Tại sao vẹt biết nói

Chim vẹt có một loại khả năng bắt chước ngay lập tức lời nói của người một cách y hệt. Vì sao nó lại bắt chước giống đến như vậy? Tai của chim rất thính, nghĩa là thính giác của chúng rất phát triển. Đó là vì trong não có thần kinh trung khu thính giác...

Vẹt (còn có tên gọi là chim két, chim kơ tia) là những loài chim thuộc bộ Psittaciformes, với gần 372 loài trong 86 chi, chủ yếu sống ở vùng nhiệt đới ấm áp. Bộ vẹt được chia ra làm ba siêu họ: Psittacoidea (Vẹt "thực sự"), Cacatuoidea (vẹt mào) và Strigopoidea (vẹt New Zealand), các loài vẹt thường phân bố khắp miền nhiệt đới với một số loài sinh sống trong vùng ôn đới Nam bán cầu.

Vì sao vẹt có thể bắt chước lời nói của con người?

Chim vẹt có một loại khả năng bắt chước ngay lập tức lời nói của người một cách y hệt. Vì sao nó lại bắt chước giống đến như vậy?

Tai của chim rất thính, nghĩa là thính giác của chúng rất phát triển. Đó là vì trong não có thần kinh trung khu thính giác, là bộ phận chi phối sự bắt chước rất phát triển. Một khi âm thanh lọt vào tai rồi, lập tức liền có thể gây ra phản ứng, thông qua thần kinh, ra lệnh cho cơ giữ thanh đới trong khí quản phát ra âm thanh.

Có khoảng 343 loài giống như chim vẹt, trong đó năng lực bắt chước khá nhất phải kể tới giống mào vàng sống ở Nam Mỹ, thậm chí chúng có thể nhớ được câu nói và bài hát khá dài. Ngoài ra, chim vẹt xanh lưng vàng gốc Ôxtraylia có thể nhớ được câu nói dài nên được gọi đùa là "chim xanh lưng vàng lắm mồm, lắm miệng", rất được mọi người ưa thích. Chim sáo thì mọi người đều quen thuộc cả rồi, chim quạ và chim đầu bạc cũng có thể bắt chước lời nói của người.

Những sự thật hấp dẫn về loài vẹt

  • Hầu hết các loài vẹt được biết đến là cực kỳ thông minh – đặc biệt là loài vẹt mào Goffin, chúng có thể giải các câu đố cơ học phức tạp.
  • Một trong những loài chim khó nắm bắt và khó hiểu nhất trên thế giới là Vẹt đêm Úc – chỉ thấy được chúng 3 lần trong hơn một thế kỷ.
  • Vẹt Kakapo cũng là loài vẹt lớn nhất thế giới, cũng như là loài chim sống lâu nhất trên hành tinh với tuổi thọ trung bình 95 năm.
  • Ở Ấn Độ, việc giữ vẹt ở nhà là bất hợp pháp.
  • Vẹt có logic của một đứa trẻ bốn tuổi. Nó có thể sử dụng các công cụ và giải quyết vấn đề!
  • Vẹt là loài chim duy nhất có thể ăn bằng chân. Điều này có nghĩa là chúng có bốn ngón chân trên mỗi bàn chân – hai ngón hướng về phía trước và hai ngón hướng về phía sau.
  • Hầu hết vẹt sống thành đôi với nhau, ngay cả khi không phải là mùa sinh sản.

Tại sao vẹt biết nói

Hình minh họa: Tại sao vẹt thích học nói tiếng người. Thế Giới Động Vật

(Nguồn ảnh: Internet)


Vẹt không chỉ có thể bắt chước được tiếng người, mà còn có khả năng bắt chước giọng nói của người khác rất cao, vừa có thể nói được tiếng Trung, vừa có thể nói được ngôn ngữ của nhiều nước, ngoài ra còn biết đọc thơ và ca hát nữa.

Tại sao vẹt thích học tiếng người vậy? Các nhà động vật học cho biết, nguyên nhân mấu chốt là cuống lưỡi của loài chim này rất phát triển, lưỡi nhọn, nhỏ, dài, mềm mà lại rất linh hoạt, cơ hót tương đối phát triển, có thể phát ra âm điệu chính xác, rõ ràng, thêm vào đó khả năng bắt chước và trí nhớ của chúng khá tốt. Do vậy dưới sự thuần dưỡng của con người, vẹt có thể học nói và hát, khiến cho mọi người yêu thích. Song, các nhà khoa học cho rằng, cho dù vẹt có thể nói được bao nhiêu câu nói của con người thì đó cũng chỉ là hành vi bắt chước, một loại phản xạ có điều kiện, chúng chắc chắn không thể giống như loài người hiểu được nghĩa của tiếng người.

Ngoài vẹt ra, trong vương quốc loài chim còn có một số thành viên khác cũng có khả năng như vậy. Ví dụ như chim sáo, chim yểng... Mà chúng ta thường thấy, sau thời gian dài huấn luyện, học con người nói và hát, chúng cũng có thể đạt đến trình độ giống hệt như thật.

Từ Khóa:

Tại sao vẹt thích học nói tiếng người || Thế Giới Động Vật || Khám phá thế giới

Từ lâu, chúng ta đã biết rằng một số loài chim có thể bắt chước giọng nói, trong đó nổi tiếng nhất có lẽ là vẹt. Thậm chí, tiếng Anh còn dùng từ "parrot" như động từ với nghĩa "lặp lại y nguyên lời nói của ai đó mà không hiểu hoặc không suy nghĩ ". Tuy nhiên, bạn có bao giờ nghĩ tại sao vẹt lại có thể sở hữu kỹ năng này không?

