Thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em là ai

"Người thân quen" - Thủ phạm của hơn 90% vụ xâm hại trẻ em tại Việt Nam

VTV.vn - Qua giám sát tại một số địa phương cho thấy đối tượng xâm hại trẻ em là người ruột thịt, người thân và người quen biết với trẻ có xu hướng gia tăng.

Theo báo cáo kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”,từ 1/1/2015 đến 30/6/2019, cả nước đã phát hiện, xử lý về hình sự và xử lý hành chính 8.442 vụ xâm hại trẻ em với 8.709 trẻ em bị xâm hại, trong đó có 6.432 trẻ bị xâm hại tình dục,857 trẻ bị bạo lực; 106 trẻ bị mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt; 1.314 trẻ bị xâm hại bằng các hình thức khác.

Trong các vụ xâm hại này nổi lên gây bức xúc dư luận nhất là xâm hại tình dục, chiếm 75,38% tổng số vụ xâm hại trẻ em. Nhiều địa phương, số vụ xâm hại tình dục trẻ em chiếm trên 90%. Qua giám sát cho thấy, có nhiều trường hợp trẻ em bị xâm hại nhưng chưa được phát hiện kịp thời, đầy đủ, để xử lý.

Về đối tượng xâm hại trẻ em, báo cáo của Chính phủ cho thấy, kẻ thực hiện hành vi xâm hại trẻ em rất đa dạng, có trình độ, tuổi tác, nghề nghiệp khác nhau, có cả người lạ và người quen biết với trẻ.

Qua giám sát tại một số địa phương, đối tượng xâm hại trẻ em là người ruột thịt, người thân và người quen biết với trẻ có xu hướng gia tăng như tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 97,29%; tỉnh Phú Thọ 97%; tỉnh Cà Mau 95,9%... Đáng lưu ý, có những địa phương có vụ bố đẻ xâm hại con ruột, bố dượng xâm hại con riêng của vợ, ông nội xâm hại cháu gái... Có trường hợp xâm hại tình dục dẫn đến trẻ mang thai, sinh con. Có trường hợp giết con mang tính chất dã man, mất nhân tính.

Cũng theo kết quả giám sát, các vụ xâm hại trẻ em không chỉ xảy ra ở vùng nông thôn, vùng còn khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, mà thời gian gần đây còn xảy ra nhiều ở các địa bàn kinh tế - xã hội phát triển.

Theo Đoàn giám sát của Quốc hội, môi trường giáo dục tưởng như an toàn song vẫn xảy ra nhiều vụ xâm hại trẻ em gây bức xúc trong xã hội do giáo viên sử dụng các biện pháp bạo hành; có trường hợp thầy giáo, nhân viên cơ sở giáo dục xâm hại tình dục học sinh, thậm chí đối với cả học sinh nam.

Điển hình như vụ ở Trường Tiểu học – THCS Tam Lập, tỉnh Bình Dương, có 13 trẻ bị xâm hại; vụ ở trường tiểu học tại huyện Hoài Đức, Hà Nội có 9 trẻ bị xâm hại; vụ Hiệu trưởng trường THCS dân tộc nội trú tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ xâm hại tình dục 9 học sinh nam trong thời gian dài…

Đoàn giám sát dự báo tình hình trẻ em bị xâm hại trong thời gian tới tiếp tục diễn biến phức tạp, nghiêm trọng và có chiều hướng gia tăng nếu không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em là ai
Thảo luận chương trình giám sát phòng chống xâm hại trẻ em

VTV.vn - Sáng 27/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.

*Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trênTV Online!

Từ khóa:

xâm hại tình dục, xử lý hành chính

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi Ngày hỏi

 Xâm hại tình dục trẻ em  Quan hệ tình dục với trẻ em  Nô lệ tình dục

Xâm hại tình dục trẻ em là gì?

Nội dung này được THƯ VIỆN PHÁP LUẬT tư vấn như sau:

  • Thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em là ai
  • Căn cứ pháp lý: Điều 4 Luật Trẻ em 2016

    Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào Mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.


Nguồn:

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Tin tức liên quan:

Theo thống kê của Bộ Công an trong 7 năm (từ năm 2000 - 2006), cả nước xảy ra tổng số 6.256 vụ xâm hại tình dục trẻ em (XHTDTE). Đối tượng của hành vi XHTDTE thường không phải người xa lạ mà chính là những người thân quen, có quan hệ mật thiết đã tạo được lòng tin yêu cho trẻ.

Báo CAND đã phản ánh vụ một thầy giáo Sinh học đã lợi dụng tiết học thực hành về hô hấp nhân tạo để hiếp dâm 3 học sinh và có hành vi dâm ô với 6 học sinh khác.

Đối tượng xâm hại thường là người thân quen

Một em bé chỉ mới 2 tuổi mà đã trở thành nạn nhân của XHTD. Khi người mẹ của bé gái 2 tuổi ấy đưa bé đến trung tâm tư vấn trong khi tình trạng các bộ phận kín đều bị bầm tím, trạng thái rất hoang mang, hoảng loạn, chỉ theo mẹ mà không theo bất kỳ một người nào khác. Rồi có trường hợp có em bé 3 tuổi sau khi bị hiếp dâm thì đã mất hẳn khả năng nói.

