Đường máu là gì

Chúng ta vẫn thường hay nghe đến xét nghiệm glucose hay định lượng glucose trong máu. Vậy bạn có biết định lượng glucose là gì? Và nếu chỉ số này bất thường nó sẽ phản ảnh những bệnh lý nào mà cơ thể bạn gặp phải? Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm thông tin để bạn hiểu hơn về chỉ số glucose trong máu của mình.

Để hiểu được định lượng glucose trong máu là gì, trước hết bạn cần biết: Glucose chính là tên khoa học của đường. Đây là nguồn năng lượng chính trong cơ thể được đốt cháy tại các tế bào tạo ra năng lượng, CO2 và H2O. Đây là nguyên liệu để tổng hợp Glycogen, một số acid amin và các acid béo.

Glucose được điều hòa bởi gan, insulin của tuyến tụy và một số hormon khác. Glucose có nguồn gốc từ thức ăn bên ngoài được hấp thu vào cơ thể. Thông qua quá trình chuyển hóa các chất glucid trong thức ăn. Một phần nhỏ được chuyển hóa từ một số acid amin và acid béo tạo thành các dưỡng chất đi nuôi cơ thể.

Glucose trong máu là lượng đường trong máu hay còn có tên gọi khác là “đường huyết”. Glucose trong máu rất quan trọng, nó giúp cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Khi glucose trong máu không đủ là nguyên nhân vì sao chúng ta hay cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, có khi bị ngất vì lượng đường trong máu không đủ dẫn đến dẫn đến “hạ đường huyết”.

Đường máu là gì

không phải ai cũng biết định lượng glucose trong máu là gì?

Chỉ số glucose trong máu hay còn gọi là chỉ số đường huyết. Hàm lượng đường trong máu được xác định thông qua xét nghiệm lượng glucose có trong máu.

Hàm lượng glucose trong máu phản ánh nồng độ đường (glucose) có trong máu hay chỉ số đường huyết trong máu. Với mỗi người, chỉ số này là không giống nhau. Thậm chí chúng có thể thay đổi theo từng phút. Định lượng glucose trong máu giúp chẩn đoán và theo dõi bệnh tiểu đường. Đồng thời được dùng để đánh giá chức năng tuyến tụy nội tiết, chức năng gan và ảnh hưởng của một số hormon khác.

3. Chỉ số glucose trong máu bao nhiêu là ổn định?

Định lượng glucose trong máu để chẩn đoán và kiểm soát bệnh tiểu đường và các rối loạn chuyển hóa carbohydrat khác. Trong các xét nghiệm máu nếu: Chỉ số glucose trong máu ở mức trung bình từ: 3,9 – 6,4 mmol/L là bình thường.

Khi chỉ số này nằm ngoài giới hạn cho phép tức là thấp hơn hoặc cao hơn mức bình thường, sẽ biểu lộ những dấu hiệu bất ổn về lượng đường trong máu. Cụ thể là:

3.1. Glucose giảm (Trị số glucose trong máu <3,9 mmol/L)

– Bệnh u tụy.

– Dùng quá liều insulin hay thuốc điều trị tiểu đường.

– Thiểu năng một số tuyến nội tiết: thượng thận, tuyến giáp, tuyến yên.

– Thiểu năng gan, xơ gan giai đoạn cuối.

– Sau cắt đoạn dạ dày.

– Rối loạn hệ thần kinh tự động.

3.2. Glucose tăng cao (Trị số glucose trong máu >6,4mmol/L)

– Bệnh tiểu đường, viêm tụy cấp hay mạn tính, các bệnh về tuyến yên hay tuyến thượng thận.

– Bệnh nhân đang dùng ACTH, corticoid.

– Nhiễm độc giáp nặng, choáng, bỏng, viêm màng não, tình trạng stress….

Tuy nhiên lượng glucose trong máu tăng cao thường hay gặp phổ biến nhất ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Đây cũng là một trong số những chỉ số quan trọng mà các bác sĩ căn cứ để đánh giá tình hàm lượng đường trong máu của bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Từ đó có các biện pháp điều chỉnh và điều trị sao cho phù hợp.

Đường máu là gì

Định lượng glucose trong máu phản ánh chỉ số đường huyết của bạn

4. Định lượng glucose trong máu và bệnh tiểu đường

Với bệnh nhân bị bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường thì glucose trong máu lúc đói khoảng 7mmol/L trở lên. Còn nếu mức Glucose trong lúc đói rơi vào khoảng từ 6,1-7 mmol/L thì có thể bạn đang nằm trong giai đoạn bị rối loạn đường huyết lúc đói. Nói cách khác thì đây là giai đoạn tiền tiểu đường.

