Lương tâm của một người chỉnh là gì

(Last Updated On: 08/07/2021)

Lương tâm là gì? Các quan niệm và lương tâm và vai trò của lương tâm đối với đời sống con người.

Những quan niệm khác nhau về lương tâm

Nghĩa vụ và lương tâm là 2 phạm trù có nội dung liên quan, hỗ trợ cho nhau và có chức năng thúc giục con người làm điều thiện, tránh điều ác. Bằng cách đó nó góp phần điều chỉnh và củng cố những quan hệ xã hội. Các nhà tư tưởng trong lịch sử có nhiều quan niệm khác nhau về phạm trù lương tâm.

a/ Quan niệm duy tâm:

  • Platon cho rằng lương tâm là sự mách bảo của thượng đế, nó tồn tại vĩnh cửu.
  • Kant cho rằng lương tâm là sự “thao thức của tinh thần” nó gắn liền với con người như bẩm sinh. Ông viết: “Cảm giác lương tâm ở mỗi cá nhân không phụ thuộc vào điều kiện họ sống. Lương tâm không phải là cái gì có thể tìm kiếm được. Một con người mang trong mình cảm giác lương tâm từ lúc mới sinh ra. Lương tâm như là người làm chứng của chúa trời để phán xử chúng ta”. Như vậy, theo Kant cảm giác lương tâm là tiên nghiệm, bẩm
  • Hêghen cho rằng lương tâm là sản phẩm của tinh thần khách quan. Ông là người đầu tiên đặt vấn đề về nội dung khách quan của lương tâm. Theo Hegel, tiêu chuẩn của lương tâm phụ thuộc vào đạo đức của những xã hội khác nhau, còn hình thức của nó phụ thuộc vào các cá nhân khác nhau. Hai cái đó có thể ăn khớp hoặc mâu thuẫn với

b/ Quan niệm duy vật:

Các nhà duy vật thế kỷ 17-18 khẳng định lương tâm là một phạm trù đạo đức học, là yếu tố quan trọng cấu thành đạo đức và chú ý đến vai trò của lương tâm trong đời sống đạo đức. Đặc biệt Spinoza và Lock và nhấn mạnh cần phải giáo dục lương tâm. Tuy nhiên chưa có quan niệm nào lý giải đúng bản chất của lương tâm

Quan niệm về lương tâm của đạo đức học Mácxít

a/ Bản chất của lương tâm

Lương tâm là sự tự đánh giá , sự tự phán xử và giải quyết đúng đắn các hành vi của chính mình trong toàn bộ các quan hệ xã hội.

– Lương tâm vừa là chức năng của tình cảm đạo đức, vừa là chức năng tự đánh giá của lý trí đạo đức:

Lương tâm là một cấu trúc tâm lý, là thể thống nhất giữa tình cảm và lý trí về cái thiện mà hạt nhân là ý thức nghĩa vụ. Lương tâm là tình cảm tích cực trước nghĩa vụ đạo đức. Đồng thời lương tâm làm chức năng tự đánh giá nên nó còn là một hành động trí tuệ, nó chứa đựng yếu tố lý trí. Chức năng đặc trưng của lương tâm là sự kiểm soát của chủ thể đối với hành vi của chính mình, là sự tự phê phán, tự lên án, tự trừng phạt của chủ thể đối với chính mình khi dự định hoặc đã thực hiện một hành vi trái với những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức.

Lương tâm biểu hiện ở 2 trạng thái khẳng định và phủ định. Giá trị của sự khẳng định được biểu hiện bằng sự thanh thản của lương tâm, còn sự phủ định được biểu hiện bằng sự cắn rứt của lương tâm. Xấu hổ với bản thân là biểu hiện ban đầu của lương tâm cắn rứt. Từ cảm giác đó dẫn đến sự phán xử các suy nghĩ và hành vi của mình. Sự cắn rứt của lương tâm còn có sự trách móc của lý trí đối với ý chí “Đã biết sai sao vẫn cứ làm”. Đây là sự trách móc của lương tâm làm cho chủ thể đau khổ.

