Trật tự an toàn giao thông đường thủy là gì năm 2024

1. Phá hoại công trình giao thông đường thủy nội địa; tạo vật chướng ngại gây cản trở giao thông đường thủy nội địa.

2. Mở cảng, bến thủy nội địa trái phép; đón, trả người hoặc xếp, dỡ hàng hóa không đúng nơi quy định.

3. Xây dựng trái phép nhà, lều quán hoặc các công trình khác trên đường thủy nội địa và phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.

4. Đổ đất, đá, cát, sỏi hoặc chất thải khác, khai thác trái phép khoáng sản trong phạm vi luồng và hành lang bảo vệ luồng; đặt cố định ngư cụ, phương tiện khai thác, nuôi trồng thủy sản trên luồng.

5. Đưa phương tiện không đủ điều kiện hoạt động theo quy định tại Điều 24 của Luật này tham gia giao thông đường thủy nội địa; sử dụng phương tiện không đúng công dụng hoặc không đúng vùng hoạt động theo giấy chứng nhận an toàn kỹthuật và bảo vệ môi trường của cơ quan đăng kiểm.

5a. Giao phương tiện cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường thủy nội địa.

6. Bố trí thuyền viên không đủ định biên theo quy định khi đưa phương tiện vào hoạt động; thuyền viên, người lái phương tiện làm việc trên phương tiện khôngcó giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc giấy chứngnhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn không phù hợp.

7. Chở hàng hóa độc hại, dễ cháy, dễ nổ, động vật lớn chung với hành khách; chở quá sức chở người của phương tiện hoặc quá vạch dấu mớn nước an toàn.

8. Thuyền viên, người lái phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn hoặc có các chất kích thích khác mà luật cấm sử dụng.

9. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm; xâm phạm tính mạng, tài sản khi phương tiện bị nạn; lợi dụng việc xảy ra tai nạn làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn.

10. Vi phạm báo hiệu hạn chế tạo sóng hoặc các báo hiệu cấm khác.

11. Tổ chức đua hoặc tham gia đua trái phép phương tiện trên đường thủy nội địa; lạng lách gây nguy hiểm cho phương tiện khác.

12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, gây phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ; thực hiện hoặc cho phép thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường thủy nội địa.

13. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về giao thông đường thủy nội địa.

Câu 2. Phương tiện thủy nội địa hoạt động phải đảm bảo các điều kiện gì?

Điều 24 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định về điều kiện hoạt động của phương tiện:

1. Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, phương tiện có sức chở trên 12 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm các điều kiện sau:

  1. Đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 26 của Luật này;
  1. Có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; kẻ hoặc gắn số đăng ký, vạch dấu mớn nước an toàn, ghi số lượng người được phép chở trên phương tiện;
  1. Có đủ định biên thuyền viên và danh bạ thuyền viên theo quy định.

2. Đối với phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1Điều này.

3. Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 1 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 5 người khi hoạt động trên đườngthủy nội địa phải có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa và bảo đảm điều kiện an toàn như sau:

  1. Thân phương tiện phải chắc chắn, không bị rò nước vào bên trong; phương tiện phải thắp một đèn có ánh sáng trắng ở nơi dễ nhìn nếu hoạt động vào ban đêm; phương tiện chở người phải có đủ chỗ cho người ngồi cân bằng trên phương tiện và có đủ áo phao hoặc dụng cụ cứu sinh cho số người được phép chởtrên phương tiện;
  1. Máy lắp trên phương tiện phải chắc chắn, an toàn, dễ khởi động và hoạt động ổn định;
  1. Phương tiện phải được kẻ hoặc gắn số đăng ký, ghi số lượng người được phép chở trên phương tiện;
  1. Phương tiện phải được sơn vạch dấu mớn nước an toàn và khi chở người, chở hàng không được ngập qua vạch dấu mớn nước an toàn. Dấu mớn nước an toàn của phương tiện được sơn một vạch có màu khác với màu sơn mạn phương tiện; vạch sơn có chiều rộng 25 milimét, chiều dài 250 milimét nằm ngang trên hai bên mạn tại vị trí giữa của chiều dài lớn nhất của phương tiện; mép trên của vạch sơn cách mép mạn 100 milimét đối với phương tiện chở hàng, cách mép mạn 200 milimét đối với phương tiện chở người.

4. Đối với phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc sức chởdưới 5 người hoặc bè khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm điều kiện an toàn quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

5. Phương tiện phải bảo đảm còn niên hạn sử dụng theo quy định của Chính phủ.

Câu 3. Đăng ký phương tiện thủy nội địa được quy định như thế nào?

Điều 25 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định việc đăng ký phương tiện như sau:

1. Phương tiện có nguồn gốc hợp pháp, đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹthuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký.

2. Phương tiện của tổ chức, cá nhân được đăng ký tại nơi chủ phương tiện đặt trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

3. Phương tiện phải đăng ký lại trong các trường hợp sau:

  1. Chuyển quyền sở hữu;
  1. Thay đổi tên, tính năng kỹ thuật;
  1. Trụ sở hoặc nơi đăng ký thường trú của chủ phương tiện chuyển sang đơn

vị hành chính cấp tỉnh khác;

  1. Chuyển đăng ký từ cơ quan đăng ký khác sang cơ quan đăng ký phương

tiện thủy nội địa.

4. Chủ phương tiện phải khai báo để xóa tên và nộp lại giấy chứng nhận đăng ký phương tiện cho cơ quan đã đăng ký phương tiện trong các trường hợp sau đây:

  1. Phương tiện bị mất tích;
  1. Phương tiện bị phá hủy;
  1. Phương tiện không còn khả năng phục hồi;
  1. Phương tiện được chuyển nhượng ra nước ngoài.

5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc đăng ký phương tiện, trừcác phương tiện quy định tại khoản 6 Điều này.

6. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định và tổ chức đăng ký phương tiện làm nhiệm vụquốc phòng, an ninh.

7. Miễn đăng ký đối với phương tiện quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật này.

8. Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức đăng ký phương tiện theo quy định của

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và tổ chức quản lý phương tiện được miễn đăng ký.

Câu 4. Phương tiện thủy nội địa có cần phải đăng kiểm không?

Điều 26 Luật giao thông thủy nội địa quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa như sau:

1. Phương tiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 24 của Luật này thuộc diện đăng kiểm; chủ các loại phương tiện này phải thực hiện quy định sau đây:

  1. Khi đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện phải có hồ sơ thiết kế được cơ quan đăng kiểm thẩm định;
  1. Trong quá trình phương tiện hoạt động phải chịu sự kiểm tra về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của cơ quan đăng kiểm Việt Nam; chịu trách nhiệm bảo đảm tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện theo các tiêu chuẩn quy định giữa hai kỳ kiểm tra.

2. Cơ quan đăng kiểm khi thực hiện kiểm tra an toàn kỹ thuật của phương tiện phải tuân theo hệ thống quy phạm, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Người đứng đầu cơ quan đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện kiểm tra phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra.

