Tiểu đường ăn thịt nướng được không

Những người có nguy cơ cao phát triển bệnh tiểu đường loại 2 thường được yêu cầu ăn một chế độ ăn uống cân bằng và cắt giảm carbohydrate và đường tinh chế. Nhưng liệu thịt tự nhiên không chứa carbs có làm tăng nguy cơ mắc bệnh?

Thịt có làm tăng nguy cơ mắc bệnh?

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Diabetes Care xác định rằng, mối liên hệ tiềm ẩn giữa việc tiêu thụ thịt bằng phương pháp đốt lửa trần hoặc trên nhiệt độ cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Tiểu đường ăn thịt nướng được không

Thịt nướng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ảnh: NHẬT LINH

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, những người ăn thịt đỏ hoặc thịt gà nấu trên ngọn lửa trần hoặc sử dụng nhiệt độ cao như thịt nướng, thịt xông khói… có khả năng nhận được chẩn đoán bệnh tiểu đường cao hơn. 

Các loại thịt được nấu theo kiểu này có hàm lượng amin dị vòng (HCAs) cao. Chúng được hình thành khi các thành phần có trong thịt (như protein và đường) phản ứng với nhiệt độ cao.

Theo Viện ung thư quốc gia Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu cũng đã liên kết các hợp chất này và các hợp chất khác được gọi là hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs) làm tăng nguy cơ ung thư trong các nghiên cứu trên động vật. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chưa xác định được mối liên hệ giữa PAHs và ung thư ở người.

Khẩu phần ăn dễ gây bệnh tiểu đường

Các nhà nghiên cứu đã xác định mối liên hệ chặt chẽ giữa thịt đỏ chế biến và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Thịt chế biến bao gồm xúc xích, thịt nguội và thịt được ướp muối.

So với nhiều loại trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, thịt có lượng calo và chất béo lớn hơn. Ăn một chế độ ăn nhiều thịt cũng làm tăng lượng mỡ nội tạng hoặc mỡ bụng. Các bác sĩ cho biết, mức độ mỡ bụng cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn. Nên có thể chất béo bão hòa được tìm thấy trong các loại thịt, đặc biệt là thịt đỏ, có thể góp phần vào nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, theo Healthline.

Những loại thịt có thể ăn khi bị bệnh tiểu đường

Những người mắc bệnh tiểu đường không nhất thiết phải cắt bỏ hoàn toàn thịt, nhưng có lẽ bạn nên lựa chọn nguồn thịt một cách khôn ngoan. Dưới đây là một số cách tốt để làm điều đó:

- Nên lựa chọn các loại thịt lợn nạc như thịt thăn.

- Bỏ da gà trước khi nấu.

- Mua thịt bò nạc, lý tưởng nhất là 90% nạc (hoặc hơn).

- Mua các loại thịt có nhãn “nạc” hoặc “chọn lọc”, điều này có nghĩa là chúng có ít chất béo hơn.

- Hạn chế thịt vào bữa trưa và chọn thịt nạc gà tây, giăm bông hoặc thịt bò nướng thay vì các lựa chọn nhiều chất béo hơn, chẳng hạn như xúc xích Ý hoặc thịt ba chỉ, nếu bạn muốn ăn nó.

Tiểu đường ăn thịt nướng được không
Trà xanh và cà phê: Loại nào tốt hơn cho sức khỏe của bạn?

(PLO)- Cà phê và trà xanh là một trong những đồ uống phổ biến nhất hiện nay, cả hai đều tốt cho sức khỏe và an toàn khi tiêu thụ ở mức vừa phải.

Bác sĩ Li Aiguo đã liệt kê ra 2 loại thịt mà người tiểu đường không nên ăn, đồng thời khuyến cáo 4 loại thịt giúp kiểm soát đường huyết nhanh.

  • Không phân biệt nam hay nữ, chỉ cần có 2 biểu hiện bất thường này trên da thì 80% là ung thư gan, hãy đi khám càng sớm càng tốt
  • 5 thói quen trường thọ khi thức dậy buổi sáng chỉ những ai tuổi thọ cao mới có, nếu thường xuyên thực hiện thì đến già cũng chẳng sợ bệnh
  • 5 món "vạn người mê" này có thể khiến bạn già nhanh khủng khiếp, cơ thể cũng bị tổn hại nghiêm trọng

Tiểu đường là một căn bệnh mãn tính mà nhiều người đến nay vẫn xem nhẹ. Nếu để lâu không kiểm soát được, người bệnh tiểu đường có thể đối mặt với nhiều tổn thương về thần kinh, tim mạch, thận, mắt…

Bác sĩ nội tiết Li Aiguo (Bác sĩ trưởng Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật) cho hay: Khi bị bệnh tiểu đường, có một triệu chứng rõ ràng nhất đó là thèm ăn nhiều hơn nhưng cân nặng lại giảm đi.

