Dứt phép thông công là gì

Các người đã ly dị và tái hôn không bị dứt phép thông công và tuyệt đối  không bị đối xử như vậy: họ luôn là thành phần của Giáo Hội. Mọi kitô hữu và nhất là các gia đình kitô đều được mời gọi noi gương Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành, cộng tác với Ngài để săn sóc các gia đình bị thương tích ấy, bằng cách đồng hành với họ trên con đường đức tin của cộng đoàn.

Kính thưa quý vị thính giả, ĐTC Phanxicô đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hôm qua trong đại thính đường Phaolô VI. Mở dầu bài huấn dụ ĐTC nói: lần trước chúng ta đã đề cập đến các gia đình bị thương tích vì sự không hiểu biết của các cặp vợ chồng, hôm nay chúng ta chú ý tới một thực tại khác: đó là làm sao săn sóc họ, sau thất bại không thể chuyển đảo đuợc của mối dây hôn nhân họ đã tái lập gia đình. ĐTC nói:

Giáo Hội biết rõ rằng một tình trạng như thế trái ngược với Bí tích kitô. Tuy nhiên cái nhìn là thầy dậy của Giáo Hội luôn kín múc từ một con tim hiền mẫu; một con tim đuợc linh hoạt bởi Chúa Thánh Thần, luôn luôn kiếm tìm thiện ích và vẻ đẹp của con người.  Vì thế Giáo Hội cảm thấy có bổn phận , “vì tình yêu đối với sự thật”, phải phân định các tình hình”. Thánh Gioan Phaolô II  đã diễn tả như thế trong Tông huấn về Gia Đình “Familiaris consortio” (s. 84) bằng cách đưa ra thí dụ sự khác biệt giữa người chịu sự phân ly đối với người đã gây ra việc phân lý đó. Cần phải có sự phân định này.

Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: Thế rồi nếu chúng ta cũng nhìn các môi dây liên kết mới này với con mắt của các đứa con nhỏ, và các trẻ nhỏ nhìn với con của trẻ em, chúng ta lại còn thấy hơn nữa sự cấp bách của việc phát triển trong các cộng đoàn của chúng ta một sự tiếp đón thực sự đối với những người sống các tình trạng này. Họ là những người đau khổ nhất, trong các tình trạng ấy.

Vì thế thật là quan trọng, kiểu sống, ngôn từ, các thái độ của cộng doàn luôn luôn chú ý tới các anh chị em này, bắt đầu từ các trẻ nhỏ. Ngoàỉ ra, làm sao chúng ta có thể  nhắn nhủ các cha mẹ này làm tất cả nhũng gì có thể để giáo dục con cái họ sống đời kitô bằng cách nêu gương sống một đức tin xác tín và thực hành  cho con cái họ, nếu chúng ta giữ họ xa cách với cuộc sống của cộng đoàn, như thể là họ bị dứt phép thông công? Phải làm sao để đừng chất thêm các gánh nặng khác trên các gánh nặng mà con cái đã phải mang trong các tình trạng này! Rất tiếc con số các trẻ em và người trẻ này thật là rất lớn. Thật quan trọng là chúng cảm nhận Giáo Hội như một bà mẹ chú ý tới tất cả mọi người, luôn luôn sẵn sàng lắng nghe và gặp gỡ.

Thật ra trong các thập niên này Giáo Hội dã không vô cảm cũng không lười biếng. Nhờ việc đào sâu nhiệm vụ của các Chủ Chăn, được các vị Tiền Nhiệm của tôi hướng dẫn và xác nhận, đã lớn lên rất nhiều ý thức cần phải có một sự tiếp đón huynh đệ, trong tình yêu thương đối với các tín hữu đã đuợc rửa tội đã thiết lập một cuộc sống chung mới sau thất bại của hôn nhân bí tích. Thật ra, các anh chị em này không bị dứt phép thông công, họ không bị dứt phép thông công, và tuyệt đối không bị đối xử như thế: họ luôn luôn là thành phần của Giáo Hội.

ĐTC Biển Đức XVI đã can thiệp vào vấn đề này, bằng cách khích lệ một sự phân định chú ý và một việc đồng hành mục vụ khôn ngoan, vì biết rằng không có các “thí dụ như đơn thuốc” (Diễn văn tại Cuộc gặp gỡ các gia đình thế giới lần thứ VII, Milano 2-6-2012, câu trả lời 5).  Và ĐTC minh xác thêm thái độ Giáo Hội cần có như sau:

Từ đó có việc lập đi lập lại lời mời gọi các Chủ Chăn bầy tỏ công khai và trung thực sự sẵn sàng của cộng đoàn tiếp đón họ và khích lệ họ, để họ sống và luôn ngày càng phát triển sự tuỳ thuộc của họ vào Chúa Kitô và Giáo Hội bằng lời cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa, tham dự phụng vụ, giáo dục con cái sống đời kitô, bác ái và phục  vụ người nghèo, dấn thân cho công lý và hòa bình.

