Ung thư vú giai đoạn 4 sống được bao lâu

Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư vú sau 5 năm khoảng 25-99% tùy từng giai đoạn; càng phát hiện, điều trị sớm thì khả năng sống càng cao.

Theo số liệu thống kê của Globocan 2020, ung thư vú là loại ung thư phổ biến thứ 3 tại Việt Nam, sau ung thư phổi và ung thư gan. Bệnh gồm 4 giai đoạn chính và tùy mỗi giai đoạn mà tiên lượng sống của bệnh nhân sẽ khác nhau. Tiên lượng này thường được xác định dựa trên tỷ lệ sống sót sau 5 năm phát hiện bệnh.

Viện Nghiên cứu Ung thư Anh đã tiến hành thống kê tỷ lệ sống sót sau 5 năm của 210.338 phụ nữ mắc ung thư vú được chẩn đoán trong năm 2013-2017 và được theo dõi đến năm 2018 tại quốc gia này. Nhìn chung, khoảng 95% phụ nữ mắc ung thư vú ở Anh sống được hơn một năm, 85% sống được hơn 5 năm và 75% sống được hơn 10 năm sau khi chẩn đoán bệnh. Nếu xét về giai đoạn bệnh, khả năng sống của bệnh nhân ung thư vú có xu hướng giảm dần khi bệnh càng tiến triển.

Ung thư vú giai đoạn 4 sống được bao lâu

Sự phát triển của khối u ung thư vú qua từng giai đoạn. Ảnh: Shutterstock

Giai đoạn một Ở giai đoạn một, khối u ung thư có kích thước nhỏ hơn 2 cm và thường nằm khu trú trong vú. Theo đó, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn này, bệnh nhân có tiên lượng tốt với tỷ lệ sống sót sau 5 năm là khoảng 98%.

Giai đoạn 2

Khối u ở giai đoạn này đã phát triển lớn hơn giai đoạn một (kích thước khoảng 2-5 cm) và đã bắt đầu lây lan đến các hạch bạch huyết dưới cánh tay cùng bên với vú bị bệnh. Lúc này, khoảng 90% bệnh nhân có thể sống thêm ít nhất 5 năm sau khi chẩn đoán bệnh.

Giai đoạn 3

Giai đoạn 3 còn gọi là giai đoạn ung thư vú tiến triển cục bộ. Khối u giai đoạn 3 có kích thước lớn hơn 5 cm và đã lan rộng ra thành ngực, da vú hoặc các hạch bạch huyết. Ở giai đoạn này, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân là hơn 70%.

Giai đoạn 4

Đây là giai đoạn cuối cùng của ung thư vú. Lúc này, tế bào ung thư đã di căn đến một hoặc nhiều cơ quan xa trong cơ thể, phổ biến nhất là xương, phổi và gan. Nhìn chung, bệnh ở giai đoạn 4 không có khả năng chữa khỏi hoàn toàn và tiên lượng sống của bệnh nhân cũng thường không cao. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm vào khoảng 25%. Ngoài thống kê của Viện Nghiên cứu Ung thư Anh, cơ sở dữ liệu SEER (Mỹ) cũng theo dõi tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm ở những bệnh nhân ung thư vú tại Mỹ. Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu này không phân loại ung thư vú theo hệ thống TNM (của Hiệp hội quốc tế chống Ung thư - International Union Against Cancer) mà chia bệnh thành 3 giai đoạn dựa trên mức độ lan rộng của khối u, bao gồm giai đoạn khu trú, khu vực và di căn xa.

Theo đó, tiên lượng sống của bệnh nhân như sau:

- Giai đoạn khu trú (khối u còn nằm bên trong vú): tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 99%.

- Giai đoạn khu vực (tế bào ung thư đã lây lan đến các cấu trúc hoặc hạch bạch huyết lân cận): tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 86%.

- Giai đoạn di căn xa (khối u đã di căn đến các cơ quan khác trên cơ thể): tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 28%.

Ung thư vú giai đoạn 4 sống được bao lâu

Phát hiện và điều trị ung thư vú sớm giúp kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Ảnh: Shutterstock.

Bệnh nhân ung thư vú nên lưu ý rằng tiên lượng chỉ là những con số ước tính. Hiện nay, triển vọng sống của bệnh nhân có thể tốt hơn nhờ vào các phương pháp điều trị tiên tiến.

Ngoài ra, bên cạnh giai đoạn bệnh, còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng sống của người mắc ung thư vú như phân loại, sự hiện diện của các thụ thể hormone và HER2 trên tế bào ung thư, sức khỏe tổng thể và mức độ đáp ứng của bệnh nhân đối với phương pháp điều trị. Vì vậy, người bệnh nên giữ tâm lý thoải mái và tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ để kéo dài tuổi thọ cho bản thân.

