3 scaled in the key of g nghĩa là gì

Phần nội dung dưới đây là bài viết tôi sưu tầm của thành viên SHVN19 từ diễn đàn AEGUITAR trong đó người post đã biên dịch phần lớn tài liệu từ JUSTINGUITAR. Nay tôi lưu trữ lại nội dung trên Blog và chia sẻ với những bạn yêu thích guitar có thêm những kiến thức bổ ích mới.

Thang âm (scale) những khái niệm cơ bản và cách xây dựng hợp âm (chord) trên nền thang âm

Question: Thang âm (scale) là gì?

Answer: Thang âm là tập hợp các nốt nhạc nghe hợp khi được chơi cùng nhau. Khi có sự kết hợp các nốt này bên cạnh nhau sẽ tạo ra giai điệu của bài hát. Ví dụ bài Nếu Như anh đến đánh ở « Am » thì đó là Thang âm La thứ. Trong bài Nếu như anh đến các bạn dò trên cần đàn sẽ thấy có các nốt. A B C D E F G A. Vậy tập hợp các nốt này chính là thang âm.

Q : Tại sao phải học Thang âm?

A : Thứ nhất là học Thang âm (scale) các bạn sẽ phải trải qua một số bài tập ngón nhằm tăng lực bấm và độ nhanh nhạy của ngón. Thứ hai là học Thang âm các bạn sẽ có thể sáng tạo (improvise) những khúc solo của cá nhân mình hoặc hiểu được tại sao các bạn khác lại chơi những nốt nhạc trong tác phẩm của họ.

Ok, như vậy các bạn đã biết thang âm là gì và tại sao phải học thang âm bây giờ chúng ta sẽ đi đến phần quan trọng đầu tiên. Thang âm trưởng (The Major Diatonic Scale). Mặc dù có rất nhiều loại thang âm (Pentatonic, Harmonic, Melodic, Blue, Jazz…) nhưng mình chọn Diatonic Major Scale vì nó gần gũi nhất với những gì mà những bạn mới chơi biết (gam đô trưởng).

Thang âm Trưởng (Major Diatonic Scale)

Q: Diatonic Scale là gì?

A: Đó chính là thang âm được cấu tạo từ 7 nốt cơ bản, phân biệt với pentatonic (5 nốt hay còn gọi là ngũ cung) Ví dụ cơ bản cho Diatonic Scale chính là giọng C trưởng bao gồm các nốt : C D E F G A B (7 nốt)

Q: Vậy Major ở đây là gì?

A: Major nghĩa là trưởng. Thực ra là một cách sắp xếp có thứ tự tập hợp 7 nốt ấy Nhìn vào giọng C trưởng ta thấy: C – D – E – F – G – A – B – C W W H W W W H

W: viết tắt của Whole có nghĩa là 1 cung H: Viết tắt của Half có nghĩa là nửa cung

Vậy tập hợp của 7 nốt có cao độ chênh nhau theo thứ tự W W H W W W H thì gọi đó là thang âm trưởng. Nốt đầu tiên của tập hợp là nốt C thì được xác định là nốt đại diện cho thang âm đó. ở ví dụ trên ta có thang âm C trưởng vì nốt C là nốt đầu tiên và cấu tạo của 7 nốt được sắp xếp theo thứ tự WWHWWWH.

Q: Có rất nhiều nốt, vậy xây dựng thang âm từ các nốt khác sẽ thế nào?

A: Đơn giản thôi, cứ theo cấu tạo thang âm trưởng và xác định nốt đầu tiên là ta sẽ xây dựng được các thang âm trưởng khác. VD: Thang âm G trưởng sẽ là G – A – B – C – D – E – F# – G W W H W W W H

OK, vậy là các bạn đã hiểu cấu tạo của thang âm trưởng và cách xây dựng nó. Thực ra còn một số lý thuyết nữa liên quan về vấn đề này nhưng tôi không muốn trình bày do đã có nhiều tài liệu chia sẻ. Các bạn có thể search Circle of Fifth hay Vòng tròn hợp âm gì đó để biết rõ thêm về cái vấn đề này, các nốt thăng giáng trong giọng trưởng.

