Ví dụ về đăng ký giao dịch bảo đảm


Trong giải quyết tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và các tranh chấp khác tại Tòa án, việc đăng ký và cung cấp thông tin tài sản đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
Chi tiết chúng tôi tổng hợp và chia sẻ tạo bài viết dưới đây:

Quy định của pháp luật về đăng ký tài sản

Theo số liệu của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, hiện có khoảng 64 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động đăng ký tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm. Trong đó có Hiến pháp, 26 Luật, Bộ luật; 18 Nghị định; 19 Thông tư; 01 Quyết định của Bộ trưởng.
Các quy định về đăng ký do nhiều cơ quan thực hiện với với mục đích khác nhau. Có trường hợp đăng ký với ý nghĩa là đăng ký xác định quyền sở hữu tài sản, sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất hoặc quyền khác về tài sản, có quy định về đăng ký với ý nghĩa để sử dụng, lưu hành, có những quy định về đăng ký nhằm mục đích để kiểm duyệt, lưu hành (như đối với thuốc thú y, dược, hóa chất…)…
Dù số lượng văn bản không phải là ít nhưng có thể nhận thấy, pháp luật về đăng ký tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm hiện nay không những chưa đầy đủ (những loại tài sản, quyền tài sản nào bắt buộc phải đăng ký, những trường hợp để bảo đảm đối kháng với người thứ ba, và những tài sản nào thuộc diện đăng ký tự nguyện) mà còn rất tản mạn, được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau.
Thứ nhất, trong Bộ luật Dân sự năm 2015 có một số điều quy định về đăng ký tài sản hoặc liên quan đến đăng ký tài sản, ví dụ Điều 106 quy định: quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và pháp luật về đăng ký tài sản, việc đăng ký tài sản phải được công khai (Quyền khác đối với tài sản có nhiều nội dung được bổ sung, sửa đổi nhưng cho đến nay chưa có văn bản nào quy định về thủ tục đăng ký quyền khác đối với tài sản được thực hiện như thế nào); Điều 133 quy định về bảo vệ người thứ ba ngay tình khi người này dựa vào việc tài sản được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền để tham gia giao dịch; Điều 297, khoản 2 Điều 298 quy định về biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm và thời điểm bắt đầu có hiệu lực đối kháng với người thứ ba là từ thời điểm đăng ký; về biện pháp bảo đảm là cầm cố, thế chấp (khoản 2 Điều 310, khoản 2 Điều 319), Bộ luật cũng quy định hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ thời điểm đăng ký giao dịch.
Thứ hai, việc đăng ký cũng được quy định trong một số luật khác như Luật Đất đai năm 2013, tại các điều: Điều 95; khoản 3 Điều 188; Luật Nhà ở năm 2014, tại Điều 12, khoản 1 Điều 118; Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, tại khoản 7 Điều 3; Luật Hàng không dân dụng năm 2006 được sửa đổi, bổ sung năm 2014, tại các Điều 28, 29, 30; Bộ luật Hàng hải năm 2015, tại các Điều 18, 19, 36; Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009; Luật Giao thông đường bộ…
Vấn đề đăng ký cũng được quy định trong một số nghị định của Chính phủ, thông tư của các bộ, ngành, ví dụ Nghị định 163/2006 NĐ-CP ngày 19/12/2006, Nghị định 83/2010-NĐ-CP ngày 23/7/2010 quy định về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm, Nghị định 43/2014-NĐ-CP ngày 15/5/2014, Nghị định 01/2017/NĐ-CP, Nghị định 8020/VBHN-BTP ngày 10/12/2013 về đăng ký GDBĐ, Nghị định 68/2015/NĐ-CP ngày 28/8/2015 về đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay, Nghị định 171/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016…; Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính, Thông tư 37/2010TT-BCA ngày 12/10/2010, Thông tư 15/2014/TT-BCA ngày 4/4/2014 của Bộ Công an quy định về đăng ký xe, quy trình đăng ký,…
