Tại sao ngô đình diệm chết

Lịch sử Việt Nam chính thức ghi nhận rằng ngày 2-11-1963 là ngày mà Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) Ngô Đình Diệm bị giết chết. Tuy nhiên, ai (hay những ai) đã gây ra cái chết của ông thì thực chất là một chuỗi các sự kiện tiếp nối nhau, mà không phải người nào cũng biết. Thậm chí nó có chứa nhiều thông tin gây tranh cãi, cho đến tận thời điểm hiện tại.

Lịch sử ghi nhận và truyền bá rộng rãi rằng vào ngày 1-11-1963, cuộc lật đổ chóng vánh trong nội bộ chính quyền VNCH đã diễn ra, được khơi mào bởi tướng VNCH là Dương Văn Minh. Chỉ trong vòng 24 giờ đồng hồ, toàn bộ chính quyền VNCH dưới sự quản lý của Tổng thống Ngô Đình Diệm đã trở nên tê liệt. Ông và “bào đệ” (em trai ruột) của mình là Ngô Đình Nhu đã bị giết chết dưới tay của Nguyễn Văn Nhung - thiếu tá (thực chất là đại uý nhưng đã được thăng cấp sau cuộc lật đổ), cận vệ cấp dưới của tướng Dương Văn Minh. Khi được truy hỏi về lý do giết Ngô Đình Diệm, ông Nhu đã trả lời rằng do nhận được ám hiệu từ tướng Dương Văn Minh, và sau đó đã ra tay.

Tại sao ngô đình diệm chết

Ảnh: cố Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm

Tuy nhiên, đây chính là một trong những chi tiết vẫn còn gây tranh cãi. Bởi lẽ khi ông Nhung chuẩn bị ra tay, tướng Minh không hề có ở bên cạnh. Ông đang đứng trên một toà nhà cách ông Nhung một khoảng khá xa, nhưng vừa đủ gần để có thể ra hiệu tay cho nhau. Ông Nhung thuật lại rằng, tướng Minh đã giơ 2 ngón tay của bàn tay trái cùng một số điệu bộ khác, mà đã khiến ông Nhung nghĩ rằng mình đang được ra lệnh bắn chết 2 anh em ông Diệm. Chỉ một thời gian ngắn sau cuộc lật đổ, ông Nhung - cũng đã tự kết liễu cuộc đời mình bằng cách thắt cổ, sau khi bị các tướng lĩnh “chỉnh lý” trả thù cho Ngô Đình Diệm. Việc ông Nhung giết ông Diệm dựa vào ám hiệu từ tướng Minh đến nay vẫn là một chi tiết “tạm thời” được chấp nhận.

Nhưng cái chết của ông Diệm không chỉ được gây ra bởi phe đảo chính. Vào lúc 7h sáng ngày 1-11-1963, khi biết rằng cuộc đảo chính đang diễn ra, Ngô Đình Diệm đã gọi điện cầu cứu đại sứ Mỹ là Henry Cabot Lodge, vốn vào thời điểm đó ủng hộ chính quyền của Ngô Đình Diệm. Nhưng Lodge đã kiếm cớ để không đến viện trợ, nói với ông Diệm rằng phải mất 24h từ đơn vị của hắn mới đến được chỗ của ông Diệm - trong khi quãng đường bay đó thực sự chỉ mất hơn 3 tiếng.

Tại sao ngô đình diệm chết

Ảnh: JFK trước khi bị ám sát.

Lodge tất nhiên không phải là kẻ đơn phương quyết định “làm ngơ” ông Diệm. Nhiều nguồn thông tin lịch sử cho biết, quyết định bỏ rơi chính quyền Diệm-Nhu thực chất được đưa xuống Lodge từ nội các chính phủ Hoa Kỳ - với đương kim Tổng thống lúc bấy giờ là John F. Kennedy (JFK). Nhưng sự đời, không có bàn tay nhuốm máu nào là vô tội cả: chỉ 3 tuần sau cái chết của Ngô Đình Diệm, lần lượt nhiều chính khách trong gia đình Kennedy, bao gồm cả chính đương kim Tổng thống JFK, cũng bị ám sát, vào ngày 22-11-1963. Nhiều người cho rằng đây là tác phẩm của luật nhân quả vô thường.

Cuối cùng, người có lẽ là có ảnh hưởng lớn nhất, đầu tiên nhất, đến cả sự thành danh lẫn cái chết của Ngô Đình Diệm, chính là anh trai ruột - anh cả của ông: Ngô Đình Thục. Được biết, Ngô Đình Thục vốn là cha xứ, thừa hưởng hoàn toàn truyền thống Cơ Đốc Giáo từ gia đình mình. Sau khi Ngô Đình Diệm lên chức Tổng thống, tiếng nói và thế lực của ông trong cộng đồng giáo hội cũng lên theo. Tuy nhiên, sự tín nhiệm đặc biệt mà chính quyền Mỹ dành tặng cho Ngô Đình Diệm, thực chất có được là nhờ công ngoại giao, kết nối 2 phía (VNCH và Mỹ) của Ngô Đình Thục.

Thế nhưng, chuyện gì đến cũng phải đến. Đầu tháng 5-1963, cộng đồng Phật tử tại miền Nam Việt Nam tiến hành lễ Phật đản lần thứ 2507. Trớ trêu ở chỗ, sự kiện này lại trùng với dịp Ngô Đình Thục được phong chức Giám mục cho việc phụng sự đạo tại Huế. Vốn không phải là một người có tính khiêm nhường, ông đã rất tức giận khi không nhận được bất cứ điện văn chúc mừng nào từ phía các nhà chùa. Ông đã xúi em trai mình - Tổng thống Diệm - ra lệnh cấm mọi người dân treo cờ Phật kể cả đó là ngày Phật đản.

Tại sao ngô đình diệm chết

Ảnh: Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu.

Việc này tất nhiên đã gặp phải phản ứng dữ dội từ cộng đồng Phật tử, kéo theo các cuộc biểu tình của Phật tử khắp cả nước, và đỉnh điểm chính là sự kiện hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu vào ngày 11-6-1963. Kể từ sau sự kiện này, chính quyền của ông Diệm liên tục nhận “gạch đá” dư luận từ phía người dân khắp thế giới, mở đầu cho một cái kết đẫm máu.

Tóm tắt: Ngày 01/11/1963, tại miền Nam Việt Nam xảy ra một biến cố lịch sử khiến cả thế giới chú ý, đó là Ngô Đình Diệm - Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà – bị một nhóm tướng lĩnh thuộc quyền đảo chính bằng quân sự. Sau đó, ông ta cùng người em trai Ngô Đình Nhu bị sát hại bí ẩn.


Ngày 01/11/1963, tại miền Nam Việt Nam xảy ra một biến cố lịch sử khiến cả thế giới chú ý, đó là Ngô Đình Diệm - Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà – bị một nhóm tướng lĩnh thuộc quyền đảo chính bằng quân sự. Sau đó, ông ta cùng người em trai Ngô Đình Nhu bị sát hại bí ẩn.

Sau biến cố ấy, nhiều sử gia trong nước lẫn nước ngoài đã tốn rất nhiều công sức để đi tìm những bí mật ẩn đàng sau cái chết của anh em nhà Ngô Đình. Và người ta dần phát hiện ra rằng, Mỹ chính là đạo diễn của trò chơi. Tuy nhiên người ta vẫn thắc mắc vì sao Diệm phải chết?

Thân thế một diễn viên chính trị 

Tại sao ngô đình diệm chết
Ngô Đình Diệm

Cho đến tận bây giờ, khi chính quyền “gia đình trị” của Ngô Đình Diệm đã theo ông ta xuống huyệt mộ gần nửa thế kỷ, một số người vẫn còn tranh cãi về tiểu sử thật của ông ta. Có dư luận mơ hồ cho rằng, Diệm là kết quả của một cuộc tình vụn trộm ngoại hôn của cha ông với một người phụ nữ nào đó, vì vậy mới có chuyện lộn xộn ngày tháng năm sinh.

Ngoài cái tên Ngô Đình Diệm và tên thánh Jean Baptiste ra, ông ta còn có một cái tên bí mật nữa, đó là Nguyễn Bá Chinh. Theo tài liệu văn khố Pháp thì ông ta sinh ngày 27/07/1897 tại Đại Phong Lộc, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Nhưng sau khi mang chức Thủ tướng của chính quyền Bảo Đại, ông ta công bố ngày sinh của mình là 03/01/1901, tại Phước Quả, Thừa Thiên.

Hoá ra năm 1917, khi làm việc tại Tân Thư Viện Huế và tập ấm chức Cửu Phẩm, ông mới… 16 tuổi (nếu căn cứ theo năm sinh 1901). Việc này, ông Ngô Đình Luyện – Em trai ông – kể với báo giới tại Paris ngày 02/11/1985 rằng, Diệm khai tăng 4 tuổi để có thể vào trường Hậu Bổ. Tuy nhiên, ngày và tháng sinh thật của ông, không nghe ai giải thích vì sao chênh lệch.

Lời xác nhận của ông Luyện có vẻ đúng, vì nếu ông Diệm sinh ngày 17/7/1897 thì Ngô Đình Thục, anh kế Ngô Đình Diệm (sinh ngày 06/10/1897) nhỏ hơn Diệm 3 tháng tuổi (?!) Tuy nhiên, chưa có lời giải thích nào về sự chênh lệch ngày, tháng sinh của Diệm. Diệm sinh này 03 tháng 01 hay ngày 27 tháng 07? 

 Ngô Đình Diệm có 6 anh em trai và 3 chị em gái. Thứ tự những anh chị em của Diệm từ trên xuống dưới: - Anh cả là Ngô Đình Khôi, sinh 1885. - Chị cả Ngô Đình Thị Giao, tục gọi là bà Thừa Tùng. - Anh thứ là Ngô Đình Thục, sinh 1897. - Ngô Đình Diệm, sinh năm 1901. - Em gái Ngô Đình Thị Hiệp, tục gọi bà Cả Ấm là mẹ của Hồng y Nguyễn Văn Thuận (nguyên Bộ Trưởng Bộ Công lý và Hòa bình ở Vatican). - Em gái Ngô Đình Thị Hoàng, tục gọi bà Cả Lễ. - Em trai Ngô Đình Nhu, sinh năm 1910.

- Em trai Ngô Đình Cẩn sinh năm, 1912. 


- Em út thực sự là Ngô Đình Luyện sinh năm 1914.

Tại sao ngô đình diệm chết
Ngô Đình Nhu

Điều buồn cười nhất dưới “triều Ngô” là các quan chức thấy Ngô Đình Cẩn giữ nhà thờ, chăm sóc mẹ nên cứ xúm nhau gọi là “cậu Út Cẩn” mà quên bẵng người em út thật sự của anh em Ngô Đình chính là Ngô Đình Luyện. Sự nhầm lẫn theo thói quen xu nịnh này dẫn đến việc một số “sử gia hồi ký ba xu” cũng cứ gọi Ngô Đình Cẩn là “Út Cẩn”.

Trước khi nhắc đến “chí sỹ chống Pháp Ngô Đình Diệm” cũng cần nhắc đến tông tích phục vụ Pháp của Ngô Đình Khả, thân sinh ông Diệm.

Ông Ngô Đình Khả có tên thánh là Micae, sinh năm 1857, nguyên quán ở làng Đại Phong Lộc, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Để thoát kiếp nghèo đói ở làng quê mộc mạc, ông Khả bị cha mẹ gởi thân xác cho giáo hội công giáo và trở thành chủng sinh tân tòng được đào tạo ở chủng viện Penang ở Malaixia từ năm 13 tuổi.

Sau 8 năm tu luyện không đạt kết quả, ông Khả hoàn tục để kết hôn với một bà tên Madelena Chĩu vào năm 1878. Bà này không có con và qua đời, ông dấn thêm bước nữa với bà Anna Phạm Thị Thân, quê ở Phú Cam, Hương Thủy. Chín anh chị em Diệm là con của bà này.

Tuy không được làm cha cố, ông Ngô Đình Khả vẫn được giữ lại chủng viện Penang làm thông dịch viên và sau đó được đưa về quê hương cấy vào viện Cơ Mật triều đình Huế.

Nhờ được đào tạo ở Penang, ông Khả được chính phủ thực dân Pháp xem là hạt giống cai trị ở xứ thuộc địa Đông Dương. Ông nhanh chóng được cất nhắc lên làm đề đốc kinh thành rồi lên đến chức thượng thư Bộ Công. Là một vị quan mang quốc tịch Vatican, ông đã chứng tỏ là một đại công thần của chính quyền Pháp qua việc đàn áp đẫm máu nghĩa quân Cần Vương của Phan Đình Phùng ở căn cứ Vụ Quang.

Trong chiến dịch ấy, ông là phó tướng cho Nguyễn Thân. Theo nhiều nguồn sử, sau khi kết thúc chiến dịch đàn áp nghĩa quân Cần Vương, ông Khả đã lấy điểm với Pháp bằng cách ra lệnh cho binh sỹ đào mộ cụ Phan Đình Phùng, lấy hài cốt thiêu đốt rồi cho vào đại bác bắn vãi lên mặt sông Lam.

Cặp bài trùng của Ngô Đình Khả là Nguyễn Hữu Bài (Sinh năm 1863) - cha đỡ đầu của Ngô Đình Diệm. Ông Bài vốn là thuộc hạ của ông Khả, sau này ngồi thông gia với ông Khả qua 2 đứa con trưởng nữ Nguyễn Thị Giang và trưởng nam Ngô Đình Khôi.

Ông Bài sinh tại Vĩnh Linh, Quảng Trị cũng là một quan thượng thư của triều đình Huế từ năm 1907 cho đến 1933. Mồ côi cha từ nhỏ, ông Bài cũng có con đường hoạn lộ công hầu giống như ông Khả: Được mẹ gởi vào chủng viện An Ninh rồi sau đó được sang chủng viện Penang để đổi đời. Khi thất bại đường tu, Bài được gởi về nước cấy vào bộ máy chính quyền phong kiến làm thông ngôn tại Nha Thương Bạc, dần dà được cất nhắc lên làm bố chánh tỉnh Thanh Hoá.

Năm 1887, ông Bài cùng với ông Khả tích cực đàn áp phong trào Cần Vương nên được Pháp cất nhắc leo dần lên chức thượng tá Cơ mật, tham tri Bộ Hình rồi thượng thư Bộ Hình.

Cặp bài trùng Khả, Bài được dân gian nhắc đến qua câu: “Đày vua có Khả, Đào mả có Bài” ám chỉ việc Ngô Đình Khả ký cho Pháp mang vua Thành Thái, vua Duy Tân đi đày và Nguyễn Hữu Bài hỗ trợ quân Pháp đào mồ cuốc mả vua Tự Đức. Một số người cho rằng, Khả - Bài đã phản đối Pháp thực thi hai chuyện đó mà quên rằng, sau sự việc đó, hai ông vẫn đường hoàng tại vị chức quan. Nếu hai ông thật sự cãi lệnh “mẹ Pháp” trong việc thất đức ấy thì tin chắc rằng, hai ông cùng con cái cũng được đi theo Thành Thái và Duy Tân lập nghiệp trên đảo Réunion. Cũng cần nhấn mạnh rằng, năm 1896 ông Ngô Đình Khả được phong phẩm hàm Thái Thường Tự khanh (chánh tam phẩm), chức Thương biện thuộc Viện Cơ mật. Thời đó, Viện Cơ mật của nhà Nguyễn đã bị các cơ quan tình báo Pháp khống chế.

Với sự nuôi dạy của 2 người cha cúc cung tận tuỵ với “mẹ Pháp” như thế, nếu nói Ngô Đình Diệm có truyền thống căm thù Pháp thì hơi lạ.

Nhờ có 2 người cha đại công thần với chính quyền Pháp, Ngô Đình Diệm được tập ấm, được vào học trường đạo Pellerin ở Huế, được tuyển thẳng khỏi thi vào trường Hậu Bổ. Sau đó được bổ nhiệm làm tri huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị vào năm 1922, tức 21 tuổi (theo giấy tờ văn thư). Mấy năm sau được thăng lên chức tuần vũ tỉnh Bình Thuận. Con đường hoạn lộ của Diệm vinh thăng nhanh đến chóng mặt. Con ông cháu cha có khác.

Thời gian đảm nhiệm chức tuần vũ Bình Thuận, với quyền lực trong tay, Diệm đã tỏ ra “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”. Ông ta đàn áp man rợ những nhà cách mạng kháng Pháp. Ông quan Diệm đã “sáng tạo” được nhiều ngón đòn tra khảo rất dã man, kinh dị dành cho những người yêu nước kháng Pháp. Ngón tra khảo ưa thích nhất của ông ta là lột trần truồng nạn nhân rồi cột ngồi trên cái ghế gỗ có khoét lỗ. Dưới lỗ là một ngọn đèn sáp cháy leo loét, hong ngay dưới hậu môn nạn nhân. Với cách tra khảo như thế, cho dù nạn nhân có nhận tội, khai báo thì lục phủ ngũ tạng cũng bị nướng chín, hoại tử dần và chết mòn.

Nhờ tàn ác với những chí sỹ kháng Pháp nên năm 1933, ông được cất nhắc lên chức Thượng thư Bộ lại. Khi đã lên chức thượng thư Bộ Lại, ông Diệm bị ảnh hưởng bởi sự tranh giành quyền lực trong Chính quyền Pháp dẫn đến lao đao, lận đận.

Thời đó, chính quyền Pháp lẫn Việt thuộc địa đều chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của công giáo La Mã. Hầu hết những vị quan lại của Việt Nam đều có tên thánh trước tên khai sinh như Trần Bá Lộc, Đỗ Hữu Phương (Đỗ Hữu Vị), Lê Phát Đạt (Huyện Sĩ), Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Hữu Độ, Trần Lục, Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Tường Tộ, Ngô Đình Khả, Lê Hoan, Nguyễn Hữu Bài, Nguyễn Bá Tòng, Hồ Ngọc Cẩn … Không thể biện minh khác được, chính sách nhân sự của chính quyền Pháp ở Đông Dương thời đó luôn chịu ảnh hưởng bởi 3 luồng thế lực chi phối: Thực dân, Công giáo và Tam Điểm (Free Mason).

Diệm được thời là nhờ giai đoạn chính quyền Pháp nghiên theo ảnh hưởng của Công giáo. 

Đến năm 1933, phe Tam Điểm tại chính giới Pháp thắng thế, Diệm lại tranh chấp chức tổng lý đại thần với một thượng thư đồng triều là Phạm Quỳnh. Cái ô của Phạm Quỳnh là Toàn quyền Pasquier (phe Tam Điểm) và cái ô của Diệm là Khâm sứ Thibaudeau (phe Công giáo).

