Khoa học và công nghệ là gì GDCD 11

Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 11 – Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Sách giải bài tập công nghệ 11 – Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 11

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 11

Trả lời:

   – Nhiệm vụ của sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.

   – VD: Hỗ trợ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn như miễn, giảm học phí cho con em thương, liệt sĩ, cấp học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, hỗ trợ con em vùng sâu vùng xa, vùng các dân tộc thiểu số được đến trường,…

Trả lời:

   Phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo:

   – Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo.

   – Mở rộng quy mô giáo dục từ mầm non đến giáo dục đại học, tăng nhanh dạy nghề và trung cấp chuyên nghiệp.

   – Ưu tiên đầu tư cho giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa nhà trường.

   – Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo mọi điều kiện để người nghèo có cơ hội được học tập, người giỏi được phát huy tài năng.

   – Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục đáp ứng nhu cầu học thường xuyên, học suốt đời của nhân dân.

   – Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo.

Trả lời:

   – Khoa học và công nghệ có nhiệm vụ:

      + Giải đáp kịp thời những vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra;

      + Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;

      + Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân;

      + Nâng cao trình độ quản lí, hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ.

   – Ví dụ: Áp dụng KHKT trong nông nghiệp dùng máy cày, máy cấy, máy gặt thay cho sức lao động của con người. Các sáng kiến tái chế rác thải làm đồ cùng gia đình; công nghệ trồng nấm cao cấp, trồng rau trong mô hình nhà kính…

Trả lời:

   – Đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ nhằm khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, lí luận.

   – Tạo thị trường cho khoa học công nghệ; thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, hoàn thiện cơ sở pháp lí và nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật về sở hữu trí tuệ, trọng dụng nhân tài.

   – Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ, tập trung nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng.

   – Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, đẩy mạnh nghiên cứu các lĩnh vực khoa học xã hội, ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới.

Trả lời:

    – Nhiệm vụ của văn hóa là: xây dựng nên văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo.

    – Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa thể hiện tinh thần yêu nước và tiến bộ xã hội theo lí tưởng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc, bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.

Trả lời:

   Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc:

   – Làm cho chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân.

   – Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc. Đồng thời coi trọng việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh của đất nước.

   – Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

   – Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân.

   Ví dụ:

   – Vào những ngày lễ hội, địa phương em vẫn giữ gìn các nghi lễ truyền thống, hát quan họ giao duyên,…

   – Ngày 10/3 âm lịch hàng năm là ngày quốc giỗ của dân tộc ta.

   – Trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa của dân tộc.

Trả lời:

   Trách nhiệm đối với các chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa:

   – Tin tưởng và chấp hành đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa.

   – Thường xuyên nâng cao trình độ học vấn, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

   – Ra sức trau dồi phẩm chất đạo đức, chiếm lĩnh kiến thức khoa học kĩ thuật hiện đại để thực hiện ước mơ làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh.

   – Có quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, biết phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

Trả lời:

       – “Tiên học lễ – hậu học văn”

       – “Muốn sang thì bắc cầu Kiều

   Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy”

       – Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

       – Trên kính, dưới nhường

       – “ Công cha như núi Thái Sơn

   Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

   Một lòng thờ mẹ kính cha

   Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

       – “Núi cao bởi có đất bồi

    Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu

       Muôn dòng sông đổ biển sâu

    Biển chê sông cạn biển đâu sóng còn”

       – “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”

