Afp trong xét nghiệm máu là gì năm 2024

Alpha-fetoprotein (AFP) là protein huyết tương có nồng độ cao trong máu thai nhi. Thông thường, AFP được tạo ra bởi các tế bào gan chưa trưởng thành trong bào thai. Vào năm đầu đời, khi mới sinh, trẻ sơ sinh có nồng độ AFP trong máu tương đối cao, sau đó giảm dần về mức bình thường. Những người trưởng thành khỏe mạnh và không mang thai thường có nồng độ AFP trong máu rất thấp (thường <10 ng/ml); Nhưng khi bạn bị mắc các bệnh lý gan hoặc đang mang thai thì chất này sẽ xuất hiện nhiều hơn trong máu.

Xét nghiệm định lượng AFP đóng vai trò quan trọng trong việc tầm soát và chẩn đoán sớm ung thư gan và dị tật thai nhi, đồng thời phát hiện sớm vấn đề sức khỏe để có thể đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả kịp thời.

Trong các bệnh lý về gan, nồng đồ AFP có thể tăng khi xơ gan, viêm gan, các tổn thương gan cấp tính hoặc mạn tính, ung thư biểu mô tế bào gan,… Tuy nhiên, AFP là một chỉ số không có độ nhạy cao với ung thư biểu mô tế bào gan (HCC – Hepatocellular carcinoma). Với ngưỡng chẩn đoán 20 ng/ml có độ nhạy là 60% trong phát hiện ung thư biểu mô tế bào gan; 1/3 số bệnh nhân HCC không tăng AFP và chỉ có 30% trường hợp có nồng độ AFP >50 ng/ml. Giá trị AFP 200ng/ml là ngưỡng gợi ý chẩn đoán HCC và tiên lượng bệnh. Nồng độ trên 400 ng/ml hoặc tăng nhanh gấp đôi là dấu hiệu gợi ý HCC. Tuy nhiên, đối với những người có AFP tăng nhưng dưới 200 ng/mL, nên xét nghiệm thêm AFP-L3 và DCP (còn được gọi là PIVKA-II). Các chất chỉ điểm AFP-L3 (>5%) và DCP (>40 mAU/mL) giúp tăng độ đặc hiệu, cải thiện khả năng phát hiện sớm UBTG. Những xét nghiệm này cũng có thể giúp bác sĩ theo dõi quá trình điều trị ung thư và giúp điều trị hiệu quả.

Mời các bạn theo dõi bài viết về ý nghĩa của xét nghiệm AFP và lời khuyên khi thực hiện xét nghiệm này của BSCKII. Vũ Thị Hương, Trưởng khoa Hóa sinh, Viện Huyết học – Truyền máu TW.

AFP (Alpha – Fetoprotein) là gì?

AFP là một globulin được hình thành trong túi noãn hoàng và gan của bào thai. Nếu thai nhi phát triển bình thường, nồng độ AFP trong máu của mẹ sẽ tăng lên. AFP sẽ chỉ còn lại không đáng kể trong máu mẹ sau sinh. AFP cũng được coi như một chất chỉ điểm (marker) khối u đối với một số loại ung thư (nhất là ung thư gan nguyên phát). Khi nồng độ AFP càng cao thì khả năng ung thư càng lớn.

Mục đích của xét nghiệm AFP

Xét nghiệm AFP được các bác sĩ chỉ định để:

  • Chẩn đoán ung thư gan nguyên phát: Khi nồng độ AFP > 500ng/mL có thể khẳng định gần như chắc chắn bệnh nhân bị ung thư gan. Ngoài ra, AFP còn được sử dụng để đánh giá đáp ứng điều trị của bệnh nhân.
  • Sàng lọc khuyết tật ống thần kinh của bào thai như: tật nứt đốt sống và quái thai không não. Xét nghiệm được làm trong khoảng thời gian từ tuần thứ 15 đến tuần 20 khi mang thai. Nếu AFP tăng cao bất thường cần làm thêm các xét nghiệm bổ sung khác (siêu âm thai, định lượng AFP trong dịch ối). Hiện nay, bộ 3 xét nghiệm gồm: AFP, estriol và HCG (triple test) được sử dụng để sàng lọc khuyết tật ống thần kinh của bào thai, hội chứng 3 NST 18 (trisomy 18) và hội chứng Down (trisomy 21).