Thua đau cú tranh chấp và sợ bị Phạm Quỳnh trù dập, Diệm đành nộp đơn xin từ quan. Toàn quyền Pháp Pasquier không chấp đơn từ quan của Diệm mà bãi chức, tước phẩm hàm, trục xuất khỏi kinh thành Huế, buộc hồi hương về Quảng Bình cư trú.

Diệm trở thành vị quan yếm thế lũi thũi nơi quê nhà cho đến khi Pasquier chết trong một tai nạn máy bay ở Paris vào ngày 15/01/1934. Pasquier chết, Pháp đưa René Robin làm tân toàn quyền ở Việt Nam. Diệm được xoá án cấm túc và về Huế an phận với nghề dạy học ở trường Tư thục Providence của ông anh Ngô Đình Thục.

Rỏ ràng, Ngô Đình Diệm căm thù Pháp không vì yêu dân thương nước mà chỉ là tư thù cá nhân. Ông từ quan và bị cách chức chỉ vì tranh giành quyền lực, địa vị phục vụ cho mẫu quốc Pháp. Bị cách chức, Diệm trở thành kẻ thất chí.

Lá thư xin tha chết

Đang trong cơn thất chí, Diệm được những trí thức yêu nước quáng gà tìm đến và khoác cho ông ta cái áo chí sỹ yêu nước, chống Pháp. Ngay như Đỗ Mậu, một đồng chí cách mạng của ông ta trong giai đoạn này cũng thừa nhận trong hồi ký rằng, ông ta chẳng hoạt động gì ngoài chuyện bình luận “mâm trà chính sự” với những chí sỹ tìm đến. Nói chính xác là, ông ta chỉ chửi mắng Pháp bằng nước bọt cho thoả hờn giận.

Năm 1931, Phát xít Nhật bắt đầu đưa thế lực chính trị lẫn quân sự vào lục địa Á Châu. Đến tháng 7 năm 1937, sau khi hoàn tất các chiến dịch tình báo và tuyên truyền thuyết Đại Đông Á, các đạo quân của Nhật tấn công và chiếm đóng một số vùng ven biển Trung Hoa. Năm 1940 Nhật tiến quân trú đóng ở Đông Dương. Phát xít Đức quốc xã và Ý là đồng minh của Nhật (phe trục) cũng đang làm chủ tình hình Tây và Nam Châu Âu.

Trước sự hùng hổ của Nhật, các thế lực Công giáo tại Châu Á ngấm ngầm bắt tay với Nhật nuôi dưỡng ý đồ đưa Cường Để đang sống lưu vong ở Nhật về Việt Nam làm vua thay thế Bảo Đại. Cường Để được các thế lực Công giáo chọn chỉ vì Cường Để là một tín đồ Công giáo. 

Nhiều trí thức chống Pháp bằng tư tưởng, gặp cánh phao Cường Để vội bám rịt lấy. Và trong số tất cả những người ủng hộ Cường Để tại Việt Nam chỉ có Ngô Đình Diệm là người đã từng có địa vị xã hội cao nhất. Ông ta trở thành lãnh tụ đương nhiên của phong trào ủng hộ Cường Để mà trụ sở chính đặt tại tư gia gia tộc Ngô Đình. Thay vì phải bôn ba như một nhà cách mạng thực thụ, ông Diệm chẳng làm gì ngoài việc an nhàn cư trú tại gia để cổ xuý phong trào hay nói cách khác, ông ta chỉ làm vai trò xúi giục. Chỉ có những đồng chí của ông mới thật sự hoạt động nằm gai nếm mật. Trong những cuộc “mâm trà chính sự” Nhu cũng ngứa miệng hùa theo. 

 Tuy Diệm cổ xuý bằng mồm nhưng Pháp không thể im lặng. Đầu năm 1944, Thượng thư Phạm Quỳnh cùng với mật thám Pháp tổ chức săn bắt hai anh em Diệm, Nhu. Nhờ sự trợ giúp của điệp viên Nhật cài vào hàng ngũ mật thám Pháp, Diệm biết tin trước đã nhanh chân trốn thoát. Riêng Khôi và Nhu bị bắt.

Tránh sự truy lùng của Pháp, Diệm phải ẩn mình tá túc trong nhà dòng Chúa Cứu Thế ở Huế (Gần sát nhà Ngô Đình Khôi) giả làm ông già nấu cháo heo. Đến Ngày 12/7/1944, Diệm phải nhờ Trung úy Kuga Michio - Hiến binh Nhật đưa vào Đà Nẵng. Từ Đà Nẵng, ông ta đáp phi cơ vào Sài Gòn tiếp tục trốn ở nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế ở Kỳ Đồng, Sài Gòn. Sau này, vào năm 1960 khi đã là Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà, trong một lần viếng thăm nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế ở Đà Lạt, Diệm đã tặng 1 tháng lương tổng thống để tạ ơn cưu mang thuở trước.

Ông anh Ngô Đình Thục đang là giám mục Vĩnh Long nghe tin em bị nạn đã viết một lá thư van xin Toàn quyền Jean Decoux.

Lá thư được viết bằng Pháp ngữ:

“Tòa Truyền Giáo Vĩnh Long ngày 21 tháng 8 năm 1944 Vĩnh Long (Nam Kỳ) Thưa Đô đốc

Một linh mục từ bổn Tòa được phái đi Sài Gòn để lo việc cho chủng viện vừa cho tôi biết rằng hai người em của tôi đang bị truy tố tại Huế. Vì đã lâu không nhận được tin tức gì từ Huế, tôi không biết là điều tôi được báo cáo có đúng sự thực hay không.

Tuy nhiên, nghĩ đến nỗi đau đớn và sự bất nhẫn rất đúng mà chắc là Đô đốc đã cảm thấy - nếu sự truy tố các em tôi là có thật, tôi vội viết thư này để bày tỏ với Đô đốc nỗi đau đớn lớn lao của tôi về việc này.

Nếu hoạt động của hai em tôi được chứng tỏ là có hại cho quyền lợi nước Pháp thì - với tư cách của một giám mục, của một người An Nam, và với tư cách là con của một gia đình mà phụ thân đã phục vụ nước Pháp ngay từ khi mới tới An Nam, và đã nhiều lần đưa mạng sống cho nước Pháp trong các cuộc hành quân mà cha tôi cầm đầu, dưới quyền của Nguyễn Thân, chống lại các kẻ nổi loạn do Phan Đình Phùng chỉ huy, tại Nghệ An và Hà Tĩnh – tôi, tự đáy lòng, không chấp nhận (hoạt động của các em tôi).

Thưa Đô đốc, tôi tuyên bố như vậy không phải với mục đích bảo toàn địa vị cá nhân của tôi: bởi vì nếu xét rằng cá nhân hèn mọn của tôi có thể phương hại đến quyền lợi của tôn giáo, tôi sẽ vui vẻ rời khỏi Tòa Giám Mục này ngay.

Lời tuyên bố của tôi chỉ có mục đích là tỏ cho Đô đốc thấy rằng lòng tin tưởng trìu mến của Đô đốc đã không đặt vào một kẻ bất xứng hay vô ơn.

Thưa Đô đốc, tôi chưa bao giờ tiếc là đã xa Huế như thế này. Giá có mặt ở đấy, thì tôi đã có thể khuyên răn các em tôi tốt hơn, và khi chuyện xẩy ra, tôi đã có thể chống lại các chủ đích của em tôi, nếu quả thật các em tôi có nghĩ đến những dự định có thể gây hại cho quyền lợi của nước Pháp.

Có thể tôi lầm, tuy nhiên, thưa Đô đốc, tôi xin thú thực là không tin – cho đến khi được chứng minh ngược lại - rằng các em tôi đã phản lại truyền thống của gia đình chúng tôi đến như thế, một gia đình đã tự mình gắn liền với nước Pháp từ lúc ban đầu, trong khi ông cha của những quan lại bây giờ hầu hết đều chống Pháp và chỉ quyết định thiên về Pháp khi thấy có lợi.

Ngay chính các em tôi đã từng liên tục đưa mạng sống ra vì nước Pháp trong cuộc nổi loạn của Cộng sản. Diệm, người em kế tôi, suýt đã phải ngã gục dưới những phát súng của một Hoa kiều Chợ Lớn được phái đến Phan Rang với mục đích hại Diệm, Phan Rang là nơi mà Diệm đã mãnh liệt chống giữ lối xâm nhập vào An Nam của các cán bộ Cộng sản từ Nam Kỳ phái đến.

Lẽ tất nhiên, sự tận tụy của các em tôi trong quá khứ không phải là điều nêu ra để làm cớ mà biện hộ cho hoạt động bất cẩn của họ ngày hôm nay, nếu sự bất cẩn này được chứng tỏ là điều đã gây nên tội. Tuy nhiên, tôi không nghĩ là tôi đã làm chuyện vô ích khi kêu gọi đến sự khoan hồng đầy xót thương của Đô đốc hầu xét với hảo ý trường hợp các em tôi. Đô đốc không phải là người chỉ xét đến hiện tại mà lại bỏ quên đi quá khứ. Tôi nêu ra điều này khi xét thấy rằng Thân phụ tôi là Ngô Đình Khả đã từng được vinh dự phục vụ nước Pháp dù sinh mạng bị hiểm nguy, và khi xét đến quá trình lâu dài của các em tôi đối với nước Pháp, mà không sợ phải hy sinh mạng sống của mình cho nước Pháp.

Thưa Đố đốc, một lần nữa bày tỏ với Đô đốc tất cả niềm đau đớn của tôi trong vụ này, tôi xin Đô đốc vui lòng nhận nơi đây lời kính chào trân trọng nhất của tôi.

Ký tên Ngô Đình Thục”.

Lá thư kể công của Ngô Đình Thục chưa đủ để Pháp tha tội phản nghịch của Diệm, Nhu. Thời điểm đó tình hình Pháp đang rối loạn, phe “Pháp tự do” của Charles de Gaulle đang tiến vào Paris.  Decoux đành phải đồng ý với đề nghị của Arnoux là tránh khiêu khích Nhật. Nhờ vậy, Diệm và Nhu thoát sự truy nã gắt gao. Dù không còn bị truy nã nữa nhưng Diệm vẫn không dám chường mặt ra. Đến cuối năm 1944, thấy Diệm vẫn chưa hết lo sợ bị Pháp bắt, Trung úy Kuga Michio giới thiệu cho Diệm vào ẩn nấp trong bệnh viện Chợ Quán – Nơi này đang được trưng dụng làm cơ sở quân sự của Nhật. 

 May mắn cho Diệm, ngày 9/3/1945 Nhật đảo chánh Pháp.

Tuy nhiên sau đảo chánh, Nhật thoả thuận với Pháp giữ Bảo Đại để lập Chính phủ. Cường Để trở nên lá bài thừa. Thế là Bảo Đại tiếp tục được làm vua một nước “độc lập trong Khối thịnh vượng chung Đông Á”.

Cuối năm 1944, khi chuẩn bị kế hoạch Meigo (9/03/1945 - 10/3/1945) để lật đổ chế độ thân Vichy Decoux, Nhật đã dự trù thủ tướng chính quyền thân Nhật là Diệm. Nhưng, Tư lệnh Quân đoàn 38, lực lượng chiếm đóng phòng thủ Đông Dương đang lay hoay đối phó với tình huống quân Đồng Minh sắp đổ bộ nên bỏ ngoài mọi toan tính về Chính trị. Ông Phạm Khắc Hoè - Đổng lý văn phòng Bảo Đại - đã thừa lệnh Bảo Đại soạn một bức thư nhờ đại sứ Nhật là Yokoyama gởi cho Diệm. Diệm trốn quá kỹ, không ai tìm ra. Tướng Tsuchihachi Yuitsu biết Diệm đang ẩn trú trong Chợ Quán cùng với đơn vị thuộc quyền của ông nhưng mối lo quân Đồng minh quan trọng hơn. Bảo Đại đành chọn đại Trần Trọng Kim - Một chí sỹ khác danh giá hơn.

Ngày 15/08/1945 Nhật đầu hàng quân Đồng minh. Bảo Đại thoái vị trao ấn tín cho Chính quyền Việt Minh. Diệm vỡ mộng. Ông xoay lưng với Nhật – Kẻ bại trận và quay ngoắt trở lại cầu cạnh Pháp. Qua ông anh Giám mục Ngô Đình Thục, Diệm bắt đầu tổ chức một nhóm thân Pháp để kiếm “ghế”.

Sau khi trao ấn tín cho Chính quyền Việt Minh, mặc cho đất nước rối ren, máu lửa, Bảo Đại thụ hưởng cảnh ăn chơi cùng một ả cave tại một khách sạn ở Hongkong. Lúc này sợ mất hẳn miếng mồi Đông Dương về tay Việt Minh, Pháp manh nha tái lập một Chính quyền sân khấu phường tuồng chịu sự quản lý của Pháp. Pháp cần một ai đó làm quốc trưởng thuê. Không ai có thể thủ vai chính trong vở tuồng này hiệu quả bằng vị vua cần tiền ăn chơi chứ không cần trị vì thiên hạ. Đó là vị vua thoái vị Bảo Đại. Trước những món tiền đáp ứng cho việc ăn chơi trác táng, ông ta nhanh chóng quên câu nói bất hủ của mình “thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ”.

Song song với việc lập Bảo Đại đóng vai chính, Pháp còn phải chọn một số nhân vật thủ vai phụ. Đánh hơi được điều này, ngày 21/12/1947, sau khi thông cáo chung Hạ Long giữa Bảo Đại và Bollaert được ghi nhận, Diệm cùng nhóm Nguyễn Văn Xuân và Trần Văn Lý bay qua Hong Kong tìm gặp Bảo Đại. Tuy nhiên, Bảo Đại lộ vẻ không tin tưởng Diệm nữa và đuổi Diệm về Sài Gòn nghe ngóng tình hình. Thay vì về trở lại Sài Gòn ngay, Diệm bắt hơi Mỹ đang ngấp nghé Đông Dương nên ngày 24/12/1947, trong khi Bảo Đại sang Geneva, Diệm lén lút gặp George D. Hopper là tổng lãnh sự Mỹ tại Hong Kong. Hopper chẳng biết Diệm là ai nên tiếp đón hờ hững.

Tuy nhiên, nhờ tiếp xúc với Hopper, Diệm xác nhận được nguồn tin đáng giá: Mỹ sẽ giúp Pháp giữ quyền thống trị Việt Nam. Hồ hỡi, từ Hong Kong Diệm trở về Việt Nam cùng với người em là Ngô Đình Nhu bắt đầu xây dựng những nhóm ủng hộ Mỹ. Tại miền Bắc, ông ta tập họp những đồng chí cũ như Trần Trung Dung, Nguyễn Xuân Chữ, Nguyễn Đình Thuần. Tại miền Trung có Trần Văn Lý. Tại miền Nam, ông ta tập họp Nguyễn Phước Hậu, Bertin, Nguyễn Bửu, Trần Tử Hoàng…

Trong khi đó, Pháp cũng chẳng ưu ái một người “sớm đầu tối đánh” như Diệm nên đã chọn Nguyễn Văn Xuân làm thủ tướng. Một lần nữa, ông Diệm bị “chê”.

Cơ hội lớn cho anh em nhà Ngô Đình là ngày 25/5/1948, Hồng y Francis Spellman (Mỹ) viếng thăm Sài Gòn bất ngờ. Nghe tin, giám mục Ngô Đình Thục nài nỉ xin Tổng giám mục Sài Gòn lúc đó là Cassaigne cho tham dự buổi tiếp đón Spellman. Trong buổi tiếp đón này, Ngô Đình Thục hết lời quảng cáo tài năng của ông em Diệm. Cái mác “thượng thư” của Diệm được dịch sang tiếng Anh là “thủ tướng” đã khiến quan tâm. Spellman hứa sẽ quảng cáo Diệm cho giới chính khách Mỹ. Buổi tiếp đón này trở thanh sự khởi đầu của mối quan hệ giữa anh em Diệm với Chính quyền Mỹ và cũng là mối hoạ cho dân tộc Việt suốt hàng chục năm trời sau đó.

Hồng y Spellman nhá đèn xanh, khích lệ. Tháng 6/1948, Ngô Đình Thục tiến hành bảo trợ cho Trần Văn Lý thành lập Đảng Xã Hội Công Giáo ở miền Trung vào với điều kiện để Diệm làm đầu đảng. Diệm ngang xương trở thành lãnh tụ tối cao của đảng này. Tại Đà Lạt, Thục bảo trợ kinh phí cho Ngô Đình Nhu cùng nhóm Linh mục Parrell tụ họp nhân sự đầu tiên cho chủ thuyết “Nhân vị”. 

Giữa lúc này những vùng giải phóng của cộng sản Trung Quốc lan nhanh khiến các đồng minh của Pháp, Hoa Kỳ hoảng sợ. Hoa Kỳ nhanh chóng viện trợ kinh phí và khí tài quân sự cho Pháp nhằm “be bờ” làn sóng Cộng sản tại tiền đồn Việt Nam.

Tháng 4/1949, Bảo Đại về Đà Lạt. Bị Bảo Đại lẫn Pháp bỏ rơi, Diệm về Huế sống ở nhà Ngô Đình Cẩn trùm chăn chờ Mỹ mặc cho nhiều chí sỹ, thân hữu, đồng chí kêu gọi ra ủng hộ Bảo Đại. Diệm chờ thời đúng kiểu làm chính trị “xôi thịt”.

Một nông dân quê mùa kiểu thủ cựu bài tân, đêm ngủ một giấc, sáng thức dậy thấy trong tay mình có uy quyền, nhiều quan chức khom lưng mọp gối đã tưởng mình tiềm ẩn tài năng an bang trị thế khiến ông ta trở thành một thứ dị hợm của của chế độ Diệm.

Vừa nhai trầu vừa tham chính

Ngô Đình Cẩn sinh ngày 3/11/1912. Cẩn là em trai kế của Ngô Đình Nhu và là anh của Ngô Đình Luyện. Một số người cứ nhầm lẫn Cẩn là con trai út vì thấy Cẩn là người giữ nhà từ đường thờ họ và chăm sóc mẹ là bà quả phụ Ngô Đình Khả.

Những anh em trai trong gia đình đều học cao, riêng Cẩn chỉ vừa học xong tiểu học bậc một tức lớp ba trường làng. Do ít học nên Cẩn đành cam phận quanh quẩn xó nhà chăm sóc mẹ già thay cho các anh, chị. Khi Ngô Đình Diệm chưa cầm quyền, Cẩn chỉ là một nông dân chăm chỉ ruộng vườn, vô danh giữa xóm làng mộc mạc ở Phú Cam. Suốt ngày Cẩn thui thủi một mình cô quạnh với mẹ và một người giúp việc nhà tên Luyến cũng là bà con trong họ. Ngôi nhà ba gian kiểu phú nông hết thời lọt thỏm giữa thửa đất tông đường hiu quạnh, ít ai lui tới.  Đùng cái, khi Diệm được trao quyền hành thủ tướng, người ta thấy nhiều nhân sỹ, trí thức, quan, binh bắt đầu lui tới thăm Cẩn gởi quà cáp. Rồi bất chợt, Cẩn biến thành bí thư của cái gọi là đảng Cần Lao khu vực miền Trung.