Hình ảnh kinh thánh về vị Mục Tử Nhân Lành (Ga 10.11-18) tóm tắt sứ mệnh mà Chúa Giêsu đã nhận được từ Thiên Chúa Cha: đó là trao ban sự sống cho đoàn chiên. Thái độ đó cũng là một mô thức cho Giáo Hội, tiếp đón con cái mình như một bà mẹ ban sự sống mình cho chúng. “Giáo Hội được mời gọi luôn luôn là căn nhà rộng mở của Thiên Chúa Cha… Không có chuyện đóng cửa! Không có chuyện đóng cửa! Tất cả mọi người đều có thể tham dự trong một cách thức nào đó vào cuộc sống giáo hội, tất cả đều có thể là thành phần của cộng đoàn. Giáo Hội… là nhà cha, nơi có chỗ cho từng người với cuộc sống nhọc nhằn của mình” (Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm, s. 47).

Cũng thế, tất cả mọi kitô hữu đều được mời gọi noi gương Vị Mục Tử Nhân Lành. Nhất là các gia đình kitô có thể cộng tác vói Ngài bằng cách lo lắng cho các gia đình bị thương tích, bằng cách đồng hành với họ trong cuộc sống đức tin của cộng đoàn. Mỗi người hãy làm phần mình trong việc nhận lấy thái độ của Vị Mục Tử Nhân Lành, là Đấng biết từng con chiên một và không loại trừ con nào hết khỏi tình yêu thương vô biên của Ngai.

ĐTC đã chào các đoàn hành hương đến từ các nước Bắc Mỹ và Âu châu cũng như từ các nước Nam Phi, Trung Quốc, và cầu mong chuyến viếng thăm Roma củng cố họ trong tình yêu đối với Chúa Kitô, đồng thời là các chứng nhân của Ngài đặc biệt cho các gia đình cảm thấy xa Giáo Hội.

Với các đoàn hành hương Ba Lan ĐTC chào đặc biệt các nữ tu dòng thánh nữ Elidabét và tất cả những người sống đời thánh hiến, đang lợi dụng mùa hè để tĩnh tâm và đào sâu mối dây liên hệ với Chúa Kitô và dấn thân trong cộng đoàn Giáo Hội. Ngài xin Chúa Thánh Thần ban cho họ các ơn cần thiết cho sú mệnh họ đã nhận lãnh.

Với các nhóm hành hương Italia ĐTC đặc biệt chào các tham dự viên đại hội quốc tế giới trẻ hướng về Assisi, các bạn trẻ Đại nhạc hội dân gian các ca đoàn, hiệp hội liên đới với dân tộc Saharawi.

Chào giới trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn ĐTC nhắc cho mọi người nhớ hôm qua là lễ cung hiến Đền thờ Đức Bà Cả, nơi có tôn kính Ảnh Đức Bà là ơn cứu rỗi của dân Roma. Ngài nhắn nhủ người trẻ cầu khẩn Mẹ để cảm nhận được tình yêu dịu dàng của Mẹ; người đau yếu cầu xin Mẹ trong những lúc vác thập giá và khổ đau để được nâng đỡ; và các đôi tân hôn chiêm ngưỡng Mẹ như mô thức con đường của đời sống hôn nhân, tận hiến và chung thuỷ.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.

LM Linh Tiến Khải

Ý nghĩa của từ rút phép thông công là gì:

rút phép thông công nghĩa là gì? Ở đây bạn tìm thấy 4 ý nghĩa của từ rút phép thông công. Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa rút phép thông công mình



0

Dứt phép thông công là gì
  0
Dứt phép thông công là gì


Khai trừ một giáo dân ra khỏi Thiên chúa giáo.


0

Dứt phép thông công là gì
  0
Dứt phép thông công là gì


Khai trừ một giáo dân ra khỏi Thiên chúa giáo.. Các kết quả tìm kiếm liên quan cho "rút phép thông công". Những từ có chứa "rút phép thông công" in its definition in [..]

 

Dứt phép thông công là gì

LTCG (22.05.2011)

Gần đây, trong phần phản hồi ở một bài trên mạng Nữ Vương Công lý, một độc giả muốn hỏi về trường hợp bị rút phép thông công. Độc giả ấy muốn biết rút phép thông công là gì, khi nào thì bị rút và ai có quyền này.

