Điểm chuẩn ngành Logistics của các trường đại học

Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là ngành nghiên cứu, phát triển và quản trị các dịch vụ vận chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh giúp người học đưa ra những chiến lược thích hợp nhằm phân phối sản phẩm đến tất cả các khách hàng trong nước và trên thế giới một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Đây cũng là ngành đang thu hút nhiều sinh viên theo học nên điểm chuẩn vào ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng luôn là điều mà nhiều thí sinh quan tâm.

Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Thạc sĩ Nguyễn Quang Trung, Phó Trưởng phòng Quản lý Đào tạo, Trường Đại học Thương mại cho biết, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là ngành mới nên Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào đội ngũ để đưa ra quy định riêng về chỉ tiêu tuyển sinh của ngành.

“Theo xu hướng của thị trường, trong 3 năm trở lại đây nhiều người dành sự quan tâm đến vấn đề logistics vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, số lượng thí sinh đăng ký vào ngành nhiều trong khi chỉ tiêu tuyển sinh còn ít dẫn tới độ cạnh tranh lớn, nâng điểm chuẩn lên cao.

Năm ngoái, điểm chuẩn ngành này của Trường Đại học Thương mại là 27.4 điểm, điểm chuẩn năm nay có thể giữ ổn định hoặc tăng nhẹ 0.1 - 0.25 điểm”, Thạc sĩ Nguyễn Quang Trung nói.

Điểm chuẩn ngành Logistics của các trường đại học

Thạc sĩ Nguyễn Quang Trung, Phó Trưởng phòng Quản lý Đào tạo, Trường Đại học Thương mại. Nguồn: website nhà trường

Phó Trưởng phòng Quản lý Đào tạo, Trường Đại học Thương mại cho rằng, theo phổ điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay, điểm thi môn tiếng Anh thấp hơn so với năm ngoái. Do đó, những ngành nào, trường nào các năm trước tuyển nhiều thí sinh bằng tổ hợp khối D01 thì năm nay điểm chuẩn có thể giảm một chút.

“Mặt bằng chung, điểm môn Ngữ văn năm nay cao hơn nhưng mức độ tăng của điểm Văn so với mức giảm của điểm tiếng Anh là chưa đủ bù. Do vậy, theo tôi, điểm chuẩn của tổ hợp D01 sẽ giảm nhẹ.

Riêng đối với ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng của Trường Đại học Thương mại tuyển sinh bằng cả khối A và D nên có thể xảy ra trường hợp năm ngoái các thí sinh xét tuyển bằng khối D nhiều hơn nhưng năm nay số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển bằng khối A sẽ nhỉnh hơn”, Thạc sĩ Nguyễn Quang Trung chia sẻ.

Căn cứ vào thực tế các trường, chỉ tiêu tuyển thẳng và xét tuyển sớm khá nhiều dẫn tới chỉ tiêu xét tuyển bằng phương thức kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông ít đi, vì vậy dù mặt bằng chung điểm thi có giảm đôi chút thì điểm chuẩn vẫn có thể giữ nguyên hoặc thậm chí cao hơn, đặc biệt ở một số ngành "hot".

Bên cạnh đó, Thạc sĩ Nguyễn Quang Trung cũng lưu ý, nhiều trường đại học đã công bố điểm sàn tuy nhiên thí sinh cần phân biệt rõ đây chỉ là điểm để đảm bảo ngưỡng đầu vào của từng trường, điểm chuẩn thực tế có thể cao hơn nhiều đặc biệt với các ngành có sức cạnh tranh lớn như Logistics và quản lý chuỗi cung ứng.

Cùng bàn về vấn đề này, Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung, Phó Trưởng phòng Truyền thông, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là một trong những ngành thu hút đông đảo thí sinh trong nhiều năm gần đây tại HUTECH, điểm chuẩn đều thuộc nhóm cao nhất trong gần 60 ngành đào tạo tại trường.

Điểm chuẩn ngành Logistics của các trường đại học

Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung, Phó Trưởng phòng Truyền thông, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: NVCC

Chẳng hạn như năm 2021, điểm trúng tuyển của ngành Logistics theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông là 20 điểm (mức điểm chuẩn của trường dao động từ 18-22 điểm), phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực là 700 điểm.

Năm 2022, ngoài phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông chưa có số liệu thống kê (do thí sinh đang trong thời gian đăng ký), đối với các phương thức xét tuyển sớm thì số lượng nguyện vọng vào ngành này khá lớn, luôn đứng “top” đầu trong tất cả các ngành.