3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện; quy định và tổ chức thực hiện thống nhất việc đăng kiểm phương tiện trong phạm vi cả nước, trừ các phương tiện quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệmôi trường của phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; quy định và tổchức việc đăng kiểm phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Câu 5. Chức danh thuyền viên cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào?

Điều 29 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định về chức danh và tiêu chuẩn chức danh thuyền viên:

1. Chức danh thuyền viên trên phương tiện bao gồm thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó, thủy thủ, thợ máy.

Chủ phương tiện, người thuê phương tiện có trách nhiệm bố trí đủ các chức danh, định biên thuyền viên làm việc trên phương tiện và lập danh bạ thuyền viên theo quy định.

2. Thuyền viên làm việc trên phương tiện phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

  1. Đủ 16 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam;
  1. Đủ tiêu chuẩn sức khỏe và phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm;
  1. Có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh, loại phương tiện.

3. Bộ trưởng Bộ Y tế thống nhất với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn sức khỏe của thuyền viên.

4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độtrách nhiệm và định biên thuyền viên của từng loại phương tiện, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.

5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ trách nhiệm và định biên thuyền viên của phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Câu 6. Để dự thi nâng hạng Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng cần đảm bảo các điều kiện gì?

Điều 32 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định điều kiện dự thi nâng

hạng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng:

1. Người dự thi nâng hạng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền

trưởng, máy trưởng phải bảo đảm các điều kiện sau:

  1. Tuân thủ điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 29 của Luật này;
  1. Có đủ thời gian làm việc theo chức danh tương ứng với giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc thời gian làm việc theo chức danh đào tạo;
  1. Tham gia khóa đào tạo dự thi nâng hạng.

2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết thời gian làm việc theo chức danh quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và điều kiện dự thi nâng hạng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết điều

kiện dự thi nâng hạng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy

trưởng của phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Câu 7. Người đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng được quy định như

thế nào?

Điều 33 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định về việc đảm nhiệm

chức danh thuyền trưởng như sau:

1. Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng

được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của loại phương tiện phù hợp với hạng

giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng.

2. Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng cao hơn được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của loại phương tiện được quy định cho chức danh thuyền trưởng hạng thấp hơn.

3. Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng được đảm nhiệm chức danh thuyền phó của loại phương tiện được quy định cho chức danh thuyền trưởng cao hơn một hạng.

4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết việc thuyền viên đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.

5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết việc thuyền viên đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của phương tiện làm nhiệm vụquốc phòng, an ninh.

Câu 8. Người đảm nhiệm chức danh máy trưởng được quy định như thếnào?

Điều 34 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định về việc đảm nhiệm chức danh máy trưởng như sau:

1. Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng được đảm nhiệm chức danh máy trưởng của loại phương tiện phù hợp với hạng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng.

2. Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng cao hơn được đảm nhiệm chức danh máy trưởng của loại phương tiện được quy định cho chức danh máy trưởng hạng thấp hơn.

3. Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng được đảm nhiệm chức danh máy phó của loại phương tiện được quy định cho chức danh máy trưởng cao hơn một hạng.

4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết việc thuyền viên đảm nhiệm chức danh máy trưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.

5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết việc thuyền viên đảm nhiệm chức danh máy trưởng của phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Câu 9. Người lái phương tiện giao thông đường thủy nội địa cần đảm bảo những điều kiện gì?

Điều 35 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định về điều kiện của người lái phương tiện như sau:

1. Người lái phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người phải có các điều kiện sau đây:

  1. Đủ 18 tuổi trở lên;
  1. Có chứng nhận đủ sức khỏe của cơ quan y tế và biết bơi;
  1. Có chứng chỉ lái phương tiện.

2. Người lái phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 5 tấn

hoặc có sức chở đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 5 người phải đủ 15 tuổi trở lên, đủ sức khỏe, biết bơi, phải học tập pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và được cấp giấy chứng nhận. Trường hợp sử dụng phương tiện vào mục đích kinh doanh thì độ tuổi của người lái phương tiện phải tuân theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc đào tạo, cấp chứng chỉ lái phương tiện, giấy chứng nhận học tập pháp luật về giao thông đường thủy nội địa cho người lái phương tiện.

Câu 10. Thuyền trưởng, người lái phương tiện khi điều khiển phương tiện phải chấp hành quy tắc giao thông đường thủy nội địa nào?

Điều 36 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định việc chấp hành quy tắc giao thông đường thủy nội địa

1. Thuyền trưởng, người lái phương tiện khi điều khiển phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa phải tuân theo quy tắc giao thông và báo hiệu đường thủy nội địa quy định tại Luật này.

2. Thuyền trưởng tàu biển, tàu cá khi điều khiển tàu biển, tàu cá hoạt động trên đường thủy nội địa phải tuân theo báo hiệu đường thủy nội địa và quy tắc giao thông quy định đối với phương tiện có động cơ.

3. Thuyền trưởng, người lái phương tiện khi hành trình phải điều khiển phương tiện với tốc độ an toàn để có thể xử lý các tình huống tránh va, không gây mất an toàn đối với phương tiện khác hoặc tổn hại đến các công trình; giữ khoảng cách an toàn giữa phương tiện mình đang điều khiển với phương tiện khác; phải giảm tốc độ của phương tiện trong các trường hợp sau đây:

  1. Đi gần phương tiện đang thực hiện nghiệp vụ trên luồng, phương tiện bịnạn, phương tiện chở hàng nguy hiểm;
  1. Đi trong phạm vi cảng, bến thủy nội địa;
  1. Đi gần đê, kè khi có nước lớn.

4. Thuyền trưởng, người lái phương tiện khi hành trình không được bám, buộc phương tiện của mình vào phương tiện chở khách, phương tiện chở hàng nguy hiểm đang hành trình hoặc để phương tiện chở khách, phương tiện chở hàng nguy hiểm bám, buộc vào phương tiện của mình, trừ trường hợp cứu hộ, cứu nạn hoặc trường hợp bất khả kháng.

Câu 11. Các phương tiện nào được thực hiện quyền ưu tiên đi trước khi tham gia giao thông đường thủy nội địa?

Điều 38 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định về quyền ưu tiên của phương tiện làm nhiệm vụ đặc biệt như sau:

1. Những phương tiện làm nhiệm vụ đặc biệt sau đây được ưu tiên đi trước khi qua âu tàu, cống, đập, cầu không mở thường xuyên, nơi có điều tiết giao thông, luồng giao nhau, luồng cong gấp, theo thứ tự sau đây:

  1. Phương tiện chữa cháy;
  1. Phương tiện cứu nạn;
  1. Phương tiện hộ đê;
  1. Phương tiện của quân đội, công an làm nhiệm vụ khẩn cấp;

đ) Phương tiện, đoàn phương tiện có công an hộ tống hoặc dẫn đường.

2. Phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải chủ động phát tín hiệu điều động theo quy định tại Điều 46 của Luật này.

3. Thuyền trưởng, người lái phương tiện của phương tiện không quy định tại khoản 1 Điều này khi thấy tín hiệu của phương tiện làm nhiệm vụ đặc biệt phảigiảm tốc độ phương tiện của mình, đi sát về một phía luồng để nhường đường.