Khi Diệm thành tổng thống của chính quyền Việt Nam Cộng Hoà, ngôi nhà từ đường của Cẩn càng thêm tấp nập. Và vai vế, địa vị của những người đến thăm viếng cũng được nâng cấp. Nhiều quan chức cấp cao, tướng tá đến nhà Cẩn theo kiểu vào lòn ra cúi đã biến cái dáng điệu nông dân, quê mùa của Cẩn trở thành dáng vẻ đường bệ của một “vị lãnh chúa miền Trung”.

Từ đó, cái nhà của Cẩn kiêm thêm chức năng “văn phòng lãnh đạo đảng Cần Lao” miễn phí. Nhiều nhân vật tai to mặt lớn của chính quyền Sài Gòn được kết nạp đảng tại ngôi nhà ấy. Lễ kết nạp đảng viên được thực hiện gần giống với lễ xin rửa tội ở nhà thờ. Mỗi khi làm lễ kết nạp đảng viên, Cẩn mặc áo dài, khăn đóng đen đứng cạnh bàn thờ lắng nghe “đảng viên mới” quì gối đọc lời thề “trung thành với tổng thống Ngô Đình Diệm” như đọc kinh.

Có kẻ, quá run trước “lãnh tụ Cẩn” đã thề thốt như dân giang hồ bến xe: “Con mà phản bội Ngô tổng thống thì bà bắn, xe cán, hộc máu chết tại chỗ”. Sau khi “nạn nhân” đọc xong lời thề, Cẩn xoè tay vụt lên trời chấp nhận lời thề. Người ta ghi nhận, trong số những nhân vật tai to, mặt bự được kết nạp “đảng tại gia” ấy có các tướng tá: Tôn Thất Xứng, Tôn Thất Đính, Lê Văn Nghiêm, Phùng Ngọc Trưng, Nguyễn Vinh…

Nếu cho rằng đảng Cần Lao là một chính đảng và Cẩn là người ủng hộ đảng này thì đáng ra, ông ta chỉ là một đảng viên bình thường. Không ai thấy ông ta một lần tranh đấu cho cái đảng này. Ấy vậy mà, khi có anh là tổng thống, có anh là tổng thư ký đảng (Ngô Đình Nhu), ông ta bỗng dưng có đủ tư cách vò đầu sờ trán các vị quân cán chính cao cấp. Trong khi đó, nhiều kẻ hiếp dâm chính trị để phôi thai cho cái đảng này đã từng chạy tháo ra quần vì mật thám Pháp truy bắt lại chỉ là những đảng viên tầm thường. Với tư cách là lãnh tụ đảng tại miền Trung, Cẩn đã tự tiện chõ mồm vào hoạt động chính quyền theo kiểu lãnh đạo tinh thần. Để lấy lòng tổng thống, các vị lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo các ban ngành trước khi ra quyết sách gì đều mò đến nhà Cẩn xin ý kiến chỉ đạo. Thế là Cẩn được dịp chỉ đạo trực tiếp các bộ phận chính quyền mặc dù chẳng ai trả lương mà chỉ nạp bổng lộc. Đến như bà Luyến - một gia nhân lâu năm của Cẩn - cũng trở thành nhân vật quan trọng. Qua bà Luyến, người ta có thể gởi gắm quà cáp để xin xỏ đặc ân này nọ.

Cẩn thường mặc bộ bà ba trắng, ngồi tréo nguẩy trên chiếc sập gụ gian nhà trên, mồm nhai trầu bỏm bẻm ra lệnh này nọ với những vị tỉnh trưởng ngồi dưới ghế tràng kỷ ngửa mặt ngóng lên. Sợ bị ám sát, Cẩn xin một tiểu đội lính do một đại uý chỉ huy tận nhà túc trực bảo vệ. Gọi là bảo vệ nhưng hầu hết những người lính này chỉ chăm sóc cây kiểng, sản xuất vụ mùa cho Cẩn. Tại ngôi nhà này, 2 từ “lính kiểng” được khai sinh. Để được làm lính kiểng ở nhà cẩn, nhiều người đã phải “cúng” không ít tiền của, lễ vật.

 Mặc dù phục dịch miễn phí cho “cậu Cẩn”, những tay lính kiểng này phải bỏ tiền túi ra mua vật dụng lao động. Người nào cả gan thè lưỡi xin “cậu Cẩn” chi những khoản này là bị “cậu” hăm dọa đưa ra chiến trường ngay.

Bên cạnh nhóm “quân nhân oshin” này còn có một nhóm sỹ quan nghiệp vụ hành chính phục vụ các việc liên quan đến chữ nghĩa, giấy tờ cho Cẩn. Và đám sỹ quan nịnh bợ tận tụy này đã gây ra nhiều chuyện phiền toái rất nực cười. Ông Cẩn rất khoái đi câu cá. Mỗi khi ông vác cần câu ra khỏi nhà là bọn chúng tổ chức dàn xe hộ tống hú còi ầm ĩ. Ông ngồi câu chỗ nào thì nơi đó ầm ĩ lính tráng, súng ống rần rật, huyên náo cả một vùng. Bởi vậy, hiếm khi ông câu được cá. Hằng năm mỗi khi có lễ lạt, giổ kỵ, Cẩn thường cho lính kiểng vật trâu bò, hạ heo gà mời từ  cán bộ ấp, xã, cho đến cán bộ cấp trung ương để thu lộc. Đó là cơ hội thăng tiến của rất nhiều người. Ai được mời tới ăn cỗ nơi nhà ông, mặc dù phải cúng điếu lễ vật nặng tiền nhưng đó là điều vinh hạnh. Nhiều người, tuy là khách mời nhưng thích hăng hái, nhào vào tranh bưng dọn với người nhà của Cẩn.

Số đó, không ít người là tỉnh trưởng này, phó ty kia. Trong khi khách ngồi ăn, Cẩn mặc độc cái quần lụa, cởi trần, tay phe phẩy quạt giấy, miệng nhai trầu bỏm bẻm, đi quanh từng bàn, nhìn mặt từng người. Ai được mời mà vằng mặt thì kể như vận xui đến liên tục.

Là lãnh tụ đảng Cần Lao miền Trung, ông vẫn không bỏ được thói tiện dân. Cứ hễ có khách đến nhà là quang quác chửi bới, nạt nộ những sỹ quan phục dịch để thị oai. Mỗi khi nhắc đến các quan chức cao cấp thuộc quyền Diệm, ông Cẩn luôn gọi bằng thằng này, thằng kia và cố nhấn mạnh như để khoe với mọi người mức độ uy quyền.

Hầu hết viên chức chính quyền, sỹ quan ở miền Trung thời đó, đều quỳ lụy với Cẩn. Nguyễn Khánh nằm trong số đó. Năm 1956, khi vừa nhận chức Tư lệnh Sư đoàn I Bộ binh đóng ở Huế, Nguyễn Khánh chỉ mới mang lon đại tá. Nguyễn Khánh đến tận nhà Cẩn xin được ra mắt. Cẩn nói với đám sỹ quan gia nhân, Khánh là quân mặt ngắn, da tái, biểu hiện cho thói bất trung và yểu mệnh, không đáng để tiếp. Đám sỹ quan gia nhân ra đuổi Khánh về.

Trong số sỹ quan gia nhân có một người quá ghét Khánh đã nói cho Khánh điều Cẩn nói. Khánh lẳng lặng đi về. Sau đó, Khánh nhờ một thầy tướng số giải mệnh. Thầy tướng số khuyên Khánh nên để râu dê để gương mặt dài ra. Sau khi có bộ râu dê dưới cằm, hàng ngày Khánh lái xe đền trước cổng nhà Cẩn ngồi lỳ theo giờ hành chính. Hết giờ hành chính, Khánh đi về. Khánh ngồi lỳ cả tuần lễ, Cẩn mới chịu cho vào nhà tiếp chuyện.

Vì ghét bà Trần Lệ Xuân nên ông Cẩn và ông Nhu không thuận thảo. Không thuận với ông Nhu nên ông ghét luôn thuộc hạ thân tính của ông Nhu là Trần Kim Tuyến – Giám đốc cơ quan mật vụ Trung ương và Trần Chánh Thành. Thậm chí khoảng giữa năm 1956, Cẩn đã có kế hoạch loại trừ bộ trưởng Thông tin Trần Chánh Thành và Ngô Đình Nhu ra khỏi dinh Tổng Thống.

 Kế hoạch lọt vào tai mắt CIA. CIA báo tin cho Ngô Đình Diệm. Diệm tức tốc bay ra miền Trung chửi cho Cẩn một trận. Lần khác, người của Trần Kim Tuyến mò ra Huế công tác mật bị người của Cẩn tóm cổ đem về Chín Hầm “tẩm quất” đến sưng vều mặt mày. Tuyến hay tin báo với Nhu. Nhu chỉ biết ôm đầu than trời. Còn Trần Lệ Xuân thì nhảy chồm chồm lên đòi tổ chức một tổ công tác đặc biệt ra giải cứu.

Diệm lại phải ra tận Huế thu xếp. Gặp Diệm, Cẩn nói tỉnh rụi: “Tụi ni ỷ là mật vụ không ai dám động tới. Đánh như ri cho chúng chừa thói hư”. Ông Cẩn tự tổ chức một mạng lưới mật vụ riêng cho mình ở khu vực miền Trung núp dưới cái tên hiền lành “ban Công tác miền Trung”. Ai cũng biết cái “ban Công tác miền Trung” này là một tổ chức mật vụ có tầm hoạt động không chỉ trong phạm vi miền Trung mà bao trùm khắp miền Nam Việt Nam. Vì vậy, nhiều vụ đụng độ giữa cơ quan mật vụ của Nhu và Cẩn xảy ra nảy lửa. Mỗi khi xảy ra chuyện đụng độ, chỉ có Diệm lên tiếng hai ông em mới chịu thu xếp êm. Cơ quan “công tác miền Trung” của Cẩn, ngoài việc thu thập tin tức tình báo, phục vụ cho chế độ còn có nhiệm vụ ám sát phi luật, phi hiến. Có nghĩa là bọn mật vụ này được phép giết người miễn tố. Chúng có quyền đi khắp nơi trong lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Chúng cần bắt ai thì giao cho công an đi bắt, bất kỳ đêm ngày. Nếu nạn nhân bị tra tấn chết thì quận trưởng và công an phải lập biên bản hợp thức hóa cái chết.

Chúng bắt người không cần phải có chứng cớ, chỉ cần bị nghi chống chính phủ là bị bắt. Song song với hoạt động tình báo, ám sát, cơ quan này còn quản lý một hệ thống nhà giam mà ai nghe qua cũng sởn gai ốc. Đó là nhà giam “trại Chín hầm”. Ai đã từng bị giam nơi đó đều có chung một câu nhận xét: Kinh khủng và tàn bạo.

Đó là một hệ thống gồm 9 cái hầm kho kiên cố chứa vũ khí bao bọc một ngọn đồi được Pháp xây từ năm 1941. Khi Nhật đảo chính Pháp, số vũ khi này bị quân Nhật tịch thu. Chín căn hầm bị bỏ hoang. Đến thời Diệm, 9 căn hầm được tận dụng làm nơi giam giữ tù nhân chính trị và các phần tử bất mãn, chống đối chính quyền Diệm. Ngoài ra còn là công cụ để Cẩn trả thù vặt cá nhân hoặc làm tiền.

Cái dã man nhất của hệ thống nhà tù này là nạn nhân bị tra tấn bằng điều kiện khắc nghiệt vào bản năng sinh tồn liên tục hết ngày này sang tháng khác. Nạn nhân luôn mang cảm giác tồn tại hơn là sống. Và giữa lúc nạn nhân chỉ còn cảm giác tồn tại, Cẩn cho người tác động tư tưởng để “chuyển hướng”.

 Nếu ai đủ bản lĩnh tinh thần vượt qua giai đoạn ở Chín Hầm mà không đầu hàng, Cẩn sẽ cho thuộc hạ tung tin gây hiệu ứng nghi ngờ.

Tính khí cố chấp, ông đã ghét ai thì ghi tạc sâu vào tâm trí để khi có dịp thì trả thù ngay. Có lần thuộc hạ của ông Cẩn bị vị Bộ trưởng Canh nông của Diệm từ chối việc cấp phép khai thác gỗ lậu ở Tây nguyên. Tay thuộc hạ này nói với vị Bộ trưởng rằng, mục đích của việc khai thác gỗ này là tạo quỹ cho đảng. Vị Bộ trưởng vẫn cương quyết từ chối. Cẩn chẳng nói gì. Khi ông Bộ trưởng này đi kinh lý tỉnh Quảng Trị với vai trò là Uỷ viên Trung ương Đảng Cần lao – Tương đương cấp Đảng với Cẩn - Ấy vậy mà ông Cẩn ra lệnh cho vị tỉnh trưởng không được tổ chức đón tiếp. Viên tỉnh trưởng đành phải bí mật đến tận khách sạn để làm việc với vị Bộ trưởng. Hay tin, Cẩn cho người gọi viên tỉnh trưởng đến tận nhà chửi bới, đe dọa cách chức.

Ông Võ Như Nguyện là một  phe cánh của Diệm từ khi Diệm chỉ là một gã thất cơ lỡ vận ngáp ruồi ở quê nhà cổ xuý mồm cho Cường Để. Vì thấy đám thuộc hạ phục dịch nhà Cẩn “dựa hơi chúa” lên giọng quát nạt mọi người, ông Nguyện đã nỗi điên đạp cửa nhà Cẩn thượng cẳng tay hạ cẳng chân với đám gia nhân này rồi mắng Cẩn.

 Khi ông Nguyện được Diệm bổ làm tỉnh trưởng Bình Định, Cẩn cho thuộc hạ quấy nhiễu gây sự đến nỗi ông Nguyện không chịu nỗi phải từ chức về nhà dạy học. Bất mãn Diệm, ông Nguyện đã cùng một số trí thức Huế ra tuyên ngôn chửi Diệm. Thế là Cẩn trùm lên đầu ông Nguyện cái tội làm gián điệp cho Pháp, bắt đày vào Chín Hầm.

Nhiều doanh nghiệp tư sản giàu có nỗi tiếng ở Huế vì cạnh tranh với hệ thống kinh tài của Cẩn đã bị thuộc hạ của Cẩn trùm vào đầu cái tội làm gián điệp để đưa vào Chín Hầm. Họ đã phải bán hết tài sản để lo lót, hối lộ cho Cẩn và thuộc hạ của ông ta để được tha. Khi được tha, những người này trở thành kẻ bần cùng. Cái chết của thầu khoán Nguyễn Đắc Phương là một vụ án ầm ĩ xảy ra tại Huế dưới thời Diệm là một thí dụ cho sự độc ác vô nhân tính của Cẩn. Ông Phương bị Cẩn qui cho tội làm gián điệp và giam tại Chín Hầm chỉ vì ông Phương dám tranh thầu với bà Cả Lễ (chị ruột của Diệm, Cẩn) xây dựng trụ sở tỉnh Thừa Thiên và công trình tu bổ điện Thái Hoà, Huế. Khi một số nhà báo điều tra và sắp phanh phui sự thật của vụ án, ông Cẩn cho thuộc hạ đẩy ông Phương từ trên lầu rơi xuống đất chết thảm rồi thông báo rằng, ông Phương tự tử. Ngoài ông Phương còn nhiều nhà tư sản khác bị vu oan vì cạnh tranh làm ăn với ông Cẩn.

Thấy khách sạn Morin của ông Yến làm ăn phát đạt, Cẩn cho đàn em đến gợi ý mua lại với giá rẻ mạt. Ông Yến từ chối bán. Thế là sau đó, mang tội làm gián điệp, ông Yến bị đầy vào Chín Hầm. Sau khi bị tra tấn nhừ đòn, ông Yến còn bị tịch biên tài sản. Từ một đại gia, trong phút chốc ông Yến hoá thành kẻ bần cùng, gia đình ly tán.

Ông Đức Sinh là một nhà buôn có tiếng ở Huế. Vì từ chối liên kết làm ăn với Cẩn cũng bị bắt đầy vào Chín Hầm. Để thoát tội, ông Đức Sinh phải cống nộp cho Cẩn qua đàn em là Phan Quang Đông toàn bộ tài sản. Ông Bang - Rồng Vàng; Ông Châu - Nam Hưng… và nhiều nhà tư sản khác bị Cẩn tròng vào dầu tội làm gián điệp để lấy tiền chuộc một cách trắng trợn.

Những ai không chịu ói tiền ra thì chỉ còn con đường chết vì bị tra tấn. Ví dụ như ông Nam “thầu khoán”. Ông này bị bắt và mất tích, mãi sau này, khi chính quyền Diệm sụp đổ người ta mới biết ông Nam bị hành hạ đến chết, rồi bị ném xác dưới một cái giếng.

Không chỉ hạ độc với giới doanh nhân cạnh tranh trong chuyện làm ăn, Cẩn còn hạ độc với những vị quyền chức trong chính quyền.

Một vị trưởng ty Thanh Niên Huế bị giam Chín Hầm rất vô duyên. Cái ngày 11/11/1960, khi nghe tin đại tá Nguyễn Chánh Thi và trung tá Vương Văn Đông tổ chức đảo chánh Diệm ở Sài Gòn, ông này đã vội vã gỡ bức chân dung Ngô Đình Diệm khỏi vách nhà vì tưởng cuộc đảo chánh thành công (Thời đó, Diệm bắt mỗi gia đình phải treo bức chân dung của ông ta nơi trang trọng nhất trên vách phòng khách). Chẳng có luật nào bắt tội người vì chuyện này. Thế mà Cần ra lệnh giam ông này với tội “mưu làm phãn”.

Những khi ra đường bằng xe hơi vào ban đêm, Cẩn không bao giờ cho bật đèn pha vì sợ bị ám sát. Thế nhưng một chiếc xe hơi khác chạy ngược chiều mà bật đèn pha là ông ta cho thuộc hạ đẩy vào Chín Hầm ngay.

Nhiều người bị bắt đã tự tử chết chứ không để thủ hạ của Cẩn đẩy vào Chín hầm. Ông Phan Châu và ông Nguyễn Đình Cát ở Huế là ví dụ.

