Phạm hoài nam ca sĩ là ai?

Nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Nam lấy được vợ nhờ âm nhạc

Giai điệu kết nối: Nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Nam

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của tại TV Online!

Từ khóa:

nhiếp ảnh gia, nhiếp ảnh gia nổi tiếng, Ngô Thanh Vân, Tăng Thanh Hà, Next Top Model

“Ca nhân” Phạm Hoài Nam: Tôi thấy mình có thể làm trẻ những bài hát cũ, và làm thâm trầm hơn bài hát của những người trẻ
(VOV5) - "Tôi không nghĩ mình đi theo đường hướng này, cho đến khi nhận ra rằng mình không thể thiếu âm nhạc trong cuộc sống"...

Bạn đang xem: Phạm hoài nam là ai


Dăm năm trở lại đây, Phạm Hoài Nam là một cái tên không còn xa lạ với người yêu nhạc Việt. Không phải là một giọng ca chuyên nghiệp, anh tự nhận mình là “ca nhân” – một người hát. Phạm Hoài Nam tốt nghiệp khoa Tiếng Nga - Anh, Đại học Tổng hợp TP HCM. Anh từng làm việc cho tập đoàn Vietsovpetro, là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, làm việc trong lĩnh vực văn hóa và giải trí nhiều năm trước khi trở thành một ca sĩ. Thật thú vị, giọng hát Phạm Hoài Nam, rất đời và rất mộc, lại có sức truyền cảm ghê gớm. Như nhiều người cảm nhận – Phạm Hoài Nam là một người kể chuyện bằng âm nhạc một cách xuất sắc, bởi anh luôn mang đến cho bài hát một đời sống rất riêng và không thể trộn lẫn.


Phạm hoài nam ca sĩ là ai?

Nghệ sĩ Phạm Hoài Nam

"Nói về việc mở cánh cửa đến với âm nhạc của Phạm Hoài Nam, phải cảm ơn hai người bạn nhiếp ảnh - đó là NAG Đình Dũ và NAG Thành Nguyễn. Các bạn đã làm đêm nhạc "Nhiếp ảnh gia hát" ở phòng trà Tiếng xưa (TPHCM). Ban đầu, tôi chỉ hát với tâm thế một người đến chơi. Sau đó chúng tôi có nói chuyện với nghệ sĩ ghi-ta Trần Bình, mọi người rủ nhau cùng hát, và lập một ban nhạc có tên là Mộc Saigon Band. Trong thời gian này tôi cũng thu khá nhiều ca khúc... Nhờ bước khởi đầu thuận lợi ấy, tôi đã có những bước phát triển riêng, những album riêng, những đêm nhạc riêng. Thực sự tôi không nghĩ mình sẽ đi theo đường hướng này cho đến lúc nhận thấy rằng mình không thể thiếu âm nhạc trong cuộc sống".

Xem thêm: BảNg Giã¡ Nha Khoa Sài Gòn Bình Dương, Thu Dau Mot (2021)

"Khi chuẩn bị sang Canada định cư, tôi đã hứa với một bên phát hành tại VN là sẽ hoàn thành dự án viết 12 truyện ngắn có xu hướng siêu thực. Thế nhưng một năm qua với quá nhiều bất ổn nên tôi chưa viết thêm được, ngoại trừ 3 truyện ngắn đã viết khi còn ở VN. Tuy nhiên, tôi sẽ cố gắng hoàn thành sớm dự án này, bởi tôi có ý tưởng phát hành truyện cùng với âm nhạc - nghĩa là mỗi tập truyện sẽ có một bài hát đi cùng, thành một album gồm sách, truyện và âm nhạc"."Tôi cùng các cộng sự đã làm xong phần âm nhạc, hòa âm cho album Trịnh jazz. Tuy nhiên do dịch covid nên các phòng thu ở đây đều đóng cửa. Hy vọng trong mùa hè tới đây, tôi sẽ hoàn thiện dự án này để đưa lên kênh youtube Phạm Hoài Nam".