       – “Bầu ơi thương lấy bí cùng

   Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Bài 13:CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂNHÓA (tiết 2)I. MỤC TIÊU BÀI HỌC1. Về kiến thức- Nêu được nhiệm vụ, phương hướng, biện pháp cơ bản để phát triển khoa học vàcông nghệ ở Việt Nam hiện nay.- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách khoa học vàcông nghệ.2. Về kĩ năng- Biết tham gia tuyên truyền và thực hiện chính sách khoa học và công nghệ phùhợp với khả năng của bản thân.- Biết đánh giá một số hiện tượng gần gũi trong cuộc sống liên quan đến chínhsách khoa học và công nghệ.3. Về thái độ- Tin tưởng, ủng hộ chính sách khoa học và công nghệ của Nhà nước ta.- Có ý thức phê phán những việc làm vi phạm chính sách khoa học và công nghệcủa Nhà nước.II. KIẾN THỨC CƠ BẢN, TRỌNG TÂM1. Các đơn vị kiến thức trong bài học- Nhiệm vụ, phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ ở ViệtNam hiện nay.- Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách khoa học và côngnghệ của Nhà nước ta.2. Trọng tâm kiến thức của bài họcTiết 2. Phương hướng cơ bản để phát triển KH và CN ở nước ta hiện nay.III. KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀIKỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng phảnhồi/ lắng nghe tích cực và kỹ năng hợp tác.IV. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNGĐàm thoại, thuyết trình, thảo luận nhóm, v.v.V. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC- Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD 11;- Chuẩn kiến thức kỹ năng môn GDCD ở THPT;- Chương trình giảm tải của Bộ GD&ĐT;- Phiếu học tập;- Bảng phụ; v.v.VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌCTIẾT 21. Ổn định lớp2. Kiểm tra bài cũCâu hỏi: Trình bày phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo?Trách nhiệm của em đối với chính sách giáo dục và đào tạo là gì?Gợi ý:* Những phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo:+ Nâng cao chất lượng, hiệu quả của giáo dục và đào tạo;+ Mở rộng quy mô giáo dục;+ Ưu tiên đầu tư cho giáo dục;+ Thực hiện công bằng, xã hội trong giáo dục;+ Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục;+ Tăng cường hợp tác quốc tế về GD&ĐT.* Trách nhiệm của học sinh đối với chính sách giáo dục và đào tạo:+ Bồi dưỡng tinh thần học tập thường xuyên, học tập suốt đời;+ Tìm kiếm và lựa chọn phương pháp học tập phù hợp, hiệu quả;+ Học tập mọi lúc, mọi nơi và bằng mọi hình thức để không ngừng nâng cao trìnhđộ học vấn;+ Có kiến thức vững chắc và định hướng nghề nghiệp đúng đắn, phù hợp với bảnthân.+ Có cuộc sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội.3. Dạy bài mới3.1. Giới thiệu bài họcCác em thân mến!Cùng với giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ được Đảng và Nhà nước taxác định là quốc sách hàng đầu. Vậy nội dung của chính sách khoa học và công nghệ làgì? Bây giờ, chúng ta cùng đi vào Tiết 2 của bài 13: “Chính sách giáo dục và đào tạo,khoa học và công nghệ, văn hóa”.3.2. Tổ chức dạy học bài mới (tiết 2)Hoạt động của GV và HSHoạt động 1: Đàm thoại, thuyết trình để làm rõnhiệm cụ của KH và CN.Ghi bảng2. Chính sách khoa học vàcông nghệa. Nhiệm vụ của khoa họcvà công nghệ- GV dẫn dắt: Theo quan điểm của CN Mác –Lênin, con người có thể nhận thức được thế giớikhách quan. Quá trình nhận thức đem lại cho conngười những kinh nghiệm, tri thức. Tuy nhiên, khôngphải nhận thức nào của con người cũng là chính xác,đúng đắn; và chỉ có những tri thức đúng mới đượcxem là tri thức khoa học.Vào thời Trung cổ ở châu Âu từng có quan niệmcho rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, Trái Đấtđứng yên và Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất.Theo em, quan niệm đó đúng hay sai?