Bà Ái Huyên - Một cựu nữ sinh Đồng Khánh Huế đã từng là nạn nhân của Chín Hầm viết một bài thơ về nơi địa ngục này:

Trước phong cảnh hữu tình ai có biết,
Rằng nơi đây địa ngục trần gian,
Nơi chứa chấp một chế độ bạo tàn
Và cạnh đấy là cung vàng điện ngọc
Du khách hỡi! Dừng lại đây nghe tiếng khóc,
Của oan hồn tử sĩ chết đau thương
Những nấm mồ vô chủ suốt đêm trường,
Như quằn quại theo từng cơn gió buốt!
Trên nệm ấm kẻ bạo tàn đâu có biết,
Bao thân người chui rúc dưới tanh hôi
Và nghe hồn khóc kể mãi không thôi!

Bài thơ “Sống trong mồ” 3000 câu của tác giả Nguyễn Vân Trung, tức đại tá tình báo Nguyễn Minh Vân là cựu tù nhân của Chín Hầm đã lột tả sinh động nỗi thống khổ của tù nhân nơi đây. Bài thơ này ông sáng tác thầm và học thuộc  lòng khi đang bị giam cầm ở Chín Hầm. Sau này bài thơ được nhiều tờ báo nước ngoài đăng tải:

“Anh thu hình vào một góc co ro
 Gió ngoài rừng không ngớt thổi vi vo
 Và chốc chốc lại luồn vào trong động
 Leo theo vách lách vào lưng vào bụng
 Tay ma nào dạo trên khắp làn da?
Vuốt quỷ đâu móc vào tận ruột già
Nước mưa dột vẫn đều đều rơi mạnh
 Ngồi trên ván tưởng ngồi trên đá lạnh...

…Các anh:
Những người hầm thế kỷ hai mươi
Như người cổ sơ trần trụi giữa hang dơi
Các anh ở:
Hai thước chuồng lạnh hơn hốc đá
Ngày thiếu ánh mặt trời đêm không ánh lửa
Các anh thở rặt mùi phân
Nằm trên ván trét bùn
Đánh nhau với chuột
Bạn cùng dế giun
Các anh ăn:
Cơm sống trộn dầu hôi mắm tanh mùi thịt rữa
Các anh uống:
Nước khe nước lá
Quần áo các anh là giẻ rách tả tơi
Lộ rõ hình tù bụng hở lưng phơi
Tấm thân gầy nghìn ngày không tắm rửa
Ghét đóng thành chai
Râu rậm dài tua tủa
Tóc rối xù xuống vai ....


Năm 1958, khi đã ngất ngưỡng quyền lực, Ngô Đình Cẩn xây một nghĩa trang gia đình (sinh phần). Để có phần đất xây nghĩa trang, ông ta ép buộc một doanh nghiệp tư sản tên Thịnh nhượng lại với giá rẻ mạt một cuộc đất vườn cách khu Chín Hầm non 1 cây số. Nhiều người lấy làm lạ khi thấy Cẩn có rất nhiều phần đất vườn, ruộng nhưng vẫn tìm cách cưỡng đoạt cho bằng được thửa đất này. Ít ai biết rằng, Cẩn xây cái sinh phần ấy để trấn yểm “long mạch” ngôi mộ lạc của ông nội. 

Ông nội của Cẩn là Ngô Đình Dinh. Ngô Đình Dinh là người gốc huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

Thân nghèo, vợ chết sớm bỏ lại đứa con trai mới 6 tuổi (tức Ngô Đình Khả), ông Dinh bỏ xứ lang thang sang làng Đại Phong Lộc (sau đổi tên thành làng Đại Phong - huyện Lệ Thuỷ) xin làm sai dịch. Thấy cảnh ông nghèo lại nuôi con nhỏ nên làng thương tình giao ông lau dọn nhà Việc của làng. Không lương nhưng được cơm ăn mỗi ngày.

 Năm ông Khả được 13 tuổi, chức việc của làng khuyên ông Dinh nên gởi con trai vào nhà thờ để được nuôi dưỡng học hành làm “cha” để đổi đời. Nghĩ thân phận mình nghèo hèn, không đủ sức nuôi con, ông Dinh liền gởi ông Khả vào nhà thờ. Ông Khả được gởi sang Penang tu học được 1 năm thì ông Dinh chết vật vạ ngoài đường do bị cảm lạnh. Dân làng xót thương cho tấm chiếu bó xác rồi chèo thuyền đưa sang núi An Mã có nhiều đất hoang để chôn.

Khi ông Khả được làm quan lên đến chức thượng thư, người ta mới nghĩ ra ngôi mộ hoang của ông Dinh nằm trúng điểm long mạch. Vì trúng điểm long mạch nên ông Khả mới thoát khỏi thân phận nghèo hèn của một đứa trẻ mồ côi leo lên chức vụ cao nhất của triều đình. Khi ông Khả vừa được bổ nhiệm chức thượng thư, vua nhà Nguyễn có báo về làng Đại Phong để các bô lão đi rước sắc bằng. Vì lúc ông Dinh sống ở làng Đại Phong, ông Khả còn nhỏ, sau đó đi tu học nên các bô lão không nhớ ra Ngô Đình Khả là ai. Thế là các bô lão báo cáo về tỉnh rằng, làng Đại Phong không có người tên Ngô Đình Khả. Vì nguyên cớ đó, ông Ngô Đình Khả giận hờn, thề không bao giờ đặt chân về làng Đại Phong. Ông cũng không bao giờ về thăm mộ cha. Sau, các bô lão làng Đại Phong nhớ lại chuyện đã sắm lễ vật sang tận Phủ Cam, Huế lạy tạ lỗi. Ông Khả vẫn không nguôi. Năm 1936, khi Ngô Đình Khôi làm quan, Ngô Đình Thục được thụ phong linh mục, Ngô Đình Diệm làm quan đầu tỉnh… ông Khả mới cho bà vợ dẫn đám con thành đạt về làng Đại Phong tìm mộ ông Dinh cúng tế, xây sửa. Lúc ấy, ngôi mộ chỉ là một núm đất không bia. Theo các nhà địa lý thì, con cháu không thường xuyên chăm sóc nên khí vượng đã suy, con cháu tuy đang phát lộc nhưng không bền vững.

Có lẽ thấy ông Khả vô ơn với cha nên mấy ông thầy địa lý mượn chuyện long mạch để mắng. Tuy vậy, đám con ông Khả cứ lo ngay ngáy. Sau chuyến viếng mộ về, các anh em ông Diệm bàn nhau nhờ thầy địa lý tìm cách trấn yểm khí suy từ mộ ông nội. Vì nhiều lý do, chuyện trấn yểm chưa thực hiện được.

Khi thấy ông Cẩn có nhiều uy quyền, một thầy địa lý (thật ra là người ganh ghét ông Thịnh) đã cho ông Cẩn biết, phần đất đồi của ông Thịnh là vùng đất long mạch mới, khí đang vượng. Để chứng minh cho ông Cẩn thấy “khí vượng”, chờ hết mùa trăng, đêm tối, thầy địa lý dắt tay ông Cẩn ra đứng ngoài đồng trống hướng mắt về cuộc đất. Quả nhiên, trên nền trời nơi cuộc đất, Cẩn thấy một làn ánh sáng mờ mờ tỏa ra. Điều này chưa từng xảy ra trước đấy. Cẩn đấu biết rằng, cái ánh sáng mờ tỏa ra từ cuộc đất ấy chính là ánh sáng đèn điện từ phía bên kia ngọn đồi tỏa lên. Trước kia không có luồng sáng ấy vì … điện chưa về. Ấy vậy mà Cẩn tin. Thế là cuộc đất của ông Thịnh thành của ông Cẩn.

Ngôi sinh phần này rộng đến vài chục ha, ở giữa, Cẩn xây một lăng sảnh to lớn kiểu vua chúa và một ngôi lầu nguy nga, xung quanh là vườn hoa và cây ăn trái. Ngày 1/11/1963 ở Sài Gòn các tướng lĩnh thuộc hạ hè nhau đảo chính Ngô Đình Diệm thì ngày 2/11/1963, ở Huế một nhóm quân nhân được lệnh bao vây nhà ông Ngô Đình Cẩn. Hoảng sợ, ông chạy vào một nhà thờ Công giáo lẫn trốn rồi sau đó liên lạc với John Helble – Tổng Lãnh sự Mỹ tại Huế để xin ra nước ngoài tỵ nạn chính trị. John Helble yêu cầu ông Cẩn đến tòa Lãnh sự trú ẩn. Quá mừng, Cẩn mò mẫm đến Lãnh sự quán Huế ngay. Không hiểu vì sao tướng Đỗ Cao Trí, Tư lệnh Sư Đoàn I hay tin, đã dẫn lính đến bao vây Tòa Lãnh sự. Sau đó, theo yêu cầu của Bộ Ngoại giao Mỹ, John Helble cử một sỹ quan Mỹ hộ tống ông Cẩn vào Sài Gòn bằng một chiếc phi cơ. Phi cơ vừa hạ cánh Tân Sơn Nhứt, Cẩn được Conein đón tiếp. Tưởng thoát nạn, không ngờ, Conein đón ông Cẩn để… giao cho quân đảo chánh giam giữ.

Sau này, chính Conein kể rằng: “Đại sứ Lodge yêu cầu tôi sắp xếp chuyến bay đặc biệt này để giải nhân vật chính cho quân đảo chính”. Chính phủ Mỹ luôn thích những trò chơi phản phé.

Ngày 22/4/1964, ông Cẩn bị tòa án quân sự đặc biệt xét xử các tội danh: Thủ tiêu, tổ chức ám sát, bắt người vô cớ, làm thiệt hại kinh tế quốc gia. Án tử hình. Đại sứ Lodge một mặt vờ “xin” ân xá cho Cẩn, một mặt yêu cầu thi hành nhanh án tử. Ngày 10/5/1964, tức 18 ngày sau, Cẩn bị xử bắn tại nhà tù Chí Hòa. Câu nói bất hủ của cần trước ngày bị hành quyết là: “Đã mần chính trị thì phải chấp nhận có ngày như ri”. Chỉ có làm chính trị kiểu Cẩn mới có kết cục thảm hại như thế. Ngày Cẩn bị hành quyết, có người từ Huế đã đáp máy bay đến tận pháp trường chứng kiến giây phút cuối cùng Cẩn để lấy khăn thấm máu Cẩn đem về đặt lên bàn thờ cha.

Tiếc rằng, ngay sau khi được tin chính quyền Diệm bị lật đổ, dân địa phương đã bộc phát lòng căm thù uất hận chất chứa trong lòng đã hè nhau đập phá vô tội vạ khu sinh phần của Cẩn. Một chứng tích độc ác bị phá huỷ không còn nguyên vẹn. Riêng nhà tù Chín hầm, ngày 6/12/1993, Nhà nước công nhận là di tích tội ác (chế độ Diệm) cấp quốc gia. Ngô Đình Cẩn được lịch sử Việt ghi nhận đậm nét trong phần tội đồ dân tộc.

Sau khi đã yên vị trong cái ghế thủ tướng của chính quyền Bảo Đại, ngày 6/10/1955, qua sự cố vấn của Lansdale, Diệm cho tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc “trưng cầu dân ý”. Về hình thức, đó là một cuộc bầu cử tay đôi giữa Diệm và Bảo Đại. Tuy nhiên những gì diễn ra cho thấy, đó là một cuộc đảo chính Bảo Đại. Nhiều tay chân của Diệm đã tổ chức cho người của họ đi bỏ phiếu nhiều lần. Có nơi, phiếu bầu phát ra đã gạch sẵn tên Bảo Đại, người dân chỉ việc bỏ vào thùng phiếu.Tại Sài Gòn, nhiều đơn vị bầu cử đã thu được số phiếu bầu cho Diệm đạt đến… 130% số cử tri.

Đằng sau bức màn vở kịch trưng cầu ý dân

Cũng cần phải nhắc lại rằng, lúc này, Bảo Đại đang ung dung nghỉ mát ở Pháp và chắc mẫm anh em Diệm sẽ chung chi đủ số đô la thương lượng mua bán chức quyền. Bảo Đại không nhận được tiền mà chỉ nhận được hung tin Diệm đã soán ngôi.

Người ta đánh giá Diệm là người mưu toan bán nước ba lần: Lần thứ nhất bán cho Pháp, lần thứ hai cho Nhật và lần thứ ba cho Mỹ. Đó chỉ là “mưu toan”. Nhưng Diệm phản phúc 4 lần thì có đủ bằng chứng. Lần phản phúc thứ nhất và thứ hai Diệm dành cho triều đình và Pháp lúc tranh chấp quyền lực với Phạm Quỳnh rồi bị cách chức.

Lần thứ ba Diệm phản Bảo Đại. Lần thứ tư, Diệm phản bội các thế lực ủng hộ mình. Diệm không phản Mỹ mà chỉ không vâng lời. Như vậy, Diệm hội đủ bản chất: Phản chúa, phản thầy, phản bạn. Những thầy tướng số thuở ấy đều nhận xét như thế khi thấy cái dáng mập tròn, thấp lùn, đi lạch bạch và sắc mặt trắng bệt của ông ta.

Ngày 23/10/1955 các cơ quan công quyền của Diệm cho lính tráng, công an xua dân đi bỏ phiếu để “lựa chọn lãnh tụ” giữa Diệm và Bảo Đại. Một vai là quốc trưởng Bảo Đại - ông vua ăn chơi dòng nhà Nguyễn. Một vế là “chí sỹ thủ tướng toàn quyền kiêm tổng tư lệnh quân đội” Ngô Đình Diệm. Ngày đó, các bích chương ca ngợi Diệm được treo khắp đường phố. Các tờ rơi, áp phích tố cáo Đại được dựng, treo khắp nơi.

Với cách chơi gian lận, kết quả bầu cử được công bố ngày 26/10/1955, Ngô Đình Diệm thắng cử với 5.721.735 phiếu (chiếm 98.2%).

Trước kết quả bầu cử đầy yếu tố gian lận đó các giáo phái lên tiếng kêu gọi tẩy chay Diệm. Bất chấp dư luận, Ngô Đình Diệm tự phong làm “tổng thống Việt Nam Cộng Hòa”.

Muốn biết Mỹ đã thò mũi vào chính trường Việt Nam lúc này như thế nào, cần nhắc lại một vài biến cố lịch sử.

Bảo Đại chỉ là một giải pháp thí nghiệm chính trị của Pháp nhằm tái chiếm Đông Dương mang tên “Nam Kỳ Quốc tự trị”, “Tây kỳ tự trị”, v.. v... Để “vỗ béo” chính quyền Bảo Đại, Pháp gia tăng quân đội “quốc gia”, chấp nhận giao cho người Việt trách nhiệm quân sự, dưới sự chỉ huy của tướng Pháp.

Khi Pháp cuốn cờ tại trận Điện Biên Phủ, Mỹ rất lo lắng. Mỹ không dám tham chiến tại Đông Dương. Vì vậy, tổng thống Mỹ lúc đó là Eisenhower cam kết viện trợ 800 triệu đô la trong tài khóa 1954, 1955 cho Pháp để duy trì chiến trường Việt Nam.

Ngày 16/1/1954, Eisenhower thiết lập một Ủy Ban Đặc Biệt nghiên cứu về Đông Nam Á, gồm Tướng Walter B. Smith, Roger Keyes, Đề đốc Arthur Radford, Allen Dulles (CIA), và C.D. Jackson. Ủy ban này có nhiệm vụ đề ra kết hoạch xâm lược Việt Nam theo một lộ trình thích ứng từng diễn biến. Uỷ ban này yêu cầu Eisenhower bằng bất cứ giá nào cũng phải khống chế được một phần Việt Nam không trả lại cho người Việt Nam.

 Tại Paris, từ ngày 9 tới 11/5/1955 Hội nghị Bắc Đại Tây Dương họp bàn về tình hình Đông Dương. Trong cuộc họp hành lang của hội nghị đó, Mỹ và Pháp bắt tay nhau để cùng giải quyết quyền lợi trên đất nước Việt Nam.

Đại diện Mỹ nhấn mạnh Ngô Đình Diệm chính là “phương tiện duy nhất” (Từ chính xác của Dulles) chở Mỹ và Pháp trên con sông nhiều lợi ích – Việt Nam. Còn bảo Bảo Đại thì “Nếu có thể giữ lại được, chỉ còn khả năng làm lãnh tụ không quyền lực”. Mỹ yêu cầu, Pháp phải ra lệnh cho Bảo Đại yểm trợ Diệm.

Một đại diện khác nhận xét, Ngô Đình Diệm “không những thiếu khả năng lãnh đạo mà còn khùng” (nguyên văn). Tuy nhiên, Mỹ vẫn giữ quan điểm ủng hộ Diệm. Kết thúc cuộc họp đầy kịch tinh đó, Mỹ và Pháp cùng thống nhất quan điểm: Mỹ không tham gia hiệp định Genever nên có lý do tồn tại ở Việt Nam. Pháp rút chân khỏi Việt Nam nhường quyền cho Mỹ.

Ngay sau đó, ngày 12/5/1954, Dulles chỉ thị cho đại sứ Collins rằng Mỹ yểm trợ Diệm không điều kiện.

Bảo Đại không có khả năng làm quốc sự, lười biếng, chỉ thích gái và đánh bài làm cả Mỹ lẫn Pháp thất vọng. Trước uy tín của Hồ Chí Minh và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, Bảo Đại và chính quyền Bảo Đại trở thành trò nhảm nhí.

Mỹ muốn có một người khá hơn Bảo Đại nhưng tìm mãi không ra.

Lúc này, sau chuyến đi quảng cáo thương hiệu cá nhân tại Vatican, anh em Thục, Diệm được Mỹ chấm điểm.

Nhờ Mỹ dàn xếp hậu trường, ngày 6/6/1954, chính phủ Pháp cho Ngô Đình Diệm thay Bửu Lộc - Thủ tướng của Bảo Đại. Ngày 12/6, Bửu Lộc lên tiếng từ chức để có cớ cho Ngô Đình Diệm lên thay. Thực ra, từ tháng 5/1954, Mỹ đã yêu cầu cho Bảo Đại về vườn nhưng một số quan chức Mỹ lẫn Pháp đều e ngại khả năng của Diệm nên chưa thực thi.

 Diệm quá nông cạn và tự phụ. Chính sách duy nhất của Diệm là xin Mỹ viện trợ tức khắc mọi lãnh vực, kể cả việc huấn luyện binh sĩ và trang bị vũ khí mà chẳng có giải pháp nào mang tính thông minh. Mỹ đánh giá Diệm chỉ có thể là một tổng trưởng nắm Bộ Nội vụ hay Quốc Phòng.

Tuy nhiên, nhớ mối hận cũ, dựa hơi Mỹ, Diệm bộc lộ thái độ bài xích Pháp lộ liểu nên tháng 8/1954, Pháp muốn đuổi Diệm về vườn để tay giang hồ Bảy Viễn làm thủ tướng. Mỹ không muốn Bảy Viễn. Một lần nữa, vào ngày 21/9/1954, bộ Ngoại giao Mỹ lại phải gửi công điện cho chính phủ Pháp khẳng định lập trường vỗ béo Diệm và chống việc đưa Bảy Viễn ra cầm quyền.

