻ, với bạn khác)

- Cô treo bóng bay phía trên, chuẩn bị các đối tượng: Cây, hoa, búp bê... ở các phía của trẻ.

* So với bản thân

- Cho trẻ ngồi thành 3 hàng ngang nhìn lên phía cô

- Cho trẻ chơi “Trời tối, trời sáng”. Khi mở mắt cô yêu cầu trẻ nhìn về trước mặt của mình xem có những gì?

Trẻ kể tên các đồ vật ở trước mặt trẻ có thể nhìn thấy.

-Hỏi trẻ vì sao con biết có những đồ vật đó ở phía trước?

-> Tất cả những đồ vật ở trước mặt và có thể nhìn thấy được ngay bằng mắt mà không phải quay đầu thì chúng ta gọi đó là “Phía trước”.

-Phía sau các con có những gì?

- Vì sao con biết những đồ vật đó ở phía sau các con?

-> Tất cả những đồ vật ở sau lưng không thể nhìn thấy mà phải quay đầu lại nhìn thì chúng ta gọi đó là “ Phía sau”

- Quạt trần đang ở phía nào các con?

-Làm thế nào để nhìn thấy quạt trần?

-> Những đồ vật ở phía trên cao mà ta phải ngẩng đầu lên nhìn thấy được một khoảng cách (hoặc 1 đoạn được gọi là “phía trên”

-Cho trẻ chơi giấu chân

- Các con có nhìn thấy chân của chúng mình không?

- Vì sao phải cúi xuống mới nhìn thấy được?

-> Những thứ ở phía dưới như: phản, sàn nhà mà ta phải cúi đầu xuống mới nhìn thấy được thì gọi là “phía dưới”

- Bên phải con có những đồ vật gì, có những bạn nào?

-> Khi 2 bạn ngồi cùng chiều thì tất cả các đồ vật ở phía tay phải của bạn thì cũng ở cùng “phía phải” của bản thân.

- Bên trái con có những đồ vật gì, có những bạn nào?

-> Khi 2 bạn ngồi cùng chiều nhau thì tất cả các đồ vật ở phía tay trái của bạn thì cũng ở cùng “phía trái” của bản thân

* So với bạn khác

- Cô tặng cho cả lớp 1 hộp quà và mời trẻ A lên mở hộp quà ( cho trẻ mở hộp quà và quả bóng bay bay lên)

- Quả bóng ở phía nào của bạn A? Phía trên bạn A có gì?

-> Tất cả những đồ vật ở phía trên đầu của bạn thì gọi là “phía trên” của bạn.

Cô đặt 1 đồ chơi ở phía dưới trẻ A và hỏi:

-Đồ chơi ở phía nào của con?

-Phía dưới bạn A có đồ chơi gì?

-Đồ chơi ở phía nào của bạn A?

-> Tất cả đồ vật ở dưới chân: sàn nhà, phản mà bạn cúi đầu xuống thì gọi là “phía dưới’ của bạn.

- Phía trước của bạn A có những đồ vật gì?

-Phía sau bạn A có những đồ vật nào?

->Tất cả những đồ vật mà bạn chúng mình nhìn thấy ngay trước mắt, nhưng bạn quay mặt lại mới nhìn thấy đồ vật thì gọi là “phía sau” của bạn

Tất cả những đồ vật phía sau lưng chúng mình mà bạn nhìn thấy ngay trước mắt, không phải quay đầu lại thì là “phía trước” của bạn.

-Phía phải của bạn A có những gì?

-Phía trái của bạn A có đồ vật nào?

-> Khi 2 bạn ngồi đối diện nhau thì phía trái của bạn là phía phải của bản thân và phía phải của bạn là phía trái của bản thân.

c.Củng cố.

TC1 : Thi xem ai nhanh.

- Cô chia rổ đồ chơi cho trẻ và yêu cầu trẻ để đồ chơi ở các phía của trẻ, của bạn theo yêu cầu của cô.

- Cho trẻ chơi 2-3 lần.

- Cô nhận xét. Khen ngợi trẻ.

TC2: Thuyền trưởng đến

- Cho trẻ đứng thành 2 hàng, khi thuyền trưởng đến, cả lớp chào thuyền trưởng. Khi thuyển ra khơi, cô hô “ Sóng đánh bên trái của cô thì các con phải chạy sang bên trái của các con, khi cố hô “ Sóng đánh bên phải cô” thì các con phải chạy sang bên phải của các con thì mới không bị sóng xô ngã. Khi cô hô “ Sóng tràn” thì các con hãy ngồi xuống. Sau mỗi lần sóng đánh, bạn nào chạy sai hướng sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Cuối cùng bạn nào chạy hướng đúng nhất sẽ là người chiến thắng.