Nguyên nhân của sởi theo đông y

Đông y gọi bệnh sởi là “sa tử”, có nghĩa là nốt sởi mọc lên như hạt cát. Bệnh thuộc loại truyền nhiễm. Bệnh thường phát sinh vào mùa đông xuân khi khí hậu thay đổi ở một độ ẩm nhất định thì sinh ra khí độc. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 2 - 8 tuổi, cũng có trẻ lớn tuổi nhưng do cơ thể yếu nên cũng thường nhiễm bệnh. Chu kỳ của bệnh sởi không theo qui luật, có khi 5 năm, có khi 7 - 10 năm một chu kỳ lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu của từng năm.

Bệnh chia ra chứng nặng và chứng nhẹ, chứng thuận và chứng nghịch. Bệnh nhân có sốt nhưng có ra mồ hôi, ho nhẹ, đại tiểu tiện bình thường, nốt sởi theo thứ tự mọc lên là chứng thuận, chứng nhẹ. Nếu trẻ sốt cao dữ dội, không có mồ hôi, tay chân lạnh, nốt sởi mọc lên nhưng nằm dưới da hoặc chỗ mọc chỗ lặn hoặc nốt sởi mọc khắp mình nhưng trên đầu và mặt không có, ho suyễn, hai cánh mũi phập phồng, đại tiện toàn nước là bệnh thuộc chứng nghịch, chứng nặng. Nếu bệnh thuộc chứng thuận chứng nhẹ, khi mới phát chỉ cần dùng thuốc thanh nhiệt, phát tán, chăm sóc chu đáo tránh gió, tránh nước, không để nốt sởi lặn vào trong thì dần dần bệnh tự khỏi.

Nguyên nhân của sởi theo đông y

Cây và vị thuốc ngưu bàng tử.

Sau đây, xin giới thiệu một số bài thuốc tâm đắc của các lương y thế hệ trước điều trị bệnh sởi có những triệu chứng nghịch chứng bệnh nặng đạt kết quả tốt.

- Nếu bệnh nhân ở thời kỳ đầu sốt cao, tắc mũi, sợ lạnh, chảy nước mắt, ho, hắt hơi, hai mắt đỏ, nước mắt rưng rưng, hai bên má trong miệng có điểm trắng, mạch phù:

Bài thuốc: tiền hồ 3g, kinh giới 3g, bạc hà 3g, liên kiều 6g, tây hà liễu 6g, ngưu bàng tử 6g, cúc hoa 3g, thuyền thoái 2g, tang diệp 5g, kim ngân hoa 9g, lô căn 9g. Nếu trời lạnh sởi khó mọc gia thêm: thăng ma 6g, cát căn 6g. Nếu tay chân lạnh, gia: quế chi 5g, sinh khương 2 lát. Nếu thời tiết nóng, gia: hà diệp 5g, hoắc hương 5g. Cách dùng: ngày uống một thang sắc 1.000ml nước lấy 200ml chia 4 lần cho trẻ uống trong ngày khi thuốc còn ấm.

- Nếu thời kỳ sởi mọc, bệnh nhân lại cảm thêm phong hàn hoặc do trời quá rét làm sởi mọc không được hoặc có mọc nhưng không thấu. Bài thuốc: kim ngân hoa 10g, liên kiều 10g, sinh thạch cao 18g, lô căn 12g, bạc hà 30g, thuyền thoái 6g, hoàng cầm 6g, hạnh nhân 6g, cát cánh 6g, kinh giới tuệ 4g.

- Nếu bệnh nhân sốt cao khó thở, môi khô, khát nước, ngủ li bì, hôn mê, co giật, gia bột linh dương giác (sừng con dê rừng) 1g hòa với thuốc đã sắc cho bệnh nhân uống. Cách dùng: ngày uống 1 thang, sắc với 1.000ml nước lấy 200ml cho trẻ uống 4 lần trong ngày. Sau khi dùng bài thuốc trên 3 ngày, sởi bắt đầu mọc theo chiều thuận (mọc từ mặt xuống) nhưng bệnh nhân vẫn sốt cao, phiền táo khát nước, hai mắt đỏ có nhiều rỉ, nằm mê mệt, đó là do sởi mọc nung nấu ở bên trong. Bài thuốc: kim ngân hoa 12g, ngưu bàng tử 8g, phù bình 6g, lô căn 8g, liên kiều 10g, thuyền thoái 6g, đại thanh diệp 6g. Cách dùng: ngày uống 1 thang sắc với 1.200ml nước lấy 300ml chia đều cho trẻ uống trong ngày, uống khi thuốc còn ấm, uống liên tục 3 ngày.

