Bài tập về lập công thức về chất lớp 8 năm 2024

  • Bài tập về lập công thức về chất lớp 8 năm 2024
  • * Lớp 1
    • Lớp 2
    • Lớp 3
    • Lớp 4
    • Lớp 5
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
    • Thi chuyển cấp
    • Bài tập về lập công thức về chất lớp 8 năm 2024
      • Mầm non

        • Tranh tô màu
        • Trường mầm non
        • Tiền tiểu học
        • Danh mục Trường Tiểu học
        • Dạy con học ở nhà
        • Giáo án Mầm non
        • Sáng kiến kinh nghiệm
      • Học tập

        • Giáo án - Bài giảng
        • Luyện thi
        • Văn bản - Biểu mẫu
        • Viết thư UPU
        • An toàn giao thông
        • Dành cho Giáo Viên
        • Hỏi đáp học tập
        • Cao học - Sau Cao học
        • Trung cấp - Học nghề
        • Cao đẳng - Đại học
      • Hỏi bài

        • Toán học
        • Văn học
        • Tiếng Anh
        • Vật Lý
        • Hóa học
        • Sinh học
        • Lịch Sử
        • Địa Lý
        • GDCD
        • Tin học
      • Trắc nghiệm

        • Trắc nghiệm IQ
        • Trắc nghiệm EQ
        • KPOP Quiz
        • Đố vui
        • Trạng Nguyên Toàn Tài
        • Trạng Nguyên Tiếng Việt
        • Thi Violympic
        • Thi IOE Tiếng Anh
        • Kiểm tra trình độ tiếng Anh
        • Kiểm tra Ngữ pháp tiếng Anh
      • Tiếng Anh

        • Luyện kỹ năng
        • Giáo án điện tử
        • Ngữ pháp tiếng Anh
        • Màu sắc trong tiếng Anh
        • Tiếng Anh khung châu Âu
        • Tiếng Anh phổ thông
        • Tiếng Anh thương mại
        • Luyện thi IELTS
        • Luyện thi TOEFL
        • Luyện thi TOEIC
      • Khóa học trực tuyến

        • Tiếng Anh cơ bản 1
        • Tiếng Anh cơ bản 2
        • Tiếng Anh trung cấp
        • Tiếng Anh cao cấp
        • Toán mầm non
        • Toán song ngữ lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 2
        • Toán Nâng cao lớp 3
        • Toán Nâng cao lớp 4

Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

  • Hóa 8 - Giải Hoá 8

    Cho hợp chất A chứa 3 nguyên tố: Ca, C, O với tỉ lệ khối lượng là 40% Ca, 12%C, 48%O. Xác định CTHH của X.

    • A. CaCO.
    • B. CaC3O.
    • C. CaCO3.
    • D. CaCO2.

    Câu 2 :

    Phân tử đồng sunfat được tao bởi các nguyên tố Cu, S, O trong đó % khối lượng các nguyên tố đó: 40%, 20%, 40%. Xác định công thức phân tử của đồng sunfat.

    • A. Cu4SO.
    • B. CuSO4.
    • C. Cu2S2O.
    • D. CuSO3.

    Câu 3 :

    Phân tích một hợp chất vô cơ A, người ta nhận được % về khối lượng K là 45,95%; % về khối lượng N là 16,45%; % về khối lượng O là 37,6%. Công thức hóa học của A là

    • A. KNO3.
    • B. KNO.
    • C. K2NO3.
    • D. KNO2.

    Câu 4 :

    Cho hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố Kali và Oxi trong đó K chiếm 82,98% về khối lượng. Biết phân tử khối là 94. Công thức hóa học của hợp chất trên là

    • A. KO.
    • B. K2O.
    • C. KO2.
    • D. K3O.

    Câu 5 :

    Tìm công thức hóa học của một oxit sắt gồm 2 nguyên tố Fe và O. Biết phân tử khối là 160. Tỉ số khối lượng của Fe và O là 7 : 3.

    • A. Fe3O4.
    • B. FeO.
    • C. Fe2O3.
    • D. Fe3O2.

    Câu 6 :

    Một hợp chất gồm 2 nguyên tố C và O. Tỉ số khối lượng của C và O là 3 : 4. Biết phân tử khối là 28. Tìm CTHH của hợp chất đó.

    • A. CO.
    • B. CO3.
    • C. CO2.
    • D. CO4.

    Câu 7 :

    Một hợp chất của nguyên tố M (hóa trị II) và O có phân tử khối là 40. CTHH của hợp chất đó là

    • A. MgO.
    • B. CuO.
    • C. FeO.
    • D. ZnO.

