Mục đích của xã hội hóa giáo dục là gì

Giáo dục gắn liền với mục tiêu phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Vì thế mà để đạt được mục tiêu đó thì cần xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.

- Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 sau đây gọi là Luật Giáo dục năm 2019.

Xã hội hóa giáo dục là vận động toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục, nhằm phát huy truyền thống hiếu học và tiềm năng con người trong quá trình xây dựng nền giáo dục hiện đại dưới sự quản lý của Nhà nước để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao mức hưởng thụ giáo dục của nhân dân.

Xã hội hóa giáo dục gồm hai thành phần chính đó là:

1. Xây dựng một xã hội học tập trong đó mọi người học tập thường xuyên, học tập suốt đời:

Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân.

Cũng theo Luật Giáo dục, việc phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu và gắn với từng bước phát triển của đất nước, việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục nhằm tạo cơ hội để mọi công dân đều có thể tiếp cận giáo dục và học tập ở mọi cấp bậc, trình độ.

“Điều 4. Phát triển giáo dục

1. Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu.

2. Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; bảo đảm cân đối cơ cấu ngành nghề, trình độ, nguồn nhân lực và phù hợp vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.

3. Phát triển hệ thống giáo dục mở, xây dựng xã hội học tập nhằm tạo cơ hội để mọi người được tiếp cận giáo dục, được học tập ở mọi trình độ, mọi hình thức, học tập suốt đời.”

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình cơ sở giáo dục và hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục; khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục dân lập, tư thục đáp ứng nhu cầu xã hội về giáo dục chất lượng cao.

2. Vận động toàn xã hội tham gia đóng góp cho giáo dục

- Tổ chức, gia đình và cá nhân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với cơ sở giáo dục thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh. Toàn dân tích cực học tập, vừa để phát triển vốn kiến thức của bản thân vừa để cống hiến cho xã hội, đưa đất nước phát triển vững mạnh hơn, sánh vai được cùng với các cường quốc trên thế giới. Cũng trong năm 2021 vừa qua, Đội tuyển Việt Nam dự Olympic toán quốc tế năm nay có 1 huy chương vàng, 2 huy chương bạc và 3 huy chương đồng. Trong đó, không chỉ là chủ nhân của huy chương vàng duy nhất, Đỗ Bách Khoa còn lọt vào top học sinh có kết quả thi cao của kỳ Olympic toán quốc tế năm 2021. Olympic toán quốc tế năm 2021 có 107 quốc gia tham dự và với kết quả đạt được, đội tuyển quốc gia Việt Nam xếp thứ 14/107 – một kết quả thật sự đáng tự hào, phản ánh nền giáo dục nước ta

- Tổ chức, cá nhân có thành tích trong sự nghiệp giáo dục được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Xã hội hóa giáo dục là một quá trình phải được tiến hành một cách lâu dài. Chúng ta thường xuyên nghe tới “xã hội hóa giáo dục” nhưng ít ai có hiểu biết về xã hội hóa giáo dục. Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp tới Quý độc giả một số kiến thức liên quan tới xã hội hóa giáo dục hiện nay.

Xã hội hóa giáo dục là gì?

Xã hội hóa giáo dục là vận động toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục, nhằm phát huy truyền thống hiếu học và tiềm năng con người trong quá trình xây dựng nền giáo dục hiện đại dưới sự quản lý của Nhà nước để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao mức hưởng thụ giáo dục của nhân dân.

Xã hội hóa giao dục gồm hai thành phần chính:

– Xây dựng một xã hội học tập trong đó mọi người học tập thường xuyên, học tập suốt đời.

– Vận động toàn xã hội tham gia đóng góp cho giáo dục.

