Nghe nhạc bao nhiêu lần mỗi ngày là tốt nhất năm 2024

Không đeo tai nghe trong thời gian dài, chỉ nên nghe âm thanh ở ngưỡng dưới 70 decibel (dB), giảm dần âm lượng nếu phải nghe hơn 90 phút… giúp bảo vệ tai.

Tai nghe (tai phone) đã trở nên phổ biến trong thời đại công nghệ số. Tai nghe được sử dụng cho nhiều mục đích riêng tư như nghe nhạc, xem phim, làm việc và học trực tuyến để không gây ồn ào, làm phiền những người xung quanh. Đôi khi chúng ta đeo tai nghe là do bắt buộc, nhưng nhiều người, đặc biệt thanh thiếu niên sử dụng thiết bị âm thanh này như một thói quen. Nhiều người cảm thấy tập trung hơn khi vừa đeo tai nghe, vừa làm việc suốt cả ngày.

Nghe nhạc bao nhiêu lần mỗi ngày là tốt nhất năm 2024
Đeo tai nghe trong thời gian dài có thể dẫn đến suy giảm hoặc mất thính lực sớm.

ThS.BSNT Nguyễn Thị Hương cho biết, lạm dụng đeo tai nghe chắc chắn là một thói quen xấu gây hại cho tai. Dùng tai nghe không đúng cách sẽ gây suy giảm hoặc mất thính lực dần dần theo thời gian và sự lão thính sẽ diễn ra sớm hơn so với mốc suy giảm thính lực thông thường do tuổi tác.

“Tai trong rất nhạy cảm với sự cân bằng của âm thanh mà nó cảm nhận được. Có hàng ngàn tế bào trong tai, một số có cấu trúc nhỏ được gọi là tế bào lông. Tế bào lông có nhiệm vụ truyền âm thanh từ tai trở lại não, nếu âm thanh quá ồn có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho các tế bào này, làm gián đoạn cơ chế truyền âm thanh. Ngoài ra, mức âm thanh quá lớn còn làm tổn thương cả sự kết nối giữa tế bào lông và tế bào thần kinh dẫn đến sự gián đoạn” – bác sĩ Hương giải thích.

Nghiên cứu của Trường Đại Học Harvard chỉ ra rằng, việc tiếp xúc với mức âm thanh trên 85 dB kéo dài hơn hai giờ có thể gây tổn thương tai; tiếp xúc với âm thanh từ 105-110 dB có thể gây tổn thương sau 5 phút. m thanh nhỏ hơn 70 dB không có khả năng gây ra bất kỳ tổn thương đáng kể nào cho tai. Vì vậy, mức âm lượng an toàn được khuyến nghị là dưới 70 dB.

Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp (OSHA) đưa ra yêu cầu bảo vệ thính giác cho người lao động có mức phơi nhiễm trung bình 85 dB trong hơn 8 giờ.

Nghe nhạc bao nhiêu lần mỗi ngày là tốt nhất năm 2024
Bệnh nhân khám tai tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Để sử dụng tai nghe an toàn, phòng ngừa nguy cơ suy giảm hoặc mất thính lực, bác sĩ Hương khuyến nghị người dùng nên:

  • Để ý xem bạn đã nghe bao lâu và âm thanh lớn đến mức nào.
  • Hãy nghỉ giải lao sau những buổi nghe kéo dài và đảm bảo nghe ở mức độ thoải mái.
  • Nếu bạn chuẩn bị tham dự một sự kiện có tiếng ồn lớn kéo dài (chẳng hạn như buổi hòa nhạc hoặc sự kiện thể thao), hãy mang theo nút tai. Có nhiều thiết bị giúp bảo vệ tai khỏi tiếng ồn lớn bạn có thể sử dụng như nút tai bằng bọt xốp hoặc nút tai có đặc tính khử tiếng ồn.
  • Nghe ở mức âm lượng 80% trong tối đa 90 phút mỗi lần là nguyên tắc quan trọng.
  • Nếu đang nghe trong một khoảng thời gian dài hơn 90 phút, bạn nên giảm âm lượng. Nguyên tắc là nghe càng lâu thì âm lượng càng phải giảm xuống.