– Đối tượng của sự tự đánh giá và xét xử của lương tâm:

Đặc trưng của lương tâm là sự tự đánh giá hành động. Lương tâm lên tiếng không chỉ khi hành động đã xảy ra mà ngay cả từ trong dụng ý: Con người cảm thấy sự cắn rứt của lương tâm không những đối với những hành động tiêu cực mà cả với những dụng ý xấu .

b/ Tiêu chuẩn khách quan của lương tâm:

– Sự tự đánh giá của lương tâm phải dựa trên tiêu chuẩn khách quan chứ không thể dựa trên tiêu chuẩn chủ quan. Bởi vì sự vững tâm, sự tin tưởng ở bản thân mình có thể là đúng và làm cơ sở cho điều thiện. Nhưng sự tự ý thức cũng có thể sai, trường hợp đó thường người ta làm điều ác mà lương tâm vẫn cứ thanh thản, giống như kiểu lương tâm trong sạch của bọn phát xít!

– Tiêu chuẩn khách quan của lương tâm là nghĩa vụ và sự công bằng. Chính nghĩa vụ và sự công bằng là nội dung khách quan làm cơ sở cho tình cảm lương tâm. Công bằng xã hội là yêu cầu phân phối các giá trị phù hợp với giá trị mà người ta đã tạo ra, nó đòi hỏi sự tương xứng giữa hành vi với sự đền bù (lao động và thù lao, công và tội, thưởng và phạt ) . Nghĩa là mỗi người phải lấy những điều chính đáng, phù hợp với những lợi ích chân chính của con người làm tiêu chuẩn của lương tâm

Vì lương tâm là tình cảm trách nhiệm trước nghĩa vụ nên nó cũng có những sắc thái như nghĩa vụ: Lương tâm khoa học, lương tâm nghệ thuật, lương tâm nghề nghiệp.v.v…

c/ Vai trò của lương tâm trong đời sống đạo đức của con người:

– Lương tâm là ngọn nguồn bên trong của hạnh phúc. Lương tâm trong sạch làm cho ta ý thức được nhân phẩm của mình, cảm thấy sự khoan khoái của tâm hồn còn sự vô lương tâm là nguồn của sự bất hạnh. Lương tâm là điều kiện của hạnh phúc vừa theo chiều khẳng định vừa theo chiều phủ định.

– Lương tâm với chức năng tự đánh giá nên nó là một động lực thúc đẩy chủ thể làm điều thiện, làm tròn nghĩa vụ của mình, dũng cảm tự thú sai lầm, kiên quyết sửa chữa sai lầm. Lương tâm là động cơ của mọi điều thiện.

– Lương tâm giám sát hành vi con người xem có hợp đạo lý không. Lương tâm trừng phạt con người nếu con người có ý nghĩ và hành vi ác. Lương tâm có tác dụng ngăn ngừa tội ác. Sự hổ thẹn có vai trò uốn nắn định hướng hành vi của con người.

Những người theo chủ nghĩa Kant mới và những nhà tư tưởng của giai cấp tư sản hiện đại cho rằng lương tâm chỉ có vai trò tiêu cực. Nếu lương tâm xuất hiện vào lúc dự kiến hành vi, thì theo họ, chỉ có tác dụng dẫn đến sự thiếu quyết đoán. Nếu lương tâm xuất hiện vào lúc hành vi đã chấm dứt thì chỉ làm cho con người mất yên tĩnh mà không có tác dụng gì, vì hành vi đã được thực hiện rồi.

Chính vì vậy, họ đòi vứt bỏ lương tâm.

Đạo đức học Mác – Lênin, ngược lại, nhấn mạnh rằng lương tâm xuất hiện trong suốt toàn bộ hành vi đạo đức, từ lúc dự định đến lúc kết thúc. Nó xuất hiện cả lúc con người hành động phù hợp với những tiêu chuẩn đạo đức cũng như xa rời những tiêu chuẩn đạo đức. Ở đây, cả mặt phủ định- mặt cắn rứt của lương tâm, lẫn mặt khẳng định – sự thanh thản của lương tâm, đều có vai trò điều chỉnh và nâng cao tính tích cực của con người. Trong hai mặt đó sự thanh thản của lương tâm góp phần quan trọng vào đời sống đạo đức của cá nhân và xã hội.

