Bao nhiêu chấm thì được bằng giỏi

Sinh viên đại học sẽ áp dụng các quy định về xếp loại học lực tại Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT.

Đánh giá điểm học phần

Điều 9 Quy chế đào tạo trình độ đại học quy định về cách đánh giá và tính điểm học phần như sau:

Các điểm thành phần tính theo thang điểm 10

Đối với mỗi học phần, sinh viên được đánh giá qua tối thiểu hai điểm thành phần, đối với các học phần có khối lượng nhỏ hơn 02 tín chỉ có thể chỉ có một điểm đánh giá. Các điểm thành phần được đánh giá theo thang điểm 10.

Phương pháp đánh giá, hình thức đánh giá và trọng số của mỗi điểm thành phần được quy định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần.

Quy định về điểm thi, bảo vệ khóa luận trực tuyến

Với hình thức đánh giá trực tuyến (thi trực tuyến), khi áp dụng phải đảm bảo trung thực, công bằng và khách quan như đánh giá trực tiếp, đồng thời đóng góp không quá 50% trọng số điểm học phần.

Riêng việc tổ chức bảo vệ và đánh giá đồ án, khóa luận được thực hiện trực tuyến với trọng số cao hơn khi đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:

- Việc đánh giá được thực hiện thông qua một hội đồng chuyên môn gồm ít nhất 3 thành viên;

- Hình thức bảo vệ và đánh giá trực tuyến được sự đồng thuận của các thành viên hội đồng và người học;

- Diễn biến của buổi bảo vệ trực tuyến được ghi hình, ghi âm đầy đủ và lưu trữ.

Sinh viên bỏ thi phải nhận điểm 0

Sinh viên vắng mặt trong buổi thi, đánh giá không có lý do chính đáng phải nhận điểm 0. Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng được dự thi, đánh giá ở một đợt khác và được tính điểm lần đầu.

Cách tính và quy đổi điểm học phần

Điểm học phần được tính từ tổng các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng, được làm tròn tới một chữ số thập phân và xếp loại điểm chữ.

- Loại đạt có phân mức, áp dụng cho các học phần được tính vào điểm trung bình học tập, bao gồm:

A: từ 8,5 đến 10,0;

B: từ 7,0 đến 8,4;

C: từ 5,5 đến 6,9;

D: từ 4,0 đến 5,4.

- Với các môn không tính vào điểm trung bình, không phân mức, yêu cầu đạt P từ: 5,0 trở lên.

- Loại không đạt F: dưới 4,0.

- Một số trường hợp đặc biệt sử dụng các điểm chữ xếp loại, không được tính vào điểm trung bình học tập:

I: Điểm chưa hoàn thiện do được phép hoãn thi, kiểm tra;

X: Điểm chưa hoàn thiện do chưa đủ dữ liệu;

R: Điểm học phần được miễn học và công nhận tín chỉ.

Bao nhiêu chấm thì được bằng giỏi
Cách tính điểm và xếp loại học lực đại học (Ảnh minh họa)

Cách tính và quy đổi điểm trung bình học kỳ, năm học

Căn cứ khoản 2 Điều 10 Quy chế đào tạo trình độ đại học, để tính điểm trung bình, điểm chữ của học phần được quy đổi về điểm số như dưới đây:

- A quy đổi thành 4;

- B quy đổi thành 3;

- C quy đổi thành 2;

- D quy đổi thành 1;

- F quy đổi thành 0.

Những điểm chữ không thuộc một trong các trường hợp trên thì không được tính vào các điểm trung bình học kỳ, năm học hoặc tích lũy. Những học phần không nằm trong yêu cầu của chương trình đào tạo không được tính vào các tiêu chí đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

Như vậy, đối với các trường áp dụng quy đổi điểm trung bình của học sinh theo thang điểm 4, sinh viên sẽ xét điểm thành phần và điểm trung bình học phần theo thang điểm 10, sau đó xếp loại học phần bằng điểm chữ và quy đổi tương ứng ra điểm thang 4 để tính điểm trung bình học kỳ, cả năm.

Ngoài ra, khoản 2 Điều 10 cũng quy định, với các cơ sở đào tạo đang đào tạo theo niên chế và sử dụng thang điểm 10 thì tính các điểm trung bình dựa trên điểm học phần theo thang điểm 10, không quy đổi các điểm chữ về thang điểm.

Cách xếp loại học lực đại học

Tại khoản 5 Điều 10 Quy chế đào tạo đại học quy định, sinh viên được xếp loại học lực theo điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình năm học hoặc điểm trung bình tích lũy như sau:

Theo thang điểm 4:

- Từ 3,6 đến 4,0: Xuất sắc;

- Từ 3,2 đến cận 3,6: Giỏi;

- Từ 2,5 đến cận 3,2: Khá;

- Từ 2,0 đến cận 2,5: Trung bình;

- Từ 1,0 đến cận 2,0: Yếu;

- Dưới 1,0: Kém.

