Chi phí lưu trữ là gì

Lưu kho là thuật ngữ quen thuộc khi sử dụng các dịch vụ về kho hàng nói chung. Đây cũng là một bước quan trọng trong quy trình quản trị, lưu trữ và bảo quản hàng hóa.

1. Vậy lưu kho là gì?

Về mặt bản chất, lưu kho là dịch vụ kho đơn thuần mà chủ hàng sử dụng, cho phép hàng hóa được lưu trữ trong một thời gian xác định trước khi được chuyển đến tay của khách hàng/người nhận.

Dịch vụ lưu kho giúp hàng hóa luôn được bảo quản một cách an toàn, linh hoạt trong việc gom hay hợp nhất hàng hóa từ nhiều nguồn khác nhau, doanh nghiệp cũng không cần tốn nhiều chi phí cho việc xây dựng hay mở rộng diện tích để lưu trữ hàng hóa. 

Từ những ý trên chúng ta cũng có thể hiểu khái niệm tương tự như lưu kho là sao hay lưu kho chờ vận chuyển là gì?.

Xem thêm: Dịch vụ kho thường

2. Phí lưu kho là gì và các khoản hình thành nên chi phí lưu kho bãi?

Phí lưu kho đơn thuần là mức phí sử dụng dịch vụ lưu kho của các nhà cung cấp dịch vụ kho hàng hóa. Thông thường, các đơn vị cung cấp dịch vụ kho đều có thời gian lưu kho miễn phí và thời gian lưu kho có tính phí.

Sau khi hết thời gian lưu kho miễn phí, phí dịch vụ lưu kho sẽ tính theo đơn giá của mỗi nhà cung cấp đưa ra.

Mức phí lưu kho trung bình hiện tại trên thị trường dao động khoảng từ 1.50 0 đến hơn 3.000đ/kg/ngày (Mức phí này có thể dao động lên hoặc xuống tùy theo loại kho, diện tích kho sử dụng và những yêu cầu đặc thù bảo quản hàng hóa từ cá nhân/tổ chức sử dụng dịch vụ).

Chi phí lưu kho được cấu thành từ tất cả các chi phí lưu trữ hàng hóa trong khoảng thời gian xác định bao gồm:

- Chi phí lưu trữ hàng hóa (tính theo đơn vị)

- Chi phí quản lý (chi phí cho nhân sự, bảo quản, theo dõi hàng hóa)

- Chi phí cho trang thiết bị cơ sở vật chất

Các chi phí khác như bốc xếp, vận chuyển, sắp xếp theo yêu cầu riêng sẽ được tính thành các chi phí riêng tách biệt với bảng giá lưu kho mà các nhà cung cấp gửi tới cá nhân/tổ chức.

3. Một số khái niệm cần lưu ý khi sử dụng dịch vụ lưu kho hàng hóa 

Khi sử dụng dịch vụ lưu kho hàng hóa, chúng ta cũng cần chú ý những khái niệm sau để hiểu chi tiết hơn về cách thức tính giá cũng như quy trình hàng hóa được lưu kho chính xác như thế nào.

- Hàng hóa lưu kho: là hàng hóa/sản phẩm được lưu trữ trong kho (không áp dụng đối với các hàng hóa trả lại hay hàng hóa đặc biệt khác theo sự thỏa thuận giữa hai bên)

- Thời điểm nhập kho: được tính từ lúc hàng hóa của cá nhân/tổ chức được bàn giao (có phiếu biên nhận) tại kho hàng lưu trữ và có thông báo xác nhận từ phía đơn vị cung cấp dịch vụ kho

- Thời hạn lưu kho: là số ngày cá nhân/tổ chức được phép lưu kho miễn phí (theo báo giá của từng nhà cung cấp). Thời hạn này được tính từ ngày của thời điểm nhập kho đến ngày kết thức thời hạn lưu kho miễn phí. Sau ngày kết thúc, hàng hóa trong kho sẽ được tính phí lưu kho theo bảng giá thỏa thuận giữa hai bên. Ví dụ, công ty A nhập kho ngày 1/5/2021 và công ty B cung cấp dịch vụ cho phép lưu kho miễn phí 7 ngày, vậy thì từ ngày thứ 9/5/2021, công ty B mới đầu tính phí lưu kho với công ty A.

Hy vọng bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn khái niệm lưu kho là gì cũng như các lưu ý khi sử dụng dịch vụ lưu kho từ các nhà cung cấp. Nếu cần tư vấn hay hỗ trợ thêm về dịch vụ lưu kho hàng hóa, bạn có thể nhấn nút “Liên hệ ngay” phía dưới và hoàn thiện biểu mẫu thông tin, các chuyên gia của ALS sẽ hỗ trợ và gửi tới bạn những giải pháp lưu kho phù hợp nhất với nhu cầu được tiếp nhận.

Chi phí lưu trữ là gì


Chi phí lưu trữ là gì

Chi phí lưu kho là loại chi phí phát sinh trong quá trình dự trữ hàng hóa, nguyên vât liệu. Loại chi phí này bao gồm tất cả các chi phí lưu trữ hàng hóa trong kho một khoản thời gian xác định trước .Chi phí lưu giữ được tính trên mỗi đơn vị hàng lưu kho hoặc được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên giá trị hàng tồn kho trong một thời kỳ, chi phí hư hỏng và chi phí thiệt hại do hàng tồn kho bị lỗi thời, chi phí bảo hiểm, chi phí thuế, chi phí đầu tư vào hàng tồn kho

  • Chi phí lưu giữ: Nếu doanh nghiệp thuê kho thì chi phí này bằng với số tiền thuê kho phải trả, trường hợp nhà kho thuộc sở hữu doanh nghiệp thì chi phí lưu trữ bao gồm chi phí khấu hao và chi phí trả lương cho nhân viên coi kho, nhân viên quản lý điều hành ….
  • Chi phí hư hỏng và thiệt hại do hàng tồn kho bị lỗi thời: chi phí này phát sinh do giá trị hàng tồn khi bị giảm đi.
  • Chi phí bảo hiểm: là các chi phí phát sinh do hàng tồn kho bị mất cắp, hỏa hoạn và các thảm họa tự nhiên khác.
  • Chi phí thuế: là những loại chi phí phát sinh do các qui định của luật thuế hoặc của chính phủ trên giá trị hàng tồn kho.
  • Chi phí đầu tư vào hàng tồn kho: Là chi phí sử dụng nguồn vốn này để đầu tư vào giá trị hàng tồn kho, nếu nguồn vốn là vay thì chi phí đầu tư vào hàng tồn kho là chi phí trả lãi vay, nếu nguồn vốn tự có thì chi phí này là chi phí cơ hội bị mất đi trong trường hợp lợi nhuận thu được từ nguồn vốn này đầu tư cho ngành nghề khác. Chi phí tồn trữ cũng bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi, nhưng đa phần là chi phí biến đổi, một phần là chi phí cố định . Trong các mô hình quản lý hàng tồn kho đều xem chi phí này là chi phí biến đổi, nó sẽ thay đổi theo số lượng hàng dự trữ.

1. Chi phí về nhà cửa, kho hàng: Loại chi phí này chiếm từ 3 – 10%

  • Tiền thuê và khấu hao nhà cửa
  • Chi phí cho bảo hiểm nhà kho, kho hàng
  • Chi phí thuê nhà đất

2. Chi phí sử dụng thiết bị, phương tiện: Loại chi phí này chiếm từ  1-3,5%

  • Tiền thuê, khấu hao dụng cụ, thiết bị
  • Chi phí năng lượng
  • Chi phí vận hành thiết bị

3. Chi phí về nhân lực cho hoạt động giám sát quản lý: Loại chi phí này chiếm 3-5%

4. Phí tổn cho việc đầu tư vào hàng tồn kho: Loại chi phí này chiếm 6-24%

  • Phí tổn cho việc vay mượn vốn
  • Thuế đánh vào hàng tồn kho
  • Bảo hiểm cho hàng tồn kho

5. Thiệt hại của hàng tồn kho do mất mát, hư hỏng hoặc không sử dụng được: Loại chi phí này chiếm 2-5%

Việc quản lý tốt chi phí lưu kho sẽ giúp cho Doanh nghiệm giảm thiểu được những tổn thất và đảm bảo việc lưu giữ một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí.


Page 2

Để hiểu hơn về chi phí hàng tồn kho, bài viết dưới đây sẽ làm rõ các chi phí hàng tồn kho bao gồm những gì? Một số cách tính chi phí hàng tồn kho phổ biến nhất hiện nay.  

Xem ngay:

  • Tổng hợp các mẫu kệ kho phổ biến nhất 2021
  • Hàng tồn kho bao gồm những gì?

Chi phí hàng tồn kho là gì? 

Chi phí lưu trữ là gì

Chi phí hàng tồn kho là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp

Các doanh nghiệp cần phải có chi phí hàng tồn kho để duy trì hoạt động, tránh việc gián đoạn sản xuất do thiếu hụt nguyên liệu hoặc thiếu sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Vậy chi phí hàng tồn kho là gì?

Theo tiếng Anh sẽ có tên gọi là Inventory Cost, là chi phí mà doanh nghiệp phải chịu khi dự trữ thành phẩm và nguyên liệu để phục vụ khách hàng. Có thể hiểu theo cách khác là chi phí liên quan đến việc mua sắm, lưu trữ và quản lý hàng tồn kho. Nó bao gồm các chi phí như chi phí đặt hàng, chi phí vận chuyển và chi phí dự trữ hàng tồn kho. 

Chi phí hàng tồn kho bao gồm những gì? 

Các loại chi phí tăng khi hàng tồn kho tăng 

– Chi phí lưu trữ là khoản phí phát sinh có liên quan đến việc tồn trữ hàng trong kho. 

– Chi phí cho việc đáp ứng khách hàng: nếu lượng bán thành phẩm tồn kho quá lớn sẽ ảnh hưởng đến sản xuất. 

– Chi phí phối hợp sản xuất: Do hàng tồn lớn nên cần phải có thêm nhân lực để hàng lưu thông.

– Chi phí về chất lượng của lô hàng lớn: nếu lô hàng nhỏ hơn có thể giảm được tỷ lệ hàng kém phẩm chất. 

Chi phí lưu trữ là gì

Chi phí hàng tồn kho tăng làm chi phí lưu trữ tăng

Các loại chi phí giảm khi hàng tồn kho tăng 

– Chi phí đặt hàng: Số lần đặt hàng ít thì chi phí đặt hàng hàng sẽ thấp hơn.

– Chi phí thiếu hụt tồn kho: nếu thiếu hụt nguyên vật liệu sản xuất sẽ dẫn đến mất doanh thu và cần phải có dự trữ bổ sung hay gọi là dự trữ an toàn.

– Chi phí mua hàng: mua nguyên vật liệu với kích thước lô hàng lớn sẽ làm tăng chi phí tồn trữ nhưng chi phí mua hàng thấp hơn.

– Chi phí chất lượng khởi động: nếu chi phí cho mỗi lần vận hành sản xuất sẽ ít hơn nếu sản xuất nhiều mặc dù lượng hàng tồn kho tăng.

>>> Gợi ý: Top 5 phần mềm quản lý kho hàng hiệu quả

Một số cách tính chi phí hàng tồn kho phổ biến

Tính chi phí hàng tồn kho theo Pallet

Đây là một trong những cách tính phí hàng tồn khá phổ biến, ưu điểm của  cách này là hàng hóa được lưu trữ gọn gàng, dễ tính phí lưu trữ. Phí lưu kho sẽ được tính theo từng đơn vị pallet. Lưu bao nhiêu pallet sẽ tương ứng với số phí cần phải trả.

Chi phí lưu trữ là gì

Tính chi phí hàng tồn theo số pallet hàng

Cũng có thể quy đổi pallet thành m2 hoặc m3 để tính. Thông thường, lưu kho theo pallet sẽ phù hợp với những dạng hàng hóa có kích thước đồng bộ. Hàng hóa sẽ được chất lên pallet sau đó đóng gói rồi chuyển vào kho lưu trữ.

Tính hàng tồn kho theo thể tích

Ưu điểm của cách tính này là vừa giúp cho đơn vị lưu trữ tiết kiệm không gian, vừa giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí. Nếu lưu kho theo m3 thì hàng hóa của bạn sẽ được chất lên các ô kệ tiêu chuẩn. 

Thể tích được hiểu là không gian mà hàng hóa chiếm trong kho lưu trữ, tính theo dài x rộng x cao. Để tính phí lưu trữ, chỉ việc lấy số mét khối nhân với đơn giá thuê kho của 1 mét khối. 

Tính hàng tồn kho dựa vào diện tích

Với cách tính này thì không gian thuê được tính theo diện tích sàn của kho là dài x rộng. Tuy nhiên, sẽ cao hơn phí thuê theo m3. Thông thường hình thức này phù hợp với những mặt hàng nặng, kích cỡ cao lớn như đồ nội thất, kim loại, máy móc,…

Ưu điểm là có thể tự do sắp xếp, chất hàng hóa trong không gian hợp lý theo ý muốn. Xuất nhập hàng, thay đổi số lượng hàng một cách linh hoạt mà không phải lo lắng về chi phí phát sinh.

Chi phí lưu trữ là gì

Tính chi phí tồn kho theo diện tích

Tính phí lưu kho tự quản

Hình thức tính phí tồn kho tự quản là mở rộng thuê kho theo m2. Tùy nhu cầu để thuê số m2 phù hợp với lượng hàng hóa. Với phương thức này, khách hàng tùy ý được sắp xếp, bố trí hàng hoá tuỳ ý. 

Chi phí sẽ được thỏa thuận theo diện tích kho cũng khư thời gian lưu kho. Tuy vậy, vẫn cần nhân viên quản kho để thực hiện quản lý kho, xuất nhập hàng hóa trong kho,…

Tính phí lưu kho theo thùng hàng

Tức là dựa trên tổng số thùng hàng để báo giá hợp lý. Cách tính này thường dùng cho các kiện hàng được đóng gói cố định và hàng hóa phải có kích thước và khối lượng tương đồng.

>> Tham khảo: Các mô hình quản lý hàng tồn kho tiêu biểu hiện nay

Tổng kết: Bài viết đã làm rõ vấn đề chi phí hàng tồn kho bao gồm những gì và đề xuất một số cách tính chi phí hàng tồn kho phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để tính chi phí tồn kho hợp lý nhất.