- Nếu bệnh nhân sốt cao, khát nước, có đờm khò khè, hai cánh mũi phập phồng, hôn mê hoặc ngủ nhiều: Bài thuốc: liên kiều 10g, kim ngân hoa 10g, xuyên bối mẫu 10g, sinh thạch cao 18g, hạnh nhân 6g, thuyền thoái 4g, thiên hoa phấn 10g, đại thanh diệp 10g, sinh cam thảo 4g, mạch môn 10g. Nếu bệnh nhân đang thời kỳ sởi mọc sốt cao, co giật, khó thở, gia: toàn yết 3g, câu đằng 6g, linh dương giác 6g. Cách dùng: ngày uống 1 thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống khi thuốc còn ấm.

- Nếu bệnh nhân khí huyết kém, cơ thể gầy yếu, nốt sởi mọc lên có màu trắng nhìn không rõ: Bài thuốc: hồng sâm 6g, hồng hoa 6g, hoàng kỳ 8g, xích thược 6g, liên kiều 10g, đương quy 6g, đan sâm 8g, nguyên tuy tử 6g, sinh cam thảo 4g. Cách dùng: ngày uống 1 thang sắc 3 lần uống 3 lần trong ngày, uống khi thuốc còn ấm.

TTND.BS. Nguyễn Xuân Hướng


Biện chứng luận trị bệnh sởi

Khái niệm.

Ma chẩn còn gọi là sa chẩn, ma sa là chỉ một bệnh có nhiễm lây theo đường hô hấp rất mạnh hay phát bệnh về mùa đông và mùa xuân ở tuổi trẻ em từ 1 - 5 tuổi. Người ta thường bị nhiễm bệnh sởi một lần và có miễn dịch suốt đời, miễn dịch lâu bền.

Nguyên nhân bệnh lý.

Bệnh từ ngoài miệng mũi thông qua kinh phế vị vào cơ thể và các tạng phủ khác.

Tà độc phạm phế vệ: sốt cao tắc mũi hoặc chảy mũi khái thấu (ho)

Giai đoạn biến chứng 3 - 4 ngày.

Sau 3 - 4 ngày tà độc chuyển vào khí phạm cơ thể tiếp tục sốt cao hoặc triều nhiệt, xuất huyết dưới da (biểu hiện tà khí giao tranh); trong vòng 3 ngày sởi mọc hết và biến dần các nốt xuất huyết khoảng 5 - 7 ngày sởi bay hết, các triệu chứng cũng hết dần là sởi thuận; thường là tam tê tứ thấu ngũ lui, thất tranh là quá trình phát triển thuận. Nếu sức đề kháng cơ thể yếu hoặc tà độc quá mạnh, hoặc do điều trị không tích cực, độc tố sởi nhiễm vào trong gây nên triệu chứng sởi nghịch và rất nặng do rối loạn vận mạch.

Ví dụ: độc tố sởi vào phế lại cảm phải ngoại tà phong hàn, hoặc phong nhiệt độc tà lưu lại ở phế không thứ phát ra ngoài gây nên ho, khó thở, chính khí suy yếu, độc tà tích thịnh gây nên sốt cao, khó thở, ho, hoặc hạ lỵ, độc tố đi vào doanh huyết, can tâm sốt kéo dài, phiền táo không yên, nguy kịch gây mê man co giật là âm kiệt, dương thoát.

Biện chứng phương trị.

Nguyên tắc điều trị sởi thuận là phát nhiệt thấu biểu, thanh nhiệt giải độc làm mọc nhanh các nốt ban chẩn; thời kỳ sởi bay phải dưỡng âm kèm theo thanh nhiệt giải độc, chế độ ăn uống, hộ lý tốt thì bệnh sẽ qua khỏi thuận lợi.

Sởi nghịch bệnh nặng tà độc nội bế, nội công trội ẩn mà dẫn đến đa phần có biến chứng nặng phải vận dụng chính xác trị liệu thấu chẩn trước khi sởi mọc, chú ý nâng cao chính khí không nên dùng thuốc quá hàm lượng hoặc quá cay táo làm tổn thương chính khí.

Chú ý: trạng thái toàn thân để phân biệt sởi thuận hay nghịch chủ yếu là: nốt ban chẩn có mọc hay không mọc hình, sắc, mật độ là vấn đề quan trọng; sắc tươi hồng sáng nhuận, ban chẩn cao gợn tròn, sờ dưới tay không thưa, không dày là sởi thuận; trái lại nốt ban chẩn màu tím tía xanh xám, nổi lờ mờ không rõ, quá thưa, quá dày là chứng nặng sởi nghịch. Sắc chẩn nhợt hồng mà nhuận trạch nổi không cao là nhiệt độc nhẹ, sắc chẩn nhợt xám, sởi mọc quá chậm phần nhiều là chính khí bất túc hoặc ngoại cảm phong hàn mà dẫn đến sắc chẩn khô sáp, ám đen bì chẩn, đột nhiên lặn mất là chính khí hư nhược, tà độc nội ẩm.