Mặt khác, pháp luật về đăng ký tài sản có hiện tượng chưa thống nhất, như tài sản gắn liền với đất như nhà ở, tài sản khác không bắt buộc đăng ký (khoản 3 Điều 12 Luật Nhà ở năm 2014 khác hẳn với quy định tại khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013), chỉ đăng ký theo yêu cầu nhưng điều mâu thuẫn là chỉ khi nào đăng ký mới được giao dịch (điểm a khoản 1 Điều 118 Luật Nhà ở năm 2014), vậy có phải là bắt buộc đăng ký?
Trong thực tiễn cũng xuất hiện những nhìn nhận khác nhau về một số quy định, ví dụ đối với phương tiện giao thông việc đăng ký là để lưu hành, hay xác định sở hữu thì trong xã hội cũng như giữa các bộ có liên quan cũng có nhận thức khác nhau. Từ nhận thức sẽ liên quan đến giải thích Điều 133 Bộ luật Dân sự năm 2015, tùy theo nhận thức của cơ quan có thẩm quyền khi giải thích sẽ làm cho quy định của Điều 133 Bộ luật Dân sự năm 2015 có sức sống tăng hay giảm xuống trong thực tiễn. Sở dĩ như vậy là do phạm vi áp dụng Điều 133 Bộ luật Dân sự năm 2015 có thể rộng (áp dụng được nhiều trường hợp diễn ra trong thực tế) hoặc hẹp tùy theo nhận thức, giải thích cụm thuật ngữ: “tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền” mà cốt lõi là giải thích thuật ngữ “đăng ký” chỉ bao hàm đăng ký quyền sở hữu, đăng ký quyền sử dụng đất , quyền khác đối với tài sản hay “đăng ký” còn bao gồm những tài sản theo quy định của pháp luật được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy đăng ký, loại giấy này không phải là GCN quyền sở hữu, nhưng cũng có giá trị chứng minh, dưới góc độ pháp lý người đứng tên trong giấy đăng ký được coi là chủ tài sản. Ví dụ như giấy đăng ký xe máy, giấy đăng ký xe ô tô, giấy đăng ký tàu, thuyền (không nhầm lẫn khi mua bán dù là tài sản cần đăng ký sở hữu hay đăng ký để lưu hành, khi chuyển nhượng hai bên không làm thủ tục sang tên lại thuộc góc độ khác).
Xét về bản chất thì đăng ký tài sản, quyền khác đối với tài sản là một hoạt động quản lý của Nhà nước, vì vậy, cần phải xác định loại tài sản nào trong xã hội cần phải đăng ký. Nói cách khác, chỉ loại tài sản nào Nhà nước thấy cần phải thể hiện vai trò quản lý của Nhà nước thì mới bắt buộc phải đăng ký. Nhưng cần phải nhận thức mục đích sâu xa của hoạt động quản lý trong cơ chế thị trường là nhằm bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, tăng tính minh bạch từ đó tạo thuận lợi đưa tài sản tham gia lưu thông dân sự, tăng tính an toàn trong giao dịch, tăng tính ổn định cho các quan hệ dân sự, kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội theo hướng bền vững. Vì vậy, việc đòi hỏi quá nhiều giấy tờ, thủ tục rườm rà như hiện nay đang gây khó khăn, vướng mắc, phiền toái cho người dân, doanh nghiệp khi khai thác tài sản, đưa tài sản vào lưu thông là không hợp lý. Việc hoàn thiện pháp luật về đăng ký tài sản để khắc phục tình trạnh tản mạn, thiếu thống nhất là cần thiết. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất khi hoàn thiện pháp luật là các quy định phải đáp ứng được yêu cầu dù đăng ký tài sản thuộc trường hợp bắt buộc hay theo yêu cầu của chủ tài sản phải tạo cho chủ có quyền sở hữu, quyền sử dụng, chủ có quyền khác đối với tài sản khai thác tài sản của mình được thuận tiện, dễ dàng, nhanh chóng, đặc biệt là giảm chi phí khi muốn đưa tài sản vào tham gia giao dịch trên thị trường, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong xu thế hội nhập.
Ví dụ về đăng ký giao dịch bảo đảm