Bác sĩ Hương hướng dẫn một mẹo nhỏ giúp biết được bạn có đang sử dụng tai nghe với âm thanh quá mức hay không: “Nếu ai đó đứng cách xa một cánh tay có thể nghe thấy âm nhạc phát ra từ tai nghe của bạn hoặc nếu bạn phải nói lớn hơn bình thường để giao tiếp với người khác, có nghĩa là tai nghe đang phát ra âm thanh quá lớn”.

Nghe kém là sự giảm sức nghe so với người bình thường – có sức nghe trung bình trên 20 dB ở một hay hai tai, gây khó khăn trong giao tiếp.

Nghe kém do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như di truyền, viêm tai giữa mạn tính, viêm màng não, thoái hóa dây thần kinh thính giác, điếc đột ngột, chấn thương tai hoặc đầu, tiếp xúc với âm thanh lớn, dùng các loại thuốc gây độc cho tai, tiếp xúc với hóa chất độc hại, nhiễm virus và các bệnh lý về tai khác. Trong đó, tiếp xúc với tiếng ồn từ tai nghe hiện nay đang là mối đe dọa gây nguy cơ suy giảm, hoặc mất thính lực trước tuổi già.

Để đặt lịch khám với các chuyên gia Tai Mũi Họng, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bạn có thể liên hệ:

Trong quá trình thai nhi ở trong bụng mẹ, có rất nhiều phương pháp có thể áp dụng nhằm thúc đẩy sự phát triển của não bộ. Trong đó, sử dụng âm nhạc là cách rất đơn giản và vẫn đảm bảo hiệu quả. Vậy, nên cho thai nhi nghe nhạc gì và nghe với tần suất như thế nào là tốt nhất?

1. Âm nhạc có tác dụng như thế nào đối với thai nhi?

Trước hết, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những tác dụng và lợi ích mà âm nhạc mang lại để rút ra kết luận nên cho thai nhi nghe nhạc gì.

Khi có thai, bất kỳ người mẹ nào cũng gửi gắm hy vọng con sinh ra sẽ khỏe mạnh và thông minh. Chính vì vậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra rất nhiều giải pháp để mẹ bầu có thể áp dụng nhằm giúp não bộ của con được phát triển khỏe mạnh như: qua thực phẩm, thể dục, đặc biệt là yoga, nghe nhạc,...

Nghe nhạc bao nhiêu lần mỗi ngày là tốt nhất năm 2024

Có nhiều phương pháp giúp ích cho sự khỏe mạnh của não bộ thai nhi

Có thể nói, âm nhạc đóng vai trò rất quan trọng đối với con người, giúp cho chúng ta thư giãn, xoa dịu tâm hồn, làm cuộc sống trở nên tốt đẹp và có ý nghĩa hơn. Đối với thai nhi, từ lâu, nhiều ông bố bà mẹ đã cho con được nghe nhạc khi còn đang ở trong bụng mẹ.

Nguyên nhân là vì chúng ta vẫn quan niệm rằng âm nhạc có tác dụng rất tốt đối với sự phát triển trí tuệ, não bộ của trẻ. Nếu cho con nghe nhạc từ khi còn đang trong bụng thì lúc sinh ra, trẻ sẽ thông minh, lanh lợi hơn.

Và, thực tế đã chứng minh đây không chỉ là những kinh nghiệm truyền miệng mà có cơ sở khoa học rõ ràng, chính xác. Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã khẳng định rằng thai nhi có khả năng nhận biết tốt và phản ứng với âm thanh của thế giới bên ngoài.

Điều này thể hiện ở việc nhiều ông bố, bà mẹ thường xuyên trò chuyện với con và đến một thời kỳ nhất định, thai nhi sẽ có sự phản ứng đáp lại, chẳng hạn như cựa hoặc đạp.

