Hay đánh rắm là bệnh gì năm 2024

Đánh rắm được tạo ra từ nhiều loại khí khác nhau như oxy, carbon dioxide, hydro, metan, nitơ và một số loại khác. Một số có mùi, số khác thì không.

Tuy nhiên, nếu thành phần đánh rắm có hydro sunfua hoặc các loại khí phát sinh từ quá trình tiêu hóa thịt thì sẽ có mùi rất hôi. Đắnh rắm cũng sẽ có mùi khó chịu nếu chưa đi đại tiện, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

Hay đánh rắm là bệnh gì năm 2024

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột có thể gây đánh rắm nhiều hơn

SHUTTERSTOCK

Trung bình một người đánh rắm từ 15 đến 25 lần/ngày, thậm chí nhiều hơn vì tùy thuộc vào chế độ ăn. Phần lớn những lần đánh rắm sẽ xảy ra trong khi ngủ. Mặc dù gây khó chịu với những người xung quanh nhưng đánh rắm có thể cho chúng ta biết nhiều vấn đề về sức khỏe của chính mình.

Bệnh đường tiêu hóa

Một số loại bệnh đường tiêu hóa có thể gây đánh rắm nhiều quá mức hoặc có mùi rất hôi. Chẳng hạn, những người mắc bệnh Crohn, viêm loét đại tràng hoặc hội chứng ruột kích thích (IBS) có xu hướng tạo ra nhiều khí hơn trong ruột.

Không những vậy, một số vấn đề tiêu hóa khác như táo bón, viêm dạ dày ruột, rối loạn ăn uống, hội chứng Dumping, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm tụy tự miễn, loét dạ dày, thậm chí tiểu đường cũng có thể khiến đánh rắm nhiều quá mức.

Không dung nạp thực phẩm

Những người không dung nạp hay nhạy cảm với thực phẩm sẽ đối mặt với vấn đề tích tụ khí trong đường ruột. Ruột họ không thể phân hủy một số loại thực phẩm cụ thể, thường là do không có men tiêu hóa loại thực phẩm đó.

Vì vậy, họ sẽ dễ bị đầy hơi khi ăn một số món cụ thể. Chẳng hạn, những người không dung nạp gluten sẽ cảm thấy khó tiêu hóa gluten, loại protein có trong ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch.

Một chứng không dung nạp khác là không dung nạp đường sữa lactose. Điều này là do cơ thể không hay chỉ sản xuất lượng nhỏ được enzyme phân hủy lactose.

Hay đánh rắm là bệnh gì năm 2024

Dùng một số loại thuốc sẽ khiến mùi rắm khó chịu hơn

SHUTTERSTOCK

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột

Trong ruột có rất nhiều vi khuẩn. Chúng đóng vai trò khác nhau với sức khỏe đường ruột. Một số vi khuẩn có khả năng sinh khí. Nếu các loại vi khuẩn này phát triển nhiều hơn những loại khác sẽ dẫn đến mất cân bằng, tạo ra nhiều khí hơn, gây đầy hơi và đánh rắm nhiều.

Mùi đánh rắm sẽ nặng hơn nếu trong ruột có nhiều vi khuẩn tạo metan và vi khuẩn khử sulfat. Đặc biệt vi khuẩn khử sulfat sẽ phá vỡ các phân tử lưu huỳnh có trong protein thịt và giải phóng khí có mùi hôi.

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột không chỉ gây đánh rắm nhiều mà còn kèm theo một số triệu chứng như đầy hơi, đau bụng, sụt cân, khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn và táo bón, theo trung tâm y tế phi lợi nhuận Cleveland Clinic (Mỹ).

Dùng một số loại thuốc

Một số loại thuốc khi uống vào sẽ tạo dụng phụ là đánh rắm có mùi rất khó chịu. Những loại thuốc kê đơn thường gây ra tác dụng phụ này là thuốc trị tiểu đường metformin, thuốc kháng sinh ciprofloxacin và augmentin, thuốc hạ cholesterol như lovastatin và atorvastatin.

Không những vậy, các loại thuốc trị huyết áp như irbesartan, valsartan, losartan và lisinopril cũng có thể khiến đánh rắm có mùi hôi. Với các loại thuốc này, người bệnh còn có thể bị đầy hơi, táo bón hay tiêu chảy, theo Healthline.

