Tại sao móng tay bị sần sùi

  • 04:06 24/07/2020
  • Xếp hạng 4.97/5 với 20598 phiếu bầu

Móng tay, móng chân dày sừng, sần sùi có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý. Tuy không gây nguy hiểm nhưng khiến cho người bệnh khó chịu, đau đớn.

Móng tay, móng chân được cấu tạo bởi chất sừng có nhiều lưu huỳnh, cứng và có chức năng bảo vệ đầu các ngón trong đời sống sinh hoạt và làm việc hàng ngày. Tương tự như các bộ phận khác trên cơ thể, móng tay và móng chân cũng có thể bị một số bệnh lý do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm... gây ra.

Bệnh lý về móng tay và móng chân có thể do các nguyên nhân như: chấn thương; biểu hiện của bệnh về da (ví dụ như bệnh vẩy nến, nấm móng...); nhiễm vi khuẩn, nhiễm nấm; u tân sinh tại móng hoặc cũng có thể là một triệu chứng của bệnh lý toàn thân (như tim mạch, tâm phế mạn, viêm bì cơ...). Khi móng tay, móng chân sần sùi, dày sừng thường kèm theo một số triệu chứng khác như:

  • Màu sắc móng tay, móng chân khác thường, có thể là màu vàng, ố, nâu, đen.
  • Bên cạnh việc móng chân và móng tay dày sừng, sần sùi thì có thể khô, xốp, dễ bị gãy.
  • Xuất hiện một số vết ngang dọc trên móng hoặc phủ một lớp cát mịn làm móng khác với ban đầu.
  • Nếu tình trạng này để lâu dài sẽ gây ra đau nhức, sưng đỏ, nặng hơn gây chảy máu hoặc mủ nằm bên trong móng nên có mùi khó chịu, dẫn đến bong tróc, tổn thương móng và khu vực lân cận..

Tại sao móng tay bị sần sùi

Móng chân dày sừng lâu ngày có thể bị đau nhức và có máu mủ bên trong


2.1 Nấm móng Candida

Nấm móng Candida thường gây bệnh ở móng tay khiến móng tay dày sừng, viêm quanh móng mạn tính là một số các loại bệnh do nấm candida gây nên. Nguyên nhân nhiễm nấm Candida là do con người làm việc trong môi trường bí và ẩm ướt, tiếp xúc với nhiều thực phẩm... Do vậy, để việc điều trị bệnh nấm móng Candida hiệu quả, người bệnh cần lưu ý như sau:

  • Cải thiện môi trường thường xuyên phải làm việc.
  • Vệ sinh đúng cách các ngón tay sau khi làm việc ở môi trường bí và ẩm ướt, tiếp xúc với nhiều thực phẩm.
  • Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị. Các thuốc thường được dùng để điều trị là kem bôi tại chỗ Lamisil, Nizoral... và thuốc uống Fluconazol, Itraconazol hoặc Ketocnazol.

2.2. Nấm móng do các loại nấm sợi

Biểu hiện của loại nấm này là gây thương tổn ở bờ tự do của móng hoặc cạnh móng tay và móng chân. Nấm móng ở dạng này thường do chủng nấm Trichophyton rubrum gây nên. Các triệu chứng bao gồm:

  • Móng tay, móng chân lên và dẫn đến việc rất dễ gãy.
  • Nấm sẽ ăn dần móng từ bờ tự do vào, sau đó nó có thể ăn hết toàn bộ móng.
  • Nó có thể gây nên nấm da ở vùng lân cận hoặc vùng da khác trên cơ thể.
  • Sau khi điều trị khỏi, móng sẽ mọc ra bình thường.

Việc điều trị nấm móng do các loại nấm sợi như sau:

  • Cải thiện môi trường xung quanh.
  • Vệ sinh ngón tay, ngón chân thường xuyên
  • Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị.