    Câu 8 :

    A là hợp chất của nguyên tố M (hóa trị I) và O, trong đó M chiếm 74,2% về khối lượng. Xác định CTHH của A

    • A. KO
    • B. Cu2O
    • C. K2O
    • D. Na2O

    Câu 9 :

    Muối ăn gồm 2 nguyên tố hóa học là Na và Cl. Biết phân tử khối của muối ăn gấp 29,25 lần phân tử khối của khí hiđro. Công thức hóa học của muối ăn là

    • A. Na2Cl.
    • B. NaCl2.
    • C. NaCl.
    • D. Na2Cl3.

    Câu 10 :

    Hợp chất A tạo bởi H và nhóm nguyên tử (XOy) hóa trị III. Biết rằng phân tử khối của A nặng bằng phân tử khối H2SO4 và nguyên tố oxi chiếm 65,31% về khối lượng của A. Công thức hóa học của hợp chất A là

    • A. H3SO4.
    • B. H3PO3.
    • C. H3PO4.
    • D. H3ClO4.

    Câu 11 :

    Trong số 4 loại phân đạm: Ure (NH2)2CO, Amoni sunfat (NH4)2SO4; Canxi nitrat Ca(NO3)2; Amoni nitrat NH4NO3. Loại phân đạm có hàm lượng nguyên tố Nitơ nhiều nhất là:

    • A. Ure.
    • B. Amoni sunfat.
    • C. Canxi nitrat.
    • D. Amoni nitrat.

    Câu 12 :

    Công thức hoá học của Sắt (III) oxit Fe2O 3 , thành phần % theo khối lượng của Fe là:

    • A. 70%
    • B. 60%
    • C. 50%
    • D. 40%

    Câu 13 :

    Biết Al có hóa trị III, nhóm (SO4) có hóa trị II. Công thức hóa học đúng là

    • A. Al2(SO4)3.
    • B. Al(SO4)3.
    • C. Al2SO4.
    • D. Al3(SO4)2.

    Câu 14 :

    Một hợp chất được tạo nên từ Al(III) và SO4(II) vậy công thức đúng là:

    • A. Al2SO4.
    • B. Al2(SO4)3.
    • C. AlSO4.
    • D. Al3SO4.

    Lời giải và đáp án

    Câu 1 :

    Cho hợp chất A chứa 3 nguyên tố: Ca, C, O với tỉ lệ khối lượng là 40% Ca, 12%C, 48%O. Xác định CTHH của X.

    • A. CaCO.
    • B. CaC3O.
    • C. CaCO3.
    • D. CaCO2.

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Bước 1: Lập công thức hóa học tổng quát của hợp chất dạng AxByCz

    Bước 2: Dựa vào phần trăm khối lượng, xét tỉ lệ x : y : z

    Bước 3: Kết luận công thức hóa học.

    Lời giải chi tiết :

    Gọi CTHH của A là ${\text{C}}{{\text{a}}_{\text{x}}}{C_y}{O_z}$ Ta có: $x:y:z = \dfrac{{\% {m_{Ca}}}}{{{M_{Ca}}}}:\dfrac{{\% {m_C}}}{{{M_C}}}:\dfrac{{\% {m_O}}}{{{M_O}}} = \dfrac{{40\% }}{{40}}:\dfrac{{12\% }}{{12}}:\dfrac{{48\% }}{{16}}$ $ \Rightarrow $ x : y : z = 1 : 1 : 3 $ \Rightarrow $ Công thức hóa học của A là: $CaC{O_3}$

    Câu 2 :

    Phân tử đồng sunfat được tao bởi các nguyên tố Cu, S, O trong đó % khối lượng các nguyên tố đó: 40%, 20%, 40%. Xác định công thức phân tử của đồng sunfat.

    • A. Cu4SO.
    • B. CuSO4.
    • C. Cu2S2O.
    • D. CuSO3.

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :

    Bước 1: Lập công thức hóa học tổng quát của hợp chất dạng AxByCz

    Bước 2: Dựa vào phần trăm khối lượng, xét tỉ lệ x : y : z

    Bước 3: Kết luận công thức hóa học.

