So sánh các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở miền Nam Việt Nam

I. GIỐNG NHAU:

– Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mỹ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 

– Đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. 

– Đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và cố vấn quân sự Mỹ. 

– Đều bị thất bại.

>> Xem thêm:

II. KHÁC NHAU

1. Về lực lượng

***Chiến tranh cục bộ: Quân Mỹ, quân một số nước đồng minh và quân đội Sài Gòn.

***Chiến tranh đặc biệt: Lực lượng chủ lực là quân đội Sài Gòn, có sự hỗ trợ của cố vấn quân sự Mỹ.

***Việt Nam hóa chiến tranh: Quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp về không quân, hậu cần của Mĩ do cố vấn Mỹ chỉ huy.

2. Về Phạm vi – quy mô

***Chiến tranh cục bộ: Toàn Việt Nam

***Chiến tranh đặc biệt: Miền Nam.

***Việt Nam hóa chiến tranh: Toàn Đông Dương

3. Về Âm mưu của Mỹ

***Chiến tranh cục bộ: Nhằm nhanh chóng tạo ưu thế về quân sự, giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lùi lực lượng cách mạng tiến tới tiêu diệt.

***Chiến tranh đặc biệt: “dùng người Việt đánh người Việt”

***Việt Nam hóa chiến tranh: 

– “Dùng người Việt đánh người Việt” và “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

– Tận dụng xương máu của người Việt thay cho quân Mỹ.

4. Về Thủ đoạn của Mỹ

***Chiến tranh cục bộ: 

– Ồ ạt đổ quân viễn chinh Mỹ, quân thân Mĩ và phương tiện chiến tranh hiện đại vào Việt Nam.

– Tiến hành 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 – 1966 và 1966 – 1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “Đất thánh Việt cộng”.

– Kết hợp với chiến tranh phá hoại miền Bắc nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiêu hủy tiềm lực kinh tế – quốc phòng miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc, từ Bắc vào Nam, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.

***Chiến tranh đặc biệt: “Ấp chiến lược” được coi như “xương sống”

***Việt Nam hóa chiến tranh: 

– Tăng cường xây dựng quân đội Sài Gòn làm lực lượng chiến đấu chủ yếu trên chiến trường, quân Mỹ rút dần về nước, thực hiện “dùng người Việt đánh người Việt”.

– Sử dụng quân đội Sài Gòn mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Campuchia (1970), tăng cường chiến tranh ở Lào (1971) thực hiện “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

– Tìm cách thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với nhân dân Việt Nam.

– Sẵn sàng Mỹ hóa trở lại cuộc chiến tranh khi có điều kiện.

Đề bài

Lập bảng so sánh những điểm giống và khác nhau giữa hai chiến lược "Chiến tranh cục bộ" [1965-1968] và "Việt Nam hóa chiến tranh" [1969-1973] của Mĩ ở miền Nam Việt Nam.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào kiến thức cả bài 22 SGK Lịch sử 12 và tìm ra những tiêu chí chính để lập bảng so sánh

Lời giải chi tiết

1.GIỐNG NHAU

Hình thức: là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ.

Phương tiện, chi phí chiến tranh:

- Hiện đại bậc nhất của Mỹ, do Mỹ cung cấp.

- Đều dựa vào bộ máy chính quyền và quân đội Sài Gòn.

- Đều sử dụng viện trợ kinh tế và quân sự để tiến hành chiến tranh.

- Đều sử dụng chính sách bình định nhằm chiếm đất giành dân.

Mục tiêu chiến tranh:

- Nhằm chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ, dùng miền Nam làm bàn đạp tấn công miền Bắc và phản kích phe xã hội chủ nghĩa từ phía Đông Nam Á.

2.KHÁC NHAU

TIÊU CHÍ

CHIẾN TRANH CỤC BỘ [1965 1968]

Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh [1969 1973]

Lực lượng

Quân Mĩ, quân một số nước đồng minh và quân đội Sài Gòn.

Quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp về không quân, hậu cần của Mĩ do cố vấn Mĩ chỉ huy.

Phạm vi - quy mô

Toàn Việt Nam

Toàn Đông Dương

Âm mưu

Nhằm nhanh chóng tạo ưu thế về quân sự, giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lùi lực lượng cách mạng tiến tới tiêu diệt

- Dùng người Việt đánh người Việt và Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương.