Việc đăng ký tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm và cung cấp thông tin của các cơ quan quản lý, vai trò của nó trong hoạt động xét xử

Việc Đăng ký tài sản

Dù pháp luật về đăng ký, cung cấp thông tin có được hoàn thiện, đầy đủ đến đâu nhưng hiện nay, những quy định về trình tự, thủ tục chỉ quan tâm tới sự tiện lợi cho cơ quan quản lý, không hướng đến sự tiện lợi cho người dân hoặc trường hợp luật đã hợp lý nhưng cơ quan thực hiện chức năng đăng ký, cung cấp thông tin lại hành xử cứng nhắc, máy móc thì không những không đáp ứng nguyện vọng của người dân, doanh nghiệp mà còn có tác dụng ngược, trở thành công cụ để “hành dân”, “hành doanh nghiệp”.
Nếu việc đăng ký tài sản được thực hiện tốt (tức là mỗi tài sản thuộc diện bắt buộc đăng ký thì hồ sơ, tài liệu về tài sản này chứa đựng đầy đủ thông tin trong quá trình hình thành, phát triển, biến động của tài sản, tình trạng pháp lý… đều phải được thể hiện trong hồ sơ của cơ quan quản lý, đăng ký) và việc cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin về tài sản mà cơ quan tài phán yêu cầu khi giải quyết tranh chấp sẽ vô cùng thuận lợi cho cơ quan tài phán. Nếu chỉ xét riêng dưới góc độ này thì việc đăng ký, cung cấp thông tin về tài sản cho cơ quan tài phán nói chung, cho tòa án nói riêng sẽ có và giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với việc xét xử của tòa án và cơ quan tài phán khác. Thực tế cũng có những trường hợp nhờ việc tài sản được đăng ký, và việc cung cấp thông tin chính xác, kịp thời đã giúp cho việc giải quyết tranh chấp dân sự, kinh doanh thương mại được nhanh chóng, chính xác, góp phần bảo vệ công ký.

Hình thức đăng ký giao dịch bảo đảm

Đánh giá một cách công bằng, hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm thời gian qua đã làm tăng tính an toàn cho giao dịch, bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của các bên, góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Đồng thời, hoạt động này giúp cho việc xét xử của Tòa án được thuận lợi, chính xác. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cũng cho thấy, hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm còn nhiều bất cập. Có những bất cập từ thể chế tạo ra sự chia cắt, không có tính kết nối liên hoàn giữa đăng ký tài sản và đăng ký giao dịch bảo đảm; có những bất cập từ thủ tục, hồ sơ đăng ký; có những bất cập xuất phát từ sự minh bạch thông tin, có những bất cập xuất phát từ việc áp dụng các quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch của cán bộ thừa hành do quá máy móc, cứng nhắc hoặc thiếu trách nhiệm.
Những bất cập từ thể chế một phần xuất phát từ sự phân tách theo chức năng, thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ, ngành quản lý tài sản đó, và thiếu sự công khai, minh bạch kết nối thông tin với nhau gây nên, có lẽ ai cũng đã nhìn thấy. Ví dụ, Điều 28 Nghị định 8020/VBHN-BTP ngày 10/12/2013 quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm như sau:
“1. Hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (01 bộ) gồm có:
a) Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm;
b) Hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng bảo đảm có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;
c) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc các giấy chứng nhận đã cấp qua các thời kỳ;
d) Trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền thì phải có văn bản ủy quyền.
2. Trong thời hạn giải quyết hồ sơ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các việc sau:
a) Ghi nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm vào giấy chứng nhận quy định tại điểm c khoản 1 Điều này vào Sổ Địa chính, Sổ theo dõi biến động đất đai theo quy định của pháp luật;
b) Chứng nhận việc đăng ký vào Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm;
c) Trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này”.
Quy định cứng trong hồ sơ phải có: “c) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc các giấy chứng nhận đã cấp qua các thời kỳ;” dẫn đến bất cập sau: một là, tài sản đó có các giấy tờ khác hoàn toàn có căn cứ xác định chủ sở hữu, chủ sử dụng hợp pháp sẽ không thể tham gia vào giao dịch bảo đảm và được đăng ký giao dịch bảo đảm; hai là, tài sản tham gia giao dịch bảo đảm là quyền sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , nhưng trên đất này có tài sản gắn liền với đất như nhà ở, công trình xây dựng khác… nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu thì khi đăng ký giao dịch bảo đảm chỉ đăng ký về quyền sử dụng đất , nếu chủ sở hữu, chủ thể nhận bảo đảm muốn đăng ký trong giao dịch bảo đảm gồm cả tài sản trên đất thì không được chấp nhận, hoặc sẽ bị từ chối việc đăng ký giao dịch bảo đảm.
Rõ ràng, cách quy định này đã khuôn thực tiễn cuộc sống vào đó chứ không phải phản ánh những gì cuộc sống đang diễn ra. Nếu tiếp cận theo hướng ghi nhận thực tế cuộc sống (thuộc những trường hợp có cơ sở và bảo đảm an toàn cho giao dịch) thì hoàn toàn có lựa chọn khác trong việc quy định về hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm, để mở rộng diện tài sản tham gia giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm.
 

Ví dụ về đăng ký giao dịch bảo đảm

Chúng tôi sẽ liên hệ sau ít phút, xin cảm ơn!

XEM THÊM

Ví dụ về đăng ký giao dịch bảo đảm

Ví dụ về đăng ký giao dịch bảo đảm

Ví dụ về đăng ký giao dịch bảo đảm

Ví dụ về đăng ký giao dịch bảo đảm