    Lời giải chi tiết :

    Gọi CTHH của đồng sunfat là ${\text{C}}{{\text{u}}_{\text{x}}}{S_y}{O_z}$

    Xét tỉ lệ : $x:y:z = \frac{{\% {m_{Cu}}}}{{{M_{Cu}}}}:\frac{{\% {m_S}}}{{{M_S}}}:\frac{{\% {m_O}}}{{{M_O}}} = \frac{{40\% }}{{64}}:\frac{{20\% }}{{32}}:\frac{{40\% }}{{16}}$ = 0,625 : 0,625 : 2,5

    $ \Rightarrow $ x : y : z = 1 : 1 : 4

    $ \Rightarrow $Công thức hóa học của phân tử đồng sunfat là: $CuS{O_4}$

    Câu 3 :

    Phân tích một hợp chất vô cơ A, người ta nhận được % về khối lượng K là 45,95%; % về khối lượng N là 16,45%; % về khối lượng O là 37,6%. Công thức hóa học của A là

    • A. KNO3.
    • B. KNO.
    • C. K2NO3.
    • D. KNO2.

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    Bước 1: Biện luận các nguyên tố có trong A

    Bước 2: Lập công thức hóa học tổng quát của hợp chất là KxNyOz

    Bước 3: Dựa vào phần trăm khối lượng, xét tỉ lệ x : y : z

    Bước 4: Kết luận công thức hóa học.

    Lời giải chi tiết :

    Vì %K + %N + %O = 45,95% + 16,45% + 37,6% = 100% nên A chỉ chứa K, N, O

    Gọi công thức của A là KxNyOz, ta có:

    x : y : z = $\frac{{45,95}}{{39}}:\frac{{16,45}}{{14}}:\frac{{37,6}}{{16}}$ = 1,17 : 1,17 : 2,35 = 1 : 1 : 2

    \=> Công thức hóa học của hợp chất A là: KNO2

    Câu 4 :

    Cho hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố Kali và Oxi trong đó K chiếm 82,98% về khối lượng. Biết phân tử khối là 94. Công thức hóa học của hợp chất trên là

    • A. KO.
    • B. K2O.
    • C. KO2.
    • D. K3O.

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :

    Bước 1: Lập công thức hóa học tổng quát của hợp chất là KxOy

    Bước 2: Dựa vào phần trăm khối lượng của K, lập phương trình (1) theo ẩn x và y

    Bước 3: Từ phân tử khối của hợp chất => lập phương trình (2)

    Bước 4: Từ (1) và (2) giải x và y => kết luận công thức hóa học.

    Lời giải chi tiết :

    Gọi công thức hóa học cần tìm có dạng KxOy

    K chiếm 82,98% về khối lượng => $\% {m_K} = \dfrac{{x.{M_K}}}{{x.{M_K} + y.{M_O}}}.100\% $

    $ = > \dfrac{{39{\text{x}}}}{{39{\text{x}} + 16y}}.100\% = 82,98\% $

    \=> 39x = 0,8298.(39x + 16y)

    \=> 6,6378x = 13,2768y => x = 2y (1)

    Phân tử khối của hợp chất là 94 => ${M_{{K_x}{O_y}}} = 39{\text{x}} + 16y = 94$ (2)

    Thay (1) vào (2), ta có: ${M_{{K_x}{O_y}}} = 39.2y + 16y = 94 \Rightarrow y = 1 \Rightarrow x = 2$

    Vậy công thức hóa học của hợp chất là K2O

    Câu 5 :

    Tìm công thức hóa học của một oxit sắt gồm 2 nguyên tố Fe và O. Biết phân tử khối là 160. Tỉ số khối lượng của Fe và O là 7 : 3.

    • A. Fe3O4.
    • B. FeO.
    • C. Fe2O3.
    • D. Fe3O2.

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Bước 1: Lập công thức hóa học tổng quát của hợp chất là FexOy

    Bước 2: Từ phân tử khối của hợp chất => lập phương trình (1)

    Bước 3: Dựa vào tỉ lệ khối lượng của Fe và O, lập phương trình (2) theo ẩn x và y

    Bước 4: Từ (1) và (2) giải x và y => kết luận công thức hóa học.

    Lời giải chi tiết :

    Cách 1:

    Gọi CTHH của oxit sắt là $F{e_{\text{x}}}{O_y}$

    ${M_{F{e_{\text{x}}}{O_y}}} = 160 \Leftrightarrow 56x + 16y = 160$ (1)

    $ \Leftrightarrow \frac{{{m_{Fe}}}}{{{m_O}}} = \frac{7}{3} \Leftrightarrow \frac{{56x}}{{16y}} = \frac{7}{3} \Leftrightarrow 56x = \frac{7}{3} \cdot 16y$ (2)

    Thay (2) và (1), ta được:

    $\frac{7}{3} \cdot 16y + 16y = 160 \Leftrightarrow y = 3 \Rightarrow x = 2$

    $ \Rightarrow $Công thức hóa học của oxit sắt là: $F{e_2}{O_3}$

    Cách 2:

    Gọi CTHH của oxit sắt là $F{e_{\text{x}}}{O_y}$

    Giả sử ${m_O} + {m_{Fe}} = 3a + 7a = 10a = 160 \Leftrightarrow a = 16$

    $ \Rightarrow \left\{ \begin{gathered}{m_O} = 3.16 = 48 \hfill \\{m_{Fe}} = 7.16 = 112 \hfill \\ \end{gathered} \right.$

    $ \Rightarrow \left\{ \begin{gathered}x = \frac{{{m_{Fe}}}}{{56}} = \frac{{112}}{{56}} = 2 \hfill \\y = \frac{{{m_O}}}{{16}} = \frac{{48}}{{16}} = 3 \hfill \\ \end{gathered} \right.$

    Câu 6 :

    Một hợp chất gồm 2 nguyên tố C và O. Tỉ số khối lượng của C và O là 3 : 4. Biết phân tử khối là 28. Tìm CTHH của hợp chất đó.

    • A. CO.
    • B. CO3.
    • C. CO2.
    • D. CO4.

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    Bước 1: Lập công thức hóa học tổng quát của hợp chất là CxOy

    Bước 2: Từ phân tử khối của hợp chất => lập phương trình (1)

    Bước 3: Dựa vào tỉ lệ khối lượng của C và O, lập phương trình (2) theo ẩn x và y

    Bước 4: Từ (1) và (2) giải x và y => kết luận công thức hóa học.

    Lời giải chi tiết :

    Gọi CTHH của hợp chất là ${C_{\text{x}}}{O_y}$

    ${M_{{C_{\text{x}}}{O_y}}} = 28 \Leftrightarrow 12x + 16y = 28$ (1)

    $ \Leftrightarrow \frac{{{m_C}}}{{{m_O}}} = \frac{3}{4} \Leftrightarrow \frac{{12x}}{{16y}} = \frac{3}{4} \Leftrightarrow 12x = \frac{3}{4} \cdot 16y$ (2)

    Thay (2) và (1), ta được:

    $\begin{gathered}\frac{3}{4} \cdot 16y + 16y = 28 \hfill \\\Leftrightarrow y = 1,x = 1 \hfill \\ \end{gathered} $

    $ \Rightarrow $ Công thức hóa học của hợp chất là: CO

    Câu 7 :

    Một hợp chất của nguyên tố M (hóa trị II) và O có phân tử khối là 40. CTHH của hợp chất đó là

    • A. MgO.
    • B. CuO.
    • C. FeO.
    • D. ZnO.

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    Bước 1: Lập công thức hóa học của nguyên tố M (hóa trị II) với O

    Bước 2: Lập phương trình tính phân tử khối của hợp chất => tính nguyên tử khối của M

    Bước 3: Tìm M và kết luận CTHH

    Lời giải chi tiết :

    Theo bài ra, M có hóa trị II CTHH của hợp chất cần tìm có dạng: MO

    Ta có: ${M_M} + {M_O} = 40$

    $ \Leftrightarrow {M_M} = 40 - 16 = 24$

    $ \Rightarrow $ M là Mg

    $ \Rightarrow $ Công thức hóa học của hợp chất cần tìm là: MgO

    Câu 8 :

    A là hợp chất của nguyên tố M (hóa trị I) và O, trong đó M chiếm 74,2% về khối lượng. Xác định CTHH của A

    • A. KO
    • B. Cu2O
    • C. K2O
    • D. Na2O

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    Bước 1: Lập công thức hóa học của nguyên tố M (hóa trị I) với O

    Bước 2: Lập phương trình tính phần trăm khối lượng của M => tính nguyên tử khối của M

    Bước 3: Tìm M và kết luận CTHH

    Lời giải chi tiết :

    Theo bài ra, M có hóa trị I CTHH của hợp chất A có dạng: ${M_2}O$

    Ta có: $\% {m_M} = \frac{{{m_M}}}{{{m_A}}}.100\% => \frac{{2{M_M}}}{{2{M_M} + 16}} = \frac{{74,2}}{{100}}$

    $ \Leftrightarrow {M_M} = 23$

    $ \Rightarrow $ M là Na

    $ \Rightarrow $ Công thức hóa học của hợp chất cần tìm là:$N{a_2}O$

    Câu 9 :

    Muối ăn gồm 2 nguyên tố hóa học là Na và Cl. Biết phân tử khối của muối ăn gấp 29,25 lần phân tử khối của khí hiđro. Công thức hóa học của muối ăn là

    • A. Na2Cl.
    • B. NaCl2.
    • C. NaCl.
    • D. Na2Cl3.