Thấy ước muốn của độc giả đó đáng lưu tâm nên tôi tìm xem lại giáo luật và thấy có thể nói đại khái về việc rút phép thông công như sau, để giúp làm sáng tỏ vấn đề, hầu giải tỏa được vài mối lo sợ ám ảnh tâm trí một số người. – Linh mục Anre Đỗ Xuân Quế. O.P

1. Rút phép thông công là gì ?

Rút phép thông công là kiểu nói bình dân để nói về những vạ được bàn tới trong Giáo luật. Trong bộ luật này có nhiều vạ dành riêng cho từng giới. Nặng hơn cả là vạ rút phép thông công. Theo từ chuyên môn của Giáo luật thì vạ này là vạ tuyệt thông. Tuyệt thông là hình phạt Hội thánh dành cho tín hữu nào lỗi phạm trầm trọng những điều ghi trong Giáo luật. Người bị vạ tuyệt thông không được hòa nhập cùng Hội thánh, không được xưng tội rước lễ, tham dự các lễ nghi và hưởng nhờ các ơn phúc thiêng liêng Hội thánh dành cho con cái mình và nếu là linh mục thì bị huyền chức và bị thải hồi về bậc giáo dân trong những lỗi phạm quá tai tiếng.

Trong những thế kỷ đầu, tín hữu nào phạm tội giết người, bỏ đạo, ngoại tình thì bị tuyệt thông. Những tội này thuộc loại peccatum mortale (tội chết người), còn những tội khác như bỏ lễ ngày Chúa nhật, không ăn chay kiêng thịt vào những ngày buôc, lỡi đức trong sạch cách nặng về điều răn thứ sáu v.v… là peccatum grave (tội nặng). Những ai phạm tội thuộc loại « chết người » thì phải làm việc đền tội công khai (thường là nặng) như mặc áo nhặm, đứng ở ngoài nhà thờ trong khi những người khác dự lễ bên trong. Sau một thời gian, nếu các bạn đồng đạo thấy người ấy đã sửa mình thì trình lên đức cha. Đức cha duyệt xét rồi nếu thấy đủ điều kiện, ngài sẽ làm một nghi thức hoà giải vào chiều ngày Thứ Năm trong Tam nhật Vượt qua, cho người ấy tái nhập cộng doàn. Và khi đó là hết bị phạt vạ tuyệt thông.

Mục đích của vạ tuyệt thông hồi xưa cũng như bây giờ là mở đường cho người sai lỗi trở lại giao hòa cùng Thiên Chúa qua trung gian Hội thánh. Lỗi của họ làm gương xấu cho người khác, gây nguy hiểm về đức tin cho nhiều người nên phải dùng biện pháp này để ngăn ngừa ảnh hưởng khốc hại, khi không còn giải pháp nào khác để giúp phạm nhân qui chính. Tuy nhiên, tinh thần và mục đích của việc phạt vạ vẫn là kêu mời người sai lỗi cải quá tự tân theo lối của các nhà mục tử (pastores) chứ không phải thái độ của những người đánh phạt (percussores).

2. Khi nào thì bị rút phép thông công ?

Khi sai phạm những lỗi nặng được kê khai trong Giáo luật. Theo bộ luật năm 1917 có tới 37 vạ tuyệt thông. Nhưng theo bộ luật năm 1983, hiện nay chỉ còn 7 vạ theo các chỉ thị của Công đồng Va-ti-ca-nô II. Đó là :

2.1 Xúc phạm đến Mình Thánh Chúa

2,2 Đả thương ĐGH

2.3 Giải tội cho người đồng phạm về điều răn thứ sáu

2.4 Tấn phong giám mục không có phép của ĐGH

2,5 Lỗi ấn tòa giải tội

2.6 Phá thai

2.7 Bỏ đạo, rối đạo, ly khai khòi Giáo hội Rô-ma[1]

Bốn vạ đầu tiên dành cho Tòa thánh, nghĩa là chỉ Tòa Thánh mà đứng đầu là ĐGH mới có quyền tha. Vạ này gọi là vạ tiền kết (latae sententiae), nghĩa là hễ lỗi thì đương nhiên bị phạt và ngay tức khắc, không cấn phải tuyến án. Còn những vạ kia gọi là phán kết (ferendae sententiae), nghĩa là có tuyên án phạt về những hành vi pháp lý đặc biệt do giáo quyền công bố. Hai trường hợp thường được nhắc đến trong giáo luật hiện hành là :

* Không phải là linh mục mà làm lễ hay giải tội

* Lỗi ấn tòa giải tội do nghe lén hay làm thông ngôn dịch tội, khi người xưng tội không nói được tiếng của cha giải tội hay bị câm.[2] .

Trong các vạ, có hai loại : một loại là tiền kết và một loại là phán kết[3]. Giáo luật số 1324, 1341 nói rõ về hai loại vạ này, nghĩa là  khi nào thì vạ mang tính tiền kết, khi nào thì mang tình phán kết.