Câu 12. Các phương tiện khi đi đối hướng nhau tránh nhau theo nguyên tắc nào?

Điều 39 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định về phương tiện tránh nhau khi đi đối hướng nhau:

1. Khi hai phương tiện đi đối hướng nhau có nguy cơ va chạm, thuyền trưởng, người lái phương tiện phải giảm tốc độ, tránh và nhường đường theo nguyên tắc sau đây:

  1. Phương tiện đi ngược nước phải tránh và nhường đường cho phương tiện đi xuôi nước. Trường hợp nước đứng, phương tiện nào phát tín hiệu xin đường trước thì phương tiện kia phải tránh và nhường đường;
  1. Phương tiện thô sơ phải tránh và nhường đường cho phương tiện có động cơ, phương tiện có động cơ công suất nhỏ hơn phải tránh và nhường đường cho phương tiện có động cơ công suất lớn hơn, phương tiện đi một mình phải tránh và nhường đường cho đoàn lai;
  1. Mọi phương tiện phải tránh bè và tránh phương tiện có tín hiệu mất chủđộng, phương tiện bị nạn, phương tiện đang thực hiện nghiệp vụ trên luồng.

2. Khi tránh nhau, phương tiện được nhường đường phải chủ động phát tín hiệu điều động theo quy định tại Điều 46 của Luật này và đi về phía luồng đã báo, phương tiện kia phải tránh và nhường đường.

Câu 13. Nguyên tắc tránh nhau của các phương tiện khi đi cắt hướng nhau?

Điều 40 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định về phương tiện tránh nhau khi đi cắt hướng nhau:

Khi hai phương tiện đi cắt hướng nhau có nguy cơ va chạm, thuyền trưởng, người lái phương tiện phải giảm tốc độ, tránh và nhường đường theo nguyên tắc sau đây:

1. Phương tiện thô sơ phải tránh và nhường đường cho phương tiện có động cơ;

2. Mọi phương tiện phải tránh bè;

3. Phương tiện có động cơ nào nhìn thấy phương tiện có động cơ khác bên mạn phải của mình thì phải tránh và nhường đường cho phương tiện đó.

Câu 14. Thuyền buồm tránh nhau theo nguyên tắc nào?

Điều 41 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định về thuyền buồm tránh nhau:

1. Phương tiện khi di chuyển bằng buồm tránh nhau theo nguyên tắc sau đây:

  1. Thuyền đi thuận gió tránh thuyền đi ngược gió;
  1. Thuyền được gió mạn trái tránh thuyền được gió mạn phải;
  1. Thuyền đi trên gió tránh thuyền đi dưới gió.

2. Phương tiện thô sơ khác phải tránh thuyền buồm.

Câu 15. Các phương tiện thủy nội địa vượt nhau phải tuân thủ các nguyên tắc gì?

Điều 42 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định về phương tiện vượt nhau:

1. Phương tiện vượt nhau thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

  1. Phương tiện xin vượt phải phát âm hiệu một tiếng dài, lặp lại nhiều lần;
  1. Phương tiện bị vượt, khi nghe thấy âm hiệu xin vượt, nếu thấy an toàn phải giảm tốc độ và phát âm hiệu điều động theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều 46 của Luật này và đi về phía luồng đã báo cho đến khi phương tiện xin vượt đã vượt qua; nếu không thể cho vượt thì phát âm hiệu 5 tiếng ngắn;
  1. Phương tiện xin vượt, khi nghe thấy âm hiệu điều động của phương tiện bịvượt thì mới được vượt; khi vượt phải phát âm hiệu báo phía vượt của mình và phải giữ khoảng cách ngang an toàn với phương tiện bị vượt.

2. Phương tiện xin vượt không được vượt trong các trường hợp sau đây:

  1. Nơi có báo hiệu cấm vượt;
  1. Phía trước có phương tiện đi ngược lại hay có vật chướng ngại;
  1. Nơi luồng giao nhau, luồng cong gấp hoặc có báo hiệu chiều rộng luồng hạn chế;
  1. Khi đi qua khoang thông thuyền của cầu, cống, âu tàu, khu vực điều tiết giao thông;

đ) Trường hợp khác không bảo đảm an toàn.

Câu 16. Các phương tiện thủy nội địa khi đi qua khoang thông thuyềncủa cầu, cống được quy định như thế nào?

Điều 43 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định về phương tiện đi qua khoang thông thuyền của cầu, cống:

1. Trước khi đưa phương tiện đi qua khoang thông thuyền, thuyền trưởng, người lái phương tiện phải thực hiện các quy định sau đây:

  1. Nắm vững các thông số chiều rộng, chiều cao của khoang thông thuyền, tình trạng luồng và dòng chảy;
  1. Kiểm tra hệ thống lái, neo, đệm chống va, sào chống;
  1. Trường hợp là đoàn lai, phải lập phương án lắp ghép đội hình phù hợp với

chiều rộng và chiều cao của khoang thông thuyền, phân công nhiệm vụ cụ thể cho

từng thuyền viên.

2. Thuyền trưởng, người lái phương tiện chỉ được đưa phương tiện qua khoang thông thuyền khi xét thấy đủ điều kiện an toàn; trường hợp cần thiết, phải xin chỉ dẫn của bộ phận điều tiết giao thông hoặc đơn vị quản lý đường thủy nội địa.

3. Thuyền trưởng, người lái phương tiện phải điều khiển phương tiện đi đúng khoang có báo hiệu thông thuyền; đối với những khoang thông thuyền có phao dẫn luồng, phải điều khiển phương tiện đi trong giới hạn của hai hàng phao.

4. Nơi khoang thông thuyền có dòng nước xoáy hoặc chảy xiết, nếu thấy không an toàn, thuyền trưởng, người lái phương tiện phải tìm biện pháp để đưa phương tiện qua khoang thông thuyền an toàn; trường hợp phải chờ qua khoang thông thuyền, phương tiện phải được neo buộc chắc chắn tại vị trí an toàn và bố trí người trực trên phương tiện.

5. Những nơi có điều tiết giao thông, thuyền trưởng, người lái phương tiện phải chấp hành hiệu lệnh của người điều tiết giao thông.

Câu 17. Tín hiệu của phương tiện giao thông đường thủy nội địa gồm những tín hiệu nào?

Điều 45 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định về các tín hiệu của phương tiện:

1. Tín hiệu của phương tiện dùng để thông báo tình trạng hoạt động của phương tiện, bao gồm:

  1. Âm hiệu là tín hiệu âm thanh phát ra từ còi, chuông, kẻng hoặc từ các vật khác;
  1. Đèn hiệu là tín hiệu ánh sáng được sử dụng từ lúc mặt trời lặn đến lúc mặt trời mọc hoặc trong trường hợp tầm nhìn bị hạn chế;
  1. Dấu hiệu là những vật thể có hình dáng, màu sắc, kích thước được sửdụng trong các trường hợp do Luật này quy định;
  1. Cờ hiệu là loại cờ có hình dáng, màu sắc, kích thước được sử dụng trong các trường hợp do Luật này quy định.

2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn kỹ thuật của âm

hiệu, đèn hiệu, dấu hiệu và cờ hiệu.