Phương Quỳnh (Theo American center Society, Cancer Research UK)

Ung thư vú giai đoạn 4 hay còn gọi là ung thư vú giai đoạn cuối hay ung thư vú di căn. Đến giai đoạn này, bệnh nhân ung thư còn cơ hội sống hay không? Dấu hiệu nào cho biết bạn đã đến giai đoạn cuối? Chăm sóc các nhu cầu của bệnh nhân như thế nào? Xin xem bài viết bên dưới.

Thế nào là ung thư vú giai đoạn cuối?

Theo tổ chức ung bướu quốc tế, các giai đoạn của ung thư vú được phân chia và phân loại, được đánh số từ giai đoạn 0 đến 4.

Ung thư vú giai đoạn 4 hay còn gọi là ung thư vú giai đoạn cuối. Giai đoạn này đặc trưng bởi các khối ung thư vú đã di căn, được coi là giai đoạn nặng nhất. Đến thời điểm này, ung thư không còn khả năng chữa khỏi vì nó đã lan và di căn đến các cơ quan quan trọng, như phổi hoặc não. Tiên lượng sống của bệnh nhân khi này tính bằng tuần hoặc bằng ngày.

Các dấu hiệu của ung thư vú giai đoạn cuối

Đối với những phụ nữ được chẩn đoán ban đầu là ung thư vú giai đoạn cuối, sau đây là những triệu chứng phổ biến nhất có thể xảy ra:

U vú

Trong giai đoạn đầu, các khối u thường quá nhỏ để có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy. Đó là lý do tại sao các bác sĩ khuyên nên sử dụng các kỹ thuật tầm soát ung thư khác (như chụp Xquang tuyến vú, nhũ ảnh hoặc MRI vú). Họ có thể phát hiện các dấu hiệu sớm của tiền ung thư.

Mặc dù không phải ung thư vú giai đoạn cuối lúc nào cũng xuất hiện các khối u lớn. Đôi khi nó chỉ xuất hiện các khối u nhỏ như hạt đậu mà nhiều phụ nữ sẽ có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy một khối u trong vú của họ. Nó có thể tồn tại dưới nách hoặc một vị trí khác gần đó. Họ có thể bị sưng tấy chung quanh vú hoặc vùng nách.

Các khối ung thư vú giai đoạn cuối có xu hướng to và hoại tử, chảy máu bên trong. Một số khối u lại có xu hướng dính da và vỡ ra bề mặt da. Đây là môi trường dễ gây nhiễm trùng. Việc nhiễm trùng các khối u làm nặng thêm các tiên lượng của bệnh nhân. Do tính chất khối ung thư có liên kết kém và xâm lấn xung quanh, việc nhiễm trùng khối u sẽ dễ dàng len lõi sâu trong mô. Đau đớn, chảy mủ, chảy máu là những biểu hiện kèm theo đối với các u đã vỡ ra bề mặt da.

Thay đổi bề mặt da

Một số loại ung thư vú dẫn đến thay đổi bề mặt da. Bệnh Paget là một loại ung thư xảy ra ở vùng núm vú. Nó thường đi kèm với các khối u bên trong vú.

Ung thư vú dạng viêm có thể gây ra ngứa, đỏ hoặc có cảm giác dày cứng ở da. Một số người gặp phải tình trạng da khô, bong tróc.

Các khối ung thư vú giai đoạn cuối xâm lấn và chặn các mạch bạch huyết, khiến da bị đỏ, sưng và có má lúm đồng tiền. Các khối ung thư tuyến vú thường có đặc điểm lan xung quanh và bám vào mô da. Việc lớn lên của khối u kèm tác động của trọng lực sẽ kéo bề mặt da lõm vào bên trong. Tính chất “dính da” rất quan trọng khi khám, vì nó gợi ý nhiều đến ung thư vú. Đặc biệt những khối u bên dưới núm vú, có thể làm kéo tụt núm vú vào trong và nổi đỏ quanh quần vú hoặc chảy mủ, máu ra ngoài theo núm vú.

Tiết dịch núm vú

Tiết dịch núm vú có thể là một triệu chứng của bất kỳ giai đoạn nào của ung thư vú. Bất kỳ chất dịch nào chảy ra từ núm vú, dù có màu hay trong, đều được coi là tiết dịch ở núm vú.

Dịch có thể có màu vàng và trông giống như mủ, hoặc thậm chí có thể có máu.