Theo thang điểm 10:

- Từ 9,0 đến 10,0: Xuất sắc;

- Từ 8,0 đến cận 9,0: Giỏi;

- Từ 7,0 đến cận 8,0: Khá;

- Từ 5,0 đến cận 7,0: Trung bình;

- Từ 4,0 đến cận 5,0: Yếu;

- Dưới 4,0: Kém.

Trên đây là một số quy định về cách tính điểm và xếp loại học lực đại học. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

Khi đi học cấp 1, cấp 2, việc đạt điểm 9, 10 là đơn giản vì các môn học còn tương đối dễ dàng và kiến thức cũng chỉ nằm ở mức giới thiệu. Tuy nhiên, khi học lên các bậc học cao hơn, người học sẽ phải dung nạp kiến thức khó và phức tạp hơn rất nhiều. Do đó, việc đạt điểm cao và có được tấm bằng giỏi cũng trở nên đầy thách thức. Bài viết này, Cảm Hứng Sống sẽ chia sẻ tới bạn đọc làm sao để tốt nghiệp đại học loại giỏi với chiến lược tinh gọn nhất. 

Mục Lục

  • 1 Điều kiện để tốt nghiệp đại học loại giỏi
  • 2 Chiến lược tốt nghiệp đại học loại giỏi từ năm nhất
    • 2.1 Tối đa hóa điểm thi các môn nhiều tín chỉ
    • 2.2 Không cầu toàn 
    • 2.3 Luôn bám sát mục tiêu
  • 3 Một số sai lầm khi phấn đấu đạt bằng giỏi đại học
    • 3.1 Học năm cuối mới bắt đầu cố gắng
    • 3.2 Cầu toàn quá mức, môn nào cũng phải cố học để được A
    • 3.3 Dại dột chép phao, vi phạm quy chế thi

Điều kiện để tốt nghiệp đại học loại giỏi

Đối với những trường đại học khác nhau sẽ có những quy định khác nhau về việc sinh viên đạt loại giỏi khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, nhìn chung, các trường đại học ở Việt Nam sẽ yêu cầu người học đạt được

  • Điểm trung bình từ 3.2/4 trở lên
  • Không vi phạm kỷ luật (chép phao thi, bị đình chỉ thi, bị cảnh cáo trong quá trình học,…)
  • Không học lại, học cải thiện vượt quá số tín chỉ quy định

Trong đó, đại học tính điểm theo thang 4 chứ không phải thang 10 như ở phổ thông. Ở mỗi trường lại có cách tính điểm các môn khác nhau nên các bạn phải bám sát vào quy định trường mình theo học để biết. 

Ngoài ra, với các môn học, các bạn sẽ quy đổi điểm từ thang 10 về thang 4 với bảng quy đổi như sau (vấn đề này thì giống ở hầu hết các trường):

Điểm thiĐiểm hệ 4 (chữ)Điểm hệ 4 (Số)<4F0đ (trượt)4 – 4,9D15 – 5,4D+1.55,5 – 6,4C26,5 – 6,9C+2.57 – 7,9B38 – 8,4B+3,58,5 – 10A, A+4

Để tính điểm trung bình GPA của toàn khóa học, các bạn sẽ tính theo công thức như sau:

(DTB môn 1 x số tín chỉ môn 1) + (DTB môn 2 x số tín chỉ môn 2) +…. (DTB môn n x số tín chỉ môn n) /(số tín chỉ 1 môn 1 + số tín chỉ môn 2 + … + số tín chỉ môn n).

Như vậy, theo công thức này, môn nào nhiều tín chỉ sẽ ảnh hưởng mạnh đến điểm GPA của bạn. 

Bao nhiêu chấm thì được bằng giỏi

Chiến lược tốt nghiệp đại học loại giỏi từ năm nhất

Từ việc xem xét những quy định tốt nghiệp loại giỏi ở trên, chúng ta sẽ lập chiến lược tốt nghiệp loại giỏi ngay từ năm nhất. Cụ thể, chiến lược sẽ bao gồm các công việc như sau:

  • Tối đa hóa điểm thi các môn nhiều tín chỉ
  • Tập trung vào các môn nhiều tín chỉ
  • Các môn ít tín chỉ nếu đạt điểm thấp có thể tạm bỏ qua
  • Không vi phạm kỷ luật
  • Cố gắng không học lại môn nào

Chúng ta sẽ bắt đầu từng bước

Tối đa hóa điểm thi các môn nhiều tín chỉ

Để trả lời câu hỏi làm sao để được bằng giỏi đại học, làm sao để tốt nghiệp đại học loại giỏi, bạn phải biết cách tối đa hóa số điểm của mình. Khi đi học, bạn sẽ học những môn nhiều tín chỉ nhưng cũng có môn chỉ 1 tín chỉ. 