Câu 18. Tín hiệu điều động phương tiện giao thông thủy nội địa được hướng dẫn như thế nào?

Điều 46 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định về tín hiệu điều động phương tiện:

1. Khi cần đổi hướng đi, thuyền trưởng, người lái phương tiện phải phát âm hiệu điều động phương tiện mà mình đang điều khiển như sau:

  1. Một tiếng ngắn là tín hiệu đổi hướng đi sang phải;
  1. Hai tiếng ngắn là tín hiệu đổi hướng đi sang trái;
  1. Ba tiếng ngắn là tín hiệu chạy lùi.

2. Ngoài những âm hiệu quy định tại khoản 1 Điều này, phương tiện có thểđồng thời phát đèn hiệu như sau:

  1. Một chớp đèn là tín hiệu đổi hướng đi sang phải;
  1. Hai chớp đèn là tín hiệu đổi hướng đi sang trái;
  1. Ba chớp đèn là tín hiệu chạy lùi.

Câu 19. Âm hiệu thông báo của phương tiện giao thông thủy nội địa được hướng dẫn như thế nào?

Điều 47 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định về âm hiệu thông báo

của phương tiện:

Thuyền trưởng, người lái phương tiện thông báo tình trạng hoạt động của phương tiện mà mình đang điều khiển bằng âm hiệu như sau:

1. Bốn tiếng ngắn là tín hiệu gọi các phương tiện khác đến giúp đỡ;

2. Năm tiếng ngắn nhanh, liên tiếp là tín hiệu không thể nhường đường;

3. Một tiếng dài là tín hiệu xin đường, các phương tiện khác chú ý;

4. Hai tiếng dài là tín hiệu dừng lại;

5. Ba tiếng dài là tín hiệu sắp cập bến, rời bến, chào nhau;

6. Bốn tiếng dài là tín hiệu xin mở cầu, cống, âu tàu;

7. Ba tiếng ngắn, ba tiếng dài, ba tiếng ngắn là tín hiệu có người trên phương tiện bị ngã xuống nước;

8. Một tiếng dài, hai tiếng ngắn là tín hiệu phương tiện bị mắc cạn, phương tiện đang thực hiện nghiệp vụ trên luồng;

9. Hai tiếng dài, hai tiếng ngắn là tín hiệu phương tiện mất chủ động.

Câu 20. Cách sử dụng âm hiệu khi tầm nhìn bị hạn chế được Luật giao thông đường thủy nội địa quy định như thế nào?

Điều 48 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định về âm hiệu khi tầm nhìn bị hạn chế:

Khi có sương mù, mưa to hoặc vì lý do khác mà tầm nhìn bị hạn chế, phương tiện phải phát âm hiệu như sau:

1. Cách hai phút phát một tiếng dài là tín hiệu phương tiện đi chậm hay đã

dừng máy nhưng còn di chuyển theo quán tính;

2. Cách hai phút phát hai tiếng dài là tín hiệu phương tiện đã dừng lại.

Câu 21. Tín hiệu trên phương tiện mất chủ động được quy định như thếnào?

Điều 55 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định về tín hiệu trên phương tiện mất chủ động:

Khi phương tiện không còn hoạt động theo sự điều khiển của thuyền trưởng, người lái phương tiện thì phải phát âm hiệu theo quy định tại khoản 9 Điều 47 của Luật này, đồng thời phải bố trí tín hiệu theo quy định sau đây:

1. Ban đêm, thắp hai đèn đỏ, đặt theo chiều thẳng đứng ở vị trí cao nhất của phương tiện, nếu còn di chuyển theo quán tính thì phương tiện loại A phải thắp thêm đèn mạn và đèn trắng lái, phương tiện loại B phải thắp thêm đèn nửa xanh nửa đỏ;

2. Ban ngày, ở vị trí cao nhất của phương tiện treo một dấu hiệu gồm hai hình thoi góc vuông màu đen, mỗi cạnh 0,3 mét ghép theo kiểu múi khế.

Câu 22. Tín hiệu trên phương tiện đang thực hiện nghiệp vụ trên luồng hoặc phương tiện bị mắc cạn trên luồng được hướng dẫn như thế nào?

Điều 57 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định về tín hiệu trên phương tiện đang thực hiện nghiệp vụ trên luồng hoặc phương tiện bị mắc cạn trên luồng:

1. Đối với phương tiện đang thực hiện nghiệp vụ trên luồng hoặc phương

tiện bị mắc cạn trên luồng mà một bên luồng còn lưu thông được:

  1. Ban đêm, ở vị trí cao nhất trên cột đèn thắp một đèn đỏ, một đèn xanh,

đèn đỏ cao hơn đèn xanh 1 mét; phía luồng còn lưu thông được thắp một đèn trắng

đặt cao hơn mặt nước 2 mét;

  1. Ban ngày, ở vị trí cao nhất trên cột đèn treo một dấu hiệu gồm hai hình

vuông màu đen, mỗi cạnh 0,3 mét ghép theo kiểu múi khế.

2. Đối với phương tiện đang thực hiện nghiệp vụ trên luồng hoặc phương

tiện bị mắc cạn chặn hết luồng:

  1. Ban đêm, ở vị trí cao nhất trên cột đèn thắp hai đèn đỏ cách nhau 1 mét;
  1. Ban ngày, ở vị trí cao nhất trên cột đèn treo hai dấu hiệu, mỗi dấu hiệu

gồm hai hình vuông màu đen, mỗi cạnh 0,3 mét ghép theo kiểu múi khế;

3. Tại khu vực luồng giao nhau, luồng cong gấp mà tầm nhìn bị hạn chế thì ngoài tín hiệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trên phương tiện còn phải có người cảnh giới và phát âm hiệu theo quy định tại khoản 8 Điều 47 của Luật này.

Câu 23. Phương tiện chở hàng nguy hiểm có tín hiệu như thế nào?

Điều 59 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định về tín hiệu trên phương tiện chở hàng nguy hiểm:

1. Ban đêm, ngoài các đèn hiệu quy định tại Điều 50 của Luật này, ở vị trí cao nhất trên cột đèn thắp một đèn đỏ.

2. Ban ngày, ở vị trí cao nhất trên cột đèn treo cờ hiệu “Cờ chữ B”.

Câu 24. Nhận biết tín hiệu trên phương tiện có người ngã xuống nước được quy định như thế nào?

Điều 61 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định về tín hiệu trên phương tiện có người ngã xuống nước:

1. Ban đêm, trên cột đèn thắp một đèn xanh giữa hai đèn đỏ, các đèn đặt cách nhau 1 mét, đèn đỏ dưới cao hơn mặt nước 2 mét, đồng thời phát âm hiệu liên tục theo quy định tại khoản 7 Điều 47 của Luật này.

2. Ban ngày, trên cột đèn treo cờ hiệu “Cờ chữ O”, đồng thời phát âm hiệu liên tục theo quy định tại khoản 7 Điều 47 của Luật này.

Câu 25. Cách nhận biết tín hiệu trên phương tiện yêu cầu cảnh sát, thanh tra giao thông đường thủy nội địa hỗ trợ; phương tiện bị nạn yêu cầu cấp cứu?