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Bước 1: Gọi công thức hóa học tổng quát của muối ăn

    Bước 2: Tính phân tử khối của muối ăn dựa vào phân tử khối của H

    Bước 3: Lập bảng, biện luận giá trị => CTHH

    Lời giải chi tiết :

    Gọi công thức hóa học của muối ăn là NaxCly

    Phân tử khối của khí H2 là 2 => phân tử khối của muối ăn là: 29,25.2 = 58,5

    Hay: ${M_{N{a_x}C{l_y}}} = 23{\text{x}} + 35,5y = 58,5$

    Ta có bảng xét giá trị sau:

    \=> x = 1 và y = 1

    \=> CTHH của muối ăn là: NaCl

    Câu 10 :

    Hợp chất A tạo bởi H và nhóm nguyên tử (XOy) hóa trị III. Biết rằng phân tử khối của A nặng bằng phân tử khối H2SO4 và nguyên tố oxi chiếm 65,31% về khối lượng của A. Công thức hóa học của hợp chất A là

    • A. H3SO4.
    • B. H3PO3.
    • C. H3PO4.
    • D. H3ClO4.

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    B1: Viết CTHH của hợp chất A theo quy tắc hóa trị

    B2: Tính phân tử khối của H2SO4

    B3: Tính phân tử khối của A theo MX và y và cho bằng phân tử khối của H2SO4 => được PT(1)

    B4: Vì guyên tố oxi chiếm 65,31% khối lượng của A => $\% {m_O} = \dfrac{{y.{M_O}}}{{{M_{{H_3}X{O_y}}}}}.100\% $ => tìm y sau đó thay vào (1) được MX

    Lời giải chi tiết :

    H có hóa trị I và nhóm nguyên tử (XOy) hóa trị III => công thức hóa học của hợp chất A có dạng: H3XOy

    Ta có: ${M_{{H_2}S{O_4}}} = 2.1 + 32 + 16.4 = 98$

    \=> Phân tử khối của A là: ${M_{{H_3}X{O_y}}} = 3.1 + {M_X} + 16.y = 98 = > {M_X} + 16y = 95$ (1)

    Nguyên tố oxi chiếm 65,31% khối lượng của A => $\% {m_O} = \dfrac{{y.{M_O}}}{{{M_{{H_3}X{O_y}}}}}.100\% $

    $ \Rightarrow \dfrac{{16y}}{{98}}.100\% = 65,31\% = > y = 4$

    Thay y = 4 vào (1) ta có: MX + 16.4 = 95 => MX = 31

    Dựa vào bảng nguyên tố SGK – trang 42, nguyên tố có nguyên tử khối 31 là P

    \=> Công thức hóa học của hợp chất A là: H3PO4

    Câu 11 :

    Trong số 4 loại phân đạm: Ure (NH2)2CO, Amoni sunfat (NH4)2SO4; Canxi nitrat Ca(NO3)2; Amoni nitrat NH4NO3. Loại phân đạm có hàm lượng nguyên tố Nitơ nhiều nhất là:

    • A. Ure.
    • B. Amoni sunfat.
    • C. Canxi nitrat.
    • D. Amoni nitrat.

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    Công thức tính phần trăm của nguyên tử N trong chất A

    \(\% N = \dfrac{{{m_N}}}{{{m_A}}}.100\% = ?\)

    Ta thấy trong tất cả các chất đều có 2 nguyên tử N \( \to\) mN trong các chất bằng nhau

    \( \to\) Tính xem chất nào có MA nhỏ nhất thì chất đó chứa hàm lượng N lớn nhất

    Lời giải chi tiết :

    Xét 1 mol mỗi chất

    M(NH2)2CO = (14 + 1.2).2 + 12 + 16 = 60 đvC \( \Rightarrow \% N = \dfrac{{28}}{60} \times 100\% = 46,67\% \)

    M(NH4)2SO4 = (14 + 1.4).2 + 32 + 16.4 = 132 đvC \( \Rightarrow \% N = \dfrac{{28}}{132} \times 100\% = 21,21\% \)

    MCa(NO3)2 = 40 + (14 + 16.3).2 = 164 đvC \( \Rightarrow \% N = \dfrac{{28}}{164} \times 100\% = 17,07\% \)

    MNH4NO3 = 14 + 1.4 + 14 + 16.3= 80 đvC \( \Rightarrow \% N = \dfrac{{28}}{80} \times 100\% = 35\% \)