Ứng dụng Major Diatonic Scale vào việc lead

Như thế là chúng ta đã biết được thế nào là Major Diatonic Scale và cấu tạo của nó, cách xây dựng một thang âm trưởng Major Scale với nốt đầu tiên bất kỳ. Tiếp theo ở phần này chúng ta sẽ học cách sử dụng các kiến thức đã được học ở trên vào thực tiễn, cách áp dụng để tạo ra những đoạn lead solo dựa trên các thang âm đã được chúng ta tạo nên.

Q: Việc tạo lập thang âm có tác dụng gì?

A: Tạo lập thang âm giúp chúng ta xác định được đúng những nốt có thể được sử dụng trong bài hát. Ví dụ thang âm C trưởng thì các nốt có thể được sử dụng là: CDEFGAB. Thang âm G thì các nốt có thể được sử dụng là: GABCDEF#.

Q: Vậy điều này có liên quan gì đến việc tạo lập các câu solo hay đi lead?

A: Rất liên quan. Vì khi Solo hoặc đi lead, chúng ta bắt buộc phải chơi các nốt mà theo như định nghĩa thang âm là nghe có vẻ hợp khi đi với nhau. Như vậy có nghĩa là khi ta đi lead, chúng ta bắt buộc phải sử dụng các nốt có trong thang âm.

Thang âm C trưởng thì các nốt có thể được sử dụng là: CDEFGAB Thang âm G trưởng thì các nốt có thể được sử dụng là: GABCDEF#…

Q: Làm thế nào để chúng ta có thể ghi nhớ các nốt có thể chơi được trên cần đàn có quá trời nốt được

A: Tất cả đều có quy luật hết.

Để trả lời cho câu hỏi trên, tôi nghĩ chúng ta nên đi từ thang âm cơ bản nhất: Thang âm C trưởng (C Major Scale)

3 scaled in the key of g nghĩa là gì

CAGED System

Trên hình chính là vị trí các nốt trên cần đàn guitar. Như các bạn thấy, 1 nốt có thể được đánh ở rất nhiều vị trí trên cần đàn và số nốt rất nhiều. Vậy thì làm sao có thể nhớ được chừng ấy nốt đây.

Câu trả lời: Đơn giản thôi các bạn hãy để ý tới những phần được đánh dấu 1st position, 2nd position….. có tổng cộng 5 position được đánh dấu. Position thứ nhất bắt đầu từ dây buông đến ngăn thứ 3. Position thứ 2 từ ngăn thứ 2 đến ngăn thứ 5 ….

Mỗi một Position như thế được gọi là một Grid, với các tên gọi như sau:

Grid C: Post 1 Grid A: Post 2 Grid G: Post 3 Grid E: Post 4 Grid D: Post 5 Tập hợp các Grid này được gọi là hệ thống CAGED.

Q: Phân loại CAGED xong rồi tiếp theo phải làm sao?

A: Xong rồi thì nhớ thôi chứ làm sao.

Q: Ui za, nhiều vậy sao nhớ?

A: Nếu bạn muốn solo, thì đó chính là điều bắt buộc, không có cách nào khác đâu.

Thực ra việc ghi nhớ 5 Grid này không khó như bạn tưởng đâu. Chỉ cần 1 ngày bạn cố gắng đánh trên đàn guitar 5 grid này thì trong 1 tuần bạn có thể nhớ mà không cần nhìn bảng. Và 2 tuần là bạn đã nhuần nhuyễn rồi.

