Kết quả đo karota trong khoan thăm do là gì năm 2024

Lưu nước dưới đất là nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng trong việc phát triển kinh tế, an sinh xã hội trên thế giới. Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và trong nước về các công nghệ lưu trữ nước ngọt trong các tầng chứa nước mặn đề tài “Nghiên cứu đề xuất quy trình công nghệ tích nước ngọt trong các tầng chứa nước mặn vùng Đồng bằng Sông Hồng“ đã hoàn thành nghiên cứu mang nhiều ý nghĩa khoa học và thực tiễn, chủ nhiệm đề tài là Th.S Đào Văn Dũng. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xây dựng được quy trình công nghệ lưu trữ nước ngọt trong tầng chứa nước mặn ở vùng đồng bằng sông Hồng dựa trên mô hình ASR, bổ cập nước qua các giếng là một loại công nghệ cụ thể để bổ cập nước vào tầng chứa nước, thường được gọi là bổ cập tầng chứa nước được quản lý.

Để áp dụng thành công lưu trữ nước ngọt trong tầng chứa nước mặn cần có sự nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng đúng đắn các quy trình cụ thể. Quy trình của việc xây dựng thiết kế và vận hành một dự án được đề xuất như sau:

– Quy trình xây dựng – vận hành thử nghiệm

Sau khi nghiên cứu tổng quan, xác định được vị trí, lưu lượng cũng như khả năng đáp ứng của các tầng chứa nước, quy trình vận hành mô hình được đề xuất dưới đây là các bước cần thiết để đảm bảo vận hành công trình bền vững và ổn định. Cụ thể như sau:

Bước 1: Nghiên cứu, thăm dò địa tầng khu vực

+ Khoan thăm dò, lấy mẫu: Lấy mẫu toàn chiều sâu lỗ khoan

+ Đo Karota: Xác định chính xác địa tầng, mức độ đồng nhất của đất đá, độ mặn của nước trong tầng chứa nước,

+ Thiết kế giếng ASR cấu trúc phù hợp.

+ Khoan doa, chống ống và bơm thổi rửa.

+ Bơm thí nghiệm: Tiến hành bơm thí nghiệm với lưu lượng tốt nhất của giếng, tính toán thông số địa chất thủy văn, độ lỗ rỗng hữu hiệu của đất đá. Lấy và phân tích chất lượng nước.

Bước 2: Vận hành thử nghiệm, đánh giá khả năng lưu trữ

+ Trên cở sở kết quả bơm thí nghiệm, tiến hành thiết kế vận hành thử nghiệm hệ thống với ít nhất 3 vòng thí nghiệm, với thời gian thí nghiệm tương đương với khoảng thời gian vận hành chính thức. Lưu lượng ép và lưu lượng hút lấy bằng ½ lưu lượng bơm thí nghiệm.

+ Tính toán: hệ số thu hồi theo thời gian ở các vòng thí nghiệm.

+ Đánh giá chất lượng nước thu hồi theo thời gian của các vòng thí nghiệm (Quan trắc độ mặn theo thời gian, lấy mẫu đánh giá chất lượng nước).

+ Xây dựng đồ thị về sự thay đổi độ mặn của nước theo thời gian để tính toán các khoảng thời gian lưu trữ và thu hồi hiệu quả.

– Quy trình vận hành sản xuất

Trên cơ sở các kết quả vận hành thử nghiệm tiến hành xây dựng quy trình vận hành sản xuất bao gồm các yếu tố sau:

+ Xác định khoảng thời gian bổ cập – lưu trữ và thu hồi: tính toán thời gian bổ cập và lưu trữ theo hiện trạng và mục tiêu của mỗi nhà máy nước hoặc đơn vị dùng nước.

+ Thiết kế quy trình: Bao gồm các thiết bị trong, ngoài giếng bổ cập – khai thác như máy bơm, hệ thống quan trắc.

+ Xác định quy trình bổ cập, thau rửa, thu hồi của các giếng ASR.

