Thai nhi 34 tuần là bao nhiêu tháng năm 2024

Thai 34 tuần là mấy tháng, nhiều mẹ sẽ nắm rõ điều này bởi ngày dự sinh ngày càng gần, mẹ sắp được ôm bé cưng trong vòng tay. Ở giai đoạn này bé yêu đang phát triển rất nhanh để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài. Vậy chỉ số thai 34 tuần là bao nhiêu, hình ảnh, và sự phát triển ra sao, cũng như cơ thể mẹ bầu đã thay đổi như thế nào, các mẹ cùng tìm hiểu ở bài viết bên dưới mà chúng tôi chia sẻ nhé.

Thai 34 tuần là mấy tháng và các chỉ số cơ bản

Thai nhi 34 tuần là bao nhiêu tháng năm 2024

Thai 34 tuần là mấy tháng

Thai 34 tuần là mấy tháng câu trả lời là tháng thứ 8, lúc này đang ở cuối quá trình mang thai và chỉ còn khoảng 4-6 tuần là em bé chào đời, do vậy chị em cần hết sức chú ý đến tình hình sức khỏe, sự phát triển của con, và chuẩn bị đồ dùng cần thiết cho con sau khi chào đời.

Bé yêu lúc này sẽ nặng khoảng 1,9 - 2,6kg, kích thước như một trái dứa to và có chiều dài từ đỉnh đầu đến đến mông khoảng 45,3cm.

Ngoài chú ý đến chiều dài và cân nặng của bé thì mẹ khi đi siêu âm cũng cần chú ý đến các chỉ số cơ bản khác của con để nắm rõ sự phát triển của con có bình thường, hay nhỏ hơn, to hơn, để bác sĩ tư vấn các biện pháp an toàn cho cả mẹ và bé. Cụ thể một số chỉ số cơ bản mẹ bầu có thể tham khảo khi thai nhi 34 tuần:

  • Đường kính lưỡng đỉnh thai 34 tuần khoảng 78 - 91mm, trung bình khoảng 85mm
  • Chiều dài xương đùi thai 34 tuần khoảng 60-72mm, trung bình khoảng 65mm
  • Chu vi vòng bụng thai nhi 34 tuần khoảng 277 - 326mm, trung bình khoảng 302mm
  • Chu vi vòng đầu thai nhi 34 tuần khoảng 297 - 339mm, trung bình khoảng 315mm

Sự phát triển của thai 34 tuần như thế nào?

Ở tuần thứ 34, thai nhi đã có phát triển rõ ràng và biết nhiều thực hiện nhiều hành động hơn, cụ thể như:

  • Hệ tiêu hóa hoàn thiện: Hệ tiêu hóa của bé đang dần được hoàn thiện để sẵn sàng sau khi được sinh ra bé có thể hấp thụ được sữa của mẹ. Suốt cả ngày bé sẽ nuốt một lượng lớn nước ối và thận sẽ xử lý và loại bỏ dưới dạng nước tiểu. Ruột của bé chứa đầy phân trông giống như hợp chất dinh dính màu đen, và sẽ thải ra khi bé chào đời được gọi là phân xu. Cũng có trường hợp, em bé sẽ thải ngay trong bụng mẹ, điều này cảnh báo bé đang có vấn đề, bởi nếu thải trong bụng mẹ sẽ làm bẩn nước ối, khiến nước ối từ trong chuyển sang màu pha xanh, tình trạng này cần thông báo cho bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.
  • Khung xương hoàn thiện hơn: Khung xương của bé là một kết cấu phức tạp, sẽ không thể thống nhất khi chưa đủ tuần tuổi, và khi sinh ra thì khung xương của bé khá xốp, uốn theo hình dạng của ống dẫn thai. Nếu mang thai lần đầu thì có thể bé đã quay đầu chống ngược xuống dưới xương chậu để chuẩn bị cho quá trình sinh. Bé yêu to dần, không gian trong tử cung cũng hẹp dần vì thế mẹ có thể cảm nhận rõ đầu gối và khuỷu tay của bé yêu đang chuyển động trong bụng.
  • Sự hoàn thiện của hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, gan và thận: Ở tuần 34, hệ hô hấp và hệ thần kinh trung ương của bé vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Nếu bé sinh sớm khoảng 34-37 tuần mà không gặp các vấn đề về hô hấp nào khác thì chứng tỏ các cơ quan này đã hoàn thiện sớm. Trong khi đó thì gan và thận đã phát triển đầy đủ, có thể sẵn sàng làm việc.
  • Tinh hoàn di chuyển xuống bìu: Với trường hợp mẹ mang thai bé trai thì khi siêu âm thai ở tuần thứ 34, sẽ thấy tinh hoàn của bé dần di chuyển xuống bìu cũng có số lượng ít bé trai sinh ra mà tinh hoàn vẫn chưa xuống bìu, nhưng bố mẹ đừng quá lo lắng nhé vì chứng sẽ xuất hiện trước sinh nhật 1 tuổi của bé yêu.
  • Sản xuất hormone giới tính: Tại tuần thai thứ 34, cả bé trai và bé gái đều đang sản xuất rất nhiều hormone giới tính, điều này lý giải vì sao bộ phận sinh dục trông lớn và sưng hơn khi sinh ra, và da bìu của bé trai xuất hiện sắc tố sẫm màu trong vài tuần sau sinh.
  • Khuôn mặt và mắt: Khuôn mặt của bé yêu đã dần lộ rõ các nét, ngày càng tròn hơn. Tầm nhìn của bé cũng thay đổi theo ngày, từ tuần thứ 34 bé có thể nhắm và mở mắt, phản ứng với ánh sáng. Thời điểm này chưa biết được màu mắt cho đến khi sau sinh vài tháng mới xác định được màu của mắt.
  • Nhận thức được giọng nói: Một sự thật khá thú vị là ở tuần thứ 34 bé đã có thể nhận thức được giọng nói của mẹ và môi trường xung quanh. Vì thế mẹ đừng quá ngạc nhiên nếu thấy bé có những phản ứng với giọng nói của mẹ hay bố nhé.
  • Lớp da: Chỉ còn vài tuần nữa là đến ngày bé chào đời, lớp phủ sáp trắng vernix trên da để bảo vệ bé khỏi nước ối ngày càng dày lên, cung cấp chất nhầy giúp bôi trơn thuận lợi cho quá trình sinh nở.
  • Móng tay: Sau tuần thứ 33, móng tay của bé yêu vẫn đang phát triển dài và đã chạm đến đầu ngón tay.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai 34 tuần

Thai nhi 34 tuần là bao nhiêu tháng năm 2024

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai 34 tuần

1. Cơn gò sinh lý Braxton - Hicks

Nhiều mẹ cảm thấy ở tuần thứ 34 xuất hiện những cơn gò cứng bụng, và lo lắng liệu có nguy hiểm hay không. Mẹ yên tâm, những cơn gò sinh lý này hoàn toàn bình thường, và sẽ ngày càng nhiều hơn, mạnh hơn, không theo chu kỳ nhưng có thể giảm dần khi mẹ thay đổi tư thế.

Tuy nhiên, những cơn gò cứng bụng và đau liên tục, dồn dập kèm theo rỉ ối thì cẩn thận đây có thể là cơn co thắt chuyển dạ sinh non, trường hợp này mẹ cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt để kiểm tra và xử lý kịp thời.

Mẹ bầu nên dành thời gian tìm hiểu để phân biệt giữa con gò sinh lý và cơn gò chuyển dạ như vậy sẽ yên tâm hơn.