Thời kỳ tiền sởi:

Tinh thần mệt mỏi, ho, sốt, chảy nước mũi, mặt đỏ, phù nề mi mắt, ăn kém, tiểu vàng, môi miệng khô, có thể thấy các ban điểm màu trắng ở niêm mạc miệng, họng đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc vàng mỏng, chỉ văn hồng nhuận, mạch phù xác.

Phương pháp điều trị: tân lương tuyên thấu.

Thuốc: thăng ma 6g, kinh giới 6g, cát căn 12g, liên kiều 12g, kim ngân hoa 20g, ngưu bàng tử 6g. Sắc nước ngày 1 thang chia 2 lần uống.

Thời kỳ sởi mọc:

Sốt tăng cao, phiền táo không yên, ho cơn liên tục, môi khô miệng khát, tiểu ngắn đỏ, đại tiện táo, rêu lưỡi vàng, chỉ văn hồng tía, mạch huyền xác, vị trí ban chẩn mọc dày có thể thấy cả sau tai, mặt, gò má, thái dương, sắc ban hồng hoặc đỏ tươi là tốt; khoảng 2 - 3 ngày sởi mọc tự trên xuống dưới từ nửa bên ra toàn thân không có biến chứng thì sốt giảm dần và sởi bay.

Nếu có sốt cao không giảm, ban chẩn xám tía, đau đầu, mắt đỏ, môi khô, họng khô, khát nhiều thích uống, thở hơi nóng, đại tiện táo nát, tiểu ít đỏ là nhiệt độc tích thịnh.

Phương pháp điều trị: giải độc tuyên thấu.

Thăng ma 8g, kim ngân hoa 20g, bối mẫu 6g, cam thảo 6g, cát căn 20g, cát cánh 8g, thanh đại diệp 12g, tử thảo 12g.

Nếu nhiệt độc tích thịnh nhiều thêm điều trị phải tuyên thanh nhiệt giải độc: hoàng liên 8g, lá thanh đại 20g, kim ngân hoa 20g, hoàng cầm 12g, sinh thạch cao 30 - 40g, cam thảo 6g. Sắc nước uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Nếu cảm mạo phong hàn (phong hàn ngoại bế), sởi không mọc hết thì mình nóng sốt cao, sợ lạnh đau đầu vô hãn (không có mồ hôi) ban chẩn lờ mờ không rõ sắc hồng nhợt xám tía chính là thời kỳ sởi đang bay lại cảm lạnh, phong hàn làm khí huyết ngưng trệ, cố biểu tắc thì điều trị phải giải biểu thấu chẩn: tô diệp 12g, bạch thược 10g, kinh giới tuệ 6g, ngưu bàng tử 6g, thăng ma 6g, cát căn 12g, phòng phong 8g, cam thảo 6g; sắc nước uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Thời kỳ sởi bay:

Sau 3 ngày sởi mọc, ban chẩn mờ dần, sốt giảm, tinh thần sảng khoái, ăn khá hơn, ho giảm, nếu như không có bội nhiễm, các triệu chứng hết, bệnh khỏi, có thể thấy da bóng, vẩy sắc lục khi sởi lui.

Thuốc: sa sâm mạch môn đông gia vị.

Sa sâm 12g, ngọc trúc 12g, cam thảo 6g, mạch đông 8g, thạch hộc 8g.

Sắc nước uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Nếu chưa hết sốt hẳn thì thêm địa cốt bì 8 - 12g, hạn liên thảo 8 - 12g. Nếu ăn kém thì thêm sơn tra 6 - 8g, kê nội kim 6 - 10g, sa tiền thảo 8 - 12g, mạch nha 4 - 8g, hoả ma nhân 6 - 12g. Sắc nước uống, nếu không có bội nhiễm chi tân điều hoà tỳ vị, ăn uống.

Biến chứng.

Phế viêm:

Phế bế, hay gặp thời kỳ tiền sởi; sốt cao, khát châu, mũi khô suyễn gấp không có nước mũi, đau ngực trướng bụng, nói khàn, mặt má môi miệng khô sáp nên kèm thêm sợ gió, khí thô mà suyễn, lưỡi hồng rêu trắng mỏng hoặc hơi vàng, chỉ văn hồng, mạch phù sác là “phong nhiệt bế phế” nên sợ lạnh vô hãn, suyễn, nước mũi trong hay chảy, lưỡi nhợt hồng, rêu lưỡi trắng mỏng chỉ văn sắc xanh, mạch phù khẩn là “phong hàn bế phế”, nếu khó thở mũi khô, khò khè, đau ngực, đại tiện táo, chất lưỡi hồng, rêu dày nhờn là đàm nhiệt bế phế.