- HS trả lời:- GV nhận xét và hỏi: Theo em, ai là người đầutiên đưa ra thuyết Nhật tâm?- HS trả lời:- GV nhận xét, bổ sung: Nhà Thiên văn học BaLan_Côpernic đã vứt bỏ những trói buộc hàng nghìnnăm của thế lực tôn giáo (Kito giáo), đưa ra thuyếtNhật tâm (Mặt Trời là trung tâm), giúp nhân loại cómột bước tiến dài về nhận thức.Sau đó, Galileo là người đã kế thừa và phát triểnhọc thuyết này. (Bị coi là tội phạm, nhà bác học giàbuộc phải thề từ bỏ ý kiến cho rằng trái đất quay.Nhưng vừa bước ra khỏi cửa toà án giáo hội, ông đãbực tức nói to:- Dù sao trái đất vẫn quay!Ga- li- lê phải trải qua những năm cuối đời trongcảnh tù đày. Nhưng cuối cùng, lẽ phải đã thắng. Tưtưởng của hai nhà bác học dũng cảm đã trở thànhchân lí giản dị trong đời sống ngày nay).- GV: Vậy theo các em, để biết một tri thức là đúngđắn hay sai lầm ta dựa vào đâu?- HS trả lời:- GV nhận xét, bổ sung: Để biết một tri thức làđúng đắn hay sai lầm ta dựa vào thực tiễn. Thực tiễnlà tiêu chuẩn của chân lý.Vậy, theo em khoa học là gì?- HS trả lời:- GV nhận xét, kết luận:Khoa học là hệ thống những tri thức được khái quátvà kiểm nghiệm trong thực tiễn.VD: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhânvăn,…- GV dẫn dắt: Ngành sinh học nghiên cứu về tếbào, tìm được các tri thức về tế bào (bản đồ gen,...)và đem sự phát hiện đó vào lai giống, tạo ra nhữngsản phẩm nông nghiệp chất lượng cao. Quá trình đóđược gọi là công nghệ. Vậy, theo em công nghệ làgì?- HS trả lời:- GV nhận xét, kết luận:+ Công nghệ là tập hợp các phương tiện, giải phápvà cách thức tổ chức hoạt động của con người nhằmsử dụng các tri thức khoa học vào thực tiễn nhằmmang lại hiệu quả cao.+ Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng caovề nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệhiện đại; nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng, tínhnăng vượt trội, trị giá gia tăng cao và thân thiện vớimôi trường.VD: Công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vàtruyền thông, công nghệ vũ trụ, công nghệ vật liệumới,công nghệ tự động hóa, ...- GV hỏi: Em hãy cho biết vai trò của KH và CN làgì?- HS trả lời:- GV nhận xét, bổ sung:+ Làm cho đất nước phát triển nhanh, giàu có.+ Nền kinh tế có sức cạnh tranh mạnh mẽ.=> Ở nước ta, khoa học công nghệ là quốc sáchhàng đầu, là động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triểnđất nước.- GV hỏi: Vậy, theo các em KH và CN có nhiệm vụgì?- HS trả lời:- GV kết luận và ghi bảng:- Giải đáp kịp thời những vấnđề lí luận và thực tiễn do cuộcsống đặt ra.- Cung cấp những luận cứkhoa học và việc hoạch địnhđường lối, chủ trương, chínhsách của Đảng và Nhà nước.- Đổi mới và nâng cao trìnhđộ công nghệ trong toàn bộnền kinh tế quốc dân.- Nâng cao trình độ quản lí,hiệu quả của hoặc động khoa- GV lấy ví dụ giải thích để HS hiểu được một số học và công nghệ.nhiệm vụ của khoa học và công nghệ:+ Khi khoa học phát triển, đã giải thích được hiệntượng những đốm lửa xanh bay lơ lửng ở nghĩa địamà ta vẫn gọi là “ma trơi”.