Điều 62 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định về tín hiệu trên

phương tiện yêu cầu cảnh sát, thanh tra giao thông đường thủy nội địa hỗ trợ:

1. Ban đêm, trên cột đèn thắp một đèn xanh trên một đèn đỏ, đặt cách nhau 1 mét.

2. Ban ngày, trên cột đèn treo cờ xanh.

Điều 64 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định về tín hiệu trên phương tiện bị nạn yêu cầu cấp cứu:

1. Ban đêm, ở vị trí cao nhất trên cột đèn thắp một đèn vàng.

2. Ban ngày, trên cột đèn treo cờ hiệu “Cờ chữ Q” phía trên cờ hiệu “Cờ chữL”.

Câu 26. Tín hiệu báo trạm kiểm soát, phương tiện tuần tra, kiểm soát giao thông được quy định như thế nào?

Điều 65 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định về tín hiệu báo trạm kiểm soát, phương tiện tuần tra, kiểm soát giao thông:

Cảnh sát đường thủy bố trí tín hiệu báo trạm kiểm soát, phương tiện tuần tra, kiểm soát giao thông như sau:

1. Tại trạm kiểm soát giao thông, ở vị trí cao, dễ quan sát nhất:

  1. Ban đêm, thắp một đèn xanh trên một đèn trắng, đặt cách nhau 0,6 mét trên cùng một cột dọc;
  1. Ban ngày, treo cờ hiệu “Cờ chữ K”;

2. Trên phương tiện tuần tra, kiểm soát giao thông:

  1. Ban đêm, ngoài các đèn hiệu quy định tại Điều 50 của Luật này, ở vị trí cao nhất trên cột đèn thắp một đèn xanh trên một đèn trắng, cách nhau 0,6 mét;
  1. Ban ngày, ở vị trí cao nhất trên cột đèn treo cờ hiệu “Cờ chữ K”.

Câu 27. Cách nhận biết tín hiệu gọi phương tiện để kiểm soát giao thông?

Điều 66 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định về tín hiệu gọi phương tiện để kiểm soát giao thông:

Ngoài tín hiệu quy định tại Điều 65 của Luật này, Cảnh sát đường thủy khi gọi phương tiện để kiểm soát phải phát tín hiệu như sau:

1. Ban đêm, hướng đèn hiệu về phía phương tiện cần kiểm soát, phát một chớp sáng dài, một chớp sáng ngắn, một chớp sáng dài, đồng thời phát âm hiệu một tiếng dài, một tiếng ngắn, một tiếng dài;

2. Ban ngày, hướng cờ hiệu “Cờ chữ K” về phía phương tiện cần kiểm soát, phất ba lần theo chiều thẳng đứng từ trên xuống, đồng thời phát âm hiệu một tiếng dài, một tiếng ngắn, một tiếng dài;

3. Phương tiện nhận được tín hiệu quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều

này phải chấp hành việc kiểm soát theo quy định của pháp luật.

Câu 28. Hoạt động vận tải đường thủy nội địa được quy định như thếnào?

Điều 77 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định về hoạt động vận tải đường thủy nội địa như sau:

1. Hoạt động vận tải đường thủy nội địa gồm hoạt động vận tải không kinh doanh và hoạt động vận tải kinh doanh.

2. Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa là hoạt động kinh doanh có điều kiện, gồm kinh doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải hàng hóa.Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa.

3. Người vận tải đường thủy nội địa chỉ được đưa phương tiện vào khai thác đúng với công dụng và vùng hoạt động theo giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của cơ quan đăng kiểm.

4. Khi vận tải, hàng hóa phải được sắp xếp gọn gàng, chắc chắn, bảo đảm ổn định phương tiện, không che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện, không ảnh hưởng đến hoạt động của thuyền viên khi làm nhiệm vụ, không gây cản trở đến hoạt động của các hệ thống lái, neo và các trang thiết bị an toàn khác; không được xếp hàng hóa vượt kích thước theo chiều ngang, chiều dọc của phương tiện.

5. Trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự trong hoạt động vận tải đường thủy nội địa được quy định như sau:

  1. Chủ phương tiện kinh doanh vận tải hành khách phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện đối với hành khách và người thứ ba;
  1. Chủ phương tiện quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật này khi kinh doanh vận tải hàng hóa phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho người thứ ba;
  1. Điều kiện, mức phí bảo hiểm được thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu do Chính phủ quy định.

6. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động vận tải đường thủy nội địa ngoài việc thực hiện các quy định về vận tải của Luật này còn phải thực hiện các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Câu 29. Vận tải hành khách đường thủy nội địa có những hình thức nào?

Điều 78 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định về vận tải hành khách đường thủy nội địa:

1. Vận tải hành khách đường thủy nội địa gồm các hình thức sau đây:

  1. Vận tải hành khách theo tuyến cố định là vận tải có cảng, bến nơi đi, cảng, bến nơi đến và theo biểu đồ vận hành ổn định;
  1. Vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến là vận tải theo yêu cầu của hành khách trên cơ sở hợp đồng;
  1. Vận tải hành khách ngang sông là vận tải từ bờ bên này sang bờ bên kia, trừ vận tải ngang sông bằng phà.

2. Người kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định hoặc vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến có trách nhiệm:

  1. Công bố và thực hiện đúng lịch chạy tàu hoặc thời gian vận tải, công khai cước vận tải, lập danh sách hành khách mỗi chuyến đi;
  1. Bố trí phương tiện bảo đảm điều kiện hoạt động theo quy định tại Điều 24 của Luật này.

3. Thuyền trưởng, người lái phương tiện chở khách hoặc phương tiện chởchung hành khách, hàng hóa phải thực hiện các quy định sau đây:

  1. Trước khi khởi hành phải kiểm tra điều kiện an toàn đối với người và phương tiện; phổ biến nội quy an toàn và cách sử dụng các trang thiết bị an toàn cho hành khách; không để hành khách đứng, ngồi ở các vị trí không an toàn;
  1. Xếp hàng hóa, hành lý của hành khách gọn gàng, không cản lối đi; yêu cầu hành khách mang theo động vật nhỏ phải nhốt trong lồng, cũi;
  1. Không chở hàng hóa dễ cháy, dễ nổ, hàng độc hại, động vật lớn chung với hành khách; không để hành khách mang theo súc vật đang bị dịch bệnh lên phương tiện;
  1. Khi có giông, bão không được cho phương tiện rời cảng, bến, nếu phương tiện đang hành trình thì phải tìm nơi trú ẩn an toàn.

Câu 30. Phương tiện vận tải hành khách ngang sông phải bảo đảm điều kiện hoạt động như thế nào?

Điều 79 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định về vận tải hành khách ngang sông:

1. Phương tiện vận tải hành khách ngang sông phải bảo đảm điều kiện hoạt động theo quy định tại Điều 24 của Luật này.

2. Ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 3 Điều 78 của Luật này, thuyền trưởng, người lái phương tiện vận tải hành khách ngang sông phải thực hiện các quy định sau đây:

  1. Có đủ dụng cụ cứu sinh còn hạn sử dụng và bố trí đúng nơi quy định;
  1. Hướng dẫn hành khách lên, xuống; sắp xếp hàng hóa, hành lý; hướng dẫn hành khách ngồi bảo đảm ổn định phương tiện;
  1. Chỉ được cho phương tiện rời bến khi hành khách đã ngồi ổn định, hàng hóa, hành lý, xe máy, xe đạp đã xếp gọn gàng và sau khi đã kiểm tra phương tiện không chìm quá vạch dấu mớn nước an toàn;
  1. Không chở người quá sức chở người của phương tiện, chở hàng hóa quá trọng tải quy định.

