Suy nhược cơ the có nên truyền nước không

Em tên là Mai, năm nay 26 tuổi. Xin hỏi, em và những người thân trong gia đình mỗi khi bị mệt mỏi, mất sức, suy nhược cơ thể thì thường xuyên truyền nước (có khi gọi thầy thuốc tới nhà hoặc tới phòng khám tư để truyền dịch). Sau khi truyền nước thì thấy người khỏe hơn rõ rệt.

Tuy nhiên, em có nghe nói không phải lúc nào cũng có thể truyền nước và có thể gây nguy hiểm. Không biết điều này có đúng không? Chỉ truyền dịch vào cơ thể để bổ sung chất thì có gì gây hại. Xin được tư vấn, giải đáp cụ thể. Xin cảm ơn!

(Nguyễn Thị Hoa Mai – Bắc Ninh).

Suy nhược cơ the có nên truyền nước không

Trả lời:

Chào Mai, cám ơn bạn đã tin tưởng gửi thắc mắc đến cho ban biên tập chuatribenhmatngu.com, chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Truyền nước (truyền dịch) là dùng dịch hòa tan chứa các chất khác nhau hoặc nước biển dùng để tiêm hoặc nước cất qua tĩnh mạch vào có thể. Có nhiều loại dịch truyền được sử dụng và được chia thành ba nhóm cơ bản bao gồm:

– Nhóm cung cấp chất dinh dưỡng: đường, chất đạm, chất béo, vitamin

– Nhóm cung cấp nước và chất điện giải: dung dịch lactate ringer, natri clorua,… dùng cho các trường hợp bị mất nước, mất máu.

– Nhóm đặc biệt: truyền các bù chất cho cơ thể như dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran, haes-steril,…

Việc truyền dịch rất đơn giản, có tác dụng bổ sung nước, chất dinh dưỡng và các chất cần thiết cho cơ thể một cách nhanh nhất trong các trường hợp cần thiết. Do vậy đây là một biện pháp tích cực được áp dụng trong điều trị bệnh và phục hồi sức khỏe trong các trường hợp bị mất nước, thiếu chất dinh dưỡng, suy nhược cơ thể. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai hay trong trường hợp nào cũng có thể truyền dịch. Nếu truyền dịch không đúng cách và không phù hợp còn có thể gây nguy hiểm.

Bạn cần lưu ý, trong cơ thể của mỗi con người đều có các chỉ số trung bình trong máu, về các chất đạm, đường, muối, các chất điện giải… Nếu một trong các chỉ số trung bình trên còn thấp hơn mức độ chỉ số bình thường cho phép thì lúc đó chúng ta mới bù đắp. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên tự ý truyền dịch. Cách tốt nhất nếu muốn truyền dịch là cần tham khảo ý kiến bác sĩ trong trường hợp thấy cần thiết truyền dịch. Có một số trường hợp cần làm xét nghiệm trước khi truyền dịch.

Một số trường hợp truyền dịch không đúng gây ra những biến chứng như gây tai biến, dị ứng, sốc, nhiễm khuẩn, rối loạn điện giải,… rất nguy hiểm. Do vậy, truyền dịch có thể rất cần thiết và quan trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên cũng không phải vì thế mà mọi người có thể tự ý truyền dịch. Trong các trường hợp cần thiết nên theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Khi thấy cơ thể có các dấu hiệu bị suy nhược, bạn nên đến các cơ sở uy tín khám và tìm ra phương pháp điều trị để bệnh không trở thành mãn tính, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Khi có các triệu chứng trên bạn có thể đến Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc là một trong những cơ sở uy tín mà bạn nên đến điều trị. Trung tâm sử dụng các bài thuốc cổ với các vị thuốc trong tự nhiên điều trị  suy nhược cơ thể hiệu quả mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào, trả lại cho người bệnh một cuộc sống vui vẻ, thoải mái mỗi ngày.

Hy vọng với những thông tin ban biên tập vừa chia sẻ ở trên sẽ giải đáp phần nào thắc mắc của bạn. Chúc bạn và gia đình sức khỏe.

Bạn cần tham khảo kiến thức bổ ích :

Suy nhược cơ thể nặng khiến bạn cảm thấy kiệt sức, không thể làm bất cứ điều gì. Thật đáng lo ngại, bởi điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của bạn. Vậy, đâu là thủ phạm khiến cơ thể kiệt quệ sức lực, tinh thần mệt mỏi. Và khi bị suy nhược cơ thể nặng bạn có nên được truyền nước? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!!

1. Suy nhược cơ thể nặng là gì?

Suy nhược cơ thể nặng là một trong những hệ quả mà con người thường gặp phải khi hoạt động, làm việc trong cuộc sống hiện đại. Suy nhược cơ thể nặng là triệu chứng mệt mỏi toàn thân, thời gian kéo dài > 6 tháng. Khác với suy nhược thông thường, bệnh kèm theo triệu chứng như: Sợ hãi vô cớ, mệt mỏi kiệt sức, hay gặp ác mộng về đêm khiến người bệnh trằn trọc, khó ngủ. Điều này làm cho phản xạ thần kinh chậm lại, cử chỉ hành vi thiếu chính xác, khiến bạn không đủ năng lượng để duy trì cuộc sống.

2. Nguyên nhân dẫn đến suy nhược cơ thể nặng

Suy nhược cơ thể nặng khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động kém, từ đó phát sinh nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, bạn cần nhận biết rõ các nguyên nhân để đưa ra hướng xử lý kịp thời.

