Phòng sinh hoạt cộng đồng là gì năm 2024

Rất nhiều khách hàng khi đã mua căn hộ chung cư và nhận nhà về ở đều thắc mắc về diện tích phòng sinh hoạt cộng đồng mà chủ đầu tư bàn giao cho toàn thể cư dân là bao nhiêu ? pháp luật có quy định điều này không ?. Bởi lẽ trên thực tế, có nhiều dự án, chủ đầu tư họ chỉ bàn giao 1 khán phòng có diện tích rất nhỏ so với số lượng cư dân tại đó. Sau đây là chia sẻ của chuyên gia bất động sản về vấn đề này như sau :

1. Khoản 10 Điều 80 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Nhà ở quy định việc xử lý chuyển tiếp đối với việc phát triển và quản lý nhà ở như sau: “Kể từ ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành, các nhà chung cư (bao gồm cả nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và sử dụng vào các mục đích khác) được xây dựng phải bố trí nhà sinh hoạt cộng đồng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.”

\>>Đọc thêm: Sửa chữa nhà chung cư theo quy định nào

Phòng sinh hoạt cộng đồng là gì năm 2024

2. Trong khi chờ Quy chuẩn quốc gia về nhà chung cư được ban hành đưa vào áp dụng, việc bố trí, thiết kế không gian sinh hoạt cộng đồng và tính số tầng trong dự án nhà chung cư, công ty có thể áp dụng theo hướng:

2.1. Về nhà sinh hoạt cộng đồng:

Đối với mỗi khối nhà chung cư, chỉ tiêu diện tích sử dụng tối thiểu bằng 0,8 m2/căn hộ. Trường hợp có nhiều khối nhà trong cùng dự án xây dựng mà không bố trí nhà sinh hoạt cộng đồng trong từng khối nhà thì có thể kết hợp cho toàn khu tại một vị trí/ khu vực riêng biệt.

Tổng diện tích phục vụ các sinh hoạt cộng đồng của toàn khu giảm tối đa 30%, bán kính từ các khối nhà tới không gian phục vụ sinh hoạt cộng đồng không quá 300m và cần được tính toán, thuyết minh đảm bảo nhu cầu sinh hoạt thuận tiện và an toàn cho cư dân.

2.2. Về việc tính số tầng nhà:

Tầng tum không tính vào số tầng của công trình khi chỉ dùng để bao che lồng cầu thang bộ hoặc giếng thang máy, bao che các bộ phận kỹ thuật công trình (nếu có) và phục vụ mục đích lên mái và cứu nạn và diện tích mái tum không vượt quá 30% diện tích sàn mái.

Nghị định số 99/2015/NĐ-CP

Hiện trạng nhà sinh hoạt chung cư hiện nay

Nhiều chủ đầu tư đã tự ý thay đổi công năng sử dụng phần diện tích sinh hoạt cộng đồng thành khu kinh doanh, dịch vụ, thu phí bất chính.

Căn cứ theo nghị định 139/2017/NĐ-CP, việc chủ đầu tư tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần diện tích không phải để ở trong nhà chung cư có mục đích hỗn hợp sẽ bị xử phạt từ 250 – 300 triệu đồng. Cũng cùng mức xử phạt trên với trường hợp tính diện tích căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư thuộc sở hữu sai quy định, không bố trí diện tích để làm nhà sinh hoạt cộng đồng theo quy định”

\>>Xem thêm: Quy định bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai

Từ khóa liên quan:

không gian sinh hoạt cộng đồng là gì, nhà sinh hoạt cộng đồng, phòng sinh hoạt cộng đồng là gì, phòng sinh hoạt cộng đồng trong chung cư, quy chế sử dụng phòng sinh hoạt cộng đồng, quy định nhà sinh hoạt cộng đồng, quy định về phòng sinh hoạt cộng đồng, tiêu chuẩn diện tích phòng sinh hoạt cộng đồng, tiêu chuẩn thiết kế phòng sinh hoạt cộng đồng

Phòng sinh hoạt cộng đồng là gì năm 2024

Tôi là Lê Hoàn (thanhhoanbds ) - admin website chungcuhanoixanh.net, đồng thời là sale bds kinh nghiệm 5 năm. Chung cư hà nội xanh PGD cung cấp các thông tin pháp lý dự án, cập nhật dự án chung cư đang triển khai xây dựng và mở bán, chia sẻ kinh nghiệm mua nhà, lựa chọn căn hộ hợp tuổi, hợp phong thủy, bày trí nội thất....