2. Đau xương chậu

Ở tuần thai thứ 34, mẹ bầu sẽ gặp tình trạng sa bụng bầu, tức bụng dần tụt xuống, hạ thấp khung xương để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Một số triệu chứng xuất hiện như đau xương chậu, đau, khó chịu vùng lưng dưới, hoặc cảm giác có vật gì nặng đè lên khu vực bàng quang.

Để cải thiện, giảm cơn đau vùng chậu, chị em cố gắng nằm hoặc ngồi xuống, hạn chế đứng quá lâu, bên cạnh đó có thể ngâm mình trong bồn nước ấm cũng giúp chị em cảm thấy thoải mái hơn.

3. Táo bón

Càng về cuối thai kỳ tình trạng táo bón của các mẹ ngày càng nặng hơn. Nguyên nhân táo bón khi mang thai là do nhu động ruột yếu đi, tử cung phát triển to ra gây chèn ép lên đường tiêu hóa, khiến chị em khó tiêu hơn. Ngoài ra cũng có thể là do ốm nghén, nôn ói nhiều dẫn đến mất nước.

Để khắc phục tình trạng này chị em nên uống đủ nước trong ngày, bổ sung chất xơ trong chế độ dinh dưỡng, nhiều loại trái cây, ngũ cốc, rau củ. Nếu táo bón nặng có thể tham khảo các biện pháp điều trị từ bác sĩ.

4. Ngứa bụng

Khi mang thai mẹ bầu cảm thấy ngứa bụng là chuyện bình thường. Nguyên nhân là do sự giãn căng da bụng và nội tiết tố thay đổi nên đây là ngứa lành tính. Tuy nhiên tình trạng này không xuất hiện nhiều, nếu chị em thường xuyên thấy ngứa dữ dội, có ảnh hưởng đến lòng bàn tay, bàn chân, hoặc toàn bộ cơ thể thì cần đi khám ngay bởi đây có thể là triệu chứng ứ mật thai kỳ - một trong những biến chứng giai đoạn cuối thai kỳ cần điều trị kịp thời.

Tình trạng ngứa bụng nếu để lâu sẽ gây nhiều phiền toái, khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt, tâm lý, tâm trạng của mẹ bầu.

5. Ngủ nghiêng

Càng về cuối thai kỳ thì việc ngủ sẽ càng khó khăn hơn và gần như các mẹ bầu không thể nằm sấp hay ngửa bởi sẽ rất khó khăn, và tư thế ngủ duy nhất đó là nằm nghiêng sang một bên. Vì chỉ thay đổi hai bên nên chị em sẽ cảm thấy đau hông và đùi, để thoải mái và có giấc ngủ trọn vẹn, các mẹ nên chuẩn bị những chiếc gối êm ái xung quanh.

6. Đi tiểu nhiều

Ngay từ đầu thai kỳ các mẹ đã quen với việc đi vệ sinh nhiều, thì tình trạng này sẽ càng nặng hơn, đặc biệt đi nhiều vào ban đêm. Đó là tử cung đang lớn dần lên chèn ép lên bàng quang, vì thế không thể chứa nhiều nước như trước nên các mẹ sẽ cảm giác buồn tiểu nhiều hơn.

Đang nằm, các mẹ tránh ngồi bật dậy đột ngột, mà cần để huyết áp có thời gian điều chỉnh, từ từ ngồi dậy, bật đèn sáng, và nhẹ nhàng đi. Bụng to nên các mẹ không thể khéo léo di chuyển như trước được nữa, cần chú ý hạn chế nguy cơ ngã trong bóng tối.

7. Đầy hơi, chướng bụng

Những triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu tuần thứ 34 không thể bỏ qua tình trạng đầy hơi, chướng bụng. Khi căng thẳng mẹ bầu thường có xu hướng nuốt không khí vào trong bụng, và kích thước thai nhi to dần chèn ép lên trực tràng dẫn đến chướng bụng, đầy hơi.

Vì thế ở giai đoạn này mẹ bầu nên cố gắng thoải mái tâm lý, giảm áp lực, căng thẳng, tập hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng.

