Nhiệm vụ của sinh viên Đại học Thương mại

Đại học Thương mại đang dần tiến bước chạy đà và phát triển mạnh mẽ trong thời gian những năm gần đây với cơ sở vật chất hoàn thiện, chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao và có một lứa sinh viên năng động, nhiệt huyết. Chính vì vậy, danh tiếng của trường ngày càng được nâng cao và trở thành một trong những ngôi trường dẫn đầu đào tạo về kinh tế tại Hà Nội.

Khi sinh viên Thương mại ra trường, các bạn sẽ có những cơ hội việc làm như thế nào? Hãy cùng The Hanoi Chatty tìm hiểu nhé.

Học Thương Mại dễ xin việc không?

Thực trạng việc làm sinh viên Thương mại

Khi theo học tại trường Đại học Thương mại – một trong những ngôi trường kinh tế chú trọng nhất tới chất lượng giảng dạy và không ngừng nâng cấp cơ sở vật chất và chất lượng đào tạo cho sinh viên, ắt hẳn cơ hội việc làm của sinh viên Đại học Thương mại vô cùng cao, đặc biệt theo thống kê của trường năm 2018, trung bình tỷ lệ ra trường có việc làm của sinh viên Thương mại là 98%

Nhiệm vụ của sinh viên Đại học Thương mại

Sinh viên Thương Mại có nhiều cơ hội việc làm (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Trên các trang website tuyển dụng của nhà trường, các khoa trong trường cũng cập nhật nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên đến từ các doanh nghiệp lớn, các công ty hàng đầu với mục đích tạo ra cơ hội cho sinh viên của trường có thêm nhiều kinh nghiệm khi ứng tuyển.

Lợi thế của sinh viên Thương mại

Nếu nói về độ năng động và kỹ năng mềm, sinh viên trường Thương mại không hề thua kém bất kỳ sinh viên các trường top kinh tế nào bởi nhà trường tạo rất nhiều điều kiện để cho sinh viên tích cóp các kỹ năng mềm cũng như các kỹ năng cần thiết như tiếng Anh (trường yêu cầu sinh viên thi chứng chỉ VSTEP và yêu cầu đầu ra là bằng IELTS và TOEIC).

Một điểm sáng của trường Đại học Thương mại đó là hợp tác quốc tế với các trường đại học hàng đầu, đem lại cho sinh viên Thương mại cơ hội được trực tiếp trải nghiệm môi trường làm việc và học tập quốc tế. Với sinh viên khoa Quốc tế, trường sẽ tạo điều kiện cho các bạn học tập theo chương trình 3+1 – chương trình 3 năm đào tạo tại Việt Nam và 1 năm đào tạo tại nước ngoài và cấp bằng đại học 2 trường.

Học Thương Mại ra trường làm gì?

Học Thương mại sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc ở đâu?

Đại học Thương mại không chỉ mạnh về đào tạo các ngành về Thương mại điện tử, Marketing hay Quản trị thương hiệu mà cũng nằm trong top các trường đào tạo về kinh tế. Sinh viên Thương mại sau khi ra trường có thể hoạt động trong các loại hình tổ chức doanh nghiệp du lịch và lữ hành; bộ phận quản trị; các bộ phận R&D ở các tổ chức kinh tế. 

Nhiệm vụ của sinh viên Đại học Thương mại

Sinh viên TMU có nhiều cơ hội việc làm trong tương lai (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Ngoài ra với sinh viên khoa quản trị, các bạn cũng sẽ được thử sức làm việc tại các phòng ban Phòng Marketing, kinh doanh, quản lý – kế hoạch,… hoặc có thể tự thành lập và mở công ty riêng hoặc học lên cao để trở thành giảng viên.

Học Thương Mại ra trường làm những công việc gì?