Dưới đây là cấu tạo các grid được tách rời ra để tiện ghi nhớ:

3 scaled in the key of g nghĩa là gì

Grid E – Pos 1

3 scaled in the key of g nghĩa là gì

Grid D – Pos 2

3 scaled in the key of g nghĩa là gì

Grid C – Pos 3

3 scaled in the key of g nghĩa là gì

Grid A – Pos 4

3 scaled in the key of g nghĩa là gì

Grid G – Pos 5

LƯU Ý: các bạn có thấy grid E khác so với thực tế trên cần đàn ko? hình như là có khác vì theo như cấu tạo thì grid E chiếm 4 ngăn nhưng trên cần đàn chúng ta đang nghiên cứu C Major thì post 1 chỉ có 3 ngăn??? Câu trả lời là chúng ta tính luôn vị trí dây buông là 1 ngăn. như vậy sẽ có đủ 4 ngăn rồi.

Q: Mình đã nhớ được 5 grid rồi, như vậy thì các nốt nằm trong 5 grid này mình đã có thể đánh được, vậy còn các nốt nằm ngoài nó thì sao? Ở hình trên có các nốt nằm bên ngoài 5 grid đó ở phía bên phải của cần đàn, làm sao đánh đây???

A: Nếu các bạn để ý và tự điền các nốt còn lại phía bên phải cần đàn, các bạn sẽ thấy rằng tiếp sau grid G thì các nốt sẽ được sắp xếp giống y chang cấu tạo của grid E, và sau grid E sẽ là grid D. Nếu các bạn sử dụng cây đàn điện thì cần đàn rất dài có 22-24 ngăn các bạn sẽ quan sát thấy rất rõ, hệ thống CAGED (system CAGED) có tính liên tục và lập lại nghĩa là tiếp sau G sẽ là E, tiếp sau E là D, sau D là C, sau C là A và sau A là G, rồi tiếng tục lập lại, sau G là E…. Như vậy dựa vào CAGED chúng ta có thể đánh được tất cả các nốt nằm trong thang âm ở bất cứ vị trí nào trên cần đàn. Thật là tuyệt phải không nào?

Q: Wow thật là tuyệt, như vậy là mình có thể thuộc tất cả các nốt có thể đánh trong thang âm C trưởng rồi. Nhưng nếu là thang âm D trưởng thì thế nào nhỉ???

A: Về mặt cấu tạo tất cả các thang âm trưởng đều có cấu tạo WWHWWWH, như vậy nếu một nốt được tịnh tiến x cung thì các nốt khác cũng tịnh tiến x cung. Do đó nếu muốn đánh D trưởng. Bạn chỉ việc tịnh tiến CAGED system lên 1 cung tức là 2 ngăn trên cần đàn. Lúc này E grid ở thang âm C trưởng được đánh từ vị trí ngăn 0 đến ngăn 3 thì ở D trưởng sẽ được đánh từ vị trí ngăn 2 đến ngăn 5. và tiếp theo là các grid DCAG cũng được tiếp nối tịnh tiến 2 ngăn. Tuyệt quá phải không nào.

Q: Như vậy chúng ta có thể biết được các nốt có thể đánh mà ko cần phải xây dựng thang âm theo công thức WWHWWWH nữa phải ko?

A: Quá chính xác. Thank to CAGED system.

Thang Âm D Trưởng: Tịnh tiến 2 ngăn (1 cung) Thang Âm E Trưởng: Tịnh tiến 4 ngăn (2 cung) Thang Âm F Trưởng: Tịnh tiến 5 ngăn (2.5 cung) Thang Âm G Trưởng: Tịnh tiến 7 ngăn (3.5 cung) Thang Âm A Trưởng: Tịnh tiến 9 ngăn (4.5 cung) Thang Âm B Trưởng: Tịnh tiến 11 ngăn (5.5 cung)

Q: Tịnh tiến xa quá làm sao mà xác định đây???

A: Có mẹo hết thôi. Kinh nghiệm của cá nhân mình đó là mình lại thuộc thêm 1 Scale trưởng nữa đó là G trưởng. Scale G trưởng có Grid khởi đầu là grid A có vị trí từ ngăn số 2 đến ngăn số 5. Do đó các grid khác cũng từ đó được suy ra. Như vậy thay vì tịnh tiến từ C ta có thể tịnh tiến từ G.