Đây là dấu hiệu của các u đã xâm lấn vào các tuyến của ống vú và có hoại tử, chảy máu bên trong. Mô dịch sẽ theo các mô tuyến của ống vú chảy qua ngoài qua núm vú.

Sưng tấy vú

Trông giai đoạn đầu của ung thư vú, phần vú có thể trông hoàn toàn bình thường và không có bất kì cảm giác gì. Mặc dù có các tế bào ung thư đang phát triển bên trong nó.

Ở giai đoạn sau, người bệnh có thể bị sưng ở vùng vú và kèm sưng xung quanh vùng cánh tay. Điều này xảy ra khi các hạch bạch huyết dưới cánh tay lớn và bị ung thư xâm lấn. Các khối ung thư vú gây ra sự ngăn chặn dòng chảy bình thường của chất lỏng hệ bạch huyết. Sau đó gây ra sự tồn ứ của chất lỏng hoặc phù hệ bạch huyết.

Ung thư vú giai đoạn 4 sống được bao lâu
Nhận biết ung thư vú thông qua tình trạng dịch tiết bất thường từ núm vú

Đau vú và cảm giác căng tức ở vú

Phụ nữ có thể cảm thấy khó chịu và đau đớn khi ung thư phát triển và lan rộng trong vú. Tế bào ung thư không gây đau nhưng khi phát triển chúng sẽ gây áp lực hoặc tổn thương đến các mô xung quanh. Khi khối u lớn sẽ làm tăng áp lực lên các cơ quan xung quanh, khiến người bệnh cảm giác căng tức trong ngực.

Một khối u lớn có thể phát triển xâm lấn hoặc vỡ ra bề mặt da, gây ra các vết loét kèm theo đau đớn do nhiễm trùng.

Nó cũng có thể lan vào cơ ngực và xương sườn gây ra những cơn đau rõ ràng. Cơn đau sẽ tăng nếu khối u ăn lan vào các thần kinh liên sườn. Mỗi cơn đau sẽ thay đổi theo nhịp thở của bệnh nhân.

Mệt mỏi

Mệt mỏi là triệu chứng được báo cáo phổ biến nhất ở những người bị ung thư,

Ở ung thư vú giai đoạn cuối, tình trạng mệt mỏi có thể trở nên phổ biến hơn. Bệnh nhân mau mệt hơn kèm theo khó thở và tức ngực. Điều đó khiến cuộc sống hàng ngày trở nên khó khăn hơn. Chất lượng sống của bệnh nhân giảm xuống rõ rệt.

Mất ngủ

Ung thư vú giai đoạn cuối có thể gây khó chịu và đau đớn cho bệnh nhân. Điều đó làm gián đoạn giấc ngủ bình thường.

Mệt mỏi và rối loạn giấc ngủ là hai trong số những tác dụng phụ thường gặp nhất đối với bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, vấn đề này lại thường bị bỏ quên trong quá trình điều trị.

Khi bệnh nhân có các triệu chứng trên, cần báo cho bác sĩ để cải thiện vấn đề trong quá trình điều trị.

Đau dạ dày, chán ăn và sụt cân

Ung thư có thể gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và táo bón. Lo lắng và thiếu ngủ cũng có thể làm rối loạn hệ tiêu hóa. Việc ăn uống lành mạnh có thể khó khăn hơn vì những triệu chứng này xảy ra, tạo thành một vòng luẩn quẩn. Khi phụ nữ tránh một số loại thực phẩm vì đau dạ dày, hệ tiêu hóa có thể thiếu chất và chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động tối ưu. Theo thời gian, phụ nữ có thể chán ăn và khó hấp thụ lượng calo cần thiết. Không ăn thường xuyên có thể làm sụt cân đáng kể và mất cân bằng dinh dưỡng.

Bệnh nhân cũng bị mất sức nhanh chóng do sự phát triển của các khối u trong cơ thể. Cơ thể thường mệt mỏi thường xuyên kèm với chán ăn.

Việc điều trị gồm hóa trị hay xạ trị cũng gây những ảnh hưởng bất lợi đến hệ tiêu hóa của bệnh nhân.

Hụt hơi và khó thở

Tình trạng khó thở tổng thể, bao gồm tức ngực và khó hít thở sâu, có thể xảy ra ở bệnh nhân ung thư vú giai đoạn cuối. Đôi khi, điều này có nghĩa là ung thư đã di căn đến phổi và có thể kèm theo ho khan.