Stress, trầm cảm kéo dài

Khảo sát cho thấy, stress, trầm cảm kéo dài là nguyên nhân chính gây suy nhược cơ thể nặng. Căng thẳng quá mức khiến quá trình hưng phấn và ức chế mất cân bằng. Hai quá trình này cùng tăng hoặc giảm sẽ làm cho người bệnh rơi vào trạng thái suy nhược cơ thể. Đa phần nguyên nhân dẫn đến stress, trầm cảm đều xuất phát từ căng thẳng, áp lực trong cuộc sống, mâu thuẫn gia đình kéo dài, kìm nén cảm xúc gây ức chế hệ thần kinh.

Lười vận động

Cuộc sống hiện đại khiến cho nhiều người lãng quên việc luyện tập thể dục để duy trì sức khỏe. Vận động ít, đồng nghĩa các hoạt động trao đổi chất, giải phóng năng lượng trong cơ thể bị ngưng trệ. Tình trạng này làm cho cơ bắp và chức năng của các cơ quan suy yếu, kéo dài gây suy nhược cơ thể nặng.

Mắc các bệnh mạn tính

Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người mắc các bệnh mạn tính như: Mất ngủ kéo dài, đái tháo đường, ung thư… sẽ khiến hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, suy nhược trầm trọng.

Thiếu hụt lượng vitamin cần thiết

Khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin, người bệnh luôn cảm thấy chóng mặt, nôn nao, mệt mỏi, kiệt sức toàn thân, lâu dần sẽ dẫn tới suy nhược cơ thể nặng. Do đó, bạn cần chú ý bổ sung dưỡng chất cần thiết để nâng cao hệ miễn dịch và sức khỏe toàn trạng.

Rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ khiến bạn gặp khó khăn trong giấc ngủ, ngủ ít hơn, ngủ không ngon giấc, hay thức giấc giữa đêm,… Những triệu chứng này sẽ khiến cơ thể mệt mỏi vào ban ngày, gây rối loạn vận động. Chứng rối loạn giấc ngủ kèm theo hiện tượng ngưng thở khi ngủ làm suy giảm lượng oxy có trong máu. Điều này ảnh hưởng đến chức năng tim mạch và não bộ, lâu dần khiến cơ thể suy nhược nặng.

Mất cân bằng hormones trong cơ thể

Những người mắc hội chứng suy nhược cơ thể nặng đôi khi xuất phát từ nguyên nhân mất cân bằng hormone trong cơ thể. Bởi sự thay đổi nồng độ hormone của vùng dưới đồi, tuyến yên, tuyến thượng thận có thể là yếu tố khởi phát chứng suy nhược cơ thể, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây suy nhược cơ thể nặng.

3. Nên làm gì khi bị suy nhược cơ thể nặng

Sở hữu cơ thể khỏe mạnh là niềm mơ ước của nhiều người. Để giúp bạn loại bỏ cảm giác mệt mỏi, phục hồi năng lượng

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Một chế độ ăn uống khoa học đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt ở những người bị suy nhược cơ thể nặng. Do đó, bạn nên tham khảo các gợi ý sau:

- Lựa chọn thực phẩm bổ dưỡng, giàu protein, vitamin và khoáng chất như: Thịt nạc, thịt bò, sữa, trứng, cá, đậu tương, súp lơ xanh hay các loại rau quả có màu xanh, đỏ, vàng đậm.

- Chia nhỏ các bữa ăn để tránh cảm giác chán ăn và giúp cơ thể hấp thu nhiều chất dinh dưỡng.

- Uống nhiều nước, tối thiểu 1.5 – 2 lít/ngày để tăng cường hoạt động chuyển hóa trong cơ thể, đồng thời giảm bớt căng thẳng, lo lắng.

- Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, cà phê,... Những chất này gây kích thích thần kinh, khiến triệu chứng suy nhược cơ thể thêm trầm trọng hơn.

Suy nhược cơ the có nên truyền nước không

Ngoài ra, nhiều người lựa chọn phương pháp truyền nước tại nhà là bởi phương pháp này có tác dụng cân bằng chất điện giải, khắc phục tình trạng mất nước và bổ sung các chất dinh dưỡng trực tiếp cho cơ thể giúp họ nhanh chóng giảm bớt sự mệt mỏi, cảm thấy khỏe hơn. Suy nhược cơ thể nặng chỉ nên truyền nước tại nhà khi có chỉ định của các bác sĩ.

Duy trì chế độ luyện tập đều đặn mỗi ngày

Theo các chuyên gia, để giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng, việc tập luyện là yếu tố quan trọng. Tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, nâng cao thể trạng và đem đến tâm trạng tích cực.

Do thể trạng yếu nên người suy nhược cơ thể nặng nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, tránh tập quá sức vì có thể khiến cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Đi bộ nhẹ, thiền, yoga… là các phương pháp được nhiều chuyên gia khuyên bạn nên áp dụng.

Xây dựng lối sống khoa học

Tình trạng suy nhược cơ thể nặng hoàn toàn có thể được kiểm soát nếu bạn duy trì một lối sống khoa học với giờ giấc sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày, tránh làm việc căng thẳng, áp lực, dành thời gian tham gia các hoạt động tập thể, tăng cường trò chuyện với mọi người để giải tỏa cảm xúc tiêu cực.

Để có những phương pháp điều trị hợp lý về tình trạng suy nhược cơ thể nặng bạn hãy liên hệ ngay với dịch vụ Y Tế Gia Đình Toàn Phúc tại nhà thông qua Hotline: 094 345 0115 có các chuyên gia y tế, bác sĩ,…giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao về truyền dịch tại nhà, truyền đạm tại nhà. Hãy liên lạc với chúng tôi ngay hôm nay để được chăm sóc y tế sớm nhất