Bởi vậy, khi bạn cho thai nhi nghe nhạc, bé cưng hoàn toàn có thể cảm nhận được và âm nhạc sẽ mang tới những tác dụng kỳ diệu như:

  • Giúp cho con phát triển khỏe mạnh hơn.
  • Thúc đẩy sự hình thành, phát triển kỹ năng về ngôn ngữ của con sau này.
  • Giúp cho giấc ngủ của trẻ sau khi sinh ra được ngon hơn, đẫy giấc hơn.
  • Giúp cho sợi dây tình cảm của mẹ và bé thêm gắn kết.
  • Giúp cho mẹ được thư giãn, thoải mái, tránh xa sự căng thẳng, lo âu, phiền muộn.

2. Thời điểm nào thích hợp để cho thai nhi nghe nhạc?

Các chuyên gia y tế đã thực hiện nghiên cứu để đưa ra kết luận rằng: từ tuần thai thứ 16, thai nhi đã bắt đầu xuất hiện sự cảm nhận và phản ứng đối với những âm thanh bên ngoài nên từ thời điểm này, mẹ bầu có thể cho con nghe nhạc.

Cùng với đó, nên để ý tới các trạng thái của con nhằm làm cho quá trình này trở nên hiệu quả hơn. Theo đó, thông thường, khi mẹ hoạt động thì thai nhi có khuynh hướng ngủ, khi mẹ nghỉ ngơi, thư giãn thì thai nhi lại thức.

Nghe nhạc bao nhiêu lần mỗi ngày là tốt nhất năm 2024

Mẹ nghe nhạc khi nghỉ ngơi, thư giãn giúp thai nhi cảm nhận được tốt nhất

Điều này có nghĩa là mẹ nên nghe nhạc khi cơ thể muốn được nghỉ ngơi, thư giãn. Đây là thời điểm mà mẹ được thả lỏng cả về tâm trí lẫn cơ thể, có thể tập trung cảm nhận các giai điệu của âm nhạc một cách thoải mái nhất và lúc này, âm nhạc có thể tác động tốt nhất tới thai nhi.

Không những thế, âm nhạc còn có thể trở thành sợi dây liên kết giữa tình cảm của mẹ với bé. Vì thế, mẹ có thể hát theo hoặc cảm nhận các giai điệu thông qua các cử động nhẹ nhàng của cơ thể, giúp cho thai nhi thêm hứng khởi.

3. Mẹ bầu nên cho thai nhi nghe nhạc gì?

Với câu hỏi nên cho thai nhi nghe nhạc gì thì lựa chọn dành cho mẹ bầu rất đa dạng. Mẹ có thể cho con nghe nhiều loại nhạc khác nhau như: nhạc cổ điển, không lời, jazz, pop chậm,... Tuy nhiên, chúng cần đảm bảo một yêu cầu chung là không có sự thay đổi quá nhiều về giai điệu bởi sẽ khiến em bé trong bụng giật mình.

Một số bản nhạc kinh điển của Beethoven hay Mozart có thể là sự lựa chọn tốt. Ngoài ra, một số tác phẩm mô phỏng âm thanh tự nhiên như: tiếng gió, tiếng sóng biển, nước chảy,... cũng rất phù hợp.

Nghe nhạc bao nhiêu lần mỗi ngày là tốt nhất năm 2024

Bố cũng có thể thông qua nhạc cụ để giao tiếp với con

Đặc biệt, nếu người mẹ biết hát những bài êm dịu hoặc bố biết chơi nhạc cụ cũng là điều rất tốt, vừa giúp trí não của con phát triển, lại vừa tạo làm khăng khít thêm sợi dây liên kết của gia đình.

Về âm lượng khi nghe nhạc, tùy theo tuổi thai mà có thể điều chỉnh song cần đảm bảo không quá to, không ồn ào mà êm dịu, khoảng từ 50 tới 60 dB là tốt nhất.