Thường xuyên bị đầy bụng xì hơi là hiện tượng rất khó chịu mà nhiều người gặp phải, khiến cho chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng rõ rệt. Điều đáng nói là đại đa số chúng ta không biết tại sao mình bị như vậy nên và hay chủ quan nên để tình trạng này kéo dài, thậm chí có trường hợp đến khi gặp bất thường về sức khỏe mới thăm khám nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

1. Như thế nào là đầy bụng xì hơi?

Đầy bụng xì hơi là hiện tượng xảy ra khi có tình trạng tích tụ khí ở lòng ống tiêu hóa quá mức. Trong số đó: xì hơi là hiện tượng tích tụ hơi quá mức ở phần thấp ống tiêu hóa; đầy bụng là hậu quả của sự tích tụ hơi ở các đoạn cao của ống tiêu hóa.

Hay đánh rắm là bệnh gì năm 2024

Đầy bụng, xì hơi là hiện tượng phổ biến, nhiều người gặp phải

Nếu đầy bụng, xì hơi chỉ thi thoảng mới xảy ra với tần số thấp thì ít gây tác động đến sinh hoạt hàng ngày. Ngược lại, nếu thường xuyên bị đầy bụng xì hơi thì người bệnh có thể sẽ gặp những vấn đề về sức khỏe và có khi chất lượng cuộc sống cũng bị suy giảm.

2. Thường xuyên bị đầy bụng xì hơi là do đâu?

2.1. Nguyên nhân gây ra hiện tượng đầy bụng xì hơi là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng thường xuyên bị đầy bụng xì hơi nhưng có thể chia chúng thành hai nhóm chính:

- Nuốt quá nhiều hơi vào trong đường tiêu hóa

Khi có quá nhiều hơi được đưa vào trong đường tiêu hóa sẽ xuất hiện tình trạng xì hơi, đầy bụng. Điển hình, có nhiều hơi trong đường tiêu hóa có thể do: uống nhiều đồ uống có ga, nhai kẹo cao su, uống bia, bị bệnh lý ở vùng hầu họng,...

- Tăng sinh hơi bên trong đường tiêu hóa

Hơi trong lòng ống tiêu hóa chủ yếu được sinh ra dưới sự tác động của vi khuẩn. Vì thế, kết quả của tình trạng sinh hơi phụ thuộc nhiều vào sự hoạt động của vi khuẩn trong đường ruột và bản chất của các loại thức ăn.

Hiểu đơn giản như: một số loại thức ăn như sữa, bông cải, bắp cải, một số loại đậu,... rất khó tiêu hóa và dễ sinh ra hơi ở đường ruột. Ngoài ra, sự mất cân bằng hoặc hoạt động quá mức của vi khuẩn ở hệ tiêu hóa cũng tác động sinh ra hơi và kết quả là bị đầy bụng, xì hơi.

Hay đánh rắm là bệnh gì năm 2024

Thường xuyên bị đầy bụng xì hơi có thể là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích

- Một số bệnh lý

Tuy ít gặp nhưng hiện tượng thường xuyên bị đầy bụng xì hơi có thể xuất hiện do khối u ổ bụng, hội chứng ruột kích thích, bệnh ung thư, chứng táo bón,... Những bệnh lý này cản trở nhu động và tác động đến sự lưu chuyển khí bình thường ở ống tiêu hóa nên dẫn đến ứ khí và kết quả là bị đầy bụng, xì hơi.

2.2. Khi nào bị đầy bụng xì hơi nên đi khám bác sĩ?

Về cơ bản thì hiện tượng đầy bụng, xì hơi là những triệu chứng tương đối phổ biến, hầu như ai cũng sẽ gặp vài lần trong đời. Tuy nhiên, tính chất nguy hiểm của nó như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây ra hiện tượng ấy.

Những trường hợp thường xuyên bị đầy bụng xì hơi xuất phát từ lý do chế độ sinh hoạt không hợp lý khiến cho hơi vào trong đường tiêu hóa quá nhiều hoặc ăn các loại thực phẩm dễ sinh hơi thì không đáng lo ngại. Với nguyên nhân này thì chỉ cần thay đổi chế độ sinh hoạt hoặc chế độ ăn uống là hiện tượng đầy bụng, xì hơi sẽ được khắc phục.

Tuy nhiên, khi đầy bụng xì hơi xảy ra thường xuyên và đã thay đổi chế độ sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống mà không cải thiện thì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo bất thường về sức khỏe cần được can thiệp sớm. Ngoài ra, thường xuyên bị đầy bụng xì hơi kèm theo hiện tượng đau bụng cũng là hiện tượng cần lưu tâm. Tất cả những trường hợp này nên thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử lý hiệu quả.