3. Hành khách phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của thuyền trưởng, người lái phương tiện.

Câu 31. Đối với phương tiện vận tải nhỏ cần bảo đảm những điều kiện gì?

Điều 80 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định về điều kiện vận tải bằng phương tiện nhỏ như sau: Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 5 tấn, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 sức ngựa, phương tiện không có động cơ có sức chở đến 12 người, khi chở người phải có đủ chỗ ngồi ổn định, an toàn và có đủ dụng cụ cứu sinh tương ứng với số người trên phương tiện; khi chở hàng hóa không được chở quá trọng tải quy định, không được xếp hàng hóa che khuất tầm nhìn của người lái phương tiện, không gây mất ổn định và không làm ảnh hưởng đến việc điều khiển phương tiện.

Câu 32. Pháp luật quy định như thế nào về hợp động vận tải hành khách, vé hành khách?

Điều 81 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định về hợp đồng vận tải hành khách, vé hành khách như sau:

1. Hợp đồng vận tải hành khách là sự thỏa thuận giữa người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải về vận tải hành khách, hành lý từ cảng, bến nơi đi đến cảng, bến nơi đến, trong đó xác định quan hệ về nghĩa vụ và quyền lợi của các bên. Hợp đồng vận tải hành khách được lập thành văn bản hoặc theo hình thức khác mà hai bên thỏa thuận.

2. Vé hành khách là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận tải hành khách. Vé hành khách phải theo mẫu quy định, trong đó ghi rõ tên, số đăng ký củaphương tiện; tên cảng, bến nơi đi; tên cảng, bến nơi đến; ngày, giờ phương tiện rờicảng, bến và giá vé.

3. Việc miễn, giảm vé, ưu tiên mua vé và hoàn trả vé hành khách thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Câu 33. Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hành khách được pháp luật quy định như thế nào?

Điều 82 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định về quyền và nghĩa vụcủa người kinh doanh vận tải hành khách như sau:

1. Người kinh doanh vận tải hành khách có quyền:

  1. Yêu cầu hành khách trả đủ cước phí vận tải hành khách, cước phí vận tải hành lý mang theo quá mức theo quy định của pháp luật;
  1. Từ chối vận chuyển trước khi phương tiện rời cảng, bến đối với những hành khách đã có vé nhưng có hành vi không chấp hành các quy định của người kinh doanh vận tải, làm mất trật tự công cộng gây cản trở công việc của người kinh doanh vận tải, ảnh hưởng đến sức khỏe, tài sản của người khác, gian lận vé hoặc hành khách đang bị dịch bệnh nguy hiểm.

2. Người kinh doanh vận tải hành khách có nghĩa vụ:

  1. Giao vé hành khách, chứng từ thu cước phí vận tải hành lý, bao gửi cho người đã trả đủ cước phí vận tải;
  1. Vận tải hành khách, hành lý, bao gửi từ cảng, bến nơi đi đến cảng, bến nơi đến đã ghi trên vé hoặc đúng địa điểm đã thỏa thuận theo hợp đồng; bảo đảm an toàn và đúng thời hạn;
  1. Bảo đảm điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho hành khách trong trường hợp vận tải bị gián đoạn do tai nạn hoặc do nguyên nhân bất khả kháng;
  1. Tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hành khách, hành lý, bao gửi khi cần thiết;

đ) Bồi thường thiệt hại cho hành khách nếu không vận tải đến đúng địa điểm và thời hạn đã thỏa thuận hoặc khi có tổn thất, hư hỏng, mất mát hành lý ký gửi, bao gửi hoặc thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của hành khách do lỗi của người kinh doanh vận tải hành khách gây ra.

Câu 34. Hành khách có các quyền và nghĩa vụ gì?

Điều 83 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định về quyền và nghĩa vụcủa hành khách:

1. Hành khách có các quyền sau đây:

  1. Yêu cầu được vận chuyển bằng đúng loại phương tiện, đúng giá trị loại vé, từ cảng, bến nơi đi đến cảng, bến nơi đến theo vé đã mua;
  1. Được miễn cước phí hành lý mang theo với khối lượng theo quy định của pháp luật;
  1. Được từ chối chuyến đi trước khi phương tiện rời cảng, bến và được hoàn trả lại tiền vé theo quy định. Sau khi phương tiện khởi hành, nếu rời phương tiện tại bất kỳ cảng, bến nào thì không được hoàn trả lại tiền vé, trừ trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
  1. Yêu cầu thanh toán chi phí phát sinh, bồi thường thiệt hại trong trường hợp người kinh doanh vận tải hành khách không vận chuyển đúng thời hạn, địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng.

2. Hành khách có các nghĩa vụ sau đây:

  1. Mua vé hành khách và trả cước phí vận tải hành lý mang theo quá mức quy định; nếu chưa mua vé và chưa trả đủ cước phí vận tải hành lý mang theo quá mức thì phải mua vé, trả đủ cước phí và nộp tiền phạt;
  1. Khai đúng tên, địa chỉ của mình và trẻ em đi kèm khi người kinh doanh vận tải lập danh sách hành khách;
  1. Có mặt tại nơi xuất phát đúng thời gian đã thỏa thuận; chấp hành nội quy vận chuyển và hướng dẫn về an toàn của thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện;
  1. Không mang theo hành lý thuộc loại hàng hóa mà pháp luật cấm lưu thông, cấm vận tải chung với hành khách.

Câu 35. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người kinh doanh vận tải đối với hành khách được quy định như thế nào?

Điều 85 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người kinh doanh vận tải đối với hành khách như sau:

1. Vé, danh sách hành khách lên phương tiện trong mỗi chuyến đi là căn cứđể giải quyết bảo hiểm cho hành khách khi có sự cố rủi ro; đối với vận tải hành khách ngang sông thì việc bồi thường được thực hiện theo hợp đồng bảo hiểm giữa người kinh doanh vận tải với người bảo hiểm.

2. Việc trả tiền bảo hiểm cho hành khách được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Câu 36. Pháp luật quy định như thế nào về hợp đồng vận tải hàng hóa, giấy gửi hàng hóa và giấy vận chuyển?

Điều 86 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định về hợp đồng vận tải hàng hóa, giấy gửi hàng hóa và giấy vận chuyển như sau:

1. Hợp đồng vận tải hàng hóa là sự thỏa thuận giữa người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải, trong đó xác định quan hệ về quyền và nghĩa vụ của hai bên. Hợp đồng vận tải được lập thành văn bản hoặc theo các hình thức khác mà hai bên thỏa thuận.