Điều này đồng nghĩa với việc mẹ nên tránh tiếp xúc thường xuyên với các buổi hòa nhạc lớn, các sự kiện đình đám có âm thanh quá to bởi vì điều này có thể khiến cho chất endorphin bị ức chế, gây tác động không tốt tới tế bào thần kinh của thai nhi.

Bên cạnh đó, không ít bà mẹ cho rằng nên đeo tai nghe vào bụng thì con sẽ cảm nhận âm nhạc được tốt hơn. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng đắn bởi vì việc âm thanh phát ra trong không gian bình thường có thể sẽ tạo hứng thú hơn cho cả con và mẹ.

Mặc dù âm nhạc tốt như vậy cho sự phát triển của thai nhi song không vì thế mà mẹ lạm dụng. Tốt nhất là chỉ nên cho bé nghe tối đa là 20 phút/lần và trong một ngày, thực hiện từ 2 tới 3 lần vào các thời điểm mẹ nghỉ ngơi, có thể là trước lúc ngủ, sau khi ăn hoặc trong khi tắm.

Cùng với âm nhạc, mẹ có thể trò chuyện nhẹ nhàng với con bởi theo các chuyên gia, tiếng nói của người mẹ là âm thanh mà thai nhi rất yêu thích, thậm chí có thể còn ngăn chặn một số nguy cơ cho trẻ khi sinh ra.

Nghe nhạc bao nhiêu lần mỗi ngày là tốt nhất năm 2024

Thực hiện cho con nghe nhạc đúng cách là điều kiện đảm bảo hiệu quả

Có thể nói, âm nhạc không chỉ là phương tiện giúp cho mẹ bầu được thư giãn mà còn có tác động tốt tới sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ một phương pháp nào khác, chúng chỉ có thể đạt được tác dụng trong trường hợp được thực hiện đúng cách.

Hy vọng với những chia sẻ trên, mẹ bầu đã biết được tác dụng của âm nhạc với thai nhi và những cách thức thực hiện cụ thể mang lại hiệu quả cao. Nếu còn thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt lịch khám thai, mẹ hãy gọi cho MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ nhé.

1 ngày nên nghe nhạc bao lâu?

Không dễ để xác định âm lượng của tai nghe ở mức decibels, nên các tổ chức y tế khuyến nghị bạn sử dụng quy tắc 60-60: nghe nhạc 60 phút/ngày, ở âm lượng 60% của thiết bị. Nếu 1 tiếng mỗi ngày là quá ít, giảm âm lượng sẽ cho bạn nhiều thời gian hơn.

Mỗi ngày chỉ nên đeo tai nghe bao lâu?

- Chỉ nên đeo tai nghe khoảng dưới 2 giờ/ngày, đặc biệt lưu ý không nghe bằng tai nghe khi ngủ. - Khi thấy có biểu hiện ù tai, nghe kém, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt… nên đi đến các bệnh viện lớn có chuyên khoa Tai Mũi Họng với các trang thiết bị đo thính lực để khám và hướng dẫn điều trị hiệu quả.

Cho thai nhi nghe nhạc từ tuần thứ mấy?

Giai đoạn thích hợp để cho thai nhi nghe nhạc Theo các nghiên cứu, từ tuần thứ 16 của thai kỳ, thai nhi đã cảm nhận được các âm thanh từ bên ngoài. Do vậy, âm nhạc cho bà bầu có thể áp dụng ngay từ giai đoạn này. Mẹ nên bắt đầu thói quen nghe nhạc phù hợp, nhất là tại thời điểm từ tuần thai 16–20.

Nghe nhạc âm lượng bao nhiêu?

m thanh nhỏ hơn 70 dB không có khả năng gây ra bất kỳ tổn thương đáng kể nào cho tai. Vì vậy, mức âm lượng an toàn được khuyến nghị là dưới 70 dB. Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp (OSHA) đưa ra yêu cầu bảo vệ thính giác cho người lao động có mức phơi nhiễm trung bình 85 dB trong hơn 8 giờ.