Lương tâm trong giáo dục đạo đức

a/ Lương tâm là hạt nhân đạo đức của nhân cách. Lương tâm không phải do Thượng đế ban cho mà là sản phẩm của quá trình giáo dục và tự giáo dục. Nếu không thường xuyên rèn luyện đạo đức thì lương tâm có được ở mỗi người có thể bị suy thoái, xơ cứng hoặc thậm chí mất đi trở thành kẻ “bất lương”. Lương tâm được rèn luyện trong lao động của con người.

b/ Trong công tác giáo dục đạo đức, người ta luôn chú ý đến vai trò của xấu hổ trong việc uốn nắn, định hướng hành vi suy nghĩ của con người. Nó có tác dụng hình thành dư luận xã hội, uốn nắn hành vi đạo đức của con người. Tất nhiên sử dụng vai trò xấu hổ của lương tâm trong giáo dục là một nghệ thuật, phải biết sử dụng đúng mức và phù hợp với từng đối tượng.

Lương tâm có giá bao nhiêu? Muốn có một lương tâm nhẹ nhàng thanh thản phải làm sao?

(VOH)- Là con người, chúng ta có thể đánh mất tất cả nhưng không bao giờ được để mất lương tâm. Vậy lương tâm là gì?

Ở đời, chúng ta thường nghe những câu như “hơn nhau ở chữ tâm”, “quý ở chữ tâm”, “sống phải có tâm” hay “táng tận lương tâm”... Hầu như khi chúng ta gặp những chuyện khó phân định đúng sai, luôn có tiếng nói thầm kín bên trong mách bảo cho chúng ta điều gì nên và không nên làm? Nhiều người gọi đó là lương tâm, vậy lương tâm là gì? 

Lương tâm của một người chỉnh là gì
Chúng ta có thể đánh mất tất cả nhưng không bao giờ được để mất lương tâm.

1. Lương tâm là gì?

Lương tâm là loại ý thức đặc trưng về đạo đức, một nhận thức bên trong về lẽ đúng và lẽ sai của mỗi con người. Lương tâm có tính chất bắt buộc và nó thúc ép, ra lệnh cho chúng ta, hay nói cách khác, lương tâm được xem như là nghĩa vụ, trách nhiệm đối với mỗi người.

Nếu vi phạm hoặc làm ngược lại với lương tâm, chúng ta thường cảm thấy tội lỗi hay lo sợ. Còn ngược lại, nếu tuân theo nó, thì chúng ta sẽ có cảm giác vui thỏa và hạnh phúc trong lòng. Do đó, lương tâm luôn đi với con người trong suốt quá trình hành động, nó là kết quả của quá trình chúng ta được giáo dưỡng, thu nhặt mọi điều đúng - sai trong cuộc sống.

Lương tâm có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội và đạo đức con người. Lương tâm chi phối và quyết định hành động của con người làm việc tốt, việc thiện. Lương tâm cũng tạo động lực thúc đẩy chúng ta làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, dũng cảm đối mặt với sai lầm và thành tâm sửa chữa những thiếu sót. Đồng thời, lương tâm cũng sẽ trừng trị chủ thể nếu chủ thể có ý nghĩ và hành động theo hướng trái với lương tâm. 

Có thể nói, lương tâm là hạt giống đạo đức của nhân cách. Một người có lương tâm đẹp sẽ tạo nhân cách tốt, ứng xử chân thành, hòa nhã với mọi người. Còn người không có lương tâm, bản thân họ luôn là cái gai trong mắt mọi người, và luôn trăn trở, cắn rứt lương tâm.

Xem thêm: Tác động độc hại của tính tự phụ, tự mãn tới cuộc sống của chúng ta?

2. Biểu hiện của người có lương tâm

Người có lương tâm là người có đạo đức và phát huy được mặt tích cực trong hành vi của mình để góp phần phát triển xã hội. 

Họ luôn biết cách cân bằng hành vi của mình so với chuẩn mực xã hội, ăn năn và sửa chữa khi bản thân có lỗi. Có lòng trắc ẩn, biết sống vì người khác và giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn mà không mong được đền đáp.