Lý do vẹt thích bắt chước giọng nói của người

Hóa ra, khả năng bắt chước tiếng của các loài khác không chỉ phát triển ở vẹt mà còn ở tất cả các loài chim biết hót.

Tại sao vẹt biết nói

Vẹt là loài nổi tiếng với khả năng bắt chước tiếng người.

Chim biết hót và khả năng bắt chước tiếng kêu

Một số loài động vật và chim có không chỉ có khả năng tạo ra âm thanh đặc trưng của loài mà còn cả âm thanh của các loài khác! Những động vật như vậy được gọi là động vật bắt chước giọng nói (vocal mimics).

Phần lớn các loài biết bắt chước giọng nói là chim biết hót (songbird). Các loài chim khác, được gọi là "suboscines", không thể hiện khả năng bắt chước giọng nói, ngoại trừ một số loài, chẳng hạn như vẹt và chim ruồi.

Khoảng một nửa số loài chim trên thế giới là chim biết hót. Các nghiên cứu về chim sẻ vằn đã chỉ ra rằng những con chim non học và ghi nhớ âm thanh của loài bằng cách bắt chước tiếng hót của chim bố hoặc những con trống xung quanh, bắt đầu sớm nhất là một tuần sau khi nở và tiếp tục cho đến khi chúng trưởng thành.

Nếu bị cách ly khỏi chim bố trong giai đoạn nhạy cảm này, chim non có thể phát triển những tiếng kêu bất thường. Điều cho thấy tầm quan trọng của việc làm mẫu trong quá trình học hót của chim.

Tại sao vẹt biết nói

Một con chim đang cất tiếng hót để kêu gọi đồng loại.

Nhờ khả năng học hót bẩm sinh, chim biết hót rất thành thạo trong việc cải thiện phát âm đối với nhiều loại giọng khác nhau.

Mục đích của việc bắt chước

Vào những năm 1930, các nhà khoa học đã nhận thấy rằng vẹt trống biết bắt chước tốt hơn vẹt mái. Từ đây, họ đã suy ra rằng, khả năng bắt chước âm thanh là hệ quả của việc học hót nhằm thu hút bạn tình ở chim trống. Hơn nữa, những con chim trống biết hót hầu hết bắt chước trong giai đoạn giao phối, xác nhận rằng khả năng bắt chước âm thanh đã phát triển như một sản phẩm phụ của việc luyện hót.

Người ta cũng nhận thấy rằng một số loài chim biết hót biết tạo ra âm thanh để đánh lạc hướng những kẻ săn mồi.

Kỹ năng hót và quá trình tiến hóa ở chim

Thông thường, một ca sĩ có âm vực rộng sẽ thành công hơn một ca sĩ có âm vực hẹp hơn. Tương tự, những con chim sơn ca trống có âm vực rộng để học các nhiều loại bài hát hơn sẽ có cơ hội giao phối thành công cao hơn.

Tại sao vẹt biết nói

Một con vẹt đang bắt chước tiếng người.

Qua quá trình tiến hóa, những con chim có khả năng hót hạn chế bị đào thải. Cuối cùng, những con chim biết hót đã có kỹ năng thanh nhạc rộng đến mức chúng không chỉ bắt chước được giọng của những con trống cùng loài mà còn từ các loài khác.

Do đó, kỹ năng bắt chước giọng nói xuất hiện ở chim biết hót như một sản phẩm phụ của việc học hót.

Việc bắt chước giọng nói ở vẹt

Vẹt không nằm trong nhóm chim biết hót nhưng lại là loài nổi tiếng nhất với khả năng bắt chước giọng nói. Vẹt có thể bắt chước những cách phát âm phức tạp trong giọng nói của con người, học được từ những người chăm sóc chúng.

Lý do cho điều này không phải để thu hút bạn tình cũng như không để xua đuổi những kẻ săn mồi như các nhà khoa học đã nghĩ trước đây. Những con vẹt được nuôi làm thú cưng thường bắt chước con người để bắt đầu liên kết xã hội, và chúng bắt chước các loài khác trong tự nhiên vì lý do tương tự.

Việc bắt chước tiếng người ở vẹt và việc học nói ở người

Trong một nghiên cứu trên một con vẹt xám Châu Phi, các nhà khoa học đã quan sát thấy rằng nó không chỉ bắt chước giọng nói của con người mà còn có thể học hàng trăm từ, ý nghĩa của từ, nhận biết các đồ vật bằng tên và thậm chí là đếm! Nghiên cứu đã khiến các nhà khoa học cho rằng vẹt không chỉ đơn giản là bắt chước mà khả năng phát âm của chúng rất giống với giọng nói của con người.

Tại sao vẹt biết nói

Vẹt xám Châu Phi nổi tiếng với khả năng nói tiếng người được đưa vào nghiên cứu.

Đây là một khám phá to lớn, vì con người là động vật duy nhất được biết đến là có khả năng sử dụng "ngôn ngữ" cho đến nay, nhưng nghiên cứu này cho thấy vẹt sở hữu nhiều khả năng được thấy ở người, chẳng hạn như khả năng nhận biết nhịp điệu và đếm.

Như vậy, nhiều nghiên cứu cho thấy, vẹt bắt chước tiếng người để tăng mối liên kết xã hội với chủ nhân chăm sóc chúng. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân và cách thức bắt chước giọng ở vẹt cũng như một số loài suboscine khác, và liệu kỹ năng này có phát triển theo quá trình tiến hóa tương tự như chim biết hót hay không.

Cập nhật: 13/07/2021 Theo VnReview