Những lợi ích của xã hội hóa giáo dục

+ Xã hội hóa giáo dục là một tư tưởng chiến lược về giáo dục, chỉ đạp quá trình xây dựng và phát triển giáo dục nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc, có tính cách mạng trong hoạt động thực tiễn, biến hoạt động giáo dục mang tính chuyên biệt (chuyên môn và nghiệp vụ) trong một lĩnh vực, một thiết chế giáo dục (ngành giáo dục), trở thành một hoạt động học tập rộng lớn và sâu sắc bắt rễ vào các lĩnh vực đời sông vật chất, tinh thần của xã hội. Đảm bảo cho giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội.

+ Tạo ra một phong trào học tập sâu rộng trong xã hội dưới nhiều hình thức, thực hiện học tập suốt đời để người dân làm việc tốt hơn, thu nhập cao hơn, cuộc sống tốt đẹp hơn, làm cho Việt Nam trở thành một xã hội học tập.

+ Xã hội hóa giáo dục sẽ phát huy mọi tiềm năng trong xã hội về vật chất, trí tuệ, khoa học kỹ thuật, huy động sự tham gia của toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục với các mức độ khác nhau giúp giáo dục đạt quy mô rộng, tốc độ lớn, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển và tiến bộ giáo dục.

+ Thực hiện xã hội hóa giáo dục là một giải pháp quan trọng để thực hiện chính sách công bằng xã hội trong chiến lược kinh tế – xã hội của Đảng và nhà nước. Công bằng không chỉ trong việc hưởng thụ (người dân được Nhà nước và xã hội chăm lo) mà còn trong việc đóng góp, cống hiến cho xã hội theo khả năng thực tế của từng người từng địa phương.

Xã hội hóa là một quá trình mà cá nhân được hòa nhập vào trong xã hội hoặc vào trong một nhóm người thông qua việc học các quy tắc, giá trị đối với từng nhóm xã hội đó. Xã hội hóa còn được hiểu là quá trình biện chứng, trong đó mỗi thành viên trong nhóm người đều có hành động và duy trì nó để tái xuất xã hội. Hiểu một cách đơn giản theo một cách ngắn gọn thì xã hội hóa là sử dụng các tư liệu sản xuất để trao đổi giá trị thành của công. Ý nghĩa của xã hội hóa là tăng tính cộng đồng, giảm thiểu tối đa chủ nghĩa cá nhân trong các lĩnh vực trong xã hội.

Mục đích của xã hội hóa giáo dục là gì

Xã hội hóa giáo dục ở nước ta hiện nay

Thứ nhất: Cần nhận thức vì sao phải xã hội giáo dục và thế nào là xã hội hóa giáo dục ở nước ta hiện nay

Giáo dục là hoạt động có mục đích, có định hướng, có tổ chức, có nội dung, yêu cầu nhằm tạo thế hệ trẻ thành lớp người kế tiếp lực lượng lao động mới có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ văn hóa, khoa học, kỹ thuật, có năng lực đảm đương và hoàn thành các nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước trong tương lai. Những hoạt động giáo dục được tiến hành trong điều kiện toàn cầu hóa các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Xã hội hóa giáo dục với chúng ta là khái niệm mới, mặc dù đã nhắc đến nhiều lần dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng nội hàm của nó còn có những cách hiểu khác nhau. Chính do cách hiểu khác nhau ấy mà có nhiều cách làm khác nhau, dẫn đến những chất lượng, hiệu quả khác nhau.

Xã hội hóa giáo dục là làm cho các hoạt động mang tính giáo dục của xã hội được huy động vào quá trình giáo dục một cách tích cực, có hiệu quả. Xã hội hóa giáo dục cũng có nghĩa là xã hội tham gia giải quyết một cách phù hợp những vấn đề giao dục đang đặt ra. Xã hội hóa giáo dục là đa dạng hóa các loại hình giáo dục; là mở rộng quy mô đáp ứng yêu cầu giáo dục của xã hội; là xây dựng cơ cấu ngành học, cấp học hợp lý; là kiểm soát được chất lượng đào tạo toàn diện và ngày càng nâng cao.