Môn nào càng nhiều tín chỉ, bạn càng cần đầu tư cho nó thời gian và công sức hơn. Các môn 3, 4 tín chỉ phải phấn đấu ngay từ đầu đạt ít nhất B+ (3,5) trở lên. Nếu đạt B thì vẫn còn quá thấp. 

Bao nhiêu chấm thì được bằng giỏi

Không cầu toàn 

Bước 2 bạn cần làm là bỏ tính cầu toàn. Một số môn cơ sở, đại cương chỉ có 1 tín chỉ thì không cần đặt mục tiêu quá cao. Nếu bạn đặt mục tiêu bằng xuất sắc thì sẽ cần phấn đấu cả những môn này còn nếu bạn đặt mục tiêu bằng giỏi thì không cần. Giả sử, có lỡ 1 – 2 môn thi được điểm D, C thì cũng bỏ qua, dành thời gian học môn khác. 

Luôn bám sát mục tiêu

Bám sát ở đây không có nghĩa là treo khẩu hiệu ở phòng rồi đọc nhẩm mỗi ngày. Thực tế là nếu bạn lơ là sang năm 3, năm 4, có thể bạn sẽ không bao giờ đạt được bằng giỏi nữa dù các môn còn lại bạn đạt A+ hết. 

Lý do là bởi khi bạn có quá nhiều môn D, C ở những kỳ trước thì GPA sẽ bị tụt rất nhiều và khó mà kéo lên được. 

Ở đây bạn dùng công thức như sau

Số điểm bạn cần phấn đấu = (3,2 x số tín chỉ toàn khóa – điểm hiện tại x số tín chỉ hiện tại)/số tín chỉ còn dư 

Ví dụ, nếu toàn khóa bạn học 120 tín, hiện tại bạn có 3,1 GPA và đã học 100 tín. Theo công thức này chúng ta có 

Điểm bạn cần phấn đấu mỗi môn còn lại = (120 x 3.2 – 3,1 x 100)/20= 3,7 

Như vậy, các môn còn lại bạn cần đạt trung bình 3,7 điểm (Có môn A, A+, có môn B+) mới được bằng giỏi. 

Do đó, nếu muốn có bằng giỏi bạn cần bám sát mục tiêu ngay từ đầu, liên tục kiểm tra điểm để đặt mục tiêu phấn đấu. 

Cách học bài nhanh thuộc 100% hiệu quả

Một số sai lầm khi phấn đấu đạt bằng giỏi đại học

Trên đây là chiến lược giúp bạn tìm câu trả lời làm sao để tốt nghiệp đại học loại giỏi. Theo kinh nghiệm của Cảm Hứng Sống, bạn có thể mắc phải một số sai lầm rất cơ bản dưới đây:

Học năm cuối mới bắt đầu cố gắng

Việc này không sai nhưng nếu năm cuối mà GPA của bạn chỉ đạt 3 trở xuống thì khó lắm. Bạn áp dụng công thức ở trên để tính xem liệu mình có được bằng giỏi không nhé. Bạn có thể học cải thiện lại một số môn cũng được. Tuy nhiên, việc này sẽ khá mất thời gian và tốn kém nữa. 

Cầu toàn quá mức, môn nào cũng phải cố học để được A

Nếu bạn nào đang gặp vấn đề này thì khuyên bạn nên bỏ ngay tính cầu toàn. Có hai vấn đề khi bạn đạt bằng giỏi

  1. Bằng cấp không là tất cả nhưng nó là minh chứng cho sự nỗ lực của bạn những năm tháng đi học
  2. Tập trung học thật, thi thật vào những kiến thức chuyên môn thực tiễn để sau này còn đi làm

Do đó, bạn học tất cả các môn với hi vọng được A thì cũng chẳng để làm gì. Có một số môn chỉ mang tính chất giới thiệu thì bạn học cho biết, thi qua môn là được. Một số môn quan trọng thì phải phấn đấu học càng giỏi càng tốt.

Bạn đừng cầu toàn môn nào cũng học. Ai học đại học cũng rất giỏi và có khả năng học. Tuy nhiên, bộ não chúng ta là có giới hạn. Bên cạnh học hành, chúng ta cũng cần có thời gian đi chơi, gặp bạn bè. 

Nên nhớ, học giỏi là tốt nhưng học giỏi không phải là tất cả. 

Dại dột chép phao, vi phạm quy chế thi

Nếu bạn có ý định gian lận thì bạn nên dừng lại ngay. Theo quy định của nhiều trường, chỉ cần vi phạm quy chế thi và bị lập biên bản bạn sẽ bị hạ bằng. Tức là hạ từ xuất sắc xuống giỏi, giỏi xuống khá, khá xuống TB,… Do đó, trong những năm tháng đại học, bạn sẽ phải học cật lực để đạt được bằng xuất sắc.