Đại học Thương mại đào tạo đa ngành và đa lĩnh vực. Từng chuyên ngành luôn có những nhu cầu, vị trí khác nhau ở từng doanh nghiệp. Và vì nhu cầu việc làm luôn luôn biến động nên không thể chắc chắn được các vị trí này có thay đổi hay không, tuy nhiên sinh viên Thương mại sẽ có cơ hội làm việc tại các vị trí sau:

  • Chuyên viên làm việc tại các phòng nghiệp vụ, kinh doanh xuất nhập khẩu của các đơn vị doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia.Bộ phận quản trị thương hiệu, quản trị hoạt động truyền thông. Quản lý khách hàng, phát triển thị trường, quản trị chiến lược, …
  • Làm việc ở các loại hình tổ chức doanh nghiệp du lịch và lữ hành; bộ phận quản trị; các bộ phận R&D ở các tổ chức kinh tế.
  • Bộ phận kinh doanh, marketing, thương hiệu, thị trường, khách hàng. Bộ phận liên quan đến chất lượng, chuỗi cung ứng, logistics của doanh nghiệp.
  • Các bộ phận quản trị nhân lực, quản trị tác nghiệp, quản trị tài chính… Các bộ phận Thương mại điện tử ở các tổ chức kinh tế, tổ chức phi lợi nhuận,…

Đại học Thương mại hiện tại đang nằm trong top 6 trường đứng đầu về đào tạo Kinh tế tại Hà Nội. Với sự hỗ trợ và sát sao cũng như không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo từ phía nhà trường, sinh viên Đại học Thương mại đã có thể trang bị cho mình những thế mạnh cần thiết để tự tin ứng tuyển và tạo dấu ấn đối với các nhà tuyển dụng.

SVVN - Sáng 15/10, trường Đại học Thương mại đã long trọng tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2021 - 2022 chào đón Tân sinh viên đại học chính quy khóa 57 và sinh viên khóa cử nhân thực hành và đào tạo quốc tế khóa 18.

Để đảm bảo thực hiện các quy định về phòng chống dịch của Đảng, Nhà nước và đảm bảo an toàn sức khỏe người học trong thời kỳ “bình thường mới”, Lễ Khai giảng năm học mới 2021 – 2022 được trường Đại học Thương mại tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Nhiệm vụ của sinh viên Đại học Thương mại

Tại buổi lễ khai giảng, PGS,TS. Nguyễn Hoàng – Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường cho biết, năm học 2021-2022 là một năm học quan trọng. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam tạo ra nhiều cơ hội lớn cho việc từng bước nâng cao vị thế của trường Đại học Thương mại với sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao.

Đây cũng là năm học toàn trường tiếp tục đổi mới phương pháp quản lý; đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên; đổi mới và hoàn thiện chương trình đào tạo. Năm học 2021 - 2022 cũng là năm thứ 4 Trường tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế hoạt động theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Mặt khác, đổi mới mạnh mẽ nội dung chương trình và phương pháp dạy học theo hướng hội nhập quốc tế. Tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế, tiến tới quốc tế hóa các tiêu chuẩn đánh giá khoa học và các hoạt động về chuyên môn của trường; đẩy mạnh phối hợp, hợp tác với các doanh nghiệp để đưa sinh viên tiếp cận thực tiễn sản xuất, kinh doanh ngay từ những năm đầu trên giảng đường đại học.

Nhiệm vụ của sinh viên Đại học Thương mại

Hàng nghìn tân sinh viên tham gia buổi Lễ khai giảng năm học mới 2021 - 2022 qua hình thức trực tuyến.

Trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và khó lường, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc đề nghị trường Đại học Thương mại chủ động triển khai các giải pháp để vừa thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục nói chung và kế hoạch năm học 2021–2022 của trường nói riêng, đồng thời phải đảm bảo môi trường an toàn cho giảng viên và người học.

“Tôi tin rằng, với truyền thống hơn 60 năm xây dựng và phát triển, với cơ chế tự chủ, gắn với trách nhiệm giải trình, sự nỗ lực phấn đấu, tinh thần đổi mới và sáng tạo của tập thể lãnh đạo nhà trường, của đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, trường Đại học Thương mại sẽ tiếp tục phát triển vững chắc, ngày càng có nhiều đóng góp xuất sắc hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói riêng, sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước nói chung trong thời kỳ mới”,Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nói.

Trong năm học 2021 - 2022, Nhà trường dành hơn 21 tỷ đồng để cấp học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên đại học chính quy các khóa và gần 2 tỷ đồng khen thưởng cho 5616 sinh viên đại học hệ chính quy các khóa K54, K55, K56 đã có thành tích tốt trong học tập, công tác năm học 2020-2021.

Ngoài ra, nhân dịp năm học mới, Nhà trường quyết định trao 08 suất học bổng cho sinh viên là con của người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

Nhiệm vụ của sinh viên Đại học Thương mại