Ví dụ: A trưởng: G trưởng tịnh tiến 2 ngăn F trưởng: G trưởng tịnh tiến lùi 2 ngăn B trưởng : C trưởng tịnh tiến lùi 1 ngăn E trưởng: G trưởng tịnh tiếng lùi 3 ngăn

Mọi chuyện có vẻ dần dần trở nên đơn giản hơn rồi đấy.

Như vậy là các bạn bây giờ có thể tự tin đánh đúng nốt rồi đấy. Khi vào một ban nhạc, hoặc nói chuyện với một cậu bạn đánh guitar, cậu ta nói rằng tớ đánh ở A trưởng, các bạn có thể tự tin rằng mình có thể đánh được đúng các nốt trong A trưởng. Hãy tự tin lên cầm đàn và phiêu cùng giai điệu bài hát và tự tạo lập những đoạn lead do chính bạn tạo ra. Có thể nó hơi chuối lúc đầu, nhưng càng về sau nó sẽ càng ảo diệu.

Hãy luyện tập nhé, các bước luyện tập như sau:

– Luyện tập cho thuộc các grid trong CAGED System. Việc này ko dành cho kẻ lười biếng, hãy dành ra khoảng 1 tiếng mỗi ngày để chỉ có ngồi bấm vẩn vơ theo thứ tự các nốt trong grid.

– Khi đã thuộc các grid và cách sắp xếp của chúng, các bạn hãy tập hoán đổi chúng. Ví dụ đang đánh ở grid E dây số 3 bạn chuyển sang grid D dây số 3, sau đó đánh về dây 4 và chuyển sang grid C… cứ luyện tập liên tục như vậy cho đến khi nào nhuần nhuyễn và thực sự thuộc sự liên quan giữa các nốt trong các grid và giữa các grid với nhau.

– Luyện tập chuyển thang âm: Bạn thử chuyển thang âm sang các thang âm khác đi nào: từ C -> D ->F ->A ->B hoặc bất cứ thang âm nào khác. dần dần bạn sẽ có phản xạ trong việc chuyển thang âm. Khi một ai đó nói tôi chơi ở X trưởng là bạn có thể biết ngay vị trí các grid nắm ở đâu

– Chuyển giọng một bài hát: a ha ha, cái này hay nè. Từ trước tới giờ vẫn nghe chúng nó nói chuyển giọng từ C sang G hoặc từ C lên D cho nó cao hoặc thằng này giọng thấp đánh ở G ko được, thôi chuyển về F đi. Từ khi bạn có thang âm mọi chuyện trở nên, wwow very easy. Lôi một bài hát ra, ví dụ ở C trưởng. Nốt đầu tiên là C chẳng hạn. Bạn hãy thử dịch chuyển thang âm lên D xem và đánh nốt đầu tiên là C —> D . Kết quả thế nào nhỉ: cả bài hát lúc trước bạn bật bông nghe có vẻ thấp trầm, giờ nhờ dịch thang âm mà nó đã được hát cao hơn rồi. kỳ diệu!!! Tuy bạn chưa thể chơi các hợp âm trên đó nhưng như thế này cũng đã là bước đầu của sự kỳ diệu rồi đó.

Hợp âm (Chord) và cách sử dụng

Ở 2 phần trước chúng ta đã bàn đến âm giai (thang âm – scales) và hệ thống CAGED system. Các bạn đã biết được khi có một bài hát thì chúng ta phải bấm nốt như thế nào, chuyển giọng ra sao. Phần này mình sẽ giới thiệu đến các bạn khái niệm về hợp âm và cách áp dụng hợp âm vào bài hát, kết hợp hợp âm vào thế tay. Bài này sẽ rất hữu dụng khi các bạn sử dụng để đệm 1 bài hát hoặc thậm chí fingerstyle.