Ngày 13/9/2019, Bộ Xây dựng đã có công văn 220/BXD-QLN hướng dẫn Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Gia Cư (Công ty) về việc bố trí nhà sinh hoạt cộng đồng khi triển khai thực hiện dự án nhà chung cư thuộc Khu nhà ở Gò Sao, phường Thạch Xuân, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.

1. Theo quy định tại khoản 2 Điều 100 Luật Nhà ở thì "nhà sinh hoạt cộng đồng" là phần sở hữu chung của nhà chung cư; theo quy định tại Điều 91 Luật Nhà ở thì chủ sở hữu nhà chung cư có quyền và trách nhiệm bảo trì, cải tạo phần sở hữu chung của nhà chung cư, trong đó có "nhà sinh hoạt cộng đồng".

2. Tại khoản 10 Điều 80 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Nhà ở quy định việc xử lý chuyển tiếp đối với việc phát triển và quản lý nhà ở như sau: "Kể từ ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành, các nhà chung cư (bao gồm cả nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và sử dụng vào các mục đích khác) được xây dựng phải bố trí nhà sinh hoạt cộng đồng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định. … Nhà sinh hoạt cộng đồng do Hội nghị nhà chung cư quyết định giao cho Ban quản trị nhà chung cư hoặc đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư quản lý; nhà sinh hoạt cộng đồng phải được sử dụng đúng mục đích vào sinh hoạt của cả cộng đồng các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư; nghiêm cấm sử dụng nhà này vào mục đích riêng của các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư, cho thuê, cho mượn, sử dụng vào các mục đích khác không phải phục vụ cho sinh hoạt chung của các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư."

3. Trong thời gian chờ ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư, Công ty có thể tham khảo áp dụng chỉ tiêu diện tích sử dụng của không gian sinh hoạt cộng đồng theo hướng: "Đối với mỗi khối nhà chung cư, chỉ tiêu diện tích sử dụng tối thiểu bằng 0,8 m2/căn hộ; trường hợp có nhiều khối nhà trong cùng dự án thì có thể kết hợp cho toàn khu tại một vị trí/ khu vực riêng biệt, tổng diện tích phục vụ các sinh hoạt cộng đồng của toàn khu giảm tối đa 30%, bán kính từ các khối nhà tới không gian phục vụ sinh hoạt cộng đồng không quá 300 m". Việc bố trí, thiết kế không gian sinh hoạt cộng đồng cần được tính toán, thuyết minh đảm bảo nhu cầu sinh hoạt thuận tiện và an toàn cho cư dân và phải phù hợp với quy định về phần sở hữu chung, quyền và trách nhiệm bảo trì, cải tạo phần sở hữu chung cũng như việc quản lý vận hành nhà chung cư như khoản 1 và khoản 2 nêu trên.

Sinh hoạt văn hóa cộng đồng là gì?

Sinh hoạt cộng đồng là hoạt động tập thể của một nhóm người, một tập thể mang tính cộng đồng, tổ chức tại nơi sinh hoạt, nơi lao động,học tập, nơi sinh sống ,... nhằm mục đích tạo sự vui tươi, giao lưu, giáo dục qua đó nhằm phát triển năng lực của cá nhân và hiệu quả của hoạt động tập thể.

Không gian sinh hoạt cộng đồng là gì?

KGCĐ là không gian chứa đựng các hoạt động của cộng đồng, là một bộ phận quan trọng cấu thành nên không gian đô thị. KGCĐ được hình thành đầu tiên từ cộng đồng huyết thống với không gian tương ứng là “ngôi nhà”, sau đó KGCĐ phát triển thành “ngôi làng” với hình ảnh gần gũi nhấtvới người Việt là Đình và Chợ.

Phòng cộng đồng là gì?

Đây là nơi để tổ chức các hội nghị cư dân, các hoạt động sinh hoạt văn hóa, vui chơi, giải trí và các sinh hoạt cộng đồng khác.

Các hoạt động cộng đồng là gì?

Hoạt động cộng đồng là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được triển khai nhằm đóng góp cho các mục tiêu xã hội dưới vai trò là một doanh nghiệp nhân đạo, hoạt động vì cộng đồng bằng cách tham gia, hỗ trợ các hoạt động tình nguyện hoặc thực hiện những hoạt động mang tính đạo đức.