Thứ hai: Những vấn đề đặt ra của quá trình xã hội hóa giáo dục ở nước ta hiện nay

Xã hội hóa giáo dục ở nước ta hiện này cần quan triệt và thực hiện những vấn đề chính cụ thể như sau:

Xã hội hóa giáo dục về nội dung, chương trình giáo dục. Giáo dục là hoạt động tuân theo quy luật nhận thức của con người từ thấp đến cao, từ hẹp đến rộng, từ nông đến sâu… việc xây dựng nội dung chương trình giáo dục cần phải tuân theo quy luật nhận thức đó. Việc hiện đại hóa giáo dục là thiếp thu, trang bị những tri thức, kiến thức hiện đại cho người học, nhưng phải căn cứ vào quy luật nhận thưc. Vì thế không bảo thủ, trì trệ hoặc đưa mọi cái mới bất kỳ vào giáo dục một cách thiếu chọn lọc làm cho không những không thực tế, thiếu hiệu quả mà còn phản tác dụng. Xã hội hóa giáo dục là xây dựng nội dung, chương trình giáo dục phù hợp, thiết thực, có hiệu quả với từng loại đối tượng trong xã hội và xã họi phát huy tốt vai trò của mình trong quá trình giáo dục.

Xã hội hóa giáo dục trong hệ thống tổ chức cơ sở giáo dục, cấp học, ngành học, huy động tài chính, kinh phí của xã hội. ở nhiều nước trên thế giới, người ta thực hiện xã hội hóa giáo dục trong lĩnh vực này bằng cách huy động các nguồn đóng góp tài chính của xã hội qua thuế và các nguồn thu khác để Nhà nước trực tiếp quản lý, đầu tư cho giáo dục. Vì vậy, họ thực hiện hệ thống giáo dục thống nhất, nhà nước chi phí đầy đủ, thường xuyên cho mọi nhà trường.

Xã hội hóa giáo dục trong phương thức hoạt động giáo dục. Xã hội hóa giáo dục là xây dựng xã hội học tập, mọi người trong xã hội ở mọi lứa tuổi, mọi cương vị đều tự giác, say sưa, có nhu cầu học tập mà thế giới hiện nay đang trở thành xu thế phổ biến. Ở nước ta, hình thức xã hội hóa giáo dục này cần được khuyến khích, có chính sách và cơ chế, chế tài thích hợp để cổ vũ mọi người tự học.

Lợi ích của xã hội hóa giáo dục là gì?

- Xã hội hoá công tác giáo dục huy động được các nguồn lực, tiềm năng của xã hội, khắc phục khó khăn trong quá trình phát triển giáo dục. - Xã hội hoá công tác giáo dục tạo sự công bằng, trách nhiệm, dân chủ trong hưởng thụ. - Xã hội hoá công tác giáo dục góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước về giáo dục…

Xã hội hóa giáo dục có nghĩa là gì?

Xã hội hoá giáo dục là làm cho hoạt động giáo dục mang tính xã hội. Trong đó người đi giáo dục và người được giáo dục trong mọi hoạt động về nội dung và phương thức thực hiện, kết quả đạt được đều mang tính xã hội, tính chuẩn mực xã hội rất cao.

Xã hội hóa trong trường học là gì?

Xã hội hóa là một khái niệm của nhân loại học và xã hội học được định nghĩa là một quá trình tương tác xã hội kéo dài suốt đời qua đó cá nhân phát triển khả năng con người và học hỏi các mẫu văn hóa của mình.

Xã hội hóa giáo dục mầm non là gì?

Xã hội hóa giáo dục trong trường mầm non là việc huy động mọi tổ chức, lực lượng, cá nhân và gia đình có trách nhiệm cùng tham gia giáo dục, chăm lo, phát triển sự nghiệp GDMN nhằm thực hiện các mục tiêu GDMN đã xác định.