(Hiện tượng “ma trơi” theo góc nhìn khoa học:Thật ra đây không phải là hiện tượng ma quỷ nhưchúng ta tưởng tượng. Trong xương và não người cónhiều photpho, sau khi chết, các vi khuẩn sẽ phânhủy xác và sinh ra photphin (PH3) và điphotphin(P2H4).PH3 chỉ có thể bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ150 độ C, tuy nhiên, do có lẫn P2H4 nên cả hai sẽ tựbốc cháy trong không khí ở điều kiện thường.Ở nghĩa địa, những chất độc hại này len lỏi theo đấtthoát ra và bốc cháy ngay khi tiếp xúc với không khítrên mặt đất.Đó chính là nguyên nhân tạo nên ngọn lửa đốmxanh. Thật ra phản ứng hóa học này xuất hiện cảngày lẫn đêm, tuy nhiên ánh sáng ban ngày làm takhông nhìn thấy được, mà chỉ có thể nhìn rõ vào banđêm.Tóm lại, ma trơi là một hiện tượng hóa học rất bìnhthường xảy ra trong tự nhiên. Nó làm cho con ngườisợ hãi vì nó thường “xuất hiện” tại những khu nghĩađịa u ám).+ Giải đáp các vấn đề lý luận về con đường đi lênCNXH ở nước ta; các bước của quá trình CNH,HĐH đất nước; hay các chính sách dân số, việclàm,... đều phải dựa vào luận cứ khoa học.+ Hiện nay, ở Việt Nam, tuy trình độ khoa học –công nghệ được nâng cao, nhưng so với các nướctrong khu vực và trên thế giới thì trình độ khoa họcvà công nghệ của nước ta còn yếu kém. (ví dụ: Sảnxuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, thủ công; công nghệkhai thác khoáng sản còn lạc hậu, gậy phung phí, ônhiễm môi trường,...)- GV chuyển ý: Để thực hiện những nhiệm vụtrên, yêu cầu Đảng và Nhà nước ta phải có nhữngphương hướng tích cực nhất, để nâng cao năng lựcvà hiệu quả hoạt động KH và CN ở nước ta. Vậynhững phương hướng đó là gì? Chúng ta cùng đi vàophần tiếp theo của bài b. Phương hướng cơ bản đểphát triển khoa học và công nghệ.Hoạt động 2: Thuyết trình, đàm thoại, thảob. Phương hướng cơ bản đểluận nhóm để làm rõ phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và côngphát triển KH và CN.- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhómmột phiếu học tập có ghi câu hỏi, yêu cầu cho cácnhóm. Thời gian thảo luận là 4 phút.Câu 1: Em hãy nêu những phương hướng cơ bảnđể phát triển khoa học và công nghệ? Để đổi mới cơchế quản lí khoa học và công nghệ, Đảng và Nhànghệnước ta phải làm gì?Câu 2: Thế nào gọi là thị trường khoa học – côngnghệ? Để tạo thị trường cho khoa học và công nghệ,Đảng và Nhà nước ta phải làm gì? Hãy kể tên một sốthành tựu khoa học công nghệ tiên tiến ở nước ta màem biết?Câu 3: Để xây dựng tiềm lực khoa học và côngnghệ, Đảng và Nhà nước ta phải làm gì? Tại saophải hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học – côngnghệ?Câu 4: Để tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm,Đảng và Nhà nước ta phải làm gì? Em hãy kể tênmột số khu công nghệ cao ở nước ta mà em biết?- HS tiến hành thảo luận và trả lời:- GV nhận xét và kết luận:Nhóm 1:+ Phương hướng cơ bản để phát triển khoa học vàcông nghệ:- Đổi mới cơ chế quản líkhoa học và công nghệ.- Tạo thị trường cho khoa họcvà công nghệ.- Xây dựng tiềm lực khoa họcvà công nghệ.- Tập trung vào các nhiệm vụtrọng tâm.