Một trong những vấn đề chính trong hoạt động của hệ thống ASR là công suất của giếng giảm xuống do tắc giếng (hiện tượng Clogging), đặc biệt là khi nước bổ cập có chứa nồng độ tổng chất rắn lơ lửng đáng kể kết hợp với tầng chứa nước hạt mịn. Việc tắc nghẽn giếng có thể được ngăn ngừa bằng cách xử lý trước nguồn nước bổ cập hoặc bằng cách rửa ngược thường xuyên. Một giếng bị tắc có thể được phục hồi bằng cách cọ rửa vật lý, axit hóa, phun và tẩy (Olsthoorn, 1982).

Quá trình vận hành mô hình lưu trữ kết hợp với quá trình vận hành của nhà máy nước trong điều kiện hiện nay đảm bảo cho việc lưu trữ nguồn nước ngọt trong thời gian lâu dài, không tốn chi phí và mặt bằng. Công nghệ này là cơ sở khoa học cần được áp dụng cho lưu trữ nguồn nước ngọt trong các tầng chứa nước mặn đến các nhà máy, đơn vị khai thác sử dụng nước, đặc biệt là tại các khu vực ven biển, nơi thường phải chịu tác động lớn từ hạn hán và xâm nhập mặn.

Qua những nội dung mà chúng tôi đã đề cập ở trên chúng ta nhận thấy: Để giải quyết những bài toán phức tạp về thiết bị và công nghệ nảy sinh từ thực tế sản xuất - Sức mạnh trí tuệ, bản lĩnh và tiềm năng nhân lực trong nước đã phát huy thật tốt một khi công tác R&D được quan tâm và đầu tư đúng mức.Cái gì làm được, làm tốt chúng ta hãy cố gắng làm cho đất nước, mặt khác cũng xin lưu ý các cấp lãnh đạo nên chỉ đạo khuyến khích nguồn tài nguyên trí tuệ trong nước và hãy cho họ làm. Thiết nghĩ, nếu được nhìn nhận và đầu tư đúng đắn chúng ta còn làm được rất nhiều, phục vụ thiết thực cho sự phát triển của đơn vị nói riêng, cũng như đối với sự phát triển khoa học công nghệ của đất nược nói chung.

Các hình thức giám sát thi công đề án thăm dò khoáng sản được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Thông tư 44/2016/TT-BTNMT bao gồm:

- Giám sát trực tiếp là hình thức giám sát tại thực địa được tiến hành trong quá trình thi công Đề án thăm dò khoáng sản.

- Giám sát gián tiếp là hình thức giám sát sau khi kết thúc thi công các hạng mục của Đề án thăm dò khoáng sản trên cơ sở hồ sơ pháp lý, kỹ thuật và tài liệu nguyên thủy theo quy định.

Tải về mẫu Đề án thăm dò khoáng sản mới nhất 2023: Tại Đây

Kết quả đo karota trong khoan thăm do là gì năm 2024

Giám sát thi công đề án thăm dò khoáng sản

Căn cứ và nguyên tắc giám sát thi công đề án thăm dò khoáng sản

Về căn cứ giám sát thi công đề án thăm dò khoáng sản được quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 158/2016/NĐ-CP bao gồm:

- Giấy phép thăm dò khoáng sản; Đề án thăm dò khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thăm dò thẩm định;

- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản.

Và tại khoản 2 Điều 30 Nghị định 158/2016/NĐ-CP quy định về nguyên tắc giám sát thi công đề án thăm dò khoáng sản như sau:

- Bảo đảm phạm vi, nội dung giám sát;

- Không gây cản trở hoạt động của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản;

- Các thông tin phục vụ công tác giám sát phải đầy đủ, kịp thời, chuẩn xác, trung thực và minh bạch;

- Kết quả giám sát, đánh giá phải được xử lý và phải được lưu trữ đầy đủ

Nội dung giám sát thi công đề án thăm dò khoáng sản

* Nội dung giám sát trực tiếp theo Điều 4 Thông tư 44/2016/TT-BTNMT quy định như sau:

- Các công trình khai đào (hố, hào, giếng, lò): mô tả tóm tắt diễn biến quá trình thi công công trình tại thực địa; xác nhận chính xác: thiết bị, nhân lực thi công, vị trí công trình, kích thước công trình, bề dày thân khoáng sản (nếu có), khối lượng thực hiện. Các nội dung này phải ghi đầy đủ vào biên bản giám sát khi kết thúc công trình theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này và các quy định tại khoản 7 Điều này.