8. Tăng tiết dịch âm đạo

Dịch âm đạo ở tuần thai thứ 34 vẫn tiết ra nhiều do tác động của hormone thai kỳ estrogen, đó là do lưu lượng máu ở vùng xương chậu tăng, kích thích lớp màng nhầy.

9. Phù ở bàn chân

Thể tích cơ thể của mẹ bầu tăng cao, dễ tích chất lỏng tại các chi như lòng bàn chân, bàn tay, mắt cá chân. Để thoải mái hơn, mẹ nên nằm kê cao chân một chút và giảm thời gian đứng càng nhiều càng tốt.

Không chỉ phù nề ở bàn chân, mà tình trạng chuột rút cũng rất hay xảy ra ở giai đoạn tuần thứ 34 do 3 thủ phạm chính là trọng lượng thai, mệt mỏi, và phù nề. Nếu bị chuột rút chị em thử đặt chân xuống bề mặt lạnh, điều này có thể chấm dứt tình trạng chuột rút.

10. Rạn da

Da bụng căng giãn nhanh trong thời gian ngắn chính là nguyên nhân gây ra các vết rạn da. Thời gian này mẹ bầu nên giữ cho cân nặng tăng đều đều, có thể sử dụng kem chống rạn lành tính theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Lời khuyên cho mẹ bầu ở tuần thứ 34 và những loại xét nghiệm cần biết

Thai nhi 34 tuần là bao nhiêu tháng năm 2024

Lời khuyên cho mẹ bầu ở tuần thứ 34

Những loại xét nghiệm cần thực hiện ở tuần thai thứ 34

Khi chạm mốc tuần thứ 34, mẹ bầu cần đi khám thai nhiều hơn, mỗi tuần 1 lần. Thời gian này đi khám sẽ có nhiều điều thú vị, mẹ có thể thấy được bé yêu đang mở mắt, che mặt, và dự đoán được lịch sinh chính xác, cũng như phương pháp sinh an toàn cho cả mẹ và bé. Tùy vào yêu cầu của bác sĩ, mà khi đi khám mẹ sẽ cần thực hiện một số loại xét nghiệm sau:

  • Đo cân nặng của mẹ: thường cân nặng tăng chậm lại hoặc dừng
  • Đo huyết áp của mẹ giai đoạn này sẽ cao hơn so với giữa thai kỳ
  • Đo lượng đường và đạm trong nước tiểu
  • Kiểm tra bàn tay, bàn chân xem có dấu hiệu giãn tĩnh mạch không.
  • Kiểm tra âm đạo, cổ tử cung quan sát sự mỏng - nong dần, giãn nở của tử cung.
  • Đo bề cao tử cung và nhịp tim của thai nhi
  • Đo kích thước của thai nhi bằng cách nắn bụng bên ngoài, từ đó có thể xác định tương đối vị trí, hướng và kích thước của thai nhi.

Lời khuyên cho mẹ bầu ở tuần thai thứ 34

Thai nhi ở tuần thứ 34 vẫn tiếp tục phát triển to hơn, mẹ cần nhiều chất dinh dưỡng cho sự phát triển của con hơn, vì thế mẹ nên nghỉ ngơi thường xuyên và lắng nghe cơ thể mình muốn gì.

