Good grief nghĩa là gì

Theo dõi Vui Hè Cùng Choco Pie trên

Bạn đang quan tâm đến Nghĩa Của Từ Good Grief Là Gì ? Good Grief! Thành Ngữ, Tục Ngữ, Slang Phrases phải không? Nào hãy cùng Vuihecungchocopie đón xem bài viết này ngay sau đây nhé, vì nó vô cùng thú vị và hay đấy!

XEM VIDEO Nghĩa Của Từ Good Grief Là Gì ? Good Grief! Thành Ngữ, Tục Ngữ, Slang Phrases tại đây.

Anatole France, trong cuốn Le Livre de mon Ami, viết rằng càng về già, ông càng hay nhớ lại ngày tựu trường của những năm thơ ấu.

Đang xem: Good grief là gì

Đang xem: Good grief là gì

Good grief nghĩa là gì
Good grief nghĩa là gì

Một thời gian, khoảng những năm 1967, 1968, những tối, sau khi ngồi với X. và mấy người bạn ở La Pagode, lúc ra về là gần như bao giờ bài hát ấy cũng trở lại với tôi.

Những buổi tối trời chưa hẳn khuya, nhưng không khí của thành phố đã mát. Sau trận mưa buổi chiều, những giọt nước mưa vẫn còn đọng trên xe. Những chiếc lá của hàng me hai bên đường dính trên kính. Ánh đèn của xe không đủ làm sáng đoạn đường đầy bóng đêm.

…Từ giã hoàng hôn trong mắt emTôi đi tìm những phố không đènGió mùa thu sớm bao dư vịCủa chút hương thầm khi mới quen…

Bài Một Tiếng Em của Đinh Hùng mà Nguyễn Hiền phổ thành Mái Tóc Dạ Hương lại trở về. Giọng hát bài ấy là của Lệ Thu.

Tiếng hát ấy tôi nghe lần đầu từ hồi ở năm cuối trung học, bài Tình Khúc Thứ Nhất bằng giọng contralto của cô.

Trong chuyến đi ra khỏi Việt Nam năm 1962 tôi có mang theo một cuộn băng nhỏ thu có độc một bài hát có giọng Lệ Thu. Tôi nghe cuộn băng ấy suốt mấy năm trong thời gian ở căn phòng trong học xá đến khi cuộn băng đứt mới thôi.

XEM THÊM:  không gõ được tiếng việt trong win 10

Mãi đến khi trở lại Việt Nam mấy năm sau đó, tôi mới lại nghe lại tiếng của Lệ Thu.

Mái tóc ngắn, những chiếc áo dài rất đẹp ở Ritz, ở Queen Bee, ở Tự Do giúp làm mới lại Ngậm Ngùi, Rồi Mai Tôi Đưa Em, Hạ Trắng,… và cho những ca khúc này những đời sống mới mặc dù đã nhiều người hát chúng.

Lệ Thu là người hát đầu tiên một số ca khúc của Trịnh Công Sơn. Ít người biết chi tiết ấy.

Xem thêm: Top 10 Bài Thơ Hay Trong Nhật Ký Trong Tù, Nhật Ký Trong Tù

Nhưng giọng Lệ Thu không ở lâu hay chỉ ở riêng với một nhạc sĩ nào. Lệ Thu hát nhạc Đoàn Chuẩn, rồi Lệ Thu hát Cung Tiến , Phạm Duy, Nguyễn Ánh 9 … và nhiều nhạc sĩ khác.

Bài Hoài Cảm của Cung Tiến là một trong những ca khúc cô hát hay nhất. Có phải vì Cung Tiến đề tặng ca khúc này cho Lệ Thu trong tập nhạc in ở Sài Gòn năm 1974 mà Lệ Thu hát hay hơn những giọng hát khác cũng hát bài hát đó hay không?

Thực ra, nếu khó tính đi tìm những toàn bích của giọng hát thì người ta vẫn thấy những cái faux trong giọng của Lệ Thu. Giọng Lệ Thu đầy nhưng không dài. Một số nốt quá cao không lên được. Nhưng người nghe Lệ Thu đã chấp nhận rồi yêu luôn những cái faux nhỏ đó.

XEM THÊM:  chụp màn hình macbook win 10

Khoảng giữa thập niên 60, Lệ Thu đã tìm cho giọng hát của mình những bài hát mà cô hát hay hơn nhiều ca sĩ khác. Giọng hát đó lên đến cao điểm và được ái mộ nhiều nhất là khoảng cuối thập niên 60, qua đầu thập niên 70.

Nghệ danh Lệ Thu chọn cho mình cũng kéo những bài hát có những hơi thở, những hình ảnh của mùa thu, cái mùa đẹp nhất và cũng buồn nhất trong năm đến với giọng hát của mình.

Giọng hát ấy khi hát những ca khúc đó tự nhiên nghe như những tiếng nức nở buồn thảm. Rõ nhất là khi Lệ Thu hát bài Xin Còn Gọi Tên Nhau của Trường Sa.