2. Giấy gửi hàng hóa là bộ phận của hợp đồng vận tải do người thuê vận tải lập và gửi cho người kinh doanh vận tải trước khi giao hàng hóa. Giấy gửi hàng hóa có thể lập cho cả khối lượng hàng hóa thuê vận tải hoặc theo từng chuyến do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng. Giấy gửi hàng hóa phải ghi rõ loại hàng hóa; ký hiệu, mã hiệu hàng hóa; sốlượng, trọng lượng hàng hóa; nơi giao hàng hóa, nơi nhận hàng hóa; tên và địa chỉcủa người gửi hàng; tên và địa chỉ của người nhận hàng; những yêu cầu khi xếp, dỡ, vận tải hàng hóa.

3. Giấy vận chuyển là chứng từ giao nhận hàng hóa giữa người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải, là chứng cứ để giải quyết tranh chấp. Giấy vận chuyển do người kinh doanh vận tải lập sau khi hàng hóa đã xếp lên phương tiện và phải có chữ ký của người thuê vận tải hoặc người được người thuê vận tải Ủy quyền. Giấy vận chuyển phải ghi rõ loại hàng hóa; ký hiệu, mã hiệu hàng hóa; sốlượng, trọng lượng hàng hóa; nơi giao hàng hóa, nơi nhận hàng hóa; tên và địa chỉcủa người gửi hàng, tên và địa chỉ của người nhận hàng; cước phí vận tải và các chi phí phát sinh; các chi tiết khác mà người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải thỏa thuận ghi vào giấy vận chuyển; xác nhận của người kinh doanh vận tải vềtình trạng hàng hóa nhận vận tải.

Câu 37. Người kinh doanh vận tải hàng hóa được thực hiện các quyền và nghĩa vụ gì?

Điều 87 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định về quyền và nghĩa vụcủa người kinh doanh vận tải hàng hóa như sau:

1. Người kinh doanh vận tải hàng hóa có quyền:

  1. Yêu cầu người thuê vận tải cung cấp các thông tin cần thiết về hàng hóa

để ghi vào giấy vận chuyển và có quyền kiểm tra tính xác thực của các thông tin đó;

  1. Yêu cầu người thuê vận tải thanh toán đủ cước phí vận tải và các chi phí phát sinh; yêu cầu người thuê vận tải bồi thường thiệt hại do vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;
  1. Từ chối vận tải nếu người thuê vận tải không giao hàng hóa theo thỏa thuận trong hợp đồng;
  1. Yêu cầu giám định hàng hóa khi cần thiết;

đ) Lưu giữ hàng hóa trong trường hợp người thuê vận tải không thanh toán đủ cước phí vận tải và chi phí phát sinh theo thỏa thuận trong hợp đồng.

2. Người kinh doanh vận tải hàng hóa có nghĩa vụ:

  1. Cung cấp phương tiện đúng loại, đúng địa điểm; bảo quản hàng hóa trong quá trình vận tải và giao hàng hóa cho người nhận hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng;
  1. Thông báo cho người thuê vận tải biết thời gian phương tiện đến cảng, bến và thời gian phương tiện đã làm xong thủ tục vào cảng, bến. Thời điểm thông báo do các bên thỏa thuận trong hợp đồng;
  1. Hướng dẫn xếp, dỡ hàng hóa trên phương tiện;
  1. Bồi thường thiệt hại cho người thuê vận tải do mất mát, hư hỏng toàn bộhoặc một phần hàng hóa xảy ra trong quá trình vận tải từ lúc nhận hàng đến lúc giao hàng, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 94 của Luật này.

Câu 38. Người thuê vận tải hàng hóa được thực hiện quyền và nghĩa vụnhư thế nào?

Điều 88 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định về quyền và nghĩa vụcủa người thuê vận tải hàng hóa như sau:

1. Người thuê vận tải hàng hóa có quyền:

  1. Từ chối xếp hàng hóa lên phương tiện mà người kinh doanh vận tải đã bốtrí nếu phương tiện không phù hợp để vận tải loại hàng hóa đã thỏa thuận trong hợp đồng;
  1. Yêu cầu người kinh doanh vận tải giao hàng hóa đúng địa điểm, thời gianđã thỏa thuận trong hợp đồng;
  1. Yêu cầu người kinh doanh vận tải bồi thường thiệt hại theo quy định tại

điểm d khoản 2 Điều 87 của Luật này.

2. Người thuê vận tải hàng hóa có nghĩa vụ:

  1. Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hợp pháp về hàng hóa trước khi giao hàng hóa cho người kinh doanh vận tải; đóng gói hàng hóa đúng quy cách, ghi ký hiệu, mã hiệu hàng hóa đầy đủ và rõ ràng; giao hàng hóa cho người kinh doanh vận tải đúng địa điểm, thời gian và các nội dung khác ghi trong giấy gửi hàng hóa;
  1. Thanh toán cước phí vận tải và chi phí phát sinh cho người kinh doanh vận tải hàng hóa; đối với hợp đồng thực hiện trong một chuyến thì phải thanh toán đủ sau khi hàng hóa đã xếp lên phương tiện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng; đối với hợp đồng thực hiện trong một thời gian dài, nhiều chuyến thì hai bên thỏa thuận định kỳ thanh toán, nhưng phải thanh toán đủ cước phí vận tải theo hợp đồng trước khi kết thúc chuyến cuối cùng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng;
  1. Cử người áp tải hàng hóa trong quá trình vận tải đối với loại hàng hóa bắt buộc phải có người áp tải.

Câu 39. Quyền và nghĩa vụ của người nhận hàng được quy định như thếnào?

Điều 89 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định về quyền và nghĩa vụcủa người nhận hàng như sau:

1. Người nhận hàng có quyền:

  1. Nhận và kiểm tra hàng hóa nhận được theo giấy vận chuyển;
  1. Yêu cầu người kinh doanh vận tải thanh toán chi phí phát sinh do giao hàng hóa chậm;
  1. Yêu cầu hoặc thông báo cho người thuê vận tải yêu cầu người kinh doanh vận tải bồi thường thiệt hại do mất mát, hư hỏng hàng hóa;
  1. Yêu cầu giám định hàng hóa khi cần thiết.

2. Người nhận hàng có nghĩa vụ:

  1. Đến nhận hàng hóa đúng thời gian, địa điểm đã thỏa thuận; xuất trình giấy vận chuyển và giấy tờ tùy thân cho người kinh doanh vận tải trước khi nhận hàng hóa;
  1. Thanh toán chi phí phát sinh do việc nhận hàng hóa chậm;
  1. Thông báo cho người kinh doanh vận tải về mất mát, hư hỏng hàng hóa ngay khi nhận hàng hóa hoặc chậm nhất là ba ngày, kể từ ngày nhận hàng hóa nếu không thể phát hiện thiệt hại từ bên ngoài.

Câu 40. Pháp luật quy định như thế nào về việc bồi thường hàng hóa bịmất mát, hư hỏng?

Điều 91 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định về bồi thường hàng hóa bị mất mát, hư hỏng như sau:

1. Khi người kinh doanh vận tải phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với hàng hóa mất mát, hư hỏng toàn bộ hoặc một phần thì mức bồi thường được tính theo giá trị hàng hóa tại nơi và thời điểm mà hàng hóa được giao cho người nhận hàng.