Tại sao móng tay bị sần sùi

Vệ sinh tay chân thường xuyên để điều trị nấm móng do các loại nấm sợi

2.3. Viêm móng và quanh móng

Bệnh này hiện rất hay gặp vì liên quan đến viêm da dị ứng do tiếp xúc với hóa chất. Vì vậy, những người hay tiếp xúc với hóa chất như: giặt giũ, rửa bát chén mà không sử dụng găng tay bảo vệ; làm đẹp móng không cẩn thận sẽ dễ gây viêm móng và quanh móng. Bệnh sẽ trở nên nặng hơn khi người bệnh bị bội nhiễm. Khi bị viêm móng và quanh móng, các biểu hiện thường gặp là:

  • Móng tay bị viêm, kéo theo viêm quanh móng mạn tính hoặc viêm cấp tính
  • Do bị viêm nên vùng da quanh móng bị đỏ, đau và có thể có mủ
  • Móng tay lâu ngày bị teo, đổi màu vàng hoặc xanh và đen
  • Mặt móng bị sần sùi, kẻ vạch, móng dày và có thể bị tách ra khỏi nền móng.
  • Trường hợp nặng có thể bị áp xe nền móng.
  • Bị nấm móng ở một hay nhiều móng.

Khi mắc bệnh, da bàn tay, ngón tay cũng bị bệnh thường gọi là á sừng. Việc điều trị bệnh cần phải:

  • Tránh tiếp xúc với hóa chất, nước bằng cách đi găng tay bảo vệ khi làm việc.
  • Tiếp theo, người bệnh cần được điều trị nhiễm trùng nếu có
  • Điều trị viêm da bằng các loại thuốc có chứa corticoid.

2.4. Bệnh móng bị tách

Bệnh móng bị tách cũng là bệnh thường gặp nhiều hiện nay. Bệnh có thể là biểu hiện của các bệnh vẩy nến, nhiễm nấm móng, thuốc, tiếp xúc với hóa chất hoặc chấn thương. Các nguyên nhân gây móng tách và phương pháp điều trị như sau:

  • Bệnh vẩy nến, nhiễm khuẩn, do nấm khiến móng tách thì cần phải điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Tại sao móng tay bị sần sùi

Nếu móng tay bị tách bạn nên đến gặp bái sĩ để khám và điều trị theo phác đồ

  • Móng tách do chấn thương hoặc do tiếp xúc hóa chất. Trường hợp này móng bị tách dần, có thể một vài móng và móng trở nên mỏng hơn. Khi bắt đầu bị bệnh thì chỉ bị tách một phần, nhưng lâu dài có thể móng tách khỏi nền móng, giữa móng và nền móng sẽ có khe hở rộng, móng trở nên đục hơn. Chấn thương này thường là do người bệnh phải sử dụng bàn tay làm việc như đánh máy, làm công việc hàng ngày...

Điều trị móng bị tách phải mất thời gian khá dài và cần được bác sĩ chuyên khoa theo dõi định kỳ. Việc người bệnh phải làm là tránh chấn thương hoặc tiếp xúc trực tiếp với hóa chất gây móng tách.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nước và nước ngoài, giàu kinh nghiệm.

Hệ thống thiết bị y tế hiện đại, tối tân, sở hữu nhiều máy móc tốt nhất trên thế giới giúp phát hiện ra nhiều căn bệnh khó, nguy hiểm trong thời gian ngắn, hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị của bác sĩ hiệu quả nhất. Không gian bệnh viện được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

https://cdn.youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2020/01/7.mp3?_=1

Hầu hết nhiều người không chú ý quá nhiều vào móng tay vì nghĩ nó không quan trọng. Đặc điểm của móng khỏe mạnh đó là bề mặt trơn láng, hồng hào, móng trông bóng và không có gờ sọc hay đổi màu. Khi móng thay đổi màu sắc, bề mặt, hình dạng hay xuất hiện dấu hiệu