Theo bác sĩ, ngày nay có không ít người trẻ mắc bệnh tiểu đường do thói quen ăn, ngủ thất thường. Do đó, ngay từ khi còn trẻ mọi người nên chủ động thay đổi các thói quen sống của mình lành mạnh hơn, đặc biệt là nên kiểm soát lượng thịt mà mình tiêu thụ.

Dù bệnh nhân tiểu đường có thể ăn tất cả các loại thịt nhưng cần kiểm soát xem loại thịt đó có giàu chất béo không, cách chế biến và phương pháp nấu nướng như thế nào…

Bác sĩ Li Aiguo đã liệt kê ra 2 loại thịt mà người tiểu đường không nên ăn, đồng thời khuyến cáo 4 loại thịt giúp kiểm soát đường huyết nhanh.

2 loại thịt có thể khiến đường huyết tăng cao

1. Các loại thịt có hàm lượng chất béo cao

Tốt nhất người bệnh tiểu đường không nên ăn các loại thịt có hàm lượng chất béo cao như thịt mỡ, lòng lợn, thịt ba chỉ bò, óc lợn, da lợn, da gà, da vịt, gan lợn… các loại thịt này có mức năng lượng cao, chất béo bão hòa cao, hàm lượng cholesterol cao nhưng giá trị dinh dưỡng thấp, có thể ảnh hưởng lớn đến lipid máu và đường huyết, ngay cả người khỏe mạnh cũng không nên ăn nhiều.

Tiểu đường ăn thịt nướng được không

2. Thịt hun khói, thịt nướng, thịt chế biến sẵn

Các loại thịt như thịt hun khói, thịt nướng, thịt tẩm ướp, xúc xích… thường chứa nhiều muối, nhiều đường, axit béo bão hòa, các chất bảo quản. Các loại thịt này sẽ ảnh hưởng đến insulin trong cơ thể, tích mỡ nhiều hơn, vì thế tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Tiểu đường ăn thịt nướng được không

Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều thịt. Mặc dù thịt rất giàu chất dinh dưỡng nhưng không nên ăn nhiều, một chế độ ăn uống cân bằng là nền tảng kiểm soát đường huyết tốt nhất. Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn 100-150g thịt mỗi ngày, tùy tình trạng sức khỏe. Nên tăng cường rau, trái cây, trứng, sữa, đậu…

Bác sĩ khuyến cáo 4 loại thịt nên tăng cường để hỗ trợ kiểm soát đường huyết

1. Thịt vịt

Nếu bạn muốn kiểm soát lượng đường trong máu, thịt vịt có thể là một lựa chọn tuyệt vời. Theo bác sĩ Li Aiguo, thịt vịt có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, rất giàu protein... nhưng lại có hàm lượng chất béo thấp. Tiêu thụ thịt vịt ở mức độ hợp lý sẽ có tác dụng cải thiện nồng độ lipid máu, cải thiện khả năng hoạt động của insulin, nhờ đó giúp việc kiểm soát đường huyết hiệu quả. Tuy nhiên cần lưu ý rằng khi ăn thịt vịt cần bỏ da.

Tiểu đường ăn thịt nướng được không

2. Thịt ức gà

Thịt ức gà là một lựa chọn rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường vì chúng giàu protein để làm giảm sự thèm ăn, lượng chất béo lại tương đối thấp... tiêu thụ phù hợp có thể có tác dụng kiểm soát đường huyết, nhưng cần lưu ý chọn các phương pháp nấu ăn như hấp, luộc thay vì chiên, xào.

3. Thịt thỏ

Thịt thỏ chứa nhiều protein chất lượng cao, vitamin và nhiều loại khoáng chất dinh dưỡng, ít calo và chất béo, rất có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu. Bác sĩ Li Aiguo cũng cho biết, loại thịt này có tác dụng rất tốt đối với các bệnh tim mạch và mạch máu não, vì thế nhìn chung rất tốt cho sức khỏe.

Tiểu đường ăn thịt nướng được không

4. Cá

Cá là loại thịt giàu đạm, ít chất béo, đồng thời rất giàu axit béo không no... Các chất này có thể giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và mạch máu não, đồng thời có lợi cho việc kiểm soát đường huyết.

Tiểu đường ăn thịt nướng được không