3. Ai có quyền phạt vạ ?

Quyền phạt vạ thuộc Tòa thánh mà cao hơn hết là ĐGH. Các vạ và hình phạt tùy theo tôi trạng đã được qui định rõ ràng trong Giáo luật, nghĩa là lỗi điều luật nào thì phải mang vạ nào. Tòa thánh có quyền tối cao rồi đến các giám mục. Các giám mục được quyền tha  vạ cho những người phá thai,[4] và những ai có lời khấn đơn trong các hội dòng thuộc giáo phận mà kết hôn, trước khi được tháo giải lời khấn. Các ngài có quyền phạt các linh mục phạm lỗi phải bị « treo chén »[5], phạt xứ đạo nào ngoan cố chống lại quyền bính một cách vô lối không theo một trình tự pháp lý nào. Tuy nhiên, vạ phán ra phải nhằm giúp người có lỗi sửa mình, và phải được đưa ra trong tình trạng tự chủ, sáng suốt chứ không phải trong lúc bực bội.

Những người rối vợ rối chồng, lấy nhau không có phép giao, phép cưới cũng bị rút phép thông công, nghĩa là không được lãnh nhận các bí tích, bao lâu họ còn ở trong tình trạng rối rắm này. Khi hết rồi, họ lại đuợc xưng tội tội rước lễ như thường. Những người ở trong tình trạng tội lỗi liên miên cũng thế, như những người có vợ nhỏ, có nhân tình thậm thụt mà không dứt bỏ.

Tưởng cũng nên phân biệt tội và vạ. Tội là nói, làm, nghĩ, muốn những gì trái với các điều răn của Chúa và tiếng lương tâm. Còn vạ là hình phạt do Giáo luật qui định để phạt những người lỗi luật Hội thánh được ghi trong Giáo luật.

Tất cả các vạ đều đã được ghi chép rõ ràng trong Giáo luật. Bởi vậy, không phải bất cứ ai, dù là giám mục hay linh mục có thể ra vạ tuyệt thông và tuyến cáo những hình phạt theo ý riêng mà không qui chiếu theo Giáo luật[6].

Kết luận

Giáo luật được làm ra là để hướng dẫn và điều hành các công việc  trong đời sông chung của Hội thánh, cũng như đời sống riêng của mõi người. Giáo hội công giáo được tiếng là có tổ chức chặt chẽ và  kỷ cương nghiêm minh từ trên xuống dưới. Mối dây đoàn kết trong Hội thánh dựa vào tinh thần tôn trọng và tuân giữ kỷ luật của mọi người. Chừng nào kỷ cương không được tôn trọng nơi người hành quyền cũng như kẻ phục quyền thì bấy giờ sinh ra lủng củng và mất trật tự.

Như vậy, cả đôi bên, người hành quyền cũng như kẻ phục quyền đều có bổn phận hành quyền thế nào phải phép và phục quyền quyền thế nào cho đúng đạo. Theo đường hướng này thì mọi người phải biết luật và dựa vào luật làm như kim chỉ nam trong cách hành xử. Sự thiếu hiểu biết luật đưa tới những sự lạm dụng quyền bình và coi thường kỷ cương. Tất cả đều tác hại và sinh ra những sự ngột ngạt trong đời sống đức tin.

L.m. An-rê Đỗ xuân Quế o.p.

[1] The modern Catholic Encyclopedia, Michael Glozier and Monika K. Hellwig, The Liturgical Press, Collegeville, Minnesota 1994, từ Excommunication trang 304, tác giả William C. Mc Fadden s,j.

Our Sunday Visitor’s Encyclopedia of Catholic Doctrine, Huntington, Indiana 1997, từ Excommunication trang 224-225

[2] Vào thập niên 70, có hai nhà báo Ý mang máy vi âm vào tòa nghe lén tội rồi sau viết sách công bố những điếu nghe được ở trong tòa về điều răn thứ sáu. Hai nhà báo này đã bị vạ tuyệt thông

f[3] Tạm dịch chữ ferendae sententiae

[4] Nhưng vì ngày nay người ta phá thai nhiều quá, nên quyền tha vạ này vốn dành cho các giám mục nay cũng được nới rộng cho các linh mục được quyền giải tội.

[5] Tiếng la tinh là suspensus a divinis, nghĩa là bi huyền chức. không được cử hành các việc thiêng thánh như làm lễ giải tội, không được cử hành các bí tich và á bí tích, không đươc hành quyền theo chức vụ

[6] Xem Code de droit canonique annoté, Cerf-Tardy 1989, cuốn VI về Các hình phạt trong Hội thánh từ trang 713-784

Nguồn: Nữ Vương Công Lý