- Tận dụng xương máu của người Việt thay cho quân Mĩ.

Thủ đoạn

- Ồ ạt đổ quân viễn chinh Mỹ, quân thân Mĩ và phương tiện chiến tranh hiện đại vào Việt Nam.

- Tiến hành 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô [1965 1966 và 1966 1967] bằng hàng loạt cuộc hành quân tìm diệt và bình định vào Đát thánh Việt cộng.

- Kết hợp với chiến tranh phá hoại miền Bắc nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiêu hủy tiềm lực kinh tế - quốc phòng miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc, từ Bắc vào Nam, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.

- Tăng cường xây dựng quân đội Sài Gòn làm lực lượng chiến đấu chủ yếu trên chiến trường, quân Mĩ rút dần về nước, thực hiện dùng người Việt đánh người Việt.

- Sử dụng quân đội Sài Gòn mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Campuchia [1970], tăng cường chiến tranh ở Lào [1971] thực hiện Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương.

- Tìm cách thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với nhân dân Việt Nam.

- Sẵn sàng Mĩ hóa trở lại cuộc chiến tranh khi có điều kiện.

Loigiaihay.com

  • Giải bài tập Bài 2 trang 188 SGK Lịch sử 12

  • Giải bài tập Bài 3 trang 188 SGK Lịch sử 12

  • Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 187 SGK Lịch sử 12

  • Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 185 SGK Lịch sử 12

  • Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 185 SGK Lịch sử 12

Từ năm 1954 đến năm 1975, các chiến lược chiến của Mỹ ở Việt Nam liên tiếp được thực hiện. Những chiến lược này được diễn ra trong hoàn cảnh nào? Đặc điểm của các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam? Cùng bài viết dưới đây của DINHNGHIA.VN tìm hiểu các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.

Chiến tranh đơn phương

Hoàn cảnh

Vào ngày 7/11/1954, Mỹ cử tướng Cô-lin sang làm đại sứ ở miền Nam của Việt Nam với âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới. Để làm bàn đạp tiến công miền Bắc và ngăn chặn làn sóng cách mạng ở Đông Nam Á.

Dựa vào Mỹ, Ngô Đình Diệm nhanh chóng dựng lên một chính quyền độc tài ở miền Nam và ra sức chống phá cách mạng. Giữa năm 1954, Ngô Đình Diệm lập ra đảng Cần lao nhân vị làm đảng cầm quyền. Và vào cuối năm 1954, thành lập “phong trào cách mạng quốc gia” và đưa ra mục tiêu “chống cộng, đả thực, bài phong”.

Âm mưu

Chiến tranh đơn phương là một trong các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, được thực hiện với âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới. Mục đích để làm bàn đạp tiến công miền Bắc và ngăn chặn làn sóng cách mạng Xã Hội Chủ Nghĩa ở Đông Nam Á.

Thủ đoạn

Ngô Đình Diệm ra sắc lệnh “đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật”. Và vào tháng 5/1959, ra đạo luật 10/59, lê máy chém khắp miền Nam để giết hại những người vô tội.

Chính quyền Diệm thực hiện chương trình cải cách điền địa nhằm lấy lại ruộng đất mà cách mạng đã giao cho nhân dân. Và lập ra các khu dinh điền, khu trù mật để kìm kẹp nhân dân.

So sánh các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở miền Nam Việt Nam
Chiến tranh đơn phương được thực hiện nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới

Chiến tranh đặc biệt

Hoàn cảnh

Vào cuối năm 1960, sau phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam, Mỹ đã đề ra và thực hiện một trong các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Đó là chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam. Trong thời điểm đó thì trên thế giới, phong trào giải phóng dân tộc dâng lên mạnh mẽ, đe dọa đến hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.

Âm mưu

Đây là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới. Được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của Mỹ. Dựa vào vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mỹ, đế nhằm chống lại phong trào cách mạng của nhân dân ta.