Người có lương tâm luôn có một tâm hồn trong sáng, thiện lành. Họ biết trân trọng mọi thứ ở xung quanh, vì thế họ luôn được mọi người yêu mến và tôn trọng. Đặc biệt, những người có một trái tim lương thiện, ấm áp, dường như luôn có được một cuộc sống bình yên, một tình yêu đẹp và hạnh phúc.

Lương tâm của một người chỉnh là gì
Người có lương tâm có một tâm hồn trong sáng, thiện lành.

3. Phân tích 2 trạng thái của lương tâm

Thật ra, khi đi phân tích sâu lương tâm con người, chúng thường được chia thành 2 trạng thái là cắn rứt và thanh thản. Nhưng dù ở trạng thái nào cũng đều có ý nghĩa đối với chúng ta.

3.1. Lương tâm cắn rứt

Khi một người thực hiện những hành vi sai trái, vi phạm các chuẩn mực đạo đức, người đó sẽ cảm thấy có lỗi và tự trách trong lòng. Trạng thái lương tâm này sẽ giúp cá nhân điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với quy luật của xã hội.

Ví dụ: Gian lận trong thi cử sẽ khiến học sinh đó luôn lo lắng, sợ bị thầy cô phát hiện, sợ bị phạt, lương tâm khi ấy cũng sẽ không được yên.

Xem thêm: Ăn cháo đá bát: Lối sống vô ơn, cần nên 'loại trừ' khỏi xã hội

3.2. Lương tâm thanh thản

Khi thực hiện hành động phù hợp với các quy tắc và chuẩn mực đạo đức của xã hội, thì cá nhân cảm thấy sung sướng, hài lòng, thỏa mãn với chính bản thân chúng ta. Trạng thái lương tâm này sẽ giúp chúng ta có thêm niềm tin vào bản thân và thúc đẩy tính tích cực trong hành động của mình.

Ví dụ: Bạn nhặt được một số tiền lớn nhưng băn khoăn không biết có nên trả lại người đánh mất hay giữ của riêng. Lương tâm bạn lúc này không cho phép và sau cùng bạn trả lại người đã đánh rơi tiền, lúc này bản thân bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và vui sướng vì đã làm được việc tốt.

4. Vô lương tâm là gì?

Trái ngược với lương tâm, chính là vô lương tâm. Được xem là vô lương tâm khi người đó không có chút cảm giác áy náy, hối hận khi vi phạm một tội lỗi, hoặc không cảm thấy thương xót cho một ai đó gặp chuyện khó khăn, đau khổ. Thậm chí người vô lương tâm còn thực hiện những hành vi tàn nhẫn với người khác, hay chính những người thân yêu của mình.

Ví dụ: Lợi dụng dịch bệnh, nhiều tiểu thương đã bán giá thực phẩm, khẩu trang với giá “cắt cổ”, hành động này được đánh giá là vô lương tâm, thiếu đạo đức trong kinh doanh.

Xem thêm: Ý nghĩa của câu thành ngữ 'Qua cầu rút ván'

Lương tâm của một người chỉnh là gì
Người vô lương tâm là người không có chút cảm giác áy náy, hối hận khi vi phạm một tội nào đó.

5. Những ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về lương tâm

Chúng ta đã biết lương tâm là kết quả của quá trình sống chứ không phải bẩm sinh của mỗi người. Do đó, từ trước tới nay, kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam đã có rất nhiều câu ca dao, thành ngữ hay nói về lương tâm như một lời khuyên răn giúp mỗi cá thể rèn luyện được thói quen đạo đức tốt.

  1. Lấy điều ăn ở dạy con, Dẫu mà gặp tiết nước non xoay vần. Ở cho có đức, có nhân,

    Mới mong thờ tự, được ăn lộc trời.