- Khoan: mô tả tóm tắt diễn biến quá trình thi công khoan tại thực địa; xác nhận chính xác: thiết bị, nhân lực thi công, vị trí, tỷ lệ mẫu lõi khoan, khối lượng thực hiện, vách, trụ thân khoáng sản. Các nội dung này phải ghi đầy đủ vào biên bản giám sát khi kết thúc công trình theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này và các quy định tại khoản 7 Điều này.

- Đo karota lỗ khoan: mô tả tóm tắt diễn biến quá trình đo tại thực địa; xác nhận chính xác: thiết bị, nhân lực, phương pháp, khối lượng thực hiện. Các nội dung này phải ghi đầy đủ vào biên bản giám sát khi kết thúc công trình theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này và các quy định tại khoản 7 Điều này.

- Bơm, hút nước thí nghiệm: mô tả tóm tắt diễn biến quá trình thực hiện tại thực địa; xác nhận chính xác: thiết bị, nhân lực, thời gian, khối lượng thực hiện. Các nội dung này phải ghi đầy đủ vào biên bản giám sát khi kết thúc công trình theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này và các quy định tại khoản 7 Điều này.

- Lấy mẫu tại các công trình khai đào, khoan, mẫu công nghệ, moong khai thác thử nghiệm:

Lấy mẫu rãnh trong các công trình khai đào phải được giám sát tại công trình; mẫu lõi khoan được giám sát tại nơi cưa, cắt mẫu; mẫu công nghệ, mẫu thể trọng lớn được giám sát khi thực hiện. Công tác giám sát phải xác định: vị trí, phương pháp, thiết bị, kích thước, trọng lượng mẫu. Các nội dung này phải ghi đầy đủ vào biên bản giám sát khi kết thúc hạng mục công việc theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này và các quy định tại khoản 7 Điều này.

Trường hợp thăm dò khoáng sản sử dụng làm đá ốp lát thì việc giám sát moong khai thác thử phải ghi nhận được tỷ lệ thu hồi đá khối thành phẩm theo kích cỡ khác nhau.

- Gia công mẫu (đối với các loại mẫu gia công tại thực địa): ghi chép đầy đủ về trình tự, quy trình gia công; xác nhận số lượng mẫu, trọng lượng sau gia công. Các nội dung này phải ghi đầy đủ vào biên bản giám sát khi kết thúc công việc theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này và các quy định tại khoản 7 Điều này.

- Các nội dung giám sát quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và khoản 6 Điều này phải ghi đầy đủ vào sổ nhật ký giám sát theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

* Nội dung giám sát gián tiếp được quy định tại Điều 5 Thông tư 44/2016/TT-BTNMT như sau:

- Kiểm tra tài liệu nguyên thủy gồm:

+ Hồ sơ pháp lý liên quan đến quyết định đầu tư, nghiệm thu công trình;

+ Hồ sơ thi công liên quan đến công trình thăm dò; vị trí các công trình thăm dò, mẫu lõi khoan, kết quả đo karota, nhật ký, ảnh chụp, thiết đồ công trình, kết quả phân tích mẫu các loại, bản đồ các loại;

+ Kiểm tra, đánh giá quyết định số lượng công trình thăm dò đạt chất lượng theo Đề án thăm dò được phê duyệt; tính hợp lý của số liệu đã thu thập tại thực địa theo từng hạng mục công việc thăm dò.

- Nhận xét, đánh giá số lượng, chất lượng thi công thăm dò, tính phù hợp về trình tự thi công, hệ phương pháp kỹ thuật thăm dò. Xác nhận khối lượng, chất lượng thu thập tài liệu nguyên thủy.

Như vậy, có hai hình thức giám sát thi công đề án thăm dò khoáng sản là giám sát thi công trực tiếp và giám sát thi công gián tiếp. Theo đó, khi thực hiện giám sát thi công đề án thăm dò khoáng sản phải dựa trên căn cứ, nguyên tắc giám sát và thực hiện đúng với nội dung giám sát thi công đề án thăm dò khoáng sản của mỗi hình thức giám sát theo quy định của pháp luật.