3. Khắc phục hiện tượng đầy bụng xì hơi bằng cách nào?

Như đã nói đến ở trên, có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng đầy bụng, xì hơi và nó hoàn toàn không giống nhau ở mỗi người. Vì thế, muốn giải quyết dứt điểm hiện tượng này cần phải tìm ra căn nguyên gây ra nó.

Hay đánh rắm là bệnh gì năm 2024

Người hay bị đầy bụng, xì hơi cần khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để xác định nguyên nhân thì mới tìm ra được phương án xử lý hiệu quả

Với trường hợp bị đầy bụng, xì hơi không phải xuất phát từ vấn đề bên trong cơ thể thì có thể khắc phục bằng cách:

- Thay đổi chế độ sinh hoạt

Đây là lựa chọn được ưu tiên cho những người bị đầy bụng, xì hơi do vấn đề ăn uống gây ra. Đối với trường hợp này, tốt nhất nên tránh xa chất kích thích và đồ uống có ga, không hoặc hạn chế nhai kẹo cao su, thận trọng khi dùng các loại sữa cũng như sản phẩm được chế biến từ sữa và tránh dùng thực phẩm được tạo ngọt từ sorbitol hoặc manitol.

- Bổ sung lợi khuẩn

Bằng việc bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột bạn sẽ giúp cho hệ vi khuẩn đường ruột được cân bằng nhờ đó mà hoạt động của vi khuẩn có hại bị áp chế. Để bổ sung lợi khuẩn đường ruột bạn có thể dùng các sản phẩm men vi sinh, ăn sữa chua,...

- Dùng thuốc

Một số trường hợp thường xuyên bị đầy bụng xì hơi cần phải dùng tới thuốc kháng sinh, thuốc nhuận tràng hoặc thuốc kháng axit để điều trị các triệu chứng này nhưng cần có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa. Tuy nhiên, những trường hợp này cần phải xác định được đúng nguyên nhân gây ra hiện tượng xì hơi, đầy bụng vì chỉ khi làm được việc ấy thì mới tìm ra được biện pháp chấm dứt nó một cách nhanh chóng.

Những thông tin về hiện tượng thường xuyên bị đầy bụng xì hơi trên đây chỉ có tính chất tham khảo. Muốn biết chính xác tình trạng mình đang gặp phải là do đâu, có phải là bất thường về sức khỏe hay không tốt nhất bạn nên khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để có câu trả lời cụ thể.

Ngoài ra, nếu cần tìm cách để xác định nguyên nhân khiến cho mình hay bị đầy bụng xì hơi thì bạn cũng có thể gọi điện đến số Tổng đài tư vấn 24/7 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC: 1900 56 56 56. Tại đây, bạn sẽ được lắng nghe vấn đề đang gặp phải và được chia sẻ cách thức để có được câu trả lời cho băn khoăn của mình.

Tại sao lại hay đánh rắm thối?

Mùi đánh rắm quá hôi có thể là do chế độ ăn có nhiều lưu huỳnh. Những món chứa lượng lưu huỳnh cao thường gặp là bông cải xanh, cải thảo, xà lách, hành, tỏi, hành tây, phô mai, thậm chí là rượu. Khi được phân rã trong ruột, chúng sẽ có mùi như trứng thối, trang Health dẫn lời chuyên gia tiêu hóa người Mỹ Niket Sonpal.

Tại sao khí ngủ lại đánh rắm?

Người ta hay đánh rắm về đêm. Lý do là ban đêm cơ thắt hậu môn thường giãn ra, làm cho khí trong ruột dễ thoát ra ngoài. Cũng may là về đêm, khứu giác người ta không nhậy bằng ban ngày nên mùi khó chịu cũng không nhậy cảm lắm đối với những người xung quanh, (nhất là người nằm cùng!).

Ăn cái gì để đánh rắm thối?

Các loại thực phẩm chứa lưu huỳnh như thịt đỏ, hành tỏi, trứng, các loại hạt, bia rượu sau khi vào trong cơ thể người sẽ qua quá trình tiến hóa hình thành các hợp chất lưu huỳnh có người giống như mùi trứng thối. Vì vậy khi ăn những thực phẩm này, bạn có thể gặp phải tình trạng xì hơi nặng mùi hơn bình thường.

Tại sao hay bị đánh rắm?

Về bản chất thì “xì hơi” nhiều không phải là bệnh. Tuy nhiên, với một số người thì “xì hơi” nhiều, liên tục lại là biểu hiện của một số bệnh về đường ruột như: Rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, viêm ruột, rối loạn nhu động ruột, hội chứng kích thích ruột...