Thủ đoạn

  • Đề ra kế hoạch bình định miền Nam trong vòng 18 tháng.
  • Tăng viện trợ quân sự cho Ngô Đình Diệm, tăng cường cố vấn Mỹ và lực lượng quân đội Sài Gòn.
  • Tiến hành dồn dân lập “Ấp chiến lược”, sử dụng các chiến thuật mới như “trực thăng vận” và “thiết xa vận”.
  • Thành lập Bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại miền Nam
  • Nhiều cuộc hành quân càn quét được mở ra nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng. Tiến hành hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới và vùng biển. Tất cả để nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam.

Chiến tranh cục bộ

Hoàn cảnh

Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mỹ đã chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam. Các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam này được thành lập để cứu vãn tình hình ở miền Nam. Thời gian từ giữa 1965- 1968.

Âm mưu

“Chiến tranh cục bộ” là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới. Được tiến hành bằng quân đội Mỹ, quân một số nước đồng minh và quân đội Sài Gòn. Mục đích để nhằm tạo ra ưu thế về quân sự, giành lại thế chủ động trên chiến trường.

Nhờ vào một trong các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Mỹ đã nhanh chóng áp đảo về binh lực, hỏa lực quân ta, cố giành thắng lợi để lấy lại quyền chủ động trên chiến trường. Chúng đã đẩy quân dân ta về thế phòng ngự và buộc ta phải phân tán lực lượng, rút về biên giới, cho chiến tranh lụi tàn.

Thủ đoạn

  • Liên tục đổ quân viễn chinh Mỹ và các phương tiện chiến tranh tân tiến, hiện đại vào miền Nam. Đến năm 1968, số quân viễn chinh Mỹ ở miền Nam đã lên tới hơn 50 vạn.
  • Thực hiện tiến hành hai cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 – 1966 và 1966 – 1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “Đất thánh Việt Cộng”.
  • Tiêu huỷ tiềm lực kinh tế – quốc phòng miền Bắc, để ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ Bắc vào Nam. Và đồng thời làm lung lay quyết tâm chống Mỹ của nhân dân ta.
So sánh các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở miền Nam Việt Nam
Chiến tranh cục bộ là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới

Việt Nam hoá chiến tranh

Hoàn cảnh

Vào năm Mậu Thân 1968, cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân dân ta đã làm phá sản chiến lược “ Chiến tranh cục bộ”. Điều này đã làm chấn động nước Mỹ và thế giới. Và bắt buộc Mỹ phải đưa ra một trong các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam mới để cứu vãn tình hình.

Đầu năm 1969, Tổng thống Níchxơn lên nắm quyền đã đề ra chiến lược toàn cầu “Ngăn đe thực tế”. Và tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Chiến lược đã mở rộng chiến tranh ra toàn đông dương là “Đông Dương hóa chiến tranh”.

Âm mưu

Chiến lược được đề ra với mục tiêu dùng người việt đánh người việt. Và dùng người đông dương đánh người đông dương.

Thủ đoạn

Giai đoạn 1969-1972

  • Rút dần quân Mỹ và quân đồng minh ra khỏi chiến tranh
  • Nhằm tăng cường quân đội ngụy sài gòn trên chiến trường để “ thay màu da trên xác chết”
  • Mở rộng để xâm lược Lào và Campuchia, thực hiện âm mưu “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
  • Tiến hành thủ đoạn ngoại giao xảo quyệt, lợi dụng mâu thuẫn giữa Trung – Xô. Thỏa hiệp với Trung Quốc và hòa hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
  • Các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam nhằm tăng cường đánh phá miền Bắc bằng không quân.

Giai đoạn sau hiệp định Pari 1975

  • Mỹ rút khỏi chiến trường nhưng vẫn giữ lại 2 vạn cố vấn và viện trợ cho quân ngụy tiếp tục cuộc chiến tranh, ra sức phá hoại hiệp định pari.
  • Tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” và mở nhiều cuộc hành quân “lấn chiếm vùng giải phóng của nước ta.
So sánh các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở miền Nam Việt Nam
Bảng so sánh các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam

Các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam đã vừa được DINHNGHIA.VN tóm tắt gửi đến bạn đọc. Hy vọng qua nội dung của bài viết sẽ giúp bạn nắm rõ được hoàn cảnh, âm mưu cũng như thủ đoạn của các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Chúc bạn luôn học tốt!

Please follow and like us:

So sánh các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở miền Nam Việt Nam

So sánh các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở miền Nam Việt Nam