Thủ tục mở tài khoản ngân hàng Techcombank

Xem hướng dẫn đăng ký iPay và hướng dẫn sử dụng iPay của ngân hàng tại đây.

Như vậy, bạn đã có ngay một tài khoản ngân hàng Vietinbank với 5 bước đăng ký cực đơn giản. Hiện ngân hàng này cung cấp dịch vụ cho phép người dùng đăng ký lựa chọn số tài khoản đẹp theo ý khách hàng. Để đăng ký, bạn vui lòng xem thêm trên trang chủ Vietinbank nha.

Như mọi người đã biết, có 2 loại tài khoản ngân hàng Techcombank. Đó là tài khoản cá nhân và tài khoản doanh nghiệp. Tài khoản cá nhân đã quá quen thuộc với tất cả mọi người. Nhưng tài khoản doanh nghiệp là gì? Mở tài khoản doanh nghiệp Techcombank cần những gì? Các doanh nghiệp hãy theo dõi bài viết này để biết điều kiện, thủ tục mở tài khoản và những quyền lợi của doanh nghiệp khi sử dụng tài khoản này nhé.

Tài khoản doanh nghiệp Techcombank là gì?

Thủ tục mở tài khoản ngân hàng Techcombank

Tài khoản doanh nghiệp Techcombank là tài khoản được Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam mở riêng cho doanh nghiệp. Nếu như tài khoản cá nhân chỉ đại diện cho 1 cá nhân thì tài khoản doanh nghiệp sẽ đại diện cho cả 1 doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp tạo 1 tài khoản ngân hàng là đã tham gia vào hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Hiện nay hầu hết doanh nghiệp đều đăng ký mở tài khoản ngân hàng. Nhất là với các doanh nghiệp có các khoản thu chi thường xuyên lớn. Việc giao dịch qua tài khoản ngân hàng không những tiết kiệm thời gian, công sức mà còn giúp doanh nghiệp quản lý dòng tiền thu chi dễ dàng hơn. Tài khoản dành cho doanh nghiệp hiện nay chủ yếu là tài khoản tiền gửi.

Giới thiệu các loại tiền gửi doanh nghiệp tại ngân hàng Techcombank

Có 2 loại tài khoản tiền gửi chính dành cho doanh nghiệp. Đó là tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không có kỳ hạn.

Thủ tục mở tài khoản ngân hàng Techcombank

Tiền gửi không có kỳ hạn: Là tiền mà doanh nghiệp tự nạp vào tài khoản rồi sử dụng số tiền đó để chi trả, thanh toán. Nhìn chung tài khoản loại này cũng có đầy đủ các tính năng như tài khoản cá nhân là chuyển khoản, nhận tiền, rút tiền.

Tiền gửi có kỳ hạn: Được chia nhỏ thành nhiều loại khác nhau.

  • Tiền gửi có kỳ hạn online: Doanh nghiệp nào đăng ký tài khoản ngân hàng và có đăng ký sử dụng dịch vụ internet banking kèm theo có thể mở thêm tài khoản tiết kiệm online. Gửi tiền, nộp thêm tiền vào tài khoản đều thông qua hình thức trực tuyến qua internet banking mà không cần đến ngân hàng.
  • Tiền gửi B- Epress: Là tài khoản ngân hàng có điều kiện về giá trị tối thiểu là 200 triệu đồng, kỳ hạn tối thiểu là 1 tháng. Tuy nhiên doanh nghiệp có thể linh động trong việc rút tiền gốc. Tiền gốc có thể rút trước hạn. Phần rút trước hạn tính lãi theo tiền gửi không kỳ hạn. Phần còn lại vẫn tính lãi theo tiền gửi có kỳ hạn thông thường.
  • Tiền gửi B- Plus: Là loại tài khoản tiền gửi mà ngân hàng sẽ tự động chuyển vốn từ tài khoản không kỳ hạn ( hay chính là tài khoản thanh toán) sang tài khoản tiền gửi có kỳ hạn vào cuối mỗi ngày. Như vậy doanh nghiệp vừa được hưởng lãi mà vẫn được rút tiền linh động.
  • Tiền gửi Smart Money: Nếu doanh nghiệp chọn mở tài khoản dạng này thì sẽ được hưởng lãi theo lãi suất không cố định ( tính theo lãi suất thả nổi). Trong đó, Lãi suất = Lãi suất cố định + chênh lệch tỷ giá USD/ VND giữa ngày bắt đầu gửi tiền so với ngày đáo hạn kỳ hạn tiền gửi.

Hướng dẫn cách mở tài khoản doanh nghiệp Techcombank

Nếu như bạn đang muốn mở tài khoản doanh nghiệp Techcombank nhưng chưa hiểu rõ về những điều kiện và thủ tục. Lamtheatmonline.com ở bên dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết các bước đăng ký nhanh nhất.

Điều kiện mở tài khoản doanh nghiệp ngân hàng Techcombank

Điều kiện đầu tiên quan trọng nhất để mở tài khoản doanh nghiệp đó là doanh nghiệp đó phải được thành lập hợp pháp. Có giấy phép đăng ký kinh doanh đúng theo quy định của pháp luật.