Một lần giữa tháng 09/1954, tướng Pháp Ely ép Diệm nhận Nguyễn Văn Tâm vào chính phủ với lời đe nếu không nghe lời, cái chức thủ tướng của Diệm sẽ được đếm ngược từng ngày. Mũc đích của Pháp là dùng Tâm không chế thái độ bài xích Pháp của Diệm. Diệm mách Mỹ. Mỹ lại phải lên tiếng doạ lại Pháp: Sẽ cắt viện trợ quân sự nếu Pháp chen vào chính sách của Diệm. Thừa thắng, Diệm đánh tiếng với “quốc trưởng” Bảo Đại: Mỹ sẽ không viện trợ cho ai cướp chính quyền trong tay Diệm.

Mỗi lần Pháp chê Diệm là thủ tướng gàn dở, Mỹ đều bênh: Tuy vậy nhưng Diệm biết vâng lời Mỹ.

Trong khi Diệm tự tung hê mình là “người nước Chúa sai khiến lãnh đạo miền Nam bằng tài năng” thì ngày 29/9/1954 Mỹ và Pháp lại bí mật hội đàm để ký một mật ước quyết định vận mệnh miền Nam. Theo đó, Mỹ tuyên bố ủng hộ Diệm. Pháp sẽ trả quyền tự trị cho Diệm. Pháp sẽ bàn giao các cơ sở hành chính, kinh tế cho Diệm đến cuối tháng 12/1954. Mật ước này là động thái chính thức chuyển giao quyền thực dân của Pháp cho Mỹ đối với đất nước Việt Nam. Pháp hết vai trò ở Việt Nam. Đại diện của Mỹ chính là Diệm. Đó là lý do ta gọi chính quyền Diệm là chính quyền Ngụy (giả tạo) do chính Mỹ lập nên chứ không phải do nguyện vọng của nhân dân Việt Nam.

Chắc mẫm quyền lực trong tay, Ngô Đình Diệm viết một lá thư tay bằng tiếng Pháp gởi Bảo Đại với lời lẽ tận tuỵ giả tạo:

Kính gởi Hoàng thượng Bảo Đại Quốc trưởng Việt Nam Kính thưa Ngài, Tôi thật vô cùng cảm kích trước những lời tin cậy và khích lệ đầy thương mến mà Ngài đã chỉ thị cho bào đệ Ngô đình Luyện truyền lại cho tôi.

Ngài đã biết rõ sự bất vụ lợi và lòng trung thành của dòng họ chúng tôi, trong quá khứ, đã phục vụ Tổ quốc và Hoàng triều như thế nào. Xin Ngài hãy tin tưởng rằng đến lượt tôi, tôi sẽ cố gắng tiếp tục phục vụ với tất cả sức lực và tâm hồn để xứng đáng với lòng tin cậy thân yêu mà Ngài đã dành cho.

Trong lúc có những giải thích đầy xuyên tạc của dư luận về sự mở rộng thành phần nội các đã gây cho tôi quá nhiều phiền muộn, tôi muốn nói lên đây lòng tri ân của tôi về sự tín nhiệm của Ngài vẫn dành cho tôi. Thật ra hoài bảo thân thiết nhất của tôi là nhận được sự chấp thuận của Quốc trưởng trong các đại sự của quốc gia, về binh bị, ngoại giao, xã hội, tài chánh hay hành chánh. Chỉ có sự chỉ đạo khôn khéo và chỗ dựa vững chắc ở quốc trưởng, tôi mới có thể thực thi được những quyền lực đầy đủ để giải quyết tất cả vấn đề có tầm vóc liên quan đến sự sống còn và tương lai của đất nước. Những cải cách về Hiến pháp và Dân chủ phải được nhanh chóng thực thi theo đúng những lời tuyên bố của Ngài khi Ngài trở về sau chuyến lưu vong. Nhưng quyền lực của Hoàng triều phải thật sự cứng rắn để bảo đảm trật tự và công bằng xã hội, kỷ luật quân đội, tôn trọng quyền lợi và tự do của dân. Trình Ngài, chính trong tinh thần nầy mà tôi đã nhờ bào đệ Luyện thỉnh cầu Ngài hồi loan càng sớm càng tốt, miễn là không trở ngại đến việc chữa bệnh của Ngài ở Pháp. Tiếc thay khi được tin nầy thì những xáo trộn những âm mưu chính trị không tránh được khi đất nước bị chia cắt, đã tăng lên gấp bội, vì những tham vọng và quyền lợi riêng tư đó đã lo sợ sự hiện diện của Hoàng thượng và sự củng cố chánh quyền của Ngài. Là người chủ xướng sự hồi loan nhanh chóng của Ngài, thế mà tôi phải đau lòng thỉnh cầu ngài dời hoãn ngày về nước để cho tôi có đủ thời gian cần thiết để san bằng những trở ngại khó khăn và đánh tan một vài thái độ mâu thuẫn. …………… Để kết thúc, tôi xin đươc phép nhắc lại sự cảm tạ của tôi về sự tiếp tục tín nhiệm mà Ngài đã dành cho. Tình trạng đất nước, bị xâu xé và tàn phá bởi cuộc chiến lâu ngày nầy đã gây quá nhiều lo âu cho tôi, vì vậy những bằng chứng về lòng tin tưởng thương yêu của Hoàng thượng sẽ là một niềm khích lệ vô giá đối với tôi. Xin được phép nhắc Ngài rằng khi nhận chức Thủ tướng chính phủ, tôi đã có xin Ngài hứa cho là trong trường hợp chính sách của tôi, nếu xét có bằng chứng có thể phương hại cho Tổ quốc, thì Hoàng thượng sẽ không để những tình cảm tốt đẹp dành cho tôi chi phối, mà sẽ cương quyết chối từ chính sách đó để cứu quốc dân. Xin phép Ngài cho tôi được tin vào lời hứa đó, vì tôi phải có một chính sách cứng rắn và dũng cảm để đối phó với các sự xáo trộn chính trị và các liên hệ chằng chịt quá phức tạp của những quyền lợi lớn của cá nhân hay ngoại quốc gây ra. Tôi sẽ làm chuyện nầy với lương tâm thanh thản vì tôi biết trước, nếu trường hợp gặp thất bại, Ngài sẽ sẵn sàng điều chỉnh tay lái khi cần. Tôi trao thư nầy cho bào đệ Luyện để đệ trình lên Ngài với lòng trung thành tôn kính và thâm sâu của tôi.

Sài gòn, ngày 10 tháng 11 năm 1954

Ký tên Ngô Đình Diệm

Tin lời Diệm, bà Nam Phương chuẩn bị khăn áo để về làm Phụ chánh. Cũng may, bà Nam Phương không về nước vì một vài người ngăn cản. Nếu không, bà sẽ nhận được sự nhục nhã do các thuộc hạ của Diệm đã chuẩn bị sẵn một màn biểu tình lăng mạ để chào đón bà tại sân bay.

Bảo Đại nỗi điên khi nghe tin này và chuẩn bị ra quyết định cách chức thủ tướng của Diệm. Diệm hoảng sợ. Khích lệ Diệm, ngày 28/09/1954, tổng thống Mỹ Eisenhower phải gởi một lá thư cho Diệm khẳng định Mỹ sẽ viện trợ trực tiếp cho Nam Việt Nam đồng thời huấn luyện đào tạo cho Diệm một đội quân. Bảo Đại đành ngoan ngoãn lệnh cho lệnh Bảy Viễn hợp tác với Diệm. Bảy Viễn văng tục khi nhận được lệnh của Đại. Để tăng thêm liều thuốc can đảm cho Diệm, ngày 8/11/1954 Mỹ cử tướng hồi hưu J. Lawton Collins sang Việt Nam làm đại sứ đặc mệnh toàn quyền. Collins được giao nhiệm vụ đại diện tổng thống Mỹ cấp thời giúp đỡ trực tiếp cho Diệm. Đã có chỗ chống lưng, Ngô Đình Diệm tận dụng cơ hội ra tay với các giáo phái.

Một cuộc đảo chánh bất thành

Trở lại thời điềm đầu năm 1954. Các giáo phái ngu ngơ về chính trị không biết Pháp đã dần mất quyền kiểm soát miền Nam Việt Nam. Các giáo phái đã tuyên bố thành lập “Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia” tạo liên minh ủng hộ Bảo Đại (tức Pháp), chống Diệm vào ngày 2/3/1954. Họ đã tự đưa đầu cho Diệm báng. Ngay sau khi tướng Collins sang Việt Nam, việc đầu tiên Diệm làm là cần thanh trừng các lực lượng giáo phái để trả thù. Điểm đầu tiên là Bảy Viễn.

Lúc này Bảy Viễn đang nắm giữ ngành Cảnh Sát - Công An vùng Sài Gòn, Chợ Lớn. Sau khi loại bỏ được tướng Hinh, Diệm mới chỉ kiểm soát được ít khu phố ở Sài Gòn và các trại lính khoảng hơn 5000 quân.

Khởi sự gây hấn với Bảy Viễn, cuối năm 1954, Diệm ra lệnh rút hết giấy phép kinh doanh các sòng bạc và ổ mãi dâm của Bảy Viễn. Tiếp tục, ngày 15/2/1955, Diệm lệnh đóng cửa sòng bạc Kim Chung Đại Thế Giới. Đồng thời rút hai đại đội từ Phan Thiết, tăng cường thêm 7 chiếc xe bọc thép về bảo vệ dinh Norodom. Một số đơn vị của tướng Trịnh Minh Thế cũng được điều về quanh Sài Gòn, bọc hậu Bình Xuyên. Ngày 26/3/1955, Diệm chỉ thị phải đặt lực lượng cảnh sát của Bảy Viễn dưới quyền Nha Cảnh sát - Công an Đô thành (Tức Sài Gòn), đồng thời ra lệnh giải tán lực lượng Công an Xung phong Bình Xuyên. Chỉ thị đó khiến, Bảy Viễn nỗi điên. Bảy Viễn lệnh cho thuộc hạ nổ súng chiếm đoạt một số đồn bót cảnh sát. 

Diệm đã phải cử một đại đội dù ứng chiến.

Trưa ngày 28/4/1955, hai phe bắt đầu tấn công quyết liệt. Bảy Viễn cho nã cối vào dinh Độc Lập. Quân Diệm phản công vào khu Đại Thế Giới ở Chợ Lớn đồng thời chiếm lĩnh các trụ sở của Bảy Viễn. Bảy Viễn cầm cự không lại đã cho phá cầu chữ Y rồi rút về rừng Sác. Đang đánh Bình Xuyên đến hồi gay cấn thì Diệm nhận được điện của Bảo Đại yêu cầu phải sang Cannes trìmh diện vào ngày 9/5/1955.

Lansdale đánh hơi biết Bảo Đại chơi trò “điệu hổ ly sơn”. Vì cùng thời điểm ấy, Bảo Đại bí mật phong cho Nguyễn Văn Vỹ, đang trú tại Đà Lạt chức Tổng Tư lệnh quân đội. Đồng thời tướng Nguyễn Văn Hinh đang ở Pháp cũng được lệnh của Bảo Đại bay về Việt Nam. Nếu Diệm đi Cannes, tướng Vỹ sẽ nhảy vào chiếm ghế thủ tướng.

 Xác định, đây là động thái của một cuộc đảo chính, Lansdale yêu cầu Diệm ra tay hạ bệ Bảo Đại trước để chiếm ưu thế. Việc khẩn cấp phải làm lúc đó là theo dõi tướng Vỹ và thủ tiêu tất cả những chính khách ủng hộ Bảo Đại. Một cuộc bố ráp, thủ tiêu chính khách được Diệm bí mật ra lệnh cho thuộc hạ thi hành. Hầu hết nạn nhân chính trị đầu tiên của Ngô Đình Diệm đều mất tích bí ẩn.

Trong khi đó tướng Nguyễn Văn Vỹ vẫn không hay biết tình hình đã xoay chiều. Ông ta phong cho Lê Văn Tỵ chức Tham mưu trưởng quân đội. Ngày 30/04/1955, cả hai cùng với một đoàn xe mô tô hộ tống hùng hổ chạy thẳng vô dinh Độc Lập. Một cái lưới của Diệm đang chờ đợi Vỹ tại dinh Độc Lập.

Trước khi Vỹ xuất hiện, Ngô Đình Nhu đã triệu tập được một nhóm khoảng 200 người có máu côn đồ của cái Ủy ban Cách mạng Quốc gia (do Nhu đẻ ra trước đó). Ủy ban này tự xưng là đại diện của 16 đảng phái chính trị tại Việt Nam ủng hộ Ngô Đình Diệm làm quốc trưởng, truất phế Bảo Đại. Họ đang ngồi ở tòa Đô Chánh nóng chờ tướng Vỹ đến. Tướng Nguyễn Văn Vỹ vừa bước chân vào tiền sảnh, chưa kịp làm gì thì bị đàn em của tướng Cao Đài Trịnh Minh Thế chỉa súng ngắn vào đầu tước vũ khí và lột lon. Giữa lúc đám sỹ quan đàn em hung hăng như muốn nuốt sống tướng Vỹ, Ngô Đình Diệm vờ đứng ra can ngăn rồi dìu tướng Vỹ vào phòng làm việc của ông ta.

Cùng lúc đó, đám Ủy ban cách mạng Quốc gia ùn ùn kéo tới, miệng hô vang “Ngô Đình Diệm muôn năm! Đã đảo Bảo Đại!”. Thấy khí thế của đám đông to mồm, tướng Vỹ xanh mét mặt mày. Chờ có thế, Diệm chìa cho Vỹ tờ giấy và cây viết bảo: Muốn sống an toàn thì viết tờ cam kết ủng hộ và trung thành với chí sỹ Ngô Đình Diệm, ủng hộ truất phế Bảo Đại. Không còn đường thoát, Vỹ viết cam kết.

Trong thời gian đó, Trần Lệ Xuân dẫn đầu các đoàn biểu tình có thù lao đi vòng vòng Sài Gòn tung hê Diệm, kiếm ảnh Bảo Đại xé, dẫm đạp.

Đại tá Đỗ Cao Trí - Tư lệnh binh chủng dù, nghe tin Vỹ và Tỵ bị bắt giữ liền điện vào dinh. Diệm bắt máy. Đại tá Trí đe dọa Diệm: “Nếu không thả hai tướng Vỹ và Tỵ thì sẽ đưa quân đội tới giải vây”. Trước đe dọa của Trí, Diệm phải ra lệnh trả tự do cho Vỹ và Tỵ.

Sáng hôm sau, tướng Lê Văn Tỵ dẫn trung tá Dương Văn Minh và trung tá Trần Văn Đôn vào dinh Độc Lập tìm Diệm xin được phục vụ. Tướng Vỹ được sang Pháp tỵ nạn chính trị.

Thế là Diệm giao cho trung tá Dương Văn Minh tổng chỉ huy lực lượng chinh phạt Bình Xuyên, trong chiến dịch Hoàng Diệu.

Tại sao ngô đình diệm chết
Ngô Đình Diệm

Ngày 3/5/1955, Trịnh Minh Thế được cho là tử thương khi đang chỉ huy binh lính truy lùng tàn quân của Bảy Viễn ở khu Khánh Hội, Tân Thuận Đông. Trước khi bị nạn, tướng Thế yêu cầu Lansdale yểm trợ pháo binh. Lasdale đang ở trong dinh Độc Lập bảo Diệm ra lệnh đơn vị pháo binh giúp Thế nhưng Diệm từ chối. Diệm còn nói với Lansdale rằng, không việc gì phải quan tâm đến một kẻ thấp hèn như tướng Thế. Lansdale chưa kịp phản ứng thì Ngô Đình Nhu lạnh lùng bảo Thế đã tử trận. Cái chết bí ẩn của tướng Thế đến nay vẫn còn bí mật. Chính quyền Diệm cho công bố tướng Thế bị tử thương bởi 1 viên đạn carbin găm vào đầu khi đang chỉ huy binh lính trên cầu Tân Thuận. Tuy nhiên, vợ tướng Thế là bà Nguyễn Thị Kim khẳng định, ông chết bởi 2 viên đạn súng ngắn bắn gần từ phía sau đầu. Sau đám tang của tướng Thế, mật vụ của Nhu đã đến tận nhà bà Kim đe dọa, cấm không cho bà tiết lộ chi tiết này. Bà cũng không nhận được giấy báo  tử của chồng như bao nhiêu binh lính khác của Diệm tử trận. Có nguồn tin cho rằng, ông Thế bị người của Nhu ám sát. Trịnh Minh Thế nguyên là đại tá của quân đội Cao Đài. Đầu năm 1954, vì lo ngại Ngô Đình Diệm sẽ tiêu diệt giáo phái, đại diện Cao Đài (Phạm Công Tắc), Hòa Hảo (Huỳnh Phú Sổ) và Bình Xuyên (Bảy Viễn) bí mật liên kết với nhau bằng danh nghĩa kháng Pháp gọi là “mặt trận toàn lực thống nhất quốc gia”. Thực ra, đó là một liên minh ủng hộ Bảo Đại, ủng hộ Pháp, chống Diệm. Để tạm giải tỏa mối lo ngại này, tháng 9/1954, Ngô Đình Diệm mời Nguyễn Thành Phương – Trung tướng tổng tư lệnh quân đội Cao Đài về làm Quốc Vụ khanh, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng. Để đề phòng bất trắc, trước khi ra hợp tác với Diệm, Nguyễn Thành Phương cắt cho đại tá Trịnh Minh Thế 2.500 quân. Trịnh Minh Thế tuyên bố ly khai với quân đội Cao Đài chính thống. Thế kéo quân ly khai vào vùng núi Bà Đen (cách tòa thánh Tây Ninh 15 km về hướng bắc để sẵn sàng tiếp viện Tòa Thánh khi có biến). Tuy nhiên, qua sự thuyết phục của Lansdale, ngày 30/01/1955, Trịnh Minh Thế đồng ý kéo quân về qui thuận Ngô Đình Diệm với hàm thiếu tướng. Ngày 13/02/1955, Trịnh Minh Thế chính thức làm lễ qui thuận với 2.500 quân.

Tại sao ngô đình diệm chết
Bảy Viễn

Khi Lansdale thuyết phục Thế kéo quân về phục vụ cho chính quyền Diệm, Ngô Đình Nhu rất lo ngại. Bởi lúc ấy, quân số của Trịnh Minh Thế chiếm 1/4 tổng quân số của “quân đội quốc gia”. Nếu Thế giả vờ qui thuận để cướp chính quyền thì toi vong công sức lê la cầu cạnh Mỹ. Vì vậy, chỉ đến khi quyết định đánh lớn với Bình Xuyên, Ngô Đình Nhu mới dám cho Trịnh Minh Thế kéo hết quân “Cao Đài ly khai” về Sài Gòn. Khi chiến dịch Hoàng Diệu đến hồi chót, mối lo ngại về quân Bình Xuyên không còn nữa, Ngô Đình Nhu chuyển hướng lo ngại sang đám quân Cao Đài ly khai. Nếu chủ tướng Trịnh Minh Thế chết, 2.500 quân – Một con số đáng thèm thuồng – sẽ thuộc về quân đội quốc gia. Vì vậy, Trịnh Minh Thế phải chết.