Thậm chí một em trai 16 tuổi ở TP Hồ Chí Minh cũng là nạn nhân của XHTD. Mẹ của em chơi thân với cô hàng xóm cạnh nhà. Hằng ngày cô gọi em sang chơi, cho ăn ngon, rồi những đêm trái gió trở trời cô lại gọi em sang nhờ đấm bóp. Và trong những đêm như vậy cô thường ăn mặc hở hang, cho em ăn những món ăn có chất kích dục để dụ dỗ em có hành vi tình dục.

Nói như vậy để chúng ta thấy rằng bất cứ trẻ em dù ở độ tuổi nào cũng có thể trở thành nạn nhân của XHTD, dù là bé trai hay bé gái đều có nguy cơ bị xâm hại.

Chưa có một cuộc điều tra hay nghiên cứu cụ thể nào để phân tích nguyên nhân dẫn đến những hành động của những đối tượng XHTDTE. Tuy nhiên, dù xuất phát từ nguyên nhân nào đi chăng nữa thì những hành vi đó cũng đáng bị lên án và bị trừng trị theo pháp luật. Bởi nó không chỉ làm tổn hại đến thể chất mà còn làm tổn hại đến tinh thần của nạn nhân.

Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân rất dễ nhận thấy đó là các bậc cha mẹ còn thiếu kiến thức cũng như chủ quan, không hướng dẫn con cách phòng tránh bị XHTD.

Đó là chưa kể đến một số trường hợp mặc dù cha mẹ biết là con mình bị XHTD nhưng vẫn cứ cố tình che giấu và không tố cáo tội phạm. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho những kẻ có hành vi XHTDTE vẫn tiếp tục có những hành vi đồi bại.

Cha mẹ cần phải làm gì khi trẻ bị XHTD?

Ông Đặng Nam, Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Truyền thông, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết: Trước tiên cần phải trang bị kiến thức cho các bậc cha mẹ để họ có thể hiểu được những nguy cơ và hậu quả khi trẻ em bị XHTD và cách phòng tránh.

Ví dụ như: Cha mẹ cần chủ động phòng tránh cho các em bằng cách: Dạy cho trẻ biết cách từ chối như kêu to hoặc bỏ chạy khi có kẻ muốn XHTD; không ai có quyền động chạm đến cơ thể của các em khi chưa được sự đồng ý; hướng dẫn trẻ đọc sách, báo xem phim có nội dung lành mạnh, không để trẻ đi lang thang một mình ở những nơi vắng vẻ.

Khi trẻ bị XHTD, cha mẹ cần phải tin tưởng vào các em, không đổ lỗi cho các em để tránh tình trạng làm tổn thương các em thêm một lần nữa; khuyến khích trẻ em trao đổi nói chuyện, kể lại với bố mẹ về chuyện đã xảy ra. Đồng thời tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tư vấn để họ có thể giúp đỡ và tư vấn về cách chăm sóc trẻ và tư vấn về pháp luật.

Những chuyên gia tư vấn là những người hiểu được tâm lý trẻ thơ và am hiểu về pháp luật. Chính chuyên gia tư vấn là chiếc cầu nối giữa nạn nhân với cơ quan pháp luật; hướng dẫn cho người bị hại cách làm tốt nhất để trẻ em không bị tổn thương và cách để vạch trần kẻ xâm hại.

Đối với cha mẹ của trẻ em bị XHTD, điều quan trọng là phải giữ lại bằng chứng, lập biên bản để làm cơ sở tố cáo kẻ có hành vi XHTD với trẻ em. Còn đối với trẻ em khi bị xâm hại cần phản đối một cách kiên quyết và bỏ đi ngay khi có người động chạm vào cơ thể mình một cách thô lỗ, không giữ kín chuyện đã xảy ra và nên kể lại cho người đáng tin cậy để được giúp đỡ khi bị dụ dỗ hoặc bị đe dọa.

Pháp luật đã răn đe

Theo quy định của Bộ luật Hình sự của nước ta thì mọi hành vi XHTDTE là hành vi phạm pháp. Theo Điều 112, Bộ luật Hình sự (năm 2000): Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. Cũng theo điều luật này thì mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình...

Hãy gọi đến 18001567

Để tìm hiểu, chia sẻ thông tin về những vấn đề khó nói, tế nhị, khúc mắc riêng tư; khi có nguy cơ bị xâm hại, lạm dụng thân thể, tinh thần và tình dục; khi trẻ đã bị xâm hại, lạm dụng, cần sự hỗ trợ khẩn cấp; cần tìm hiểu các thông tin liên quan đến hỗ trợ và bảo vệ trẻ em; thông báo về trẻ có nguy cơ bị xâm hại cần được bảo vệ, hãy gọi tới số điện thoại miễn phí 18001567 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội để được tư vấn (trước đây thuộc ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em).

Bích Huệ - Ly Na