Question: Hợp âm là gì?

Answer: Hợp âm là sự kết hợp của nhiều nốt nhạc với nhau ,thường là những quãng 3. Nếu các bạn chưa biết quãng 3 là gì thì các bạn có thể tham khảo các tài liệu nhạc lý cơ bản để biết.

Question: Làm sao để biết một bài nhạc chơi ở một thang âm bất kỳ sử dụng hợp âm nào?

Answer: Các hợp âm cơ bản được xây dựng nên bởi các nốt trong thang âm. Chúng ta hãy nghiên cứu các hợp âm được cấu tạo từ 3 nốt trước.

C D E F G A B C D E F C—E–G————(C) –D—F–A———-(Dm) —-E–G—B——–(Em) ——F—A–C——(F) ——-G—B—D—-(G) ———-A–C—E–(Am) ————B–D—F(Bdim)

Giờ các bạn đã thấy nếu kết hợp 3 nốt với các nốt cách đều nhau 1 nốt thì chúng ta có bộ 7 hợp âm cơ bản dùng cho 1 bài hát. Nếu chúng ta đặt tên các nốt theo thứ tự từ I-VII với chữ hoa là hợp âm trưởng và chữ thường là hợp âm thứ hoặc dim thì ta có:

C D E F G A B C I ii iii IV V vi vii I

Như vậy bậc I-IV-V là các hợp âm trưởng ii-iii-vi là hợp âm thứ và vii là hợp âm dim, với Hợp âm trưởng cấu tạo từ quãng 3 trưởng (3T) và một quãng 3 thứ(3t)

Hợp âm thứ cấu tạo từ quãng 3 thứ (3t) và một quãng 3 trưởng (3T)

Hợp âm dim cấu tạo từ 2 quãng 3 thứ (3t+3t)

Question: Chúng ta vừa xây dựng hợp âm trên âm giai trưởng, vậy âm giai thứ ví dụ như Am thì bộ hợp âm có thay đổi không?

Answer: Không thay đổi, về cơ bản âm giai trưởng và thứ thường có mối liên hệ. Ví dụ như C trưởng có am giai A thứ quan hệ có cùng các nốt và các hợp âm. Question: Làm sao biết được âm giai quan hệ? Answer: Các dân giã nhất là âm giai trường trừ 1,5 cung ra âm giai thứ. VD: C trưởng – 1,5c = A thứ. D trưởng -1,5c= B thứ. E trưởng – 1,5c = C# thứ…

Question: Vậy quy tắc I-ii-iii-IV-V-vi-vii áp dụng cho tất cả các trường hợp này?

Answer: Chính xác, cụ thể:

D E F# G A B C# I ii iii IV V vi vii –> D Em F

m G A Bm C

dim

hay E F# G# A B C# D# –> E F

m G

m A B C

m D

dim

Question: Hay quá, nhưng thế này thì chúng ta phải có giấy bút viết mới xác định được hợp âm. Còn cách nào thực tế hơn không?

Answer: Có chứ. Chúng ta có thể xác định hợp âm theo quy tắc tam giác rất đơn giản, với các bước như sau:

– Bước 1: Xác định Âm giai trưởng và thứ quan hệ> VD: C và Am – Bước 2: Xác định các nốt C và A (theo ví dụ thôi, nếu VD là D và Bm thì xác định nốt D và B) – Bước 3:

+ Nếu nốt các bạn xác định nằm trên dây số 5 thì áp dụng quy tắc tam giác ngược: Trong ví dụ vừa rồi nốt C nằm trên dây số 5. C là âm giai trưởng nên ta có C. Nốt C ở ngăn số 3. Ta tìm nốt ở ngăn số 3 nhưng ở dây số 6, đó là nốt G, vậy ta có hợp âm G. sau khi có nốt G ta đếm lùi 2 ngăn là ngăn số 1, có nốt F, vậy có thêm hợp âm F. Vậy có bộ 3 hợp âm C F G.