Ở Pháp, nghe tin Diện đã làm cỏ xong Bình Xuyên, Bảo Đại làm một điều dại dột cuối cùng là ra lệnh cách chức Diệm. Lệnh cách chức ấy chìm lỉm mất tăm hơi trong những trò giống trống thổi kèn của Lansdale, Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân ở Sài Gòn.

Ngày 23/10/1955, Diệm tổ chức cuộc trưng cầu dân ý để truất Bảo Đại.

Giai đoạn Diệm vừa được Mỹ giao chức thủ tướng, miền Nam Việt Nam như một lò lửa chính trị mà thanh củi là các tổ chức, các giáo phái vũ trang tự phát. Một số lãnh tụ của các tổ chức manh nha từ phong trào kháng Pháp, giờ quay sang ủng hộ Pháp qua việc cổ xuý cho giải pháp Bảo Đại. Họ thoả hiệp với Pháp để giảnh giật quyền lợi.

Một số tổ chức núp dưới danh nghĩa kháng Pháp để ủng hộ Pháp. Chỉ một số ít tổ chức vẫn giữ lập trường kháng Pháp. Những tổ chức yêu nước thật sự đã sát nhập vào lực lượng kháng chiến của Việt Minh để theo đuổi con đường kháng Pháp.

Đã ngu mà còn tỏ ra nguy hiểm

Những lực lượng vũ trang có xu hướng thoả hiệp với Pháp thì chiếm lĩnh một khu vực để “làm vua một cõi”. Lực lượng vũ trang Hoà Hảo chiếm lĩnh các khu vực có đông tín đồ Hoà Hảo thuộc miền Tây Nam bộ như Cái Vồn, Thốt Nốt, Cái Dầu, Cao Lãnh.

 Lực lượng vũ trang Cao Đài chiếm lĩnh một vùng rộng thuộc Tây Ninh và các tỉnh miền Đông. Lực lượng vũ trang Thiên chúa giáo Bến Tre (Tức là bọn Union Militaire de defeuse des Chretientes - Liên Hiệp Quân Sự Bảo Vệ Giáo Dân) do một sỹ quan Pháp gốc Việt là Le Roy, tay chân thân tín của tướng con cưng của Pháp Nguyễn Văn  Hinh chỉ huy, lấy Bến Tre làm bản doanh.

Lực lượng này khác với lực lượng quân sự Phát Diệm. Lực lượng nguỵ Bình Xuyên của Lê Văn Viễn phản bội Bình Xuyên về Sài Gòn chiếm lĩnh vùng Chợ Lớn. Lực lượng vũ trang Đại Việt lập trụ sở tại Tân Định….Các lực lượng nguỵ kháng Pháp này bị nhân dân gọi biếm nhẽ bằng những cái tên rất thực tế đối với hành động gian ác của chúng. Lực lượng vũ trang Hoà Hảo viết tắt là H.H. được gọi là “hốt hết”. Quân Hoà Hảo tiến đến đâu là hốt sạch tài sãn người dân ở đó ; Lực lượng vũ trang của Cao Đài, gọi là “chặt đầu”; Lực lượng Thiên chúa giáo được gọi là “uống máu” (chữ cái của tên Union Militaire); Để phân biệt với lực lượng Bình Xuyên kháng chiến thật sự của Mười Trí người dân gọi lực lượng ngụy Bình Xuyên của Bảy Viễn (được viết tắt là B.X.B.V.) là  “bán xôi bán vịt”.  Và những lực lượng này được Pháp thu xếp để biến thành cái gọi là “Mặt trận quốc gia liên hiệp” mà người dân gọi tắt là “Cao – Thiên – Hoà – Bình”. Chủ trương của Pháp là sử dụng “mặt trận” này làm hậu thuẫn cho Bảo Đại. Nhờ chủ trương đó mỗi nhóm được hùng cứ một lãnh địa. Thời điểm Bảo Đại vừa về chấp chính, những nhóm vũ trang kháng chiến cơ hội này được Pháp lôi “về thành”. “Về thành” là tiếng lóng của những người kháng chiến chân chính ám chỉ  việc đầu hàng và chấp nhận làm tai sai cho Pháp. Họ được Pháp trang bị vũ khí, cấp lương bổng và được đặc quyền thu tiền mãi lộ ở những vùng chiếm đóng. Riêng Bảy Viễn được mở sòng bài và buôn thuốc phiện công khai ở khu vực Chợ Lớn nhờ làm “em nuôi” của Bảo Đại và cống nạp tiền xâu hàng tháng cho vị vua mê chơi này cả triệu đồng.

Ngồi vào ghế thủ tướng nhưng Diệm cảm thấy cái ghế ấy lung lay vì ông ta không có thực lực lẫn thực quyền. Vốn là một chính trị gia cơ hội, Diệm không có lực lượng. Lực lượng thật sự của ông ta chỉ là một nhóm lèo tèo các đồng chí Cần Lao của Ngô Đình Nhu và một số vị đã từng bị Pháp thải hồi. Có cả bà em dâu to mồm, lớn giọng Trần Lệ Xuân nữa.

 Tuy nhiên, sau lưng ông ta là Mỹ, hay đúng hơn là đô la. Bên cạnh ông ta là vị quân sư Lansdale. Diệm muốn củng cố địa vị cần phải dẹp ngay cái đám “Cao – Thiên – Hoà – Bình”. Diệm cần thời gian để làm điều đó một cách tuần tự.

Tuy nhiên, Mỹ không muốn thanh toán tất cả. Mỹ muốn Diệm thu phục họ hơn là giết họ. Cái ghế thủ tướng vẫn chưa vững vàng nên Diệm buộc lòng vâng lời Mỹ để rồi sau đó ngấm ngầm tiêu diệt.

Để thực hiện nhiệm vụ thu phục đó, Lansdale đã làm “thuyết khách đô la” đi tìm gặp những vị thủ lĩnh các lực lượng kháng chiến như Cao Đài, Bình Xuyên, Hoà Hảo... để mua chuộc họ bỏ Bảo Đại về với Diệm. Lansdale đã thành công chút ít trong nhiệm vụ này. Nhờ Pháp, Bảo Đại có cả một hệ thống quân sự, công an, mà đáng ghê nhất đối với Diệm là Nguyễn Văn Hinh tổng tư lệnh quân đội. Hinh chống đối Diệm ra mặt vì Hinh nhận rỏ bản chất phản trắc của Diệm ngay khi Diệm chấp chính. Hinh cần đảo chánh Diệm để Hinh tồn tại.

Hinh đã cho đài phát thanh Sài Gòn phát đi những bài “văn chửi” Diệm và rải truyền đơn đả đảo Diệm. Cuộc đảo chính này được Đỗ Mậu báo cáo đầy đủ với Diệm. Có lẽ nhờ thành tích này mà Đỗ Mậu được Diệm giao phụ trách An ninh quân đội khi lên “ngai” tổng thống. Thế nhưng Đỗ Mậu cũng trở thành nạn nhân của một kẻ mang tâm địa phản trắc như Diệm.

Thực ra, từ trước khi Hinh chống đối ra mặt, Diệm đã có mưu đồ “đuổi anh tây con về Pháp”. Muốn thực hiện việc hất đổ Bảo Đại, Diệm phải chặt tay chân của Bảo Đại, điều đầu tiên cần phải làm là lật ghế Tổng tư lệnh quân đội của tướng Hinh. Qua lời răn đe của Mỹ, Bảo Đại đành ra lệnh buộc Hinh phải giao quân đội cho Diệm và cuốn vó khỏi Việt Nam vào ngày 19/11/ 1954. Hinh ra đi, Diệm quay sang đối phó với Bảy Viễn. Đụng tới Bảy Viễn là đụng tới kho tiền của Bảo Đại.

Vì vậy, Bảo Đại tức khắc triệu Diệm sang Pháp. Đáp lại lệnh triệu tập của Bảo Đại, một mặt, Diệm bắn tiếng là sẽ từ chức, mặt khác Diệm ngầm qui tụ sẵn một nhóm gọi là “hội đồng nhân dân cách mạng” vào ngày 29/04/1955 để chờ đối phó với Bảo Đại. Theo dư luận, để có được cái hội đồng này, Lansdale đã chi 1 triệu đô la, mà người nhận trực tiếp là một quân sư của Trịnh Minh Thế.(Ông này đã phải bỏ trốn sang Campuchia sau khi Trịnh Minh Thế chết).

Không biết âm  mưu của Diệm, ngày 30/04/1955, tướng  Nguyễn Văn Vỹ theo lệnh của tướng lưu vong Nguyễn Văn Hinh (đang trú ở Pháp) - xông vào dinh Độc Lập thực hiện một cuộc đảo chánh đơn lẻ bằng cách xách súng vào dinh thủ tướng yêu cầu Diệm đi Pháp theo lệnh của Bảo Đại. Như chờ sự cố này sẵn, cái gọi là “hội đồng nhân dân cách mạng” xuất hiện. Một cuộc thu xếp ngoạn mục diễn ra như trong phim cao bồi. Đám chính trị gia “hội đồng nhân dân cách mạng” vờ như không biết chuyện gì đang xảy ra đối với Diệm và Vỹ. Họ đến trao cho Diệm trao một bản tuyên ngôn đề nghị truất phế Bảo Đại và đưa Diệm lên thay. Cái nhóm “hội đồng nhân dân cách mạng” cứu mạng Diệm trong cuộc đảo chính lẻ của tướng Vỹ. Cái nhóm “đánh chính trị hội đồng Bảo Đại và tướng Vỹ” có 30 nhân sỹ của 18 đảng phái nhưng ngoài các nhân vật trong ban thường vụ ra, chẳng ai biết chính xác cái ngày họp hội đồng ra nghị quyết thư tôn Diệm lên “ngai” là ngày nào. Thế nhưng số phận của các vị này, lịch sử ghi nhận rất chính xác. Khi là tổng thống đúng “nguyện vọng” của cái “hội đồng nhân dân cách mạng” thì Diệm cho thuộc hạ bắt cóc ông Nguyễn Bảo Toàn bỏ vào bao bố rồi đem ra sông Sài Gòn thả. Ông Nguyễn Bảo Toàn chính là Chủ tịch của cái nhóm “hội đồng nhân dân cách mạng” ấy.

Sau khi Diệm bị lật đổ vào năm 1963, tay thuộc hạ nhận lệnh thủ tiêu ông Toàn đã thừa nhận trước toà án và dư luận rằng, chính Diệm đã ra lệnh.

Hồ Hán Sơn là phó chủ tịch của cái hội đồng ma ấy cũng được Diệm trả ơn bằng cách cho thuộc hạ ám sát, ném xác dưới một cái giếng ở Tây Ninh.

Sau khi giải quyết xong lực lượng Bình Xuyên, ông Dương Văn Minh được thăng từ cấp đại tá thiếu tướng. Dương Văn Minh tiếp tục nhận nhiệm vụ Tư lệnh một loạt chiến dịch nhằm xoá sổ các lực lượng chống đối tại miền Tây mà mấu chốt là các nhóm vũ trang của Hoà Hảo. Ngày 28/11/1955, Diệm cho quân chiếm thánh địa Hòa Hảo.

Thời điểm này, các lực lượng vũ trang của Hoà Hảo có 4 nhóm. Nhóm Nguyễn Giác Ngộ đã chịu về thành phục vụ Diệm; Nhóm Lâm Thành Nguyên trú quân ở Cái Dầu và Châu Đốc; Nhóm Trần Văn Soái đóng quân ở Cái Vồn, Sa Đéc và Lai Vung; Nhóm của Lê Quang Vinh tức Ba Cụt đóng quân ở Thốt Nốt, Long Xuyên, Rạch Giá, Gò Quao, Ô Môn. Trong số đó, chỉ có nhóm của Ba Cụt là đáng gờm.

Ba Cụt là hỗn danh của Lê Quang Vinh - Một trong số 4 đệ tử quân sự của giáo chủ Huỳnh Phú Sổ. Trong suốt quá trình “kháng chiến chống Pháp” của mình, Ba Cụt đã 6 lần dẫn quân hợp tác với Pháp. Sau mỗi lần hợp tác, Ba Cụt được Pháp gắn thêm một cấp hàm để rồi sau lại kéo quân ra rừng tiếp tục chống Pháp.  Lần “hàng Pháp” lần cuối vào tháng 12/1953, Ba Cụt được Pháp trao lon thiếu tướng. Sau khi đeo lon tướng xong, Ba Cụt lại tiếp tục ra bưng “kháng Pháp”.

Trong loạt chiến dịch xóa sổ lực lượng quân sự Hòa Hỏa này, Diệm tung 4 Sư đoàn bộ binh, 3 phi cơ oanh tạc, 4 hải đoàn, 6 thiết giáp, 5 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn nhảy dù. Trong khi đó, quân số của Ba Cụt chỉ có gần 4000 người với các loại súng cà tàng của Pháp. Biết không thể địch lại, Ba Cụt rút quân từ bản doanh Cái Vồn chạy về Đồng Tháp Mười lập căn cứ.

Đồng Tháp Mười khi ấy là một bãi đầm lầy mênh mông rất có lợi thế để ấn núp. Tại đây, quân của Ba Cụt và của Diệm đụng độ nhau kịch liệt suốt 2 tháng. Phe nào cũng có thương vong. Tuy nhiên, quân của Ba Cụt chiếm ưu thế về địa thế hơn. Thế là Diệm dùng chiêu.

 11/02/1956, giữa lúc 2 phe đang ghìm súng, Diệm triệu ông Nguyễn Ngọc Thơ đang là đại sứ tại Nhật Bản về làm thuyết khách để chiêu dụ Ba Cụt ra đầu hàng. Nguyễn Ngọc Thơ vốn là dân Thốt Nốt, Cần Thơ - đồng hương với Ba Cụt. Khi còn là Đốc phủ Long Xuyên thời Bảo Đại, ông Thơ đã từng đứng ra làm lễ quy thuận cho quân Ba Cụt với quân Pháp.

 Miếng mồi được Thơ đưa ra là, nếu đầu hàng, Ba Cụt vẫn sẽ được trọng dụng trong chính quyền của Diệm với lon tướng và bổng lộc đầy đủ. Miếng mồi quá thơm, Ba Cụt chấp nhận. Không biết mình đã lọt vài bẫy, Ba Cụt đưa yêu sách: Diệm phải chấp nhận cho Ba cụt lập 3 đại bản doanh ở Long Xuyên, Sài Gòn và lưu động.

Trong khi Ba Cụt và Nguyễn Ngọc Thơ đang thương thuyết trên một cái cồn giữa dòng thượng nguồn Tiền Giang thì quân của Diệm bao vây. Nhận ra tình thế bị lừa, Ba Cụt chạy trối chết. Ông ta lẻn trong một chiếc ghe thương hồ xuôi dòng sông Tiền, qua sông Hậu đến bến Chắc Cà Đao (vùng ngoại vi Long Xuyên) thì bị bắt.

Để hợp pháp hoá việc giết Ba Cụt, Diệm cho lập toà án tại Cần Thơ.

Trong phiên xử, một người cậu của Ba Cụt là Huỳnh Văn Hoành đã đứng lên làm nhân chứng việc Nguyễn Ngọc Thơ có nhờ ông ta làm trung gian thu xếp để Nguyễn Ngọc Thơ gặp Ba Cụt. Ông Hoành đã chứng minh Diệm phản bội lời hứa với Ba Cụt. Thế là nhân vật này bị mật vụ vào tận phiên toà kè ra ngoài và mất tăm vĩnh viễn. Ba Cụt bị tuyên án tử hình.

Ba Cụt bị xử tử hình bí mật vào ngày 13/7/1956. Lo ngại đám tang của Ba Cụt sẽ trở thành một cuộc biểu tình khơi gợi lòng căm thù của giáo dân, Diệm bí mật lệnh cho thiếu úy Nhung (Kẻ sau này giết Diệm, Nhu trong chiếc xe bọc thép) phi tang thi thể Ba Cụt. Nhung đã dùng chiếc lưỡi lê đặc biệt của mình xẻ thịt Ba Cụt thành từng mảnh nhỏ rồi ném xuống sông Hậu.

Cái chết của Ba Cụt đã khiến hơn 1, 5 triệu tín đồ Hoà Hảo sôi sục thề trả thù. Nguyễn Ngọc Thơ chuồn về Sài Gòn và không bao giờ dám trở về nơi chôn nhau cắt rốn nữa. Một lực lượng nhỏ của Ba Cụt đã thóat ra vùng Bảy Núi để tổ chức ám sát các viên chức  phục vụ cho chính quyền Diệm tại Long Xuyên để phục thù.

Để trấn an Nguyễn Ngọc Thơ, Diệm phong cho ông Thơ làm phó tổng thống mà không cần bầu cử.

Lúc Ba Cụt chưa bị bị bắt, tướng Trần Văn Soái tức Năm Lửa đã đầu hàng quân của Diệm vào ngày 2/3/1956. Lực lượng của Lâm Thành Nguyên tự động giải tán. Xem như Diệm đã loại được một lực lượng đối kháng đáng kể ở miền Tây bằng một thủ đọan cổ xưa.

Chiến thắng Bình Xuyên và Hòa Hảo quá dễ khiến Diệm quyết định giải quyết gọn Cao Đài. Ngày 5/10/1955, Diệm sai Nguyễn Thành Phương mang quân “Cao Đài của Diệm” đánh với quân “Cao Đài của Tắc”. Không đánh lại, Phạm Công Tắc - Giáo chủ Cao Đài - phải rời Tây Ninh trốn sang Campuchia xin tị nạn. Phương bắt sống 300 “Cao Đài của Tắc”, kể cả vợ con Phạm Công Tắc.

Ngày 19/2/1956, quân của Diệm làm chủ toà thánh Cao Đài Tây Ninh. Xưng danh là “Tổng Tư lệnh quân đội Cao Đài”, Phương tước vũ khí và tuyên bố “quốc gia hoá” toàn bộ lực lượng vũ trang của Phạm Công Tắc vào ngày 31//03/1955. Ấy vậy mà, sau khi lên làm tổng thống, Diệm tước mọi quyền hành, tịch thu tài sản và cho Phương về vườn. Những kẻ phục dịch Diệm trong chiến dịch này cũng bị Diệm loại bỏ dần.

Lực lượng vũ trang thiên chúa giáo “uống máu” tức Union Militaire de defeuse des Chretientes thì bị giải tán nhanh sau một vài trận càn quét dẫm máu của quân đội Diệm.

