Tấu sớ là gì

Ý nghĩa của từ sớ là gì:

sớ nghĩa là gì? Ở đây bạn tìm thấy 3 ý nghĩa của từ sớ. Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa sớ mình


0

Tấu sớ là gì
  0
Tấu sớ là gì


dt. 1. Tờ trình dâng lên vua để báo cáo, cầu xin điều gì: dâng sớ tâu vua sớ biểu sớ tấu tấu sớ. 2. Tờ giấy viết lời cầu xin thần thánh phù hộ, đọc k [..]


0

Tấu sớ là gì
  1
Tấu sớ là gì


Tờ trình dâng lên vua để báo cáo, cầu xin điều gì. | : ''Dâng '''sớ''' tâu vua.'' | : '''''Sớ''' biểu.'' | : '''''Sớ''' tấu.'' | : ''Tấu '''sớ'''.'' | Tờ giấy vi� [..]


0

Tấu sớ là gì
  1
Tấu sớ là gì


dt. 1. Tờ trình dâng lên vua để báo cáo, cầu xin điều gì: dâng sớ tâu vua sớ biểu sớ tấu tấu sớ. 2. Tờ giấy viết lời cầu xin thần thánh phù hộ, đọc khi cúng tế: đọc sớ đốt sớ.

Nguồn: informatik.uni-leipzig.de

09:23, 08/09/2019 (GMT+7)

* Nói về văn cúng tế, tôi thấy có rất nhiều loại như: sớ, điệp, chúc, trạng... Xin cho hỏi, các loại văn này khác nhau ra sao và được sử dụng trong trường hợp nào? (Nguyễn Văn Năm, Sơn Trà, Đà Nẵng).

- Theo Hán Việt Từ điển Trích dẫn, sớ là tờ trình, tấu chương của người dưới dâng lên vua hay người bề trên để cầu xin điều gì đó. Ví dụ: Thất trảm sớ là tờ sớ do Chu Văn An soạn và dâng lên vua Trần Dụ Tông để đề nghị chém 7 người mà ông cho là nịnh thần.

Tấu sớ là gì
Đọc chúc văn tại lễ Kỵ Tổ Phái Nhất tộc Lê Công phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: V.T.L

Trong văn cúng tế, sớ (còn gọi là tuyên sớ, sớ văn, tấu sớ) là lời cầu khấn của người đội sớ dâng lên chư Phật Thánh Tiên Thần để cầu nguyện cho mình một điều gì đó. Phật giáo Việt Nam gọi văn bản này là sớ hay sớ đầu, có tính cách như một lời phát nguyện dâng lên Tam bảo. Sớ có nhiều loại: sớ cầu an, sớ cầu siêu, sớ cúng ngoại cảnh ngoại càng, sớ cúng sao, sớ cúng Quan Thánh...

Điệp: công văn, một lối văn thư của nhà quan. Đây là một bài văn chuyển giao giữa cấp dưới và cấp trên, nó cũng như một tờ trình. Người xưa thường viết trên thẻ tre hoặc miếng giỗ. Kể từ niên hiệu Nguyên Phong (1078-1085) thời Bắc Tống trở về sau các văn từ tố tụng gọi là trạng, chỉ có các văn từ chuyển giao của các quan phủ gọi là điệp.

Trong truyện Tam quốc diễn nghĩa có đoạn chép “Thứ nhật, tiếp đắc Thanh Châu thái thủ Cung Cảnh điệp văn, ngôn Hoàng Cân tặc vi thành tương hãm, khất tứ cứu viện”, nghĩa là “Hôm sau nhận được tờ điệp của quan thái thú Thanh Châu, tên là Cung Cảnh, báo tin bị giặc Hoàng Cân bao vây, xin cho quân đến cứu”.

Trong văn cúng tế, điệp là một loại văn thư không thể thiếu, nội dung cáo bạch nội dung buổi lễ, đàn tràng khoa nghi trong Phật giáo Việt Nam. Điệp được chia làm 2 loại, điệp dùng cho cầu siêu và điệp dùng cho tang lễ (thường gọi là điệp cúng đám).

Chúc: lời đề tụng đọc khi tế lễ. Chúc thường được dùng trong các nghi lễ cúng tế ở đình, miếu.
Trạng: bài văn giải bày sự thực để kêu với thần thánh, vua quan.

Trong văn cúng, trạng là bài văn giải bày sự thật của một hiện trạng nào đó nhằm trình lên Thánh, Thần. Trạng, theo tập tục Trung Hoa thì dùng để đốt không đọc, riêng ở Việt Nam thì tuyên đọc xong rồi mới đem đốt. Một số trạng văn dùng cho cúng tế như: Trạng lục cung (Cúng khẩm tháng); Trạng cúng đất (Thiết cúng tạ thổ kỳ an); Trạng cúng khai trương (Thiết cúng khai trương kỳ an); Trạng cúng hoàn nguyện (Thiết cúng hoàn nguyện); Trạng tạ mộ (Khởi kiến pháp diên)…
Ngoài ra, còn có một số văn cúng khác.

Sắc, nghĩa ban đầu là chiếu thư của vua, về sau còn dùng để gọi mệnh lệnh của đạo sĩ dùng trong bùa chú để trừ tà ma.

Biểu: một loại sớ tấu thời xưa, bậc đại thần trình lên vua. Trong văn cúng, biểu (nói đầy đủ là biểu bạch) là công văn nêu công đức mình đã làm trình lên Tam bảo hoặc chư vị Bồ tát.
Dẫn: một thể văn dùng để nói đến một sự việc khác....