Thủ tục mở tài khoản ngân hàng Techcombank

Đối với những loại tài khoản tiền gửi khác nhau dành cho doanh nghiệp thì có những yêu cầu khác nhau về giá trị tối thiểu. Cụ thể:

  • Đối với tài khoản tiền gửi có kỳ hạn thông thường: Kỳ hạn tối thiểu là 1 tuần, không bắt buộc áp dụng giá trị tối thiểu.
  • Đối với tài khoản tiền gửi B- Plus: Kỳ hạn tối thiểu là 2 tháng, giá trị tối thiểu là 50 triệu đồng.
  • Đối với tài khoản tiền gửi B- Express: Kỳ hạn tối thiểu là 1 tháng, giá trị tối thiểu là 200 triệu đồng.
  • Đối với tài khoản tiền gửi có kỳ hạn online: Kỳ hạn tối thiểu là 1 tuần, không bắt buộc áp dụng giá trị tối thiểu.
  • Đối với tài khoản tiền gửi Smart Money: Kỳ hạn tối thiểu là 1 tháng, giá trị tối thiểu là 200 triệu đồng.
  • Đối với tài khoản thanh toán lương thông thường: Kỳ hạn tối thiểu là 1 tuần, không bắt buộc áp dụng giá trị tối thiểu.

Thủ tục mở tài khoản doanh nghiệp

Khi mở tài khoản doanh nghiệp tại ngân hàng Techcombank bạn cần chuẩn bị sẵn một số loại giấy tờ sau:

  • Phiếu yêu cầu mở tài khoản doanh nghiệp theo mẫu mới nhất của ngân hàng Techcombank.
  • Quyết định thành lập công ty + Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Hồ sơ ủy quyền ( ủy quyền cho cá nhân đến ngân hàng mở tài khoản).
  • CMND của người được ủy quyền đến ngân hàng mở tài khoản doanh nghiệp.

Tham khảo các loại phí khi sử dụng tài khoản doanh nghiệp Techcombank

Các doanh nghiệp đều nhận được ưu đãi miễn phí mở tài khoản từ ngân hàng Techcombank. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng tài khoản sẽ phát sinh một số loại phí sau:

Phí rút tiền mặt:

  • Đối với tiền VND: Miễn phí rút tiền mặt trong cùng tỉnh, thành phố. Rút tiền mặt ngoại tỉnh có mức phí bằng 0,03% số tiền rút ( tối thiểu: 20.000 VND).
  • Đối với tiền USD: Nếu rút tiền trong cùng tỉnh, thành phố: Phí rút tiền bằng 0,25% số tiền rút ( tối thiểu: 3 USD/EUR). Nếu rút tiền khác tỉnh, thành phố: Phí rút tiền bằng 0,3% số tiền rút ( Tối thiểu: 3 USD/ EUR).

Phí nộp tiền mặt:

  • Đối với tiền VND: Miễn phí nộp tiền mặt trong cùng tỉnh, thành phố. Nộp tiền mặt ngoại tỉnh có mức phí bằng 0,03% số tiền rút ( tối thiểu: 15.000 VND).
  • Đối với tiền USD: Phí nộp tiền bằng 0,25% số tiền rút ( tối thiểu: 2 USD/EUR nếu nộp tiền cùng tỉnh, thành phố và 3 USD/EUR nếu nộp tiền khác tỉnh, thành phố).

Phí chuyển khoản trong nước:

  • Đối với tiền VND: Miễn phí chuyển khoản cùng tỉnh, thành phố. Chuyển tiền khác tỉnh, thành phố cùng hệ thống Techcombank. Mức phí sẽ được tính bằng 0,01% số tiền chuyển (ít nhất 15.000 VND).
  • Phí chuyển tiền trước 3h chiều khác hệ thống ngân hàng Techcombank. Phí chuyển sẽ thu bằng 0,02% số tiền chuyển (tối thiểu: 20.000 VND). Sau 3h chiều phí chuyển tiền bằng 0,04% số tiền chuyển (tối thiểu: 25.000 VND).
  • Miễn phí chuyển khoản cùng tỉnh, thành phố. Chuyển tiền khác tỉnh, thành phố nhưng cùng trong hệ thống techcombank thì phí chuyển tiền bằng 0,01% số tiền chuyển ( tối thiểu: 2 USD). Nếu chuyển khoản khác hệ thống Techcombank trước 3h chiều thì phí chuyển tiền bằng 0,02% số tiền chuyển (tối thiểu: 5 USD), sau 3h chiều phí chuyển tiền bằng 0,04% số tiền chuyển (tối thiểu: 5 USD).

Phí chuyển khoản ra nước ngoài:

Bao gồm điện phí và phí chuyển tiền từ 0,2% đến 10% số tiền chuyển ( Tối thiểu: 10 USD).

Phí mở rộng thấu chi:

Tức là được phép thanh toán, chi trả quá số dư tài khoản.

  • Mở rộng hạn mức thấu chi thêm 500 triệu: Phí bằng 0,01% số tiền nâng HMTC ( tối thiểu: 500.000 VND).
  • Nâng hạn mức thấu chi thêm 1 tỷ: Phí bằng 0,15% số tiền nâng HMTC ( tối thiểu: 1 triệu đồng).
  • Tăng hạn mức thấu chi lên 1 tỷ: Phí bằng 0,2% số tiền nâng HMTC ( tối thiểu: 2 triệu đồng).

Phí quản lý hàng tháng:

  • Đối với tiền VND: Phí quản lý thông thường là 50.000 VND. Phí quản lý đặc biệt là 200.000 VND.
  • Đối với tiền USD: Phí quản lý bằng 20 USD / EUR.

Phí thường niên dịch vụ Internet Banking Techcombank: 200.000 VND/ năm.

Tóm lại

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến việc mở tài khoản doanh nghiệp tại ngân hàng Techcombank. Hãy cân nhắc và lựa chọn loại tài khoản thích hợp nhất với doanh nghiệp của mình nhé.

Xem thêm:

  • Làm lại thẻ ATM Techcombank bị mất