Việc khối u phát triển trong lồng ngực cũng gây căng tức khi hít thở. Hay khi khối u xâm lấn thần kinh liên sườn cũng gây đau đớn trong mỗi lần hít thở. Bệnh nhân giảm đau bằng cách thở chậm và dễ hụt hơi.

Ung thư vú giai đoạn cuối: xâm lấn hay di căn

Khi ung thư lan đến các khu vực khác trong cơ thể, nó có thể gây ra các triệu chứng cụ thể tùy thuộc vào vị trí lây lan của nó. Những vị trí phổ biến để ung thư vú di căn bao gồm xương, phổi, gan và não.

Xương

Khi ung thư di căn đến xương, nó có thể gây đau và tăng nguy cơ gãy xương. Đau cũng có thể được cảm thấy trong mọi nơi của xương. Đi bộ có thể trở nên khó chịu hoặc đau đớn.

Phổi

Một khi tế bào ung thư xâm nhập vào phổi, chúng có thể gây khó thở và ho mãn tính.

Nếu khối u to và hoại tử, có thể gây chảy máu và xuất huyết trong lồng ngực. Nếu khối u ăn lan và chẹn các mạch bạch huyết có thể gây phù bạch huyết ở 1/2 trên cơ thể. Các khối u khi lớn sẽ tiết dịch, có thể gây tràn dịch màng phổi, làm bệnh nhân khó thở.

Gan

Có thể mất một thời gian để các triệu chứng hiển thị do ung thư ở gan. Trong giai đoạn sau của bệnh, nó có thể gây ra: vàng da, sốt, phù nề, sưng tấy,…

Mặc dù ung thư vú giai đoạn cuối hiếm khi di căn gan. Chúng chủ yếu di căn ở các bộ phận ở 1/2 trên cơ thể, từ cơ hoành trở lên. Nhưng khi di căn đến gan, thời gian sống còn của bệnh nhân bị giảm rõ rệt.

Não bộ

Khi ung thư vú giai đoạn cuối di căn đến não, nó có thể gây ra các triệu chứng thần kinh. Chúng có thể bao gồm: vấn đề cân bằng, thay đổi hình ảnh, đau đầu, chóng mặt, yếu đuối, liệt, mất chức năng giao tiếp – ngôn ngữ…

Các cơn đau đầu thường xuyên là điều phiền toái chính khi các khối u di căn đến não. Bệnh nhân thậm chí có thể hôn mê, mất nhận thức hoàn toàn và tử vong rất nhanh sau đó.

Các hướng điều trị hỗ trợ ung thư vú giai đoạn cuối

Mặc dù ung thư vú giai đoạn cuối hầu như không thể chữa khỏi, nhưng vẫn có thể duy trì chất lượng cuộc sống.

Các phương pháp được đề ra bao gồm giảm đau, ung thư liệu pháp hay các chuyên khoa sẽ kết hợp với nhau để điều trị các triệu chứng của bệnh nhân. Giảm đau, kiểm soát nhiễm trùng, an thần, hỗ trợ hô hấp, hỗ trợ dinh dưỡng, hỗ trợ giấc ngủ ngon… sẽ góp phần làm giảm các triệu chứng của bệnh. Bằng cách đó, người bệnh sẽ thoải mái, tránh được các biến chứng nặng nề của bệnh.

Người bệnh cũng cần khai với bác sĩ khi gặp phải các triệu chứng bất lợi. Việc chăm sóc sẽ giúp bệnh nhân hưởng thụ được những ngày tháng cuối cùng một cách yên bình nhất. Điều đó cực kì có ý nghĩa với bệnh nhân và gia đình.

Ung thư vú giai đoạn 4 sống được bao lâu
Điều trị hỗ trợ bệnh nhân giai đoạn cuối có ý nghĩa to lớn với cuộc đời của bệnh nhân và gia đình

Tiến trình bệnh ung thư vú cũng trải qua nhiều giai đoạn. Việc phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn sớm thì việc chữa khỏi bệnh sẽ có tiên lượng tốt hơn. Hãy cùng YouMed tìm hiểu các giai đoạn của ung thư vú qua bài viết sau: Các giai đoạn của ung thư vú có thể bạn chưa biết

Ung thư vú giai đoạn cuối hầu như không còn khả năng chữa khỏi. Các triệu chứng của bệnh khá nặng nề và làm giảm chất lượng sống của bệnh nhân. Các biện pháp điều trị hỗ trợ được đưa ra nhằm giảm thiểu tối đa các triệu chứng bệnh.Khi đó bệnh nhân sẽ thoải mái và chất lượng sống sẽ tốt hơn. Mặt khác bệnh nhân cũng sẽ kéo dài được thời gian sống còn hơn nữa.