Cái mặt trận “Cao – Thiên – Hoà – Bình” bị Diệm tàn sát không thương xót. Hậu quả, của những chiến dịch tàn sát này đã đào sâu một đường hầm ngầm thù hận giữa các giáo phái đối với Diệm. Họ ngấm ngầm nuôi dưỡng một cuộc trả thù. Quốc Dân Đảng miền Trung lúc đầu ủng hộ Diệm rất tích cực. Đám chính trị này có một số cán bộ được Diệm cho giữ chức vị Tỉnh trưởng và Quận trưởng ở hai tỉnh lớn Quảng Nam và Quảng Ngãi. Chúng tích cực chống Cộng. Phong trào tố Cộng ly khai Cộng Sản, do đám này phát động đầu tiên ở Quảng Nam từ tháng 10/1954. Thấy lực lượng này ngày càng lớn mạnh, Diệm e ngại. “Tiên hạ thủ vi cường”, Diệm bất thần đuổi cổ các tỉnh trưởng và bắt giam hàng loạt các quận trưởng thuộc phe Quốc Dân Đảng ở hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi đồng thời ra mật lệnh triệt hạ toàn bộ Quốc Dân Đảng.

Thế là tháng 3/1955, phe Quốc dân đảng miền Trung lập chiến khu chống Diệm. Ngô Đình Cẩn, bày kế mời phe Quốc dân đảng về hợp tác. Sau khi 2000 “nghĩa binh” Quốc Dân Đảng làm lễ nộp vũ khí vũ khí và hợp tác với Diệm tại Hội An, cuối năm 1956, Cẩn lần lượt cho thuộc hạ giam cầm, thủ tiêu mất tích từng người.

Cách làm việc của Diệm hoàn toàn tuỳ hứng, vô chừng mực. Nhiều khi, ông ta làm khổ các vị sỹ quan phục dịch vì bất chợt phá lịch trình làm việc. Có những lúc, kế hoạch đi tỉnh này nhưng bất chợt ông yêu cầu ghé tỉnh khác khiến thuộc cấp bối rối trong việc chào đón. Có lần, ông thông báo ghé một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long.

 Tay tỉnh trưởng huy động dân chúng tập trung chào đón từ tờ mờ sáng đến trưa nắng gay gắt vẫn không thấy ông đến. Tuy vậy, tay tỉnh trưởng không dám cho dân chúng giải tán. Cho đến quá trưa mới hay ông không đến. Trong một chuyến thị sát các địa phương, Diệm đã dùng baton đập tới tấp một tay trung tá tỉnh trưởng khiến tay này phải quì sụp xuống lạy Diệm tới tấp. Chưa đã nư, Diệm còn lột lon tay trung tá tại chỗ.

Mỗi lần ông Diệm đi thăm một tỉnh nào thì toàn dân tỉnh ấy phải chuẩn bị cơm nước từ khuya, quần áo tươm tất, đi bộ tay cầm cờ hô như cái máy “Ngô Đình Diệm muôn năm! Muôn năm!”. Gia đình nào vắng mặt sẽ bị Chính quyền xã, ấp ghi vào sổ xem như đó là gia đình thuộc diện nghi vấn chống đối chế độ.

 Còn các cơ quan từ tỉnh xuống quận phải huy động tối đa lực lượng cảnh sát chìm, cảnh sát nổi, quân đội sẵn sàng chiến đấu. Ngoài ra các vị “quan địa phương” còn phải tổ chức tập luyện cho những người sẽ phục dịch ông Diệm, phải thưa bẩm  điều gì, không được báo cáo, giấu nhẹm chuyện gì.

Ông thường ăn cơm, làm việc, tiếp các bộ trưởng, tướng lãnh ngay tại phòng ngủ trong dinh Độc lập. Khi chủ trì những cuộc họp, ông thường nói tràng giang đại hải, thiếu chủ đề chính, không đâu vào đâu và cũng chẳng có kết luận khiến chẳng ai hiểu ông muốn nói vần đề chính là gì.

 Việc bổ nhiệm chức tước cho thuộc cấp, ông chỉ dựa vào tình cảm cá nhân của ông với người đó mà không cần quan tâm đến năng lực. Chưa ai từng thấy ông có một mưu lược nào rỏ ràng và hiệu quả. Hầu hết những chuyện liên quan đến quyết sách đều do Ngô Đình Nhu bày vẽ.

Diệm rất thích mọi người gọi mình bằng “cụ” xưng “con”, kể cả những người lớn hơn Diệm nhiều tuổi. Nhiều người đến gặp Diệm đã quỳ lại xì sụp, khi ra thì cúi đầu đi lui như chầu vua.

Vì lý do thầm kín nào đó, Diệm không lấy vợ. Vì lẽ đó, có nhiều chuyện dở khóc dở cười xảy ra. Có lần người ta thấy bà Trần Lệ Xuân vận nguyên bộ đồ ngủ mong manh xông bất ngờ vào phòng ngủ của Diệm. Ngay sau đó, người ta nghe ông Diệm quát tháo ầm ĩ, còn bà em dâu thì tẽn tò bước nhanh ra khỏi phòng. Không ai biết chuyện gì đã xảy ra trong đó mà chỉ biết rằng sau đó ông Diệm ra qui định mỗi khi bà Lệ Xuân muốn vào phòng ông phải chờ sỹ quan tuỳ viên vào báo trước.

Cách bổ nhiệm của Diệm hoàn toàn dựa vào tình cảm cá nhân, không theo một tiêu chí nhất định nào. Những kẻ biết luồn cúi, xu nịnh và biết phục dịch tạo thế làm ăn cho anh em Ngô Đình thì nhanh chóng được cất nhắc vào những chức vụ then chốt. Trong lực lượng đặc biệt, các sĩ quan thân tín như Lê Quang Tung, Lê Quang Triệu, Trần Hữu Kính nắm giữ các vị trí quan trọng. Khi Diệm mới về nước vào tháng 7 năm 1954, Lê Quang Tung mới tốt nghiệp sỹ quan trù bị năm 1954 nhưng nhờ được lòng Diệm nên chỉ 7 năm sau đã mang hàm đại tá. Trong 7 năm Tung được thăng sáu cấp mậc dù chỉ là là lính kiểng; Trong Công An, Nhu bố trí Dương Văn Hiếu và Nguyễn Văn Hay làm phụ tá cho đại tá Nguyễn Văn Y. Mặc dù chỉ là phụ tá giám đốc nhưng Dương Văn Hiếu là nhân vật quan trọng nhất trong ngành công an vì ông ta phụ trách Công tác tình báo, phản gián, bắt người, giết người, tiêu diệt đối lập. Tổng giám đốc nha Hành Ngân kế Bộ Quốc phòng là Nguyễn Đình Cẩn (Bí thư Cần Lao ở Sài Gòn); Nha Nhân viên thì có Trung tá Kỳ Quang Liêm thay Đại tá Đinh Sơn Thung.

Trung tá Trần Thanh Chiêu, một tay chân “Cần lao công giáo” thân tín, giữ chức Tư lệnh Sư đoàn dù. Mặc dù không có kinh nghiệm chiến trường nhưng Chiêu được thăng từ trung uý lên trung tá chỉ trong 5 năm.

  Lê Văn Sâm chỉ là một thợ máy tàu đò chạy trên sông ngòi miền Lục Tỉnh được Nguyễn Ngọc Lễ sỹ quan chỉ huy Việt Binh Đoàn thu dụng đem về Huế cho điều khiển ba chiếc thuyền máy quân sự. Sau khi cưới em gái Bác sĩ Lê Khắc Quyến, Sâm được giữ chức Giám đốc Nha Quân cụ. Vì bác sĩ Quyến là thầy thuốc riêng của mẹ ông Diệm và “cậu Cẩn”.

Thiếu tá Trần Ngọc Tám, tỉnh trưởng Vĩnh Long nhờ biết xu nịnh Ngô Đình Thục đã được thăng cấp lên đến Thiếu tướng.

Hoàng Khắc Thành là một kẻ thô lỗ, tục tĩu đã từng bị một ngân hàng thương mại nhỏ sa thải nhưng nhờ biết luồn cúi, Thành được anh em Diệm ký gởi  vào làm ở Ngân Hàng Việt Nam Thương Tín để dần dà thay thế tay giám đốc cũ. Tay giám đốc cũ bị đẩy đi chỉ vì không chịu ăn cánh với Thục.

Nhiều lần tay này từ chối không cho Ngô Đình Thục vay khoản tiền lớn mặc dù Diệm đã lên tiếng nhờ vả. Thành được đưa vào làm tổng giám đốc ngân hàng để những người họ hàng với anh em Ngô Đình có thể vay vốn vô giới hạn. Sau khi Diệm bị lật đổ, Thành phải vào tù vì... tham nhũng và lạm quyền.

Dưới quyền Diệm, người liêm khiết thì ít mà kẻ gian manh thì nhiều. Họ noi gương anh em Diệm, ra sức bóc lột dân nghèo.

Một tay nhà buôn là dân Thừa Thiên ăn cánh với Cẩn buôn gạo lậu chưa từng biết chính trị là gì. Bất chợt muốn làm dân biểu để có thế lực làm ăn đã nhờ Cẩn giúp đỡ. Nhờ sự giới thiệu của Cẩn, tay này được đưa ra ứng cử Dân biểu ở Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam – Nơi mà chẳng ai biết ông ta là ai. Thế mà ông ta vẫn đắc cử với 99% số phiếu. Tay này  nhiều lần bị cánh cảnh sát bắt quả tang buôn lậu với đầy đủ tang chứng. Vụ việc được đưa sang toà án rồi chìm nghỉm, chẳng ai dám xử. Năm 1956, ông Trần Trung Dung, cháu rể, gọi ông Diệm bằng cậu ruột, đang là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng ra Ninh Thuận ứng cử Dân biểu. Ngày ông Dung ra Ninh Thuận, tay tỉnh trưởng tổ chức một cuộc tiếp rước linh đình trọng thể. Tay tỉnh trưởng lùa dân và học sinh tất cả các trường lớn nhỏ ra đứng hai bên vệ đường hoan hô từ ga Tháp Chàm về đến trung tâm tỉnh lỵ Phan Rang. Chưa bầu cử , dân Ninh Thuận cũng biết ông Dung sẽ đắc cử 100%. Đạo luật 10/59 và chiếc máy chém lưu động của ông ta đã thể hiện hành động tàn ác nhất của chế độ. Với chính sách tố cộng, ông ta đã thực hiện những hành vi vô đạo, vô nhân tâm nhất bằng việc buộc vợ phải tố giác chồng, con tố cha. Chỉ trong 9 năm Diệm cầm quyền đã có gần 800.000 người bị khép tội chống đối, làm cộng sản, bị bỏ tù; 90.000 người bị giết bằng tra tấn, ám sát hoặc tử hình. Trong đó, không ít người bị vu cáo oan.  Lòng hận thù, oán thán chất ngất khắp miền Nam.

Từ thành thị đến nông thôn, bất kỳ lúc nào, ai cũng có thể bị bắt với tội danh làm cộng sản. Người dân sống trong nơm nớp, lo âu. Lỡ miệng nói xấu một tay xã trưởng cũng có thể bị qui là cộng sản. Chỉ sau vài tháng thực hiện chiến dịch Trương Tấn Bửu, nhiều người dân vô tội phải chết oan. Nhiều cuộc hành hình tàn ác nhất được bọn tay sai sử dụng giữa thanh thiên bạch nhật. Hàng ngày có hàng trăm người bị mổ bụng moi gan chỉ vì “nghi vấn có liên can đến cộng sản”. Không khí căm phẫn trong nhân dân ngày càng sôi sục.

Dân gian miền Nam lưu truyền một bài dân ca về Diệm:

Trên cơ sở lực  lượng của nhóm nghiên cứu xã hội có tên  Tinh thần Năm 1953, Ngô Đình Nhu đã cho ra đời Công nông Chánh Đảng. Đầu năm 1954, Đảng này đổi tên thành Cần lao Nhân vị Cách mạng. Thành phần đảng viên là các tín đồ Công giáo, một số công chức và sĩ quan trung cao cấp, đại địa chủ và giới tư sản. Người xin gia nhập phải tuyên thệ  trung thành đến chết  với ”lãnh tụ” Ngô Đình Diệm và Đảng trưởng Ngô đình Nhu.

Đảng có danh nghĩa công khai, nhưng tổ chức hoạt động thì bí mật. Hầu như ở tất cả các cơ quan quan trọng của Chính phủ, quân đội, công an đều có đảng viên làm nòng cốt. Ngô Đình Nhu tự nhận mình là cha đẻ của học thuyết nhân vị- nền  tảng tư tưởng của Đảng Cần lao Nhân vị. Thật ra, đó là sự ăn cắp bản quyền. Cha đẻ của thuyết nhân vị là triết gia Pháp  E.Mounier. Ngô Đình Nhu chỉ sao chép lại rồi cải biên cho phù hợp với tình hình cai trị của chính quyền Diệm.

Đảng Cần lao Nhân vị, mật vụ và độc tài

Đảng Cần lao của Ngô Đình Nhu có 35.000 đảng viên. Đó là lữ đoàn mật vụ không hưởng lương. Ông ta tổ chức đảng viên theo từng tổ. Mỗi tổ có từ 5 đến 25 đảng viên, sinh hoạt ngay tại cơ quan làm việc. Lực lượng tai mắt này là một tổ chức nửa dân sự, nửa quân sự do đích thân Ngô Đình Nhu chỉ huy. Lực lượng cảnh sát mật còn chịu sự quản lý và điều động của chính quyền địa phương nhưng lực lượng Cần lao thì nằm ngoài sự kiểm soát của hệ thống chính quyền từ trung ương xuống cơ sở.

 Trung ương đảng (mà Nhu làm lãnh tụ tối cao) là cấp chỉ huy duy nhất của lực lượng Cần lao. Do được hưởng đặc quyền, lực lượng “mật vụ không lương” này cậy quyền ỷ thế giết người, bắt cóc, tống tiền vô tội vạ. Ghét ai, chúng vu cho cái tội làm Cộng sản để bắt cóc, bí mật thủ tiêu mà không cần chứng cứ. Tất cả các tỉnh trưởng, quận trưởng, đều sợ cán bộ Cần lao.

Ngô Đình Cẩn thì cho rằng, làm mật vụ (ám chỉ lực lượng tình báo chuyên nghiệp) thì cần gì lý này, thuyết nọ cho rắc rối. Để chứng minh, năm 1955 Ngô Đình Cẩn khởi xướng tổ chức “phong trào cách mạng quốc gia”. Tổ chức này kết nạp mọi thành phần từ trí thức đến bần cố nông, từ lãnh đạo chính quyền đến kẻ thất cơ lỡ vận. Hệ thống tổ chức cũng giống như Cần lao. Có nghĩa là phân cấp từ Trung ương đến cơ sở quần chúng. 

Nhiệm vụ của đám “phong trào không hưởng lương” là hoạt động bí mật. Bí mật theo dõi, bí mật bắt cóc, bí mật giam cầm và thủ tiêu. Ngoài ra, chúng còn tổ chức tuyên truyền, vận động kết nạp thành viên mới. Ai được mời đến họp đều nhận được mẫu đơn xin gia nhập đánh máy sẵn.

 Ai từ chối là bị nghi ngờ ủng hộ Cộng sản hoặc chống đối chính quyền, bị đưa về Chín Hầm an trí. Cách kết nạp thành viên kiểu như thế, không bao lâu tổng số đoàn viên Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia từ con số 10.000 thành viên năm 1955 lên đến 2 triệu thành viên năm 1960.

Thấy số đoàn viên quá đông đảo, Cẩn tổ chức phân hạng : Thanh niên, thanh nữ, thiếu niên, thiếu nữ, phụ lão. Các đoàn thể thanh niên này chỉ sinh hoạt một thời gian ngắn để thăm dò lòng trung thành rồi được chuyển sang đoàn Thanh niên Cộng Hòa, Thanh nữ Cộng Hòa của bà Trần Lệ Xuân, với đồng phục màu xanh nước biển. 

Ngoài lực lượng Thanh niên, Thanh nữ Cộng hòa, bà Trần Lệ Xuân còn lập Phong Trào Phụ nữ Liên đới. Trong phong trào Phụ nữ Liên đới, bà tuyển chọn lực lượng Thanh nữ bán quân sự. Lực lượng Thanh nữ bán quân sự được trang bị vũ khí như lính chiến, được huấn luyện tác chiến. Thanh nữ bán quân sự là một tiểu ban có quân số đông nhất của Phong Trào Phụ nữ Liên đới

Chủ tịch phong trào Phụ nữ Liên đới chính là bà Lệ Xuân, còn các ủy viên trung ương hầu hết là phu nhân của các bộ trưởng, tướng tá, lãnh đạo các cơ quan. Chủ tịch phong trào Phụ nữ Liên đới ở các tỉnh phải là vợ của tỉnh trưởng hoặc phó tỉnh trưởng. 

Trong phong trào Phụ nữ Liên đới có các ủy viên phụ trách các ngành chính quyền như: Ủy viên Tư pháp, Ủy viên Gia đình binh sĩ, Ủy viên Y tế; Ủy viên Xã hội; Ủy viên Thanh nữ bán quân sự. 

Tuy không hưởng lương từ Dinh Tổng thống, nhưng Ngô Đình Nhu giữ đến 5 nhiệm vụ: Dân biểu Quốc hội, Cố vấn chính trị của Tổng thống, Thủ lĩnh Thanh niên Cộng hòa, Tổng Bí thư đảng Cần lao Nhân vị và năm 1963 còn giữ thêm chức Chủ tịch Ủy ban liên bộ về Ấp Chiến Lược.

Ông Nhu không có chức vụ nào trong chính phủ, nhưng lại là người nắm giữ và chỉ huy các đầu mối tình báo, mật vụ của chế độ. Sau khi ổn định ghế tổng thống, Ngô Đình Diệm không phân quyền cho tư pháp và quốc hội mà giao hết vào tay Nhu. Trong Quốc Hội thì ông Nhu và một số số người thân tín giữ các chức vụ chủ chốt. Ông ta chính là phần hồn của chế độ Việt Nam Cộng hòa đệ nhất, còn Diệm chỉ là cái xác.

Cùng với ông Nhu sáng lập ra đảng Cần lao Nhân vị là các ông Trần Quốc Bửu và Huỳnh Hữu Nghĩa. Ban đầu không gọi tên đảng là Cần lao mà gọi là đảng Công Nông.  Sau mới đổi thành Cần Lao. Ông Nhu thêm vào hai từ Nhân vị.