Phạm hoài nam ca sĩ là ai?

Ca sĩ Bảo Đăng - từng bước chinh phục trái tim người yêu nhạc

Limebócx - mang âm nhạc truyền thống vào hiện đại

Phạm hoài nam ca sĩ là ai?

Ban nhạc Bức Tường: Sẵn sàng bước tiếp trên Con đường không tên

Phạm hoài nam ca sĩ là ai?

Khi gió mùa về 3 trở lại với những bất ngờ thú vị


Phạm hoài nam ca sĩ là ai?

Khúc hát mừng Phật đản

Phạm hoài nam ca sĩ là ai?

NSƯT Minh Thu hát những bài ca không quên

Phạm hoài nam ca sĩ là ai?

Hà Tĩnh qua những khúc hát ân tình

Phạm hoài nam ca sĩ là ai?

Hát về xứ Nghệ - Hát mừng ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh


Phạm hoài nam ca sĩ là ai?

Việt Nam thành công trên nhiều bình diện


Phạm hoài nam ca sĩ là ai?

BẠN BIẾT GÌ VỀ VIỆT NAM 5

Phạm hoài nam ca sĩ là ai?

Giới thiệu về phần trả lời tốt nhất cho câu hỏi số hai của cuộc thi Bạn biết gì về Việt Nam


Phạm hoài nam ca sĩ là ai?

NSƯT Minh Thu hát những bài ca không quên

Phạm hoài nam ca sĩ là ai?

Khúc hát mừng Phật đản


Bác Nam, xin cho phép mình được gọi như thế. Bác Nam là một gương mặt không xa lạ gì với giới mộ điệu, những năm trước đây, khi mười tám đôi mươi, mình đã từng nhìn thấy Bác Nam trên sóng truyền hình, khi ấy đã rất ấn tượng với một “ông Bác” có giọng nói trầm ấm và những nhận xét thấu tình đạt lý dành cho thí sinh trong một chương trình thực tế. Cái “thấu tình đạt lý” đó là do mẹ mình, trong những lần cùng xem tivi bảo thế, chứ lúc ấy mình chẳng hiểu gì.

Bẵng đi một thời gian thật lâu, hữu duyên thế nào mình lại được tham gia một đêm nhạc mà ở đó có Bác Nam trình diễn. Mình quá đỗi ngạc nhiên, về sau mới biết, khi ấy Bác Nam đã tạm ngưng công việc nhiếp ảnh và bước tiếp một cuộc vui khác, đó là hát ca.

Từ khi biết đến những ca khúc của Bác Nam, đến nay, hành trình âm nhạc ấy đã theo mình rất lâu. Có thể nói, âm nhạc qua lời kể của Phạm Hoài Nam đã theo mình qua rất nhiều cột mốc khác nhau trong hành trình mải miết. Âm nhạc mãi mãi là một cách kể chuyện diệu kỳ, đôi khi, âm nhạc gắn kết trái tim mặc cho ta có hiểu hay không hiểu hết ý mà khúc ca truyền tải; xoa dịu những trái tim cồn cào thổn thức hoặc hòa cùng niềm hân hoan đơn lẻ.

Nhắc đến âm nhạc của Phạm Hoài Nam, mình nghĩ ngay đến ca khúc “Có lúc”, mình đã nghe có lúc vào một hôm trời nhiều mây, ngồi ở ban công tòa nhà ngắm nhìn phố xá. Và, mình đã dường như thấy được hình hài của cô đơn. Mỏng manh như chiếc bóng, cũng bền bỉ như chiếc bóng, nỗi cô đơn theo lời ca tiếng hát cứ âm thầm song hành.

Có lúc nằm dài ngó lên trời

Kìa mây ơi, làm sao ta với

Nếu bùi ngùi cũng qua một ngày

Thôi đâu cần học đắm say?