Afp trong xét nghiệm máu là gì năm 2024

Lời khuyên của bác sĩ khi thực hiện xét nghiệm AFP

  • Bạn không cần phải nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm AFP.
  • Giá trị bình thường của xét nghiệm AFP < 7.0 ng/mL, giảm AFP ít có ý nghĩa nên không được quan tâm nhiều. Tăng AFP thường gặp trong:

+ Ung thư: tăng nhiều trong ung thư gan; tăng ít trong: ung thư dạ dày, phổi, tụy, thận, tinh hoàn, đại tràng, vú.

+ Các bệnh lý khác không phải ác tính như: Viêm gan, khuyết tật ống thần kinh của thai, suy thai, đa thai.

  • Tuy nhiên, việc phân tích kết quả xét nghiệm phải do bác sĩ thực hiện và đưa ra lời khuyên dựa trên việc tổng hợp khám lâm sàng cùng với các xét nghiệm khác. Đặc biệt cần chú ý AFP và cả triple test chỉ được coi như một xét nghiệm sàng lọc ban đầu; Để chẩn đoán xác định vẫn cần thêm những kết quả thăm dò khác như: siêu âm, giải phẫu bệnh… và tình trạng khám lâm sàng.
  • Thời gian trả kết quả và thiết bị xét nghiệm: kết quả được trả trong vòng 2 giờ đồng hồ kể từ khi nhận mẫu. AFP được định lượng trên các máy hóa phát quang tự động cao cấp.

ĐỊA HIẾN MÁU – XÉT NGHIỆM:

1. Viện Huyết học – Truyền máu TW

  • Địa điểm: Phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
  • Thời gian: + Từ thứ 2- thứ 6: 6h30 – 17h00 (khám theo bảo hiểm y tế, khám thu phí và khám theo yêu cầu);

+ Thứ 7: 7h30 – 17h00 (khám theo yêu cầu).

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ KHÁM THEO YÊU CẦU TẠI VIỆN:

Để xét nghiệm máu nhanh chóng, rút ngắn thời gian chờ đợi, bạn có thể đăng ký khám theo yêu cầu thông qua:

Chỉ số AFP bao nhiêu là nguy hiểm?

Khi bạn mắc bệnh gan mà nồng độ AFP trên 200 ng/ml thì rất có thể bạn bị ung thư gan. Đối với những người có AFP tăng nhưng dưới 200 ng/mL, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm AFP-L3% (còn gọi là L3AFP). Kết quả này giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác, đặc biệt là khi bạn bị bệnh gan mãn tính, hoặc xơ gan.

Xét nghiệm máu AFP bao nhiêu tiền?

Tầm soát ung thư gan giá bao nhiêu? Chi phí các xét nghiệm.

Xét nghiệm AFP mất bao lâu?

Nếu bệnh nhân có yêu cầu xét nghiệm nhanh thì có thể trả kết quả sau 40 phút kể từ khi lấy máu.

Chỉ số ung thư gan bao nhiêu là bình thường?

Cụ thể, kết quả định lượng AFP trong máu được đánh giá như sau: Nồng độ AFP < 10 ng/ml: Nồng độ bình thường, người bệnh không có hoặc nguy cơ thấp mắc ung thư liên quan. Nồng độ AFP < 200 ng/ml, đây là mức tăng nhẹ, bệnh nhân có thể đang ở giai đoạn đầu hoặc có tổn thương gan có thể tiến triển thành ung thư.