Ông Trần Quốc Bửu - Chủ tịch Liên Đoàn Lao Công có kinh nghiệm về đấu tranh nghiệp đoàn, đã quen ông Nhu khi còn ở bên Pháp. Còn ông Huỳnh Hữu Nghĩa là một tín đồ Cao Đài, cố vấn chính trị của tướng Trình Minh Thế. Ông Nghĩa là cánh tay ngoài của Nhu.  Văn phòng Tổng Bí thư đảng Cần lao cũng do một mình thiếu tá Phạm Thu Đường quán xuyến, kiêm nhiệm. Uỷ viên Trung ương đảng gồm có các ông Trần Trung Dung, Lý Trung Dung, Hà Đức Minh, Trần Quốc Bửu, Võ Như Nguyện, Lê Văn Đồng.  Tư tưởng chính của đảng Cần lao là thuyết Nhân vị được cho là do Ngô Đình Nhu sáng tạo. Nhưng hầu hết các học giả đều cho rằng, đó là một thứ chắp vá tư tưởng hổn độn, pha trộn từ chủ nghĩa Nhân vị của Mounier, thuyết Nhân ái của Khổng Tử, giáo lý Thiên Chúa giáo, thêm vài nét của Chủ nghĩa Tư bản và Chủ nghĩa Duy linh.  Đầu năm 1956, ông Nhu cho khai trương “Trung tâm Nhân vị” ở giáo phận Vĩnh Long. Giảng viên là các vị … linh mục Công giáo. Hầu hết công chức, quân nhân đều phải đến đây tham dự lớp học Nhân vị. Tuy gọi là học “nhân vị” nhưng người ta cứ nghe các giảng viên linh mục rao giảng về giáo lý Thiên chúa. Sau này, một nhánh của Đảng này tách ra gọi là “Đảng Cần lao Công giáo”.  Ban đầu, Ngô Đình Nhu bám lấy thuyết Duy linh của Kitô giáo làm chủ đạo cho thuyết Nhân vị. Hình thức tổ chức thì Nhu bám vào phương thức của lực lượng truyền giáo Pháp. Nhưng lực lượng nòng cốt của Nhu lại là lực lượng liên đoàn lao công của Công giáo. Sau này, khi Diệm vững vàng thế chính trị, Ngô Đình Nhu mở rộng thành phần đảng viên và nó trở thành công cụ mật vụ cho Nhu.  Thời ấy, khi người dân đối diện với một đảng viên Cần lao là hiểu đang đối diện với một kẻ có quyền bắt cóc, thủ tiêu phi luật pháp. Nhân danh Cần lao, nhiều đảng viên đã trả thù ân oán cá nhân vô tôi vạ. Dựa vào cái thuyết Nhân vị hỗn tạp ấy, Nhu nặn óc ra cái gọi là “Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa” vào năm 1956 để củng cố quyền lực thống trị. Sau khi dạo đầu một mớ từ ngữ mơ hồ trong thuyết Nhân vị, ông Nhu đưa vào hiến pháp những quyền tối thượng của tổng thống. Theo đó, tổng thổng đứng trên cả quốc hội.


Ấp chiến lược Ngày 29-4-1961, Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ đã đề ra một chiến sách mới tại Việt Nam. Đó là “Kế hoạch chống nổi dậy”. Mỹ đã cử nhiều phái đoàn nghiên cứu sang Việt Nam. Trong đó có phái đoàn do Phó tổng thống Mỹ Johnson dẫn đầu vào tháng 5/1961.  Sau đó còn có các phái đoàn: Tiến sĩ Staley thuộc Viện nghiên cứu Stanford, phái đoàn của Taylor và Rosow trong Bộ Quốc phòng Mỹ sang vào tháng 10/1961. Từ báo cáo của những chuyến nghiên cứu đó, Mỹ đề ra một kế hoạch mang tên Staley - Taylor ra đời.  Kế họach nầy có tham vọng thôn tín hoàn toàn lãnh thổ Việt Nam gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 là bình định miền Nam bằng biện pháp “Ấp chiến lược”, thực hiện từ giữa năm 1961. Giai đoạn 2 thực hiện từ đầu năm 1963, khôi phục kinh tế, tăng cường lực lượng quân đội, hoàn thành công cuộc bình định. Giai đoạn 3 thực hiện đến cuối năm 1965, phát triển kinh tế, ổn định miền Nam và kết thúc chiến tranh. Giai đoạn 1 “Quốc sách Ấp chiến lược” của kế hoạch Staley - Taylor được cho là có ý nghĩa quyết định nhất được Ngô Đình Diệm ký lệnh thành lập Ủy ban Trung ương Đặc trách ấp chiến lược vào ngày 3/2/1962. Ngô Đình Nhu là Chủ tịch của cái ủy ban này. Theo kế hoạch, Diệm sẽ xây dựng 17.000 ấp chiến lược, thu gom, dồn ép 10 triệu nông dân vào trong vòng 18 tháng. Một cuộc chiến đẫm máu giữa người nông dân lương thiện ở miền Nam với chính quyền Diệm bắt đầu. Hàng triệu người dân mất đất, mất ruộng vườn. Hàng ngàn người dân bị giết vì không chịu vào ấp chiến lược. Những gia đình quyết tử bám lấy nơi chôn rau cắt rốn bị binh lính bắn giết tự do. Máu và nước mắt thầm đẫm những vùng quê nghèo. Theo chính sách bất nhân đó, mỗi ấp chiến lược bị rào kín xung quanh bằng một đường mô đất và vài đường hào hình tròn. Dưới những thành hào và mô đất, chông, mìn gài chằng chịt. Những cuộn dây thép gai giăng kín xung quanh. Với cách xây dựng đó, người nông dân có cảm giác như mình là bầy vịt được nhốt trong một tấm cót quây kín. Rải rác khắp 4 hướng là các chòi canh cao nghễu nghện có lính canh gác. Ban ngày, chiếc cổng duy nhất được mở ra, ban đêm đóng kín lại. Mỗi ấp chiến lược có một Ban Trị sự là đảng viên Cần lao. Hỗ trợ Ban  Trị sự là một đơn vị vũ trang không lương gọi là phòng vệ dân sự. Hỗ trợ tin mật báo cho Ban Trị sự là các tổ Thanh niên, Thanh nữ Cộng hòa. Người dân sống trong ấp chiến lược luôn có cảm giác mình bị giam lỏng trước những con mắt soi mói, nghi ngờ của mật vụ. Thời gian này ở các miền quê Nam Việt Nam, những cảnh tượng thường thấy nhất là hàng chục xe ủi đất xuất hiện. Chúng ùn ùn ủi tất cả những cây trái, hoa màu để hình thành bờ bao. Sau đó, những đoàn cán bộ dẫn lính về hành quân càn quét xua dân chúng vào ấp chiến lược trở thành hoạt động chủ yếu nhất của Diệm.  Chỉ trong 10 tháng đã có gần 4.000 cuộc hành quân càn quét phục vụ cho chương trình ấp chiến lược. Trong đó có nhiều cuộc càn quét quy mô lớn như “Chiến dịch mặt trời mọc”, “Chiến dịch Bình Tây”, “Chiến dịch Sao Mai”, “chiến dịch Thu Đông”... Đến cuối năm 1962 đầu năm 1963, Ngô Đình Nhu tuyên bố đã xây dựng được 9.095 ấp, gom giữ được khoảng 8 triệu dân.  Ngô Đình Nhu rất tự hào với Mỹ về thành tích ấy. Nhưng Ngô Đình Nhu không báo cáo rằng hằng đêm đã có hàng ngàn ấp chiến lược bị dân tháo dỡ, phá bỏ. Người dân tự phá bỏ vì cảm thấy cái gọi là “Quốc sách ấp chiền lược” của Nhu đã biến những làng quê trở thành đồn bót quân sự. Người dân phải bỏ những nhà thờ họ, đình chùa, miếu mạo mang truyền thống văn hóa lâu đời để chui vào một nhà tu tập trung.  Việc xây dựng ấp chiến lược đối với dân là một thảm họa, nhưng với nhiều công chức địa phương là một nguồn lợi béo bở. Hàng trăm ngàn tấn tole, xi măng, hàng rào đã không đến ấp chiến lược mà đến những nơi tập trung hàng buôn lậu. Chính Nhu cũng không chừa nguồn lợi này.  Ngày 10/10/1962, Ngô Đình Nhu phát động phong trào Nhân dân tái thiết Dinh Độc Lập để buộc các công chức, nhân viên lớn nhỏ quyên tiền. Tổng sô tiền quyên góp “bắt buộc” được hơn 19 triệu đồng. Nhu tự tiện trích ra 10 triệu đồng cho ngân quĩ xây dựng ấp chiến lược. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ lại tuyên bố: toàn bộ chi phí xây dựng ấp chiến lược đều do Mỹ tài trợ dưới nhiều hình thức trá hình.  Như vậy, 10 triệu đồng mà Nhu trích ra từ quĩ kiến thiết Dinh Độc Lập không có lý do gì tồn tại trong ngân quỉ xây dựng ấp chiến lược mà lang thang đâu đó trong mớ tài sản riêng của Nhu.  William Colby, nguyên Giám đốc CIA, người đã từng làm Trưởng luới CIA tại miền Nam từ năm 1959, trong một cuộc phỏng vấn dành cho chương trình “Phỏng vấn nhân chứng lịch sử” do thư viện Lyndon Baines Johnson thực hiện ngày 2-6-1981 đã phát biểu: “Tôi nghĩ rằng đó là một sai lầm của chế độ Diệm - Nhu khi nhấn mạnh đến ấp chiến lược. Vì ấp chiến lược không phải là một bộ phận truyền thống của chính quyền. Nhu không muốn bộ máy quyền lực truyền thống trong làng mạc tồn tại”. Khi cận kề sự sụp đổ quyền lực, biết Mỹ muốn hất mình, Nhu đã đem việc xây dựng ấp chiến lược ra  khoe với hy vọng Mỹ sẽ thay đổi ý định. Đêm 18/09/1963, được Đại sứ Cabot Lodge mời cơm, Ngô Đình Nhu đã khoe khoang rất nhiều về việc đã sáng tạo ra các ấp chiến lược.  Nhu muốn chứng tỏ cho Mỹ biết không ai có thể thay thế Nhu trong công cuộc “chống Cộng” ở miền Nam Việt Nam. Nhu muốn lấy  “sự thành công” của “Quốc sách ấp chiến lược” làm cái phao cứu sinh bơi vào tình cảm chính phủ Mỹ. Dù vậy, Nhu cũng không thay đổi được số phận mình. Bởi Mỹ đã quá ngao ngán cả Nhu lẫn Diệm. Nhu chết, “Quốc sách” của Nhu cũng chết theo. Ấp chiến lược bị nhân dân tự phá bỏ sau cuộc đảo chính 1963.

Quốc sách tố cộng

Một trong những chính sách tàn độc bất nhân nhất của chế độ Diệm là “Quốc sách tố Cộng” do Ngô Đình Nhu khởi xướng vào ngày 11/04/1955. Tài liệu mật của Lầu Năm Góc xác nhận: “Chiến dịch tố Cộng bắt đầu từ mùa hè 1955 đến 1956, có từ 5 vạn đến 10 vạn người bị bắt vào các trại giam của chính quyền. Trong đó rất nhiều người dân thường”. Bằng chiến dịch này, Chính quyền Diệm đã buộc những người thân tố cáo nhau, láng giềng dò xét nhau. Chính quyền bắt buộc những gia đình có thân nhân đi kháng chiến phải tuyên bố “từ bỏ” nhau. Con “từ bỏ” cha mẹ. Cha mẹ “từ bỏ” con cái. Chưa hết, chúng còn ép buộc xóm giềng không được quan hệ, giúp đỡ đối với những gia đình này.  Chủ trương của chiến dịch tàn độc này là phân loại quần chúng. Loại A gồm cán bộ, đảng viên và những người kháng chiến cũ. Loại B gồm những gia đình có người đi tập kết hoặc có quan hệ mật thiết với những người kháng chiến cũ. Loại C gồm những người không có dính dáng gì đến cách mạng. Trên cơ sở phân loại nhân dân, Nhu mở các lớp học tập chính trị thực chất là bôi xấu hình ảnh người kháng chiến. Sau đó, đại diện chính quyền tổ chức các buổi tố cộng, bắt mọi người phải tố giác cộng sản (kể cả người thân trong gia đình), xé cờ Đảng Cộng sản, đốt ảnh Bác Hồ, tuyên bố ly khai Đảng. Ai không làm, sẽ bị thủ tiêu. Trước đó, Diệm mở một số chiến dịch quân sự nhằm hổ trợ cho các chiến dịch “tố cộng”. Một loạt các chiến dịch tàn bạo nhuốm máu đồng bào ấy được Nhu đặt tên: Chiến dịch Phan Châu Trinh (2/1955) đánh phá các tỉnh miền Trung. Chiến dịch này, Diệm lấy Quảng Nam làm trọng điểm; Chiến dịch Giải phóng (4/1955) đánh phá Quảng Ngãi và bắc Bình Định; Chiến dịch Trịnh Minh Thế (5/1955) đánh toàn bộ các tỉnh Khu V.  Sau bước đầu thí điểm, từ giữa năm 1955, Diệm chính thức phát động “tố cộng, diệt cộng” giai đoạn 1 trên toàn miền Nam. Âm mưu của Nhu là đánh quânsự trên diện rộng trước, sau đó đánh vào chiều sâu, tập trung vào nơi có phong trào cách mạng phát triển, đánh cả người hoạt động cách mạng và dân thường, vừa tiêu diệt được con người, vừa khủng bố tinh thần làm cho người cộng sản, người có cảm tình với cộng sản hoặc khuất phục chúng, hoặc bị tiêu diệt. Vì thế Nhu ví von những chiến dịch quân sự này là “tát nước bắt cá”. Để “tố cộng” hiệu quả, Nhu chỉ đạo tổ chức thống nhất từ trên xuống dưới. Cao nhất là Hội đồng chỉ đạo “tố cộng” do Diệm làm chủ tịch. Dưới Hội đồng chỉ đạo là Ủy ban “tố cộng” gồm các Ủy viên là các bộ trưởng trong Chính phủ. Nhiệm vụ của Uỷ ban tố cộng Trung ương là trực tiếp chỉ đạo phong trào tố cộng ở các tỉnh, các cơ quan và đào tạo cán bộ làm công tác tố cộng ở cấp trung ương.  Ở cấp tỉnh có Uỷ ban tố cộng tỉnh. Mỗi bộ lại có một Uỷ ban chỉ đạo theo ngành dọc xuống các cơ quan trực thuộc bộ mình. Huyện, xã có Uỷ ban chỉ đạo tố cộng của huyện, xã.  Thậm chí, liên gia cũng có bộ phận làm công tác tố cộng cấp liên gia. Các chiến dịch tố cộng miền Trung kết thúc vào tháng 8/1955. Nhu tiếp tục chỉ đạo thực hiện “tố cộng” đợt 2 từ tháng 9 đến tháng 11/1955, trọng điểm là các cơ quan nội bộ. Chiến dịch “tố cộng” đợt 3 được thực hiện từ tháng 11/1955 đến tháng 5/1956 trên toàn miền Nam.  Tiếp theo, ngày 11/01/1956, Diệm lại ban hành Dụ số 6 thành lập các trại tập trung để “an trí” những người bị xem là nguy hại cho quốc phòng và an ninh.  Nối tiếp chiến dịch “tố cộng” Nhu thực hiện hàng loạt kế hoạch quân sự “diệt cộng” như: Chiến dịch quân sự Thoại Ngọc Hầu bắt đầu từ ngày 24/6/1956 đến ngày 24/2/1957; Chiến dịch quân sự Trương Tấn Bửu (từ ngày 10/7/1956 đến ngày 24/2/1957); Cuộc hành quân “Mùa Thu” từ ngày 1/10/1957 đến tháng 12/1957; Hành quân Nguyễn Trãi và cuộc hành quân Hồng Châu (từ ngày 20/4 đến ngày 20/11/1958).

Về Đảng ta, trong 6 tháng đầu năm 1958, miền Tây và miền Trung có 1600 chi bộ tan vỡ, 1.457 cán bộ, đảng viên bị địch bắt và sát hại. Toàn miền Nam, đến cuối năm 1958, có khoảng 68.000 cán bộ, đảng viên bị sát hại dã man; 466.000 người bị bắt giam;  680.000 người bị tra tấn thành thương tật.



Trước những “thành tích” đó, Diệm luôn khoe khang rằng, đã đẩy lui được Cộng sản về bên kia vĩ tuyến 17.  Thật ra, cách mạng miền Nam bị ảnh hưởng bởi hiệp định Genever. Kháng chiến miền Nam trông chờ một giải pháp chính trị thống nhất hai miền. Khao khát hòa bình, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ nên chủ trương chung của Trung ương là đấu tranh chính trị đơn thuần. Nhiều cán bộ kháng chiến được chỉ đạo không được phép đấu tranh vũ trang mà chỉ được phép đấu tranh chính trị, tuyên truyền.  Cũng vì vậy, chính quyền Diệm càng ngang nhiên chém giết bạo tàn. Đến cuối năm 1958, nhân dân miền Nam không chịu đựng nỗi cảnh Diệm đàn áp dã man đã khẩn thiết đề đạt nguyện vọng lên các cấp lãnh đạo Trung ương Cục miền Nam và Trung ương Đảng.  Đáp ứng nguyện vọng đó, Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng ra đời. Nghị quyết 15 đã thổi một luồng sinh khí mới vào miền Nam. Khắp nơi, lực lượng kháng chiến bùng lên ngọn lửa đấu tranh. Lòng căm thù chất chứa suốt mấy năm liền đã tích tụ thành một làn sóng đồng khởi khắp miền Nam. Trở lại vấn đề, ngày 06/05/1959, Diệm ban hành luật 10/59 lập các tòa án quân sự đặc biệt lưu động để xử tử hình, chung thân đối với những người Cộng sản. Theo luật “diệt chủng” này, nạn nhân chỉ có hai mức án: Tử hình và khổ sai chung thân, không kháng cáo, không giảm nhẹ, thi hành án ngay sau khi tuyên.  Thời gian xét xử giới hạn tối đa 3 ngày. Có nghĩa là ai cũng có thể trở thành nạn nhân của đạo luật 10/59, kể cả thường dân vô tội. Điều bất nhân nhất của đạo luật này chính là “thà giết lầm hơn bỏ sót”. Máy chém của luật 10/59 được những tên đồ tể kéo lê về tận xã, ấp. 

Máy chém trở thành biểu tượng của chế độ Diệm 

Cho đến năm 1959, chỉ tính riêng ở Củ Chi đã có 500 người bị moi gan mổ bụng, 600 người bị dồn vào bao bố cột đá dìm xuống sông, 150 người bị buộc vào sau xe ôtô kéo lê trên đường đá. Trong đó có hơn 100 người là dân thường vô tội. Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Qui Nhơn và Khánh Hòa có 300.000 người bị giết hại. Có nhiều người bị giết chỉ vì bị ghen ghét cá nhân.