  2. Dương trần phải ráng làm hiền
    Đừng trọng bạc tiền bỏ nghĩa bỏ nhân.
  3. Dẫu xây chín bậc phù đồ,
    Không bằng làm phúc, cứu cho một người.
  4. Ai thương ai ghét mặc tình
    Phận mình cứ giữ tâm mình thật ngay.
  5. Chết vinh còn hơn sống nhục,
    Chết đứng còn hơn sống quỳ.
  6. Danh dự quý hơn tiền bạc.
Lương tâm của một người chỉnh là gì
Danh dự quý hơn tiền bạc.
  1. Con người mất cả lương tâm
    Khác nào ác thú, dã cầm rừng hoang.
  2. Ai ơi chớ nghĩ mình hèn,
    Nước kia dù đục lóng phèn cũng trong.
  3. Lương tâm không bằng lương tháng.

Xem thêm: Làm thế nào để có lối sống đẹp như những bông hoa tô điểm cho cuộc đời

6. Những câu nói tiếng Anh về lương tâm

Những lời khuyên răn dạy con người tự chủ động rèn dũa lương tâm không chỉ có trong kho tàng ca dao, thành ngữ Việt Nam, mà còn xuất hiện rất nhiều trong những câu nói nổi tiếng ở nước ngoài. Cùng điểm qua một vài câu nói hay nói về lương tâm dưới đây nhé.

  1. There are only two things worth aiming for, good music and a clean conscience. (Paul Hindemith) 
    Tạm dịch: Chỉ có hai thứ đáng theo đuổi, nhạc hay và lương tâm trong sạch.
  2. Never do anything against conscience even if the state demands it. (Albert Einstein)
    Tạm dịch: Đừng làm gì trái với lương tâm, ngay cả khi chính quyền yêu cầu bạn. 
  3. You are not only responsible for what you say, but also for what you do not say. (Martin Luther)
    Tạm dịch: Bạn không chỉ phải chịu trách nhiệm với những gì mình nói, mà cả những gì mình không nói.
  4. Conscience is the voice of the soul; the passions are the voice of the body. (Jean Jacques Rousseau)
    Tạm dịch: Lương tâm là tiếng nói của linh hồn; Dục vọng là tiếng nói của cơ thể.
Lương tâm của một người chỉnh là gì
  1. The safest course is to do nothing against one's conscience. With this secret, we can enjoy life and have no fear from death. (Voltaire)
    Tạm dịch: Con đường an toàn nhất là không làm gì trái với lương tâm. Với bí mật này, chúng ta có thể hưởng thụ cuộc sống và không sợ chết.
  2. Conscience is a man's compass. (Vincent Van Gogh)
    Tạm dịch: Lương tâm là la bàn của con người.
  3. One is happy as a result of one’s own efforts once one knows the necessary ingredients of happiness simple tastes, a certain degree of courage, self denial to a point, love of work, and above all, a clear conscience. (George Sand)
    Tạm dịch: Hạnh phúc của một người là kết quả nỗ lực của chính anh ta, một khi anh ta đã biết nguyên liệu cần thiết của hạnh phúc chỉ là một ít can đảm, sự tự chối bỏ ở mức độ nhất định, tình yêu công việc, và trên hết, một lương tâm trong sạch.
  4. In matters of conscience, the law of the majority has no place. (Mahatma Gandhi)
    Tạm dịch: Với lương tâm, quy luật của số đông không có tác dụng.
  5. The world is in a constant conspiracy against the brave. It's the age-old struggle: the roar of the crowd on the one side, and the voice of your conscience on the other. (Douglas MacArthur)
    Tạm dịch: Thế giới là mưu đồ triền miên chống lại kẻ can trường. Đó là cuộc vật lộn từ xa xưa: một bên là tiếng gào thét của đám đông, và bên kia là tiếng của lương tâm bạn.
  6. Every man is guilty of all the good he didn't do. (Voltaire)
    Tạm dịch: Bất kì người nào cũng có lỗi vì đã không làm những điều tốt.

Qua bài này, bạn đã biết rõ lương tâm là gì và những biểu hiện của người có lương tâm. Từ đó, mỗi người trong chúng ta biết sống tốt hơn mỗi ngày, luôn giúp đỡ những người xung quanh và không màng đến lợi ích cá nhân.

Sưu tầm
Nguồn ảnh: Internet