Giọng hát rất đời ấy đưa ta vào miền lênh đênh riêng chỉ ta mới thấu. Thoạt nghe, cảm thấy như một câu chuyện kể không có cao trào, cứ trầm lắng đi từ khóa son đầu cho đến nốt nhạc cuối. Thế nhưng, trong những trầm lắng, êm nhẹ ấy là cả một miền day dứt, một bể trầm tư những câu hỏi không biết đi đâu để tìm lời đáp.

Có người, đến với âm nhạc thông qua ca sĩ. Có người khác, lại đến với ca sĩ thông qua âm nhạc. Mình chợt nhớ đã từng đọc trong một bài phỏng vấn nào đó, Bác Nam đã chia sẻ, đại loại rằng, mọi người vẫn hay gọi Phạm Hoài Nam là bác, tức là một người cũng đã có kha khá tuổi đời rồi đấy, thế nhưng, trong âm nhạc, Phạm Hoài Nam hẵng vẫn còn là một “ca sĩ trẻ”. Cuộc vui âm nhạc của Bác Nam bắt đầu chưa quá lâu, và Phạm Hoài Nam chẳng mấy khi kể chuyện âm nhạc trên sóng truyền hình hay các phương tiện đại chúng khác. Thường, những phòng trà hoặc những đêm nhạc nhỏ mới là lựa chọn của Phạm Hoài Nam, khi bác muốn thủ thỉ chuyện mình, tất nhiên, bằng âm nhạc.

“Những câu chuyện cũ mèm” là một ca khúc khác của Bác Nam mà mình muốn giới thiệu. Một sáng tác của nhạc sĩ trẻ Hồ Tiến Đạt, theo một cách nào đó, Bác Nam thường bén duyên với những người trẻ làm nhạc, những người có nhiều say mê trong trẻo. Nếu đã từng nghe “Những câu chuyện cũ mèm” qua cách kể của Nguyên Hà, hẳn, khi nghe lại cũng khúc hát ấy nhưng qua lời kể của Phạm Hoài Nam, bạn sẽ lạc vào những miền cảm xúc khó đặt tên khác. Không hồ nghi và hy vọng, với “Những câu chuyện cũ mèm” nơi Phạm Hoài Nam, ta thật sự thấy một cảm giác: “cũ mèm”, cũ đến mức không thể cứu vãn được. Câu chuyện tình yêu đẹp dẽ trong ca khúc giờ mãi chìm vào dĩ vãng, và Bác Nam chỉ đơn thuần là kể lại, này người nghe nhạc ơi, khán giả mộ điệu ơi, đường trông mong gì nhiều hơn ở những mối tình đã xếp vào ngăn tủ. Yên ổn, đó là cảm giác của mình nghe lắng lòng nghe kể về “Những câu chuyện cũ mèm”.

“Chưa bao giờ mẹ kể” không phải là ca khúc yêu thích của mình khi tiếp xúc với âm nhạc của Bác Nam, nhưng đó là một ca khúc đáng nhớ. Như đã nói, Phạm Hoài Nam thường bén duyên với những người trẻ làm nhạc, và khoảng cách tuổi tác hoặc trải nghiệm đời sống chưa bao giờ là chuyện khó nói, hay mơ hồ gợi đến nét đứt gãy trong bài hát. Hoàn toàn không, với “Chưa bao giờ mẹ kể”, những bồi hồi băn khoăn của Min và Erik dẫn người nghe vào mạch câu chuyện, nhưng chỉ khi giọng Bác Nam cất lên đó mới chính là lúc bài hát thật sự bùng nổ.

Phạm Hoài Nam vẫn luôn mang đến cho bài hát một đời sống rất riêng và không thể trộn lẫn. Phạm Hoài Nam là một người kể chuyện xuất sắc, giống như một người đã kinh qua những bể dâu, nay bắt chiếc ghế con và ngồi kể lại chuyện mình, chuyện người. Với những “Vội vàng”, “Đường xưa”, “Tinh cầu cô đơn” hay “Mong manh tình về”,… hãy mở nhạc vào một buổi tối muộn, và cùng tỉ tê tâm sự theo từng thanh âm, giai điệu.

Nhã An