Lệ Thu vẫn giữ được giọng hát mà tôi nghe lần đầu mấy chục năm trước.

Đầu tháng 9 ở California vẫn còn những ngày rất nóng. Nhưng mùa thu đã chớm, đã bắt đầu trở lại từ miền bắc đang lan xuống chầm chậm xuống miền nam.

Chương trình nhạc của Lệ Thu ngày 17 tháng 9 đã được cô đặt cho cái tên là Chiều Nhạc Thu. Nhưng có gọi là Nhạc Chiều Thu, hay Thu, Nhạc Chiều cũng vẫn là những cái tên thích hợp cho một chương trình để người nghe nhạc nghe lại giọng hát đã ở với âm nhạc gần nửa thế kỷ.

Xem thêm: Review 8 Máy Ảnh Polaroid ” Giá Tốt Tháng 6, 2021, Polaroid Now Instant Camera

Giọng hát ấy sẽ còn mãi trong những buổi chiều khi lò hương cũ được đốt lên, cây đàn được so lại những dây chùng cho dẫu có là mai sau..

Công khai: VUIHECUNGCHOCOPIE.VN là trang web Tổng hợp Ẩm Thực - Game hay và Thủ Thuật hàng đầu VN, thuộc Chocopie Vietnam. Mời thính giả đón xem.

Chúng tôi trân trọng cảm ơn quý độc giả luôn ủng hộ và tin tưởng!

Anatole France, trong cuốn Le Livre de mon Ami, viết rằng càng về già, ông càng hay nhớ lại ngày tựu trường của những năm thơ ấu.

Bạn đang xem: Good grief là gì

Bạn đang xem: Good grief là gì


Good grief nghĩa là gì


Tôi nghĩ tới đoạn văn ông viết về ngày trở lại trường sau những tháng hè được dùng làm bài học thuộc lòng của lớp đầu bậc trung học nửa thế kỷ trước vẫn còn nguyên trong trí nhớ… Bài học thuộc lòng bằng tiếng Pháp sau nửa thế kỷ đã trở thành một đoạn văn bằng tiếng Việt trong óc của tôi hồi nào không hay. Nó không còn là nguyên văn tiếng Pháp nữa …

Je vais vous dire ce que me rappellent, tous les ans, le ciel agité de l’automne, les premiers diners à la lampe, et les feuilles qui jaunissent dans les arbres qui frissonnent; je vais vous dire ce que je vois quand je traverse le Luxembourg dans les premiers jours d’octobre, alors qu’il est un peu triste et plus beau que jamais , car c’est le temps ou` les feuilles tombent une à une sur les blanches épaules des statues…

Tôi sẽ kể cho bạn nghe những gì tôi còn nhớ mỗi năm khi bầu trời đầy xao động của mùa thu, những bữa chiều đầu tiên dưới ánh đèn và những chiếc lá vàng trên những cành cây run rẩy; tôi sẽ kể cho bạn nghe về những gì tôi nhìn thấy khi tôi đi ngang qua vườn Lục Xâm Bảo trong những ngày đầu của tháng 10, trời lúc ấy hơi buồn nhưng đẹp hơn bao giờ vì đó là lúc những chiếc lá từng chiếc rơi rụng xuống những chiếc vai trắng của những pho tượng … Điều tôi trông thấy lúc ấy trong vườn, là một cậu bé, tay trong túi quần, chiếc cặp sách đeo trên lưng, trên đường đến trường, những bước chân nhẩy như một con chim sẻ. Chỉ trong óc tôi mới nhìn thấy cậu, vì cậu bé đó là cái bóng, cái bóng của chính tôi cách đây 25 năm… Cậu bé đi nhanh, chiếc cặp sách đeo trên lưng và con quay nằm trong túi. Ý tưởng gặp lại những tên bạn làm cậu vui hẳn lên. Có biết bao nhiêu điều để nói và để nghe…

Anatole France nhớ lại hình ảnh của 25 năm trước. Nếu chú bé lúc ấy 9 hay 10 tuổi thì khi ngồi viết những giòng trên, tác giả Anatole France khoảng ngoài 30.

Còn tôi, khi ngồi nhớ lại chú bé lên 10 ấy, tôi đã gấp đôi số tuổi của Anatole France.

Chúng ta, ai cũng có những ngày khai trường trong đời sống. Nhưng vẫn chỉ có một ngày khai trường chúng ta nhớ nhất. Không phải là tất cả những ngày khai trường. Mà chỉ có một ngày khai trường đáng nhớ nhất

Ngày đó không phải là ngày khai trường của Thanh Tịnh. Ngày khai trường như Thanh Tịnh viết là ngày khai trường đầu tiên, đầy những lo âu, sợ hãi của đứa bé khi được mẹ dẫn đến trường. Chiếc bàn học đầu tiên trong lớp. Tên bạn nhỏ ngồi bên cạnh lạ hoắc, dễ ghét hơn đứa em ở nhà nhiều. Đứa em nhỏ lúc ấy bỗng trở thành đáng yêu hơn bao giờ. Ông thầy giáo trông dữ tợn lạ thường. Ngoài cửa sổ, người mẹ đã đi khuất ở cuối đường, sau bức tường của trường học.

