Thủ tục hành chính nội bộ là gì

Từ nhiều năm nay, cải cách hành chính đã là một vấn đề mang tính tương đối phổ cập của xã hội Việt Nam. Người dân, tổ chức cảm nhận được kết quả, tác động của cải cách hành chính một cách trực tiếp nhất khi có việc phải tiếp xúc, giải quyết công việc với các cơ quan hành chính nhà nước. Vậy cải cách hành chính là gì?

Nói đầy đủ thì phải gọi là cải cách hành chính nhà nước. Thêm từ nhà nước vào là để phân biệt với cải cách hành chính không chỉ diễn ra ở khu nhà nước, mà còn ở các tổ chức, cơ quan, nhất là doanh nghiệp tư nhân, tức là khu vực tư nhân. Yếu tố quản trị,hành chính trong các doanh nghiệp khu vực tư cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp và nếu không đổi mới, cải cách thì hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng, hiệu quả thấp.

Như vậy, cải cách hành chính là một sự thay đổi có kế hoạch, theo một mục tiêu nhất định được xác định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhằm tạo ra những thay đổi trong các yếu tố cấu thành của nền hành chính, làm cho các cơ quan hành chính nhà nước hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội tốt hơn.

Nhiệm vụ của cải cách hành chính, bao gồm:

- Cải cách thể chế

- Cải cách thủ tục hành chính

- Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

- Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

- Cải cách tài chính công

- Hiện đại hóa hành chính.

Thủ tục hành chính nội bộ là gì

2. Thủ tục hành chính là gì?

Theo khoản 1, Điều 3 ngày 08/6/2010 của Chính phủ, Thủ tục hành chính (TTHC) là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức. Thông qua TTHC người dân có thể dễ dàng thực hiện được quyền của mình.

Một TTHC bao gồm các bộ phận tạo thành cơ bản sau:

- Tên TTHC;

- Trình tự thực hiện: (bao gồm cả thời gian, địa điểm thực hiện TTHC);

- Cách thức thực hiện;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thời hạn giải quyết;

- Đối tượng thực hiện TTHC;

- Cơ quan giải quyết TTHC;

- Kết quả thực hiện TTHC;

- Phí, lệ phí (nếu có);

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có, đính kèm ngay sau TTHC);

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC (nếu có);

- Căn cứ pháp lý của TTHC.

Như vậy, một TTHC phải đảm bảo đủ các nội dung nêu trên. TTHC càng được quy định rõ ràng, cụ thể bao nhiêu sẽ góp phần cải thiện môi trường kinh doanh cũng như đời sống của nhân dân./.

Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức giải quyết công việc của cơ quan hành chính Nhà nước. Theo quy định, hiện nay có các loại thủ tục hành chính nào?

Tùy thuộc vào tiêu chí xác định mà thủ tục hành chính được phân thành các loại chủ yếu sau đây:

Theo đối tượng quản lý của Nhà nước

Các thủ tục hành chính được xây dựng cho từng lĩnh vực và được phân loại theo cơ cấu, chức năng như:

- Thủ tục đăng ký kinh doanh;

- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Thủ tục làm hộ chiếu;

- Thủ tục cấp Giấy phép xây dựng;

- Thủ tục hộ khẩu…

Theo công việc của cơ quan Nhà nước

Các thủ tục hành chính này được phân loại theo hoạt động cụ thể của cơ quan Nhà nước. Theo cách này thủ tục hành chính bao gồm:

- Thủ tục thông qua và ban hành văn bản như Thủ tục thông qua và ban hành văn bản hành chính, quyết định hành chính;

- Thủ tục tuyển dụng cán bộ, công chức;

- Thủ tục khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức.

Thủ tục hành chính nội bộ là gì

Các loại thủ tục hành chính hiện nay (Ảnh minh họa)

Theo chức năng chuyên môn

Các cơ quan chuyên môn thực hiện các hoạt động nội bộ phải đảm bảo những thủ tục cần thiết theo yêu cầu chung. Theo đó, có các loại thủ tục hành chính sau:

- Thủ tục thuế, phí, lệ phí;

- Thủ tục cung cấp thông tin;

- Thủ tục hải quan;

- Thủ tục kiểm tra phòng cháy chữa cháy;

- Thủ tục kiểm tra an toàn lao động…

Theo quan hệ công tác

Thủ tục hành chính nội bộ:

Thủ tục hành chính nội bộ là thủ tục thực hiện các công việc nội bộ trong cơ quan Nhà nước, trong hệ thống cơ quan Nhà nước.

Thủ tục hành chính nội bộ thường là các thủ tục:

- Thủ tục ban hành quyết định quy phạm;

- Thủ tục ban hành quyết định nội bộ cá biệt;

- Thủ tục bổ nhiệm cán bộ…

Các thủ tục này thể hiện quan hệ giữa lãnh đạo với nhân viên; quan hệ hợp tác, phối hợp giữa các cơ quan cùng cấp.

Thủ tục hành chính văn thư:

Thủ tục này có liên quan chặt chẽ với hoạt động văn thư, gồm toàn bộ những thủ tục liên quan đến hoạt động xử lý, cung cấp, lưu trữ công văn giấy tờ và đưa ra các quyết định dưới hình thức văn bản để phục vụ giải quyết công việc.

Ví dụ:

- Thủ tục tiếp nhận công văn đi/đến

- Thủ tục vào sổ công văn…

Việc phân loại thủ tục hành chính chỉ mang tính tương đối, một thủ tục có thể thuộc nhiều loại thủ tục hành chính khác nhau.