Phương pháp điều trị: giải biểu tuyên phế hóa đàm.

Phương thuốc: phong nhiệt trở phế dùng tuyên phế thang.

Bạc hà 6g (sắc sau), cát cánh 8g, liên kiều 12g, thanh đại diệp 12g, tiền hồ 8g, hạnh nhân 12g, kim ngân hoa 12g, hoàng cầm 8g, tử thảo 8g, lô căn tươi 20g.

Phong hàn trở phế phải tuyên phế thang bỏ kim ngân hoa, liên kiều, hoàng cầm gia thêm đạm đậu xị 8g, kinh giới 6g, phòng phong 8g.

Đàm nhiệt bế phế phải dùng hâm táo tán hoặc ngọc khu đan thêm; ngưu bàng tử 12g, ma hoàng 6g, ngọc quán thạch 20g, đại táo 8g, tang bạch bì 12g, xuyên bối mẫu 8g, đông qua nhân 12g; sắc nước uống; nếu sốt cao thêm sinh thạch cao 16 - 24g.

Nhiệt độc tích thịnh: đa phần hay gặp ở thời kỳ sởi bay.

Đặc điểm: sốt cao liên tục hoặc lúc sốt lúc không, phiền táo bất định, ho khó thở, sắc chẩn hồng thẫm hoặc xám tía, ban chẩn dày thành đám, thở hôi, loét môi miệng, đau răng (nha cam) kèm theo loạn ngôn, tiện bế hoặc là tị nục khái huyết, tiện huyết, lưỡi hồng, rêu vàng bẩn, chỉ văn hồng tía, mạch hoạt sác.

Phương pháp điều trị: tuyên phế thanh nhiệt lương huyết giải độc.

Phương thuốc: ma hạnh thạch cam thang thêm tử thảo 12g, bản lam căn 12g hoặc thanh nhiệt lương huyết (nếu sởi đã bay hết) dùng hoá ban thang thêm hồng hoa 6g, đào nhân 10g, đan bì 12g, xích thược 12g; nếu loét mồm tắc mũi răng đau, đại tiện táo, loạn ngôn là phế vị nhiệt thịnh phải tuyên thanh nhiệt giải độc phải dùng hoàng liên giải độc thang sinh: thạch cao 20 - 30g, tử thảo 12g, mang tiêu 8g, hoàng liên 8g, thanh đại 4g, hồng hoa 8g, sinh địa 12g (sắc sau), hàn thủy thạch 8g, thủy phiến 2g.

Có thể tán nhỏ chia 3 - 4 lần uống trong ngày; nếu nặng dùng tê giác địa hoàng thang để thanh nhiệt lương huyết giải độc hoặc dùng ôn thanh bại độc ẩm (tê giác có thể thay thủy ngưu giác 30g).

Thể âm dương hư thoát: thấy ở các giai đoạn môi xanh, chi lạnh, thở yếu, lưỡi và họng khô, chất lưỡi hồng nhợt hoặc tím, chỉ văn nhợt hồng; xanh xám, mạch vi tế hoặc phù tế vô lực.

Phương pháp điều trị: bổ thận âm hoặc hồi dương cứu nghịch.

Bổ thận âm dùng tam giáp phục mạch thang gia cát lâm sâm, nếu nguy kịch còn kết hợp với Tây y điều trị cấp cứu.

Biến chứng ỉa chảy:

Điều trị: dùng bạch đầu ông thang.

Viêm họng:

Điều trị: dùng thanh yết lợi ích thang.

Hoàng liên 4g, sơn chi tử 4g, ngưu bàng tử 12g, kinh giới 8g, cát cánh 12g, kim ngân hoa 8g, sinh đại hoàng 10g (sắc sau), hoàng cầm 4g, liên kiều 4g, bạc hà 6g, phòng phong 8g, cam thảo 8g, huyền sâm 15g, huyền minh phấn 8g. Xung phục, ban chẩn đã bay hết bỏ đại hoàng, huyền minh phấn.

Viêm não:

Thần chí bất thạch, loạn ngôn, phiền táo hoặc hôn mê, kinh quyết, co giật co cứng, răng cắn chặt hoặc tứ chi mềm, mắt trợn, miệng há, lưỡi ráng, rêu vàng, chỉ văn hồng tía, mạch hồng hoạt xác.

Phương  pháp  điều  trị:  thanh  doanh  tuyên  khiếu  tức  phong,  tiềm dương.

Phương thuốc: nếu thần hôn loạn ngôn, lưỡi giáng dung thanh doanh thang thêm tử thảo 12g, tử tuyết đan hoặc linh dương câu đằng ẩm để trấn kinh tức phong…