Bệnh rối loạn tiêu hoá tiếng anh là gì

Rối loạn tiêu hóa (RLTH) là bệnh điển hình trong một số bệnh về đường tiêu hóa thường xuyên gặp ở cả người lớn và trẻ em với thời tiết đang chuyển mùa như hiện nay ngoài bệnh sốt xuất huyết đang có nguy cơ bùng dịch. Sau đây, xin mời quý đọc giả cùng bệnh viện đa khoa Phương Chi (tỉnh Bình Dương) tìm hiểu về bệnh Rối loạn tiêu hóa.

1. Rối loạn tiêu hóa là gì?

Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng được tạo ra bởi sự co thắt bất thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa làm cơ thể đau bụng và thay đổi vấn đề đại tiện.

Bệnh rối loạn tiêu hoá tiếng anh là gì

Đây không phải là một căn bệnh dẫn đến tử vong mà "chỉ" là một hội chứng tuy khó chịu, nhưng hoàn toàn không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, khi bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh sẽ gặp những bất tiện trong sinh hoạt do bị thay đổi về chuyện đại tiện, bị đầy hơi hoặc đau bụng. Đây là một hội chứng rất thông thường, mà gần như ai cũng có thể bị.

2. Nguyên nhân Rối loạn tiêu hóa.

Mọi người thường nghĩ RLTH là do ăn uống không hợp vệ sinh gây ra nhưng RLTH có nhiều nguyên nhân:

- Uống nhiều rượu bia: đây là nguyên nhân thường gây ra triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở người lớn. Việc uống rượu bia lâu ngày sẽ làm cơ thể mất đi một lượng lớn men tiêu hóa, đồng thời dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Bên cạnh đó, uống rượu bia nhiều sẽ gây tổn thương niêm mạc ruột, dẫn đến hội chứng ruột kích thích. Vì vậy nên thường sau mỗi cuộc nhậu với bia rượu, người bệnh thường gặp những triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, chướng bụng, đầy bụng, đi ngoài phân lỏng vào sáng hôm sau.

- Lạm dụng thuốc kháng sinh: đây là nguyên nhân thường xảy ra ở trẻ nhỏ, gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Một số loại thuốc kháng sinh đặc biệt dễ dẫn đến mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, phụ huynh hay cho con dùng thuốc bừa bãi, khiến bé bị rối loạn tiêu hoá. Nếu bệnh nhân dùng kháng sinh liên tục trong thời gian dài có thể khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn và xảy ra hiện tượng đề kháng kháng sinh. Vì vậy, khi sử dụng thuốc kháng sinh, đặc biệt với đối tượng trẻ nhỏ, cần có chỉ định cụ thể từ bác sĩ.

- Chế độ ăn uống không hợp vệ sinh: ăn uống không đảm bảo vệ sinh hoặc sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc dễ dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường ruột.

3. Triệu chứng Rối loạn tiêu hóa.

Rối loạn đại tiện: hầu như tiến triển chậm, nhưng với mức độ nặng dần. Người bệnh thường cảm thấy đau nặng bụng từng cơn, khi thì táo bón, lúc thì tiêu chảy, việc đi đại tiện không đều đặn như trước. Bệnh nhân có thể bị táo bón nhiều hơn tiêu chảy hoặc ngược lại, hoặc cả hai thể táo bón và tiêu chảy xen kẽ thất thường.

Bệnh rối loạn tiêu hoá tiếng anh là gì

Đau bụng: cơn đau vùng bụng có thể diễn ra âm ỉ hoặc bộc phát dữ dội. Vị trí đau thường ở vùng bụng dưới bên trái, tuy nhiên cũng có khả năng ở nhiều chỗ khác nhau. Một số trường hợp cơn đau có thể lan ra phía sau lưng.

Đầy hơi khó tiêu: đầy hơi là một trong những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp nhất. Bệnh nhân có biểu hiện bụng căng to, ợ hơi liên tục hoặc trung tiện nhiều.

4. Một số lời khuyên dành cho người bệnh Rối loạn tiêu hóa.

a. Vệ sinh cá nhân:

  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi chăm sóc trẻ nhỏ hoặc trước khi ăn uống.
  • Vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi phân và nôn ói.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, quần áo mỏng, thấm hút, thay khi ẩm ướt, vệ sinh răng miệng mỗi 4 giờ.
  • Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, giữ da luôn khô ráo.

b. Điều trị và dinh dưỡng:

  • Liên tục dùng thuốc theo toa của bác sĩ và tái khám đúng hẹn.
  • Pha Oresol và uống đúng cách.
  • Bổ sung lợi khuẩn bằng các loại men vi sinh và men tiêu hóa, giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.

  • Không lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
  • Đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh, an toàn, hợp lý.
  • Bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống hàng ngày. Ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, nhất là đối với các bệnh nhân có dấu hiệu táo bón.
  • Uống nhiều nước ấm, nước trái cây để bù dịch mất đi do nôn ói và tiêu phân lỏng.
  • Chế độ ăn đủ calo, đủ chất, tăng cường vitamin. Trong giai đoạn tiêu chảy, ăn uống lỏng, dễ tiêu, chia nhiều bữa nhỏ, uống nhiều nước, không ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ và hạn chố uống đồ ngọt vì sẽ làm dạ dày đầy hơi, khó tiêu.
  • Khi hết tiêu chảy, ăn uống lại bình thường, thay đổi món ăn mỗi ngày, trình bày đẹp mắt, kích thích thèm ăn.

Bệnh rối loạn tiêu hoá tiếng anh là gì

Vệ sinh thực phẩm: ăn chín, uống sôi, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, nước uống, tránh ăn thực phẩm tươi sống, mắm tôm sống vì nguồn bệnh có thể ở trong đó và lây bệnh

Digestive disorder nghĩa là gì?

Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng bất thường xảy ra ở hệ tiêu hóa và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể khiến người bệnh khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ kéo dài bao lâu?

Trẻ em sẽ bị rối loạn tiêu hóa lâu hơn so với người lớn. Thông thường kéo dài trong khoảng thời gian từ 3 đến 7 ngày nhưng cũng có trường hợp đến 2 tuần mới khỏi. Nếu bố mẹ điều trị rối loạn tiêu hóa cho con được đúng lúc, kịp thời thì bé sẽ khỏi hoàn toàn.

Điều gì sẽ xảy ra khi hệ tiêu hóa bị tổn thương?

Rối loạn tiêu hóa là một biểu hiện bất thường ở hệ tiêu hóa, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh hoàn toàn không nguy hại đến tính mạng. Tuy nhiên, khi bị rối loạn tiêu hoá, người bệnh phải đối mặt với những bất tiện trong sinh hoạt như đầy hơi, khó tiêu, đau bụng hay táo bón...

Uống thuốc gì khi bị rối loạn tiêu hóa?

3.1. Thuốc tiêu chảy Berberin. ... .

3.2. Thuốc tiêu chảy Diphenoxylate. ... .

3.3. Thuốc tiêu chảy Loperamid. ... .

3.4. Thuốc tiêu chảy Codein. ... .

3.5. Thuốc tiêu chảy Pepto Bismol. ... .

3.6. Thuốc tiêu chảy Racecadotril. ... .

3.7. Thuốc Smecta. ... .

3.8. Kẽm..