+ Nhà nước phải đầu tư ngân sách vào các chươngtrình nghiên cứu quốc gia đạt trình độ khu vực và thếgiới; huy động các nguồn lực để đi nhanh vào một sốlĩnh vực sử dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến.Nhóm 2:+ Thị trường khoa học – công nghệ: là nơi diễn racác hoạt động giao dịch, mua bán KH – CN. (Ví dụ:mua bán các sáng chế, các bí quyết, phương án côngnghệ, ...)+ Nhà nước ta phải tạo ra một môi trường cạnhtranh bình đẳng, thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoahọc và công nghệ, đổi mới công nghệ, hoàn thiện cơsở pháp lí và nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật vềsở hữu trí tuệ, trọng dụng nhân tài. (Luật sở hữu trítuệ 2005)+ Trong khoảng 10 năm trở lại đây, việc áp dụngtrình độ KH – CN tiên tiến vào thực tiễn đạt đượcnhững thành tựu đáng kể mang tầm quốc tế trên tấtcả các lĩnh vực:Y học: Nghiên cứu và sản xuất thành công vắcxinphòng bệnh cho trẻ em _ Vắcxin Rotavin-M1; Thànhcông trong việc ghép tạng người _ ca ghép tim đầutiên ở Việt Nam năm 2010; Phương pháp phẫu thuậtnội soi cắt các khối u tuyến tụy; ...Năng lượng nguyên tử: Ứng dụng đồng vị phóngxạ phục vụ kinh tế - xã hội.Công nghệ thông tin: Phàn mềm diệt virut Bkav;Phần mềm đánh giá rủi ro động đất ArcRisk.Nhóm 3:+ Tập trung nghiên cứu cơ bản định hướng ứngdụng; Nhà nước coi trọng việc nâng cao chất lượng,tăng thêm số lượng đội ngũ cán bộ khoa học; tăngcường cơ sở vật chất – kĩ thuật; đẩy mạnh hợp tácquốc tế trong nghiên cứu khoa học và công nghệ.+ Hợp tác trong lĩnh vực khoa học – công nghệ:Học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu những thành tựu tiêntiến của các nước trên thế giới; Tranh thủ đầu tư củaquốc tế; Đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượngcao; Thúc đẩy sự phát triển của đất nước; v.v.Nhóm 4: Để “Tập trung vào các nhiệm vụ trọngtâm” Đảng và Nhà nước ta phải làm gì?+ Đẩy mạnh nghiên cứu các lĩnh vực khoa học xãhội, ứng dụng, chuyển giao, công nghệ phục vụ pháttriển nông nghiệp, nông thôn, phát triển công nghệthông tin, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệumới.+ Khu công nghệ cao ở nước ta: Khu CNC HòaLạc (Hà Nội); khu CNC TP Hồ Chí Minh; khu CNCĐà Nẵng (Hòa Liên, Hòa Ninh - Hòa Vang).- GV chuyển ý: Để những phương hướng trên thànhcông, HS cần có trách nhiệm gì đối với chính sáchkhoa học và công nghệ? Chúng ta cùng chuyển quaphần tiếp theo của bài.Hoạt động 3: Đàm thoại để tìm hiểu trách nhiệmcông dân đối với chính sách KH và CN.c. Trách nhiệm của học sinhđối với chính sách khoa họcvà công nghệ- GV đưa ra câu hỏi chung cho cả lớp: Là học sinhđang còn ngồi trên ghế nhà trường, các em phải làmgì để góp phần thực hiện tốt chính sách KH và CN?- HS trả lời:- GV nhận xét, kết luận:+ Học tập thật tốt.+ Không ngừng tìm kiếm đểtrau dồi kiến thức về KH vàCN.+ Thường xuyên nâng caotrình độ học vấn có thể tiếp thuvà ứng dụng thành tựu khoahọc, công nghệ nhằm nâng caochất lượng sản phẩm.+ Không ngừng sáng tạotrong lao động để tìm kiếm vàphát hiện những phương phápmới.4. Củng cố- GV nhắc lại trọng tâm nội dung tiết học:+ Những nhiệm cụ cơ bản của KH và CN.+ Những phương hướng cơ bản để phát triển KH và CN của nước ta.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà- Học sinh làm câu hỏi, bài tập 3 tr.109 SGK- Đọc trước nội dung tiếp theo của bài học.6. Nhận xét, đánh giá tiết học............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................