Ngồi lại trong lớp chỉ muốn khóc, đòi về. Nhất định không thèm đi học nữa.

Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi… Bầu trời cuối thu, những đám mây bàng bạc, lá ngoài đường rụng nhiều … lòng nao nao nhớ lại những kỷ niệm của ngày khai trường. Không phải là ngày tựu trường. Chưa bao giờ đến trường làm sao nói trở lại trường…

Nhưng hai ba lần tựu trường sau đó, ngày đầu trở lại lớp hào hứng hơn nhiều.

Cũng như Anatole France có con quay trong túi quần. Cái cặp sách đeo trên lưng cho có. Con quay trong túi mới là chính. Sợi dây để quất con quay trong túi quần kia chờ đến giờ ra chơi mới lôi ra. Bản cửu chương đã thuộc lòng. Những bài tính chia có nhớ cũng đã được mẹ dậy suốt mấy tháng hè. Những bài toán đố động tử, vòi nước, con sên leo từ dưới giếng lên, ban đêm ngừng lại để nghỉ bao giờ lên đến miệng giếng … được dậy kỹ để sửa soạn cho lớp mới. Không còn gì để lo lắng nữa. Chỉ còn một mối lo là ông thầy hay bà giáo nào sẽ dậy lớp mới, có dữ đòn như mấy đứa bạn đã dọa không, hai tên ngồi bên cạnh có tử tế không. Đó mới là những quan tâm lớn nhất sau con quay trong túi quần…

Những ngày tựu trường sau đó đều không có gì đáng nhớ.

Xem thêm: Customize Là Gì - Câu Ví Dụ,Định Nghĩa Và Cách Sử Dụng Củacustomize

Đó là mùa hè cuối cùng ở Hà Nội, những trưa nắng trốn nhà vào Văn Miếu bắt những con chuồn chuồn ngô, những con chuồn chuồn ớt, những con chuồn chuồn kim… chuồn chuồn có cánh thì bay, có thằng kẻ trộm thò tay bắt mày, những trang Tâm Hồn Cao Thượng của De Amicis do Hà Mai Anh dịch, những An Di, Phan Tín, cô giáo Đan Cát Tiên … đọc say sưa trên căn gác xép, tiếng gọi của những tên bạn nhỏ rủ xuống chơi đánh bi, những đồng tiền cạnh được mài kỹ để đánh đáo bật tường, những buổi sáng ngồi sau xe ông bố đi lên Nghi Tàm, ghé lại sân chùa Trấn Quốc có tượng ông hộ pháp trông phát khiếp trong hơi sương mát lạnh, vòng xuống bách thú, khúc bánh mì mua ở chiếc xe cạnh núi Nùng sao mà ngon đến thế, rồi sau đó, chuyến đi nửa đêm từ Hà Nội vào Sài Gòn và một ngày khai trường khác với bao nhiêu điều mới ở cái trường tiểu học gần nhà…

Những cuốn vở bìa vẽ người lực sĩ Olympic, chiếc ngòi bút lá tre xanh mầu thép, hộp bút chì mầu Staedler thơm mùi gỗ thông, lọ mực tím cuối cùng của thời đi học, nhất định nghĩ chỉ một vài năm sẽ lại quay về ngôi trường nằm giữa phố Sinh Từ và phố hàng Đẫy…

Từ cái lớp học treo bức ảnh chụp của Đức Quốc Trưởng Bảo Đại tới cái lớp treo ảnh Ngô Tổng Thống rồi những đổi thay kéo đến sau đó , những ngày khai trường không còn những hào hứng nữa.

Và bây giờ, ngày khai trường ở đây lại càng khác nữa. Mấy đứa cháu trong cái back pack có những cái iPad và cái laptop của những bàn tay thoăn thoắt trên bàn phím hoàn toàn xa lạ so với ngày khai trường cách đây hơn nửa thế kỷ của chú bé lên 10 nhà gần Quốc Tử Giám Hà Nội. Thay vào đó, là những hình ảnh của những đứa cháu gái nhỏ , quần áo mới, đống sách trĩu trên lưng đứng chờ xe bus đến trường…

Ngày khai trường nay đã khác xa với ngày khai trường của giữa thế kỷ trước.

Ngày 7 tháng 9 năm 2011

Bạn ta,

Một cuốn sách tô mầu cho trẻ em nhan đề We Shall Never Forget 9/11 vừa phát hành cách đây hai ba tuần thì liền bị một tổ chức Hồi giáo ở Mỹ đả kích dữ dội.

Cuốn sách do một nhà xuất bản ở Missouri ấn hành có một mục đích rõ ràng. Không phải chỉ để cho trẻ tô mầu, mà là để dậy cho các em ra đời sau vụ khủng bố 9/11 biết về biến cố kinh hoàng đã đổ xuống nước Mỹ, ảnh hưởng đến đời sống của hàng tỉ người trên thế giới.