Mốc tọa độ quốc gia là gì năm 2024

Tại Việt Nam đo đạc và bản đồ đã có những đóng góp đáng kể và liên quan mật thiết đến nhiều hoạt động đặc biệt như thiết kế, thi công các công trình, lập bản đồ địa hình quốc gia, nghiên cứu và quy hoạch, quản lý tài nguyên và biến đổi khí hậu. Là căn cứ quan trọng để thiết lập an ninh quốc gia và bảo vệ môi trường trước biến đổi khí hậu và thiên tai, làm nền tảng để phát triển Hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia. Ngày nay, trong quá trình phát triển đất nước, công tác đo đạc bản đồ có vai trò quan trọng, phục vụ cho các ngành, các cấp trong phát triển kinh tế - xã hội, quản lý lãnh thổ, điều tra cơ bản, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia, hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia và hệ trọng lực quốc gia theo Điều 11 Luật Đo đạc và bản đồ số 27/2018/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2018 (sau đây được gọi là Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018).

Căn cứ vào khoản 1 Điều 11 Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018 quy định như sau:

“1. Hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia bao gồm số liệu gốc của hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia, hệ trọng lực quốc gia, độ sâu quốc gia, được xác định thống nhất trong cả nước theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Mỗi số liệu gốc đo đạc quốc gia được gắn với một điểm có dấu mốc cố định, lâu dài được gọi là điểm gốc đo đạc quốc gia.”

Đo đạc là việc thu nhận, xử lý thông tin, dữ liệu để xác định vị trí, hình dạng, kích thước và thông tin thuộc tính của đối tượng địa lý.

Theo đó, hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia là hệ thống các tọa độ gốc trắc địa, tọa độ gốc thiên văn, tọa độ gốc vệ tinh, giá trị gốc trọng lực tuyệt đối, giá trị gốc độ cao, giá trị gốc độ sâu. Hệ thống này được xác định thống nhất cho cả nước, mỗi số liệu gốc đo đạc quốc gia được gắn với một điểm có dấu mốc cố định, tồn tại lâu dài trên mặt đất được gọi là điểm gốc đo đạc quốc gia.

Nội dung này được quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 11 Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018.

Theo đó, hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia, hệ trọng lực quốc gia và độ sâu quốc gia được sử dụng để thể hiện kết quả đo đạc và bản đồ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam đang sử dụng hệ tọa độ quốc gia có tên gọi là VN-2000. Đây là hệ tọ độ được xác lập trdên Elipxoid WGS-84, phép chiếu UTM (Universal Transverse Mercator) và hệ độ cao Hòn Dấu. VN-2000 được áp dụng thống nhất chung cho mọi trường hợp đo đạc tọa độ ở các cấp hạng, các hệ thống bản đồ địa hình cơ bản, bản đồ nền, bản đồ địa chính, bản đồ hành chính quốc gia và một số bản đồ chuyên đề đặc thù.

Có thể thấy hệ tọa độ quốc gia là một hệ tọa độ vuông góc không gian. Hệ tọa độ này có tính chất rất đặc biệt đó là không có sự tương thích hoàn toàn giữa kích thước của các đối tượng trên mặt đất và trên bản vẽ.

Hệ độ cao quốc gia là hệ độ cao được thiết lập theo mốc thời gian xác định và sử dụng thống nhất trong cả nước để xác định giá trị độ cao của đối tượng địa lý.

Hệ trọng lực quốc gia là hệ trọng lực được thiết lập theo mốc thời gian xác định và sử dụng thống nhất trong cả nước để xác định các giá trị trọng trường Trái Đất trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Khoản 3 Điều 11 Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018 quy định việc sử dụng hệ tọa độ quốc tế được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Theo đó, hệ tọa độ quốc tế là hệ tọa độ toán học trong không gian và trên mặt phẳng, được thiết lập theo mốc thời gian xác định và sử dụng phổ biến trên thế giới để biểu thị kết quả đo đạc và bản đồ. Hiện nay, hệ tọa độ quốc tế đang được sử dụng là WSG-84. Trong đó, WGS viết tắt của (World Geodetic System) – là hệ thống trắc địa toàn cầu, là một chuẩn mức để cần sử dụng trong map học, trắc địa, and đạo hàng vệ tinh bao và cả GPS trên toàn toàn cầu.

Khoản 4 Điều 11 Luật Đo đạc và bản đồ quy định:

“4. Bộ Tài nguyên và Môi trường thiết lập, tổ chức xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ công bố hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia, hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia, hệ trọng lực quốc gia để sử dụng thống nhất trong cả nước; thiết lập và công bố các tham số tính chuyển giữa hệ tọa độ quốc gia và hệ tọa độ quốc tế.”

Ví dụ: Thông tư số 05/2007/QĐ-BTNMT ngày 27 tháng 02 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật về mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia.

Theo đó, sử dụng hệ thống tham số tính chuyển giữa Hệ tọa độ quốc tế WGS-84 và Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 như sau:

Ban biên tập hãy giải đáp giúp tôi thắc mắc sau đây: Điểm đo đạc quốc gia là gì? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!

Quốc Anh - Long An

Đo đạc là việc thu nhận, xử lý thông tin, dữ liệu để xác định vị trí, hình dạng, kích thước và thông tin thuộc tính của đối tượng địa lý.

Theo đó, tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 27/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đo đạc và bản đồ do Thủ tướng Chính phủ (có hiệu lực từ 01/05/2019) có quy định về khái niệm điểm đo đạc quốc gia như sau:

Điểm đo đạc quốc gia là điểm gắn với mốc đo đạc quốc gia, có ít nhất một trong các giá trị tọa độ, độ cao, trọng lực, được thiết lập theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Mốc cao độ quốc gia là gì?

Mốc cao độ quốc gia là cột mốc được nhà nước quy chuẩn ra dựa trên độ cao của mặt nước biển so với mặt đất.

Mốc tọa độ quốc gia ở đâu?

Mốc tọa độ quốc gia GPS0001 tại Mũi Cà Mau. Nơi đây, được đặt cột mốc tọa độ quốc gia tại GPS0001 (cây số 0) là 1 trong 4 điểm cực đánh dấu chủ quyền thiêng liêng của lãnh thổ Việt Nam trên đất liền.

Tọa độ quốc gia là gì?

"Hệ tọa độ quốc gia" được hiểu như sau:là hệ tọa độ toán học trong không gian và trên mặt phẳng, được thiết lập theo mốc thời gian xác định và sử dụng thống nhất trong cả nước để biểu thị kết quả đo đạc và bản đồ.

Mốc tọa độ GPS là gì?

Mốc GPS là mốc được đo bằng phương pháp GPS, dùng để xác định hiệu tọa độ giữa hai điểm cần xem xét.