2. Giá bồi thường đối với hàng hóa mất mát, hư hỏng do hai bên thỏa thuận theo giá thị trường tại thời điểm trả tiền bồi thường; trường hợp không xác định được giá thị trường thì tính theo giá trung bình của hàng hóa cùng loại, cùng chất lượng.

Câu 41. Thời hạn gửi yêu cầu bồi thường, thời hạn giải quyết bồi thường và thời hiệu khởi kiện là bao nhiêu lâu?

Điều 92 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định về thời hạn gửi yêu cầu bồi thường, thời hạn giải quyết bồi thường và thời hiệu khởi kiện như sau:

1. Thời hạn gửi yêu cầu bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hóa, hành lý ký gửi, bao gửi là hai mươi ngày, kể từ ngày hàng hóa, hành lý ký gửi, bao gửi được giao cho người nhận hoặc ngày mà lẽ ra hàng hóa, hành lý ký gửi, bao gửi phải được giao cho người nhận. Người kinh doanh vận tải phải giải quyết bồi thường trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày có yêu cầu bồi thường của người thuê vận tải.

2. Thời hạn gửi yêu cầu bồi thường thiệt hại liên quan đến tính mạng, sức khỏe của hành khách là hai mươi ngày, kể từ thời điểm xảy ra thiệt hại. Người kinh doanh vận tải có trách nhiệm giải quyết yêu cầu bồi thường trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày có yêu cầu bồi thường của hành khách hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.

3. Trường hợp hai bên không giải quyết được yêu cầu bồi thường thì cóquyền yêu cầu trọng tài kinh tế hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật. Thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hóa, hành lý ký gửi, bao gửi, đòi bồi thường thiệt hại liên quan đến tính mạng, sức khoẻ là một năm, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết yêu cầu bồi thường quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Câu 42. Người kinh doanh vận tải được miễn bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hóa, hành lý ký gửi, bao gửi trong những trường hợp nào?

Điều 94 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định về những trường hợp

miễn bồi thường:

1. Người kinh doanh vận tải được miễn bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hóa, hành lý ký gửi, bao gửi trong các trường hợp sau đây:

  1. Do đặc tính tự nhiên hoặc khuyết tật vốn có của hàng hóa, hành lý ký gửi, bao gửi hoặc hao hụt ở mức cho phép;
  1. Do việc bắt giữ hoặc cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với phương tiện, hàng hóa, hành lý ký gửi, bao gửi;
  1. Do nguyên nhân bất khả kháng;
  1. Do lỗi của người thuê vận tải, người nhận hàng hoặc người áp tải hàng hóa.

2. Người thuê vận tải được miễn bồi thường vi phạm hợp đồng trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

Câu 43. Pháp luật quy định như thế nào về việc thuê phương tiện giao thông đường thủy?

Điều 98a Luật giao thông đường thủy nội địa quy định về thuê phương tiện như sau:

1. Thuê phương tiện được thực hiện thông qua hợp đồng bằng văn bản giữa chủ phương tiện và người thuê phương tiện.

2. Các hình thức thuê phương tiện gồm:

  1. Thuê phương tiện không bao gồm thuyền viên làm việc trên phương tiện;
  1. Thuê phương tiện và thuyền viên làm việc trên phương tiện.

3. Chủ phương tiện cho thuê phương tiện có trách nhiệm sau:

  1. Bảo đảm phương tiện đang trong trạng thái an toàn, bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật khi giao phương tiện cho người thuê phương tiện;
  1. Trong trường hợp cho thuê phương tiện và thuyền viên trên phương tiện phải bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn làm việc của thuyền viên trên phương tiện; trảtiền lương, tiền công cho thuyền viên và chế độ khác theo quy định của pháp luật.

4. Người thuê phương tiện có trách nhiệm sau:

  1. Sử dụng phương tiện, thuyền viên theo điều khoản trong hợp đồng và quy

định của pháp luật;

  1. Bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn làm việc của thuyền viên trên phương tiện; trả tiền lương, tiền công cho thuyền viên và chế độ khác theo quy định của pháp luật trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
  1. Không cho người khác thuê lại phương tiện, thuyền viên trên phương tiện thuê, trừ trường hợp được chủ phương tiện đồng ý bằng văn bản; không được sửdụng phương tiện thuê làm tài sản thế chấp;
  1. Chịu trách nhiệm về bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường trong quá trình sử dụng phương tiện; trường hợp phát hiện tình trạng mất an toàn và gây ô nhiễm môi trường của phương tiện thì phải tạm dừng khai thác và thông báo ngay cho chủ phương tiện biết để có biện pháp khắc phục.

Câu 44. Việc tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa được tổchức, hoạt động theo nguyên tắc nào?

Điều 98c Luật giao thông đường thủy nội địa quy định về nguyên tắc, tổchức hoạt động tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa:

1. Hoạt động tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

  1. Thông tin về tai nạn, sự cố, yêu cầu tìm kiếm, cứu nạn phải được thông báo kịp thời, chính xác cho cơ quan tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa;
  1. Tiến hành kịp thời, khẩn cấp bằng lực lượng, phương tiện tại chỗ, có sựphối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tham gia tìm kiếm, cứu nạn;
  1. Ưu tiên cứu người, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tàisản;
  1. Khi thực hiện tìm kiếm, cứu nạn phải bảo đảm an toàn đối với người và phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn.

2. Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị tìm kiếm, cứu nạn có liên quan tổ chức tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Câu 45. Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gì khi xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa?

Điều 98d Luật giao thông đường thủy nội địa quy định về trách nhiệm của tổchức, cá nhân khi xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa như sau:

1. Thuyền trưởng, người lái phương tiện và người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa hoặc phát hiện người, phương tiện bị nạn trên đường thủy nội địa phải tìm mọi biện pháp để kịp thời, khẩn cấp cứu người, phương tiện, tàu biển, tàu cá, tài sản bị nạn; báo cho cơ quan tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa gần nhất; xác định vị trí phương tiện bị tai nạn, sựcố, bảo vệ dấu vết, vật chứng liên quan đến tai nạn, sự cố.

2. Cơ quan, đơn vị tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa nhận được tin báo phải cử ngay người, phương tiện đến nơi xảy ra tai nạn hoặc nơi phát hiện người, phương tiện bị nạn; được quyền huy động người, phương tiện để cứu vớt, cứu chữa người bị nạn, bảo vệ tài sản, phương tiện bị nạn, dấu vết, vật chứng liên quan đến tai nạn; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thông suốt; trường hợp tai nạn, sự cố gây nguy hại đến môi trường thì phải báo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

3. Cơ quan công an khi nhận được thông tin xảy ra tai nạn trên đường thủy nội địa phải kịp thời triển khai lực lượng tham gia công tác tìm kiếm, cứu nạn; tiến hành điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật.

4. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn hoặc nơi phát hiện người bị nạn có trách nhiệm chỉ đạo, huy động lực lượng bảo đảm an ninh trật tự, hỗ trợ giúp đỡngười bị nạn; trường hợp có người chết mà không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất hoặc hỏa táng thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức chôn cất hoặc hỏa táng sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn tất thủ tục theo quy định của pháp luật.