Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật là gì năm 2024

Ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng là một ngành học không mới. Tuy nhiên tại Việt Nam do lịch sử phát triển đô thị trong những năm trước đây không được quan tâm một cách đúng mức dẫn tới sự bất cập trong việc xây dựng và quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Điều này dẫn tới một hệ quả là các Đô thị Việt Nam gần như không có một hệ thống kỹ thuật hạ tầng hoàn chỉnh. Mạng lưới đường thiếu, không mạch lạc gây tắc nghẽn giao thông, khó khăn cho việc mở rộng phát triển. Hệ thống cấp thoát nước không đáp ứng nhu cầu của đô thị, chất lượng thấp đi kèm tỷ lệ thất thoát cao. Điều kiện vệ sinh môi trường thấp, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người dân đô thị,... Cùng với đó là công tác đào tạo kỹ sư hạ tầng chưa được đầu tư, nhân lực trong lĩnh vực này còn rất hạn chế, thậm chí còn bị ngắt quãng thiếu hụt trong thời gian dài.

Do nhu cầu bức thiết của xã hội cần quy hoạch và xây dựng đồng bộ và hiện đại hóa các công trình hạ tầng kỹ thuật. Sau khi tốt nghiệp ngành học này, người đi làm các công việc liên quan đến ngành học được gọi là kỹ sư cơ sở hạ tầng, kỹ sư kỹ thuật đô thị hay kỹ sư đô thị, và được gọi chung với các ngành kỹ thuật xây dựng khác là kỹ sư xây dựng.

Mục tiêu[sửa | sửa mã nguồn]

Tuy có sự khác nhau (nhưng không lớn) giữa các trường đại học về chương trình học và mục tiêu cụ thể. Tuy nhiên, mục tiêu tổng quát của kỹ thuật cơ sở hạ tầng vẫn là đào tạo đội ngũ kỹ sư chuyên môn có thể thực hiện được công tác quy hoạch và thiết kế mạng lưới hạ tầng kỹ thuật của dự án xây dựng hoặc quy hoạch.

Phòng Hạ tầng kỹ thuật và Phát triển đô thị là phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Xây dựng (sau đây gọi tắt là phòng HTKT và PTĐT) và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở.

Phòng Hạ tầng kỹ thuật và Phát triển đô thị có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện công tác quản lý Nhà nước về Hạ tầng kỹ thuật và phát triển đô thị.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn:

1. Hạ tầng kỹ thuật: Tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ quản lý về hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, bao gồm: kết cấu hạ tầng giao thông đô thị; cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, chiếu sáng, công viên cây xanh, nghĩa trang, chất thải rắn trong đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là hạ tầng kỹ thuật):

1.1. Hướng dẫn công tác lập và quản lý chi phí các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực, khuyến khích và xã hội hoá việc đầu tư phát triển, quản lý, khai thác và cung cấp các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật; tổ chức thực hiện sau khi được UBND tỉnh phê duyệt, ban hành;

1.2. Tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả quản lý lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, các chỉ tiêu về lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

1.3. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn về lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt các loại đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật (như: quy hoạch cấp nước, quy hoạch thoát nước, quy hoạch quản lý chất thải rắn, . . .);

1.4. Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch sau khi được phê duyệt các loại đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh theo quy định của pháp luật;

1.5. Hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình quản lý đầu tư xây dựng, khai thác, sử dụng, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh theo sự phân công của UBND tỉnh;

1.6. Thực hiện các nhiệm vụ về quản lý đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và phân công của UBND tỉnh;

1.7. Tổ chức xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin về lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh.

2. Về phát triển đô thị:

2.1. Triển khai thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống các đô thị, các điểm dân cư tập trung (bao gồm cả điểm dân cư công nghiệp, điểm dân cư nông thôn) trên địa bàn tỉnh, đảm bảo phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị quốc gia, quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

2.2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng và phát triển các đô thị đồng bộ, các khu đô thị mới kiểu mẫu, các chính sách, giải pháp quản lý quá trình đô thị hoá, các mô hình quản lý đô thị; tổ chức thực hiện sau khi được UBND tỉnh phê duyệt, ban hành.

2.3. Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án đầu tư phát triển đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo sự phân công của Chủ tịch UBND tỉnh (các chương trình nâng cấp đô thị, bảo tồn và chỉnh trang đô thị cổ; các dự án cải thiện môi trường đô thị, nâng cao năng lực quản lý đô thị; các dự án đầu tư phát triển khu đô thị mới . . .);

2.4. Tổ chức thực hiện việc đánh giá, phân loại đô thị hàng năm theo các tiêu chí đã được Chính phủ quy định và chuẩn bị hồ sơ để trình các cấp có thẩm quyền quyết định công nhận loại đô thị trên địa bàn tỉnh;

2.5. Hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động đầu tư xây dựng, phát triển đô thị, khai thác sử dụng đất xây dựng đô thị theo quy hoạch đã được phê duyệt, việc thực hiện quy chế khu đô thị mới; hướng dẫn quản lý trật tự xây dựng đô thị;

2.6. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển đô thị; tổ chức vận động, khai thác, điều phối các nguồn lực trong và ngoài nước cho việc đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh theo sự phân công của UBND tỉnh;

2.7. Tổ chức xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin về tình hình phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh.

Quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị là gì?

Quản lý hạ tầng đô thị là việc tổ chức, điều phối và vận hành hạ tầng kỹ thuật đô thị và hạ tầng xã hội đô thị. Quản lý hạ tầng đô thị là công việc nhằm xác lập trật tự, đảm bảo mọi hoạt động của khu đô thị vận động theo một hướng nhất định và mục tiêu phát triển của khu đô thị định ra.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật là gì?

Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật là gì? Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật gồm công trình giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang và công trình khác.

Công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật là gì?

Các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật là một bộ phận không thể thiếu của đô thị, cung cấp và đảm bảo các dịch vụ hạ tầng thiết yếu cho đô thị như cấp nước, xử lý nước thải hay xử lý chất thải rắn.

Kỹ sư hạ tầng kỹ thuật là gì?

Kỹ sư hạ tầng là gì? Kỹ sư hạ tầng (tiếng anh Infrastructure Engineer) hay còn gọi kỹ sư thiết kế hạ tầng là người đảm nhiệm các công việc liên quan đến thi công, triển khai mẫu thiết kế công trình xây dựng, hạ tầng theo từng dự án và yêu cầu doanh nghiệp.