  • Bảo vệ mắt: Ở giai đoạn này đôi mắt thường bị khô và nhạy cảm, mẹ nên bảo vệ đôi mắt bằng cách đeo kính râm và sử dụng loại thuốc nhỏ mắt phù hợp.
  • Duy trì chế độ luyện tập nhẹ nhàng: Ở tháng thứ 8 thai kỳ, mặc dù cơ thể có chút khó khăn vận động nhưng mẹ vẫn có thể tập yoga, massage, bơi lội nhẹ nhàng để giúp máu lưu thông tốt hơn và tăng cường sản sinh endorphin tự nhiên, giúp mẹ bầu có thể thoải mái và ngủ ngon hơn vào ban đêm, chống lại sự mệt mỏi vào ban ngày.
  • Bổ sung canxi: Nhằm đáp ứng đủ canxi cung cấp cho bé, mẹ nên bổ sung các sản phẩm từ sữa, thực phẩm tự nhiên, vitamin D,...Ngoài ra mẹ nên cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày, thuận lợi cho các bộ phận thực hiện chức năng của mình, đây là biện pháp phòng ngừa các vấn đề nhiễm trùng đường tiết niệu trong thai kỳ hiệu quả.
  • Mẹ nên tận dụng khoảng thời gian nghỉ ngơi để hoàn thiện những công việc cần thiết chuẩn bị cho bé yêu chào đời như: chuẩn bị quần áo, suy nghĩ đặt tên, chuẩn bị đồ quan trọng, sắp xếp phòng,....
  • Không nên ăn quá nhiều muối ở giai đoạn này nhằm hạn chế tình trạng dự trữ chất lỏng, ngăn chặn tình trạng tăng huyết áp và phù nề, tuy nhiên không nên cắt giảm đột ngột lượng natri bởi điều này sẽ không tốt cho sự phát triển của thai nhi.
  • Tìm hiểu tâm lý sau sinh: Phụ nữ sau sinh dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố như tâm lý thay đổi, ngoại hình không ưng ý, thiếu ngủ,...nếu chồng và người thân không tâm lý có thể gây ra chứng trầm cảm sau sinh, hậu quả vô cùng khó lường, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng mẹ và bé. Vì thế các mẹ nên tìm hiểu các thông tin sau sinh, chia sẻ với chồng, để có phương pháp chuẩn bị tốt.
  • Nhận biết, theo dõi chặt chẽ các vấn đề: Dấu hiệu chuyển dạ thực sự, phân biệt chảy dịch âm đạo và rỉ nước ối, theo dõi lượng nước ối, cân nặng của thai nhi trong 3 tháng cuối, đặc biệt khi thấy xuất hiện chảy máu âm đạo thì cần đến bác sĩ để đảm bảo tính mạnh cho mẹ và bé.

Trên đây là toàn bộ thông tin cần thiết cho mẹ mang thai 34 tuần là mấy tháng, những thay đổi cụ thể của cả mẹ và bé trong giai đoạn này để từ đó có cách khắc phục, xử lý kịp thời. Mong rằng câu trả lời cho vấn đề thai 34 tuần là mấy tháng trên sẽ là thông tin hữu ý cho mẹ. Nếu còn câu hỏi nào khác, vui lòng liên hệ đến hotline….để nhận những lời khuyên hữu ích dành cho các mẹ bầu.

Mang thai 34 tuần là bao nhiêu tháng?

Thai nhi 34 tuần là mấy tháng? Mang bầu 34 tuần có nghĩa là mẹ đã bước vào tháng thứ 8 của thai kỳ, chỉ còn 4 - 6 tuần nữa là em bé đã chào đời.

Tim thai tuần 34 bao nhiêu là bình thường?

Trung bình nhịp tim người lớn khoảng từ 60 – 90 lần/phút, nhịp tim thai nhi khoảng 120 – 160 lần/phút. Với nhịp khoảng 24 – 27 lần/phút có lẽ là những cử động gõ nhịp của thai nhi. Những cử động như thế sẽ không kéo dài như nhịp tim.

Thai 34 tuần thì nặng bao nhiêu?

1. Bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế.

Mang thai từ tháng thứ 7 là bao nhiêu tuần?

Thai 7 tháng tuổi đánh dấu sự bắt đầu của tam cá nguyệt thứ ba. Nhiều mẹ bầu thắc mắc thai 7 tháng là bao nhiêu tuần, câu trả lời thực ra rất đơn giản, thai 7 tháng bắt đầu từ tuần thứ 25 đến tuần 28 của thai kỳ.