Cụ thể, đối với phương thức xét tuyển học bạ có khoảng hơn 700 nguyện vọng đăng ký, đối với phương thức đánh giá năng lực có 301 nguyện vọng. Nhà trường dự kiến dành 150 chỉ tiêu cho ngành này.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung, hiện tại chưa kết thúc thời gian đăng ký nguyện vọng nên khó có thể kết luận hay dự đoán chính xác điểm chuẩn, nhưng với phổ điểm thi năm nay cùng với mức độ quan tâm về ngành của thí sinh thì điểm chuẩn ngành Logistics năm nay có thể tăng, mức chênh lệch so với năm trước dao động trong khoảng 1-3 điểm.

Các tổ hợp xét tuyển ngành này tại Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh gồm A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), C01 (Toán, Văn, Lý), D01 (Toán, Văn, Anh). Năm nay, nhìn chung, đề thi và độ khó các môn trong mỗi tổ hợp đều tương đương nhau nên điểm chuẩn từng tổ hợp của trường dự kiến cũng sẽ không quá chênh lệch.

Điểm sàn theo phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2022 ngành Logistics của trường là 18 điểm. Để lựa chọn ngành này, ngoài điều kiện về điểm xét tuyển, Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung cho rằng: "Thí sinh nên có một số tố chất như tư duy logic và tư duy hệ thống tốt, tinh thần trách nhiệm cao, yêu thích kinh doanh - xuất nhập khẩu, nếu có thêm khả năng tiếng Anh thì càng thuận lợi.

Tất nhiên, không thể đòi hỏi các thí sinh phải có tất cả các tố chất này mà còn cần rèn luyện liên tục trong quá trình học tập. Sinh viên cũng phải cần cù, chịu khó, không ngại di chuyển do yêu cầu học tập thực tế tại doanh nghiệp, cảng hàng không, cảng biển,... đối với ngành này rất cao".

Phó Trưởng phòng Truyền thông, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh thông tin thêm, sinh viên ngành Logistics có thể làm việc ở các vị trí kinh doanh dịch vụ vận tải (đường biển, đường không...), kinh doanh xuất nhập khẩu, chăm sóc khách hàng... trong các công ty logistics; điều phối dịch vụ logistics, điều phối đơn hàng, điều phối phương tiện vận tải, quản lý kho bãi, quản lý vận chuyển, giám sát đối tác logistics... trong công ty sản xuất, kinh doanh.

Đặc biệt, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh chú trọng kiến thức chuyên sâu mảng vận tải và ngoại thương, cũng là những mảng có nhu cầu nhân lực đặc biệt lớn hiện nay. Với nhu cầu cung ứng hàng hóa không bao giờ ngừng, mối quan hệ giữa các nước phụ thuộc vào kết nối thương mại toàn cầu, động lực giao thương giúp ngành Logistics luôn đảm bảo được vị thế trong tổng thể phát triển kinh tế của đất nước. Đây cũng là triển vọng cho những sinh viên mong muốn theo học ngành này.

Minh Lý

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là ngành nghiên cứu, phát triển và quản trị các dịch vụ vận chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cụ thể là chuỗi các hoạt động bao gồm lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa, kiểm soát nguồn nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ.

Học ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng thuộc nhóm ngành Kinh doanh quốc tế giúp người học đưa ra những chiến lược thích hợp nhằm phân phối sản phẩm đến tất cả các khách hàng trong nước và trên thế giới một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Đây là ngành đang thu hút nhiều sinh viên theo học nên điểm chuẩn vào ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng luôn chiếm vị trí top đầu ở các trường đại học lớn. 

Điểm chuẩn ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân vừa công bố điểm trúng tuyển theo phương thức xét tuyển kết hợp năm 2022 cho 3 nhóm 1, 2, 3. Theo đó, năm 2022, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân lấy 28.33 điểm xét tuyển ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng tích hợp chứng chỉ quốc tế với thí sinh nhóm 3, cao nhất trong 60 ngành và chương trình. 

Nhóm 1 là những thí sinh có chứng chỉ SAT 1200/1600 hoặc ACT 26/36 trở lên. ĐXT = SAT * 30/1600 (hoặc ACT *30/36) + điểm ưu tiên.

Nhóm 2 tham gia thi đánh giá năng lực của một trong hai ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TPHCM, đạt tối thiểu 85 hoặc 700 điểm. ĐTX = Điểm thi * 30/150 (hoặc 30/1200) + điểm ưu tiên.

Nhóm 3 sử dụng kết hợp chứng chỉ tiếng Anh và điểm thi đánh giá năng lực. ĐXT = điểm quy đổi chứng chỉ + (điểm thi *30/150; hoặc *30/1200) * 2/3 + điểm ưu tiên.

Điểm chuẩn ngành Logistics của các trường đại học

Năm 2021, ngành  Logicstics và quản lý chuỗi cung ứng có điểm chuẩn theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT cao nhất trường với 28.30 điểm. 

Điểm chuẩn ngành Logistics của các trường đại học

Năm 2020, trong những ngành lấy thang điểm 30, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng cao nhất với 28 điểm, các ngành còn lại đa số ở mức 26-37 điểm.

Điểm chuẩn ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng ở Trường Đại học Ngoại thương

Đại học Ngoại thương vừa công bố điểm chuẩn năm 2022 với 3 phương thức xét tuyển kết hợp. Chi tiết như sau:

Điểm chuẩn ngành Logistics của các trường đại học

Năm 2021, điểm chuẩn thi tốt nghiệp THPT vào các ngành/ chuyên ngành đào tạo của Trường ĐH Ngoại thương dao động từ 24 - 28.8 đối với 3 cơ sở đào tạo. Ngành Kinh tế đối ngoại cơ sở Hà Nội có điểm chuẩn cao nhất với 28.8 điểm. Điểm chuẩn ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng lấy 28.40. Đây là điểm số khiến nhiều thí sinh phải đắn đo cân nhắc trước khi quyết định đăng ký nguyện vọng.

Điểm chuẩn ngành Logistics của các trường đại học

Năm 2020, điểm chuẩn ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng lấy 27.95 điểm. Đứng vị trí thứ 2 trong các nhóm ngành đào tạo ở Hà Nội.

Điểm chuẩn ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng ở Học viện Ngân hàng

Theo điểm chuẩn Học viện Ngân hàng 2021, ngành lấy điểm cao nhất Luật Kinh tế là 27.55 điểm. Ngành học lấy điểm chuẩn thấp nhất là ngành Kế Toán (liên kết quốc tế) với 24.3 điểm. Ngành Kinh doanh Quốc tế lấy 26.75 điểm...

Năm 2020, điểm chuẩn ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng ở Học viện Ngân hàng là 25.3 điểm.

Điểm chuẩn ngành Logistics của các trường đại học

Điểm chuẩn Trường Đại học Thủy Lợi

Năm 2021, Trường Đại học Thủy Lợi công bố điểm chuẩn: Ngành Công nghệ thông tin có điểm chuẩn là 25.25 điểm (tăng 2.5 điểm so với năm ngoái). Đây cũng là ngành lấy điểm chuẩn cao nhất toàn trường. Theo sau là ngành Quản trị Kinh doanh lấy 24.9 điểm, nhiều ngành lấy từ 24 trở lên gồm Hệ thống thông tin, Kỹ thuật phần mềm, Kinh tế, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng...

Điểm chuẩn ngành Logistics của các trường đại học

Điểm chuẩn Học viện Tài chính

Điểm chuẩn Học viện Tài chính năm 2021 dao động từ 26,1 - 36,22 điểm, tăng từ 1.4 - 3.52 điểm so với năm 2020. Chuyên ngành Hải quan & Logistics có điểm chuẩn cao nhất, 36.22 điểm (trong đó, điểm môn Toán phải lớn hơn hoặc bằng 8.4 điểm). 

Chi tiết điểm chuẩn trúng tuyển các chuyên ngành của Học viện Tài chính năm 2021 như sau:

Điểm chuẩn ngành Logistics của các trường đại học

Năm 2022, điểm chuẩn ngành Hải quan & Logistics tại Học viện Tài chính lấy 31.17 điểm. 

Cách tính điểm ngành Hải quan & Logistics: Điểm xét tuyển = [(Môn chính x 2) + Môn 2 + Môn 3] + [Điểm ƯT (KV, ĐT)× 4/3, làm tròn đến 2 chữ số thập phân];

Điểm chuẩn ngành Logistics của các trường đại học

Điểm chuẩn Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải 

Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển đại học hệ chính quy năm 2021 đối với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Theo đó, trong các ngành xét tuyển thì điểm cao nhất là 25.7 điểm đối với ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Năm 2022, điểm chuẩn vào ngành này là 24 điểm.

Điểm chuẩn trúng tuyển Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải chi tiết như sau:

Điểm chuẩn ngành Logistics của các trường đại học

Điểm chuẩn ngành Logistics của các trường đại học