Có khoảng 40% người có chỉ số glucose như này sẽ mắc bệnh tiểu đường trong 4 – 5 năm sau. Vì vậy nếu chỉ số xét nghiệm glucose trong máu của bạn nằm trong khoảng trên thì bạn nên thăm khám với bác sĩ sớm để được tư vấn. Mặt khác có biện pháp điều chỉnh hàm lượng glucose trong máu sao cho phù hợp. Cần ttránh để bệnh nặng rồi mới điều trị khi đó vừa tốn kém chi phí mà hiệu quả lại không cao.

5. Vì sao cần xét nghiệm glucose trong máu?

Nếu bị tiểu đường hay rối loạn đường huyết lúc đói thì người bệnh cũng không quá lo lắng. Với chế độ ăn ít tinh bột, giữ cân nặng ở mức hợp lý, sống lạc quan và duy trì hoạt động thể dục thể thao đều đặn sẽ giúp cơ thể sống khỏe mạnh và hoạt động bình thường.

Đường máu là gì

Người bệnh nên thực hiện xét nghiệm tại đơn vị uy tín để có kết quả định lượng glucose trong máu chính xác nhất

Định lượng glucose trong máu là một chỉ số quan trọng, giúp phát hiện và chữa trị kịp thời bệnh tiểu đường, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Bên cạnh đó, để duy trì chỉ số đường huyết ổn định, chúng ta cũng nên có một chế độ ăn uống hợp lý, ít đồ ngọt, kết hợp vận động, tập luyện sức khỏe thường xuyên. Đặc biệt là thăm khám sức khỏe định kỳ và làm các xét nghiệm kiểm tra chỉ số glucose trong máu để đánh giá và theo dõi tình hình sức khỏe một cách tốt nhất.

Đường máu là gì

Sự biến động của đường huyết (màu đỏ) và hormone hạ đường huyết - insulin (màu xanh) ở cơ thể người trong quá trình một ngày với ba bữa ăn.[1]

Đường huyết hay mức nồng độ đường máu hoặc đường trong máu là lượng glucose (đường) hiện diện trong máu của một người hay động vật. Cơ thể quy định lượng đường trong máu như là một phần của chuyển hóa cân bằng nội môi.

Với một số trường hợp ngoại lệ,[2][3] glucose là nguồn năng lượng chính cho các tế bào trong cơ thể, và lipid máu (dưới dạng chất béo và các loại dầu) là nơi dự trữ năng lượng lớn nhất trong cơ thể, được ví như một cửa hàng năng lượng thu nhỏ. Glucose được vận chuyển từ ruột hoặc gan đến các tế bào cơ thể qua đường máu, và sẵn có cho sự hấp thụ tế bào thông qua các kích thích tố insulin, được cơ thể sản xuất chủ yếu ở tuyến tụy.

Mức đường thường thấp nhất vào buổi sáng, trước bữa ăn đầu tiên trong ngày, và tăng lên sau bữa ăn cho một hoặc hai giờ bằng một vài nồng độ mol. Lượng đường trong máu vượt ra khỏi phạm vi bình thường có thể là dấu hiệu của một bệnh. Khi mức chỉ số đường huyết cao liên tục được gọi là tăng đường huyết; ở mức thấp được gọi là hạ đường huyết. Bệnh đái tháo đường được đặc trưng bởi tăng đường huyết dai dẳng do nhiều nguyên nhân, và là căn bệnh đặc trưng cho sự rối loạn đường huyết trong cơ thể. Hấp thu cồn từ bia rượu ban đầu gây ra cơn tăng đường trong máu, nhưng sau đó có xu hướng giảm. Ngoài ra, một số loại thuốc có thể làm tăng hoặc làm giảm lượng glucose huyết.[4]

Tham khảo

  1. ^ Daly, Mark E; Vale, C; Walker, M; Littlefield, A; Alberti, KG; Mathers, JC (1998). “Acute effects on insulin sensitivity and diurnal metabolic profiles of a high-sucrose compared with a high starch diet” (PDF). Am J Clin Nutr. American Society for Clinical Nutrition. 67 (6): 1186–1196. PMID 9625092. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2011.
  2. ^ Van Soest, P. J. (1994). Nutritional ecology of the ruminant. 2nd Ed. Cornell Univ. Press, ISBN 080142772X.
  3. ^ Young, J. W. (1977). “Gluconeogenesis in cattle: Significance and methodology”. Journal of Dairy Science. 60 (1): 1–15. doi:10.3168/jds.S0022-0302(77)83821-6. PMID 320235.
  4. ^ Rosemary Walker & Jill Rodgers Type 2 Diabetes – Your Questions Answered, Dorling Kindersley, 2006, ISBN 1-74033-550-3.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Đường_huyết&oldid=65542753”