Các loại sớ, biểu, trạng, dẫn đều được viết trên giấy bản màu vàng. Còn các loại khác viết trên giấy màu đỏ hoặc trắng. Về kích thước, ngày xưa quy định khổ giấy dài khoảng 64cm, rộng 40cm gấp làm đôi theo chiều ngang, gấp xong bề dài là 40cm, bề ngang 32cm, xếp thành 4 khổ bằng nhau, mỗi khổ 8cm bằng khoảng một bàn tay như người xưa đã dạy “tiền nhất chưởng, hậu bán trương” (phía trước một bàn tay, phía sau nửa trang).  

ĐNCT

Dưới đây là những mẫu câu có chứa từ "sớ", trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt. Chúng ta có thể tham khảo những mẫu câu này để đặt câu trong tình huống cần đặt câu với từ sớ, hoặc tham khảo ngữ cảnh sử dụng từ sớ trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt

1. Đừng sớ rớ.

2. Rồi làm sớ tâu lên.

3. Dài như sớ táo ấy.

4. Tự Đạo dâng sớ xin dời đô.

5. Lục Khải dâng sớ can ngăn.

6. Phan Thiên Tước làm sớ can ngăn.

7. Sư trả lời: "Thanh Long sớ sao."

8. Trương Tuấn cũng dâng sớ tự trách.

9. Ông đã dâng sớ chống tham nhũng.

10. Tấu sớ phản ảnh tình trạng đất nước

11. Các đại thần lại dâng sớ kể tội.

12. Doãn Văn dâng sớ, nhiều lần cầu xin.

13. Bóc lột, tống tiền... kể ra dài như tờ sớ.

14. Ông có dâng sớ điều trần 5 việc: 1.

15. Đổng Hòe dâng sớ xin cấm ba điều hại.

16. Kinh "Hoa nghiêm hành nguyện phẩm sớ" 10 cuốn.

17. Sớ Giải Kinh Đại Nhật Bản dịch tiếng Việt.

18. Mấy hôm sau, ông ta lại dâng sớ tấu đó lên.

19. Vương Mãng bèn viết sớ lên Ai đế xin về hưu.

20. Ông đã dũng cảm dâng sớ xin chém bảy nịnh thần.

21. Việc phong vị Thục nghi bị các đại thần dâng sớ can ngăn.

22. Tờ tâu lên vua gọi là sớ, tâu lên chúa gọi là khải.

23. Bên phải sân có một cái lư dùng để đốt tờ sớ.

24. Tháng 10 năm 1528, ông dâng sớ cáo quan về dưỡng bệnh.

25. Ông sững sớ nhìn thấy một đứa trẻ xinh đẹp tuyệt trần.

26. Văn bài sớ ấy, chính do bà tự tay viết bằng chữ Hán.

27. Sau này ông dâng sớ xin quy thuận Lê Thế Tông rồi đi ở ẩn.

28. Tháng 11, Bí thư tỉnh lại dâng sớ cầu xin và cũng không được hồi đáp.

29. Hữu chính ngôn Hoàng Độ dâng sớ tố cáo Hàn Thác Trụ là kẻ gian tà.

30. Trung thư thừa Hoa Hạch hai lần dâng sớ can gián cũng không được.

31. Đức Vua nghe theo và chỉ trong vòng một tháng , đơn , thư , sớ đã đầy hòm .

32. Sớ không được nghe theo, nhưng người nghe biết việc ấy đều kính sợ Vũ.

33. Cũng có thể là “sớ ấy được viết bằng tiếng A-ram rồi dịch ra”.

34. Nay 18 sớ mà các khanh đệ trình đã được đọc rõ ràng* trước mặt ta.

35. Vua xem sớ cả mừng nói: “Trù biện như thế là phải lẽ, rất hợp ý trẫm.

36. Ngự sử trung thừa Tôn Biến ba lần dâng sớ can ngăn, Nhân Tông không trả lời.

37. Sau đó, Lã Hối thấy triều đình không nghe kiến nghị của mình nên dâng sớ chờ tội.

38. Căm tức, Đỗ Thúc Tĩnh liền dâng sớ xin vào nơi đấy để đánh đuổi quân xâm lược.

39. Trong sớ có đoạn: Hôm thần về, sĩ dân đứng che kín cả đường nói: Nay cha bỏ con, quan bỏ dân.

40. Doãn Kế Thiện dâng sớ báo cáo, Hoàng đế dụ rằng: “Tiễu – phủ về danh nghĩa là 2 việc, ân uy khi dùng há lại chia 2 mối?

41. Chủ Tịch Smith cũng nói rằng: “Qua Đức Thánh Linh, lẽ thật được bện chặt vào từng đường gân sớ thịt của thân thể đến nỗi chúng ta không bao giờ có thể quên được” (Doctrines of Salvation, do Bruce R.

42. 14 Vì chúng thần hưởng bổng lộc* của triều đình nên không đành lòng ngồi nhìn nguồn lợi của ngài bị tổn thất; do đó, chúng thần trình sớ này cho ngài biết 15 để mở cuộc tra cứu sử sách của các đời tiên đế.

43. Thế giới lí tưởng của tôi là một nơi mà không ai bị bỏ lại phía sau, nơi mà con người cần ở chính xác nơi họ phải ở, như là những sớ gỗ và và gân dây của cung, nơi mà sức mạnh thì dễ uốn và sự tổn thương thì mau phục hồi.

44. 6 Đây là bản sao của tờ sớ mà quan tổng đốc Tát-tê-nai của vùng Bên Kia Sông cùng Sê-ta-bô-xê-nai và các đồng sự, tức những quan tổng đốc cấp nhỏ hơn của vùng Bên Kia Sông, đã gửi cho vua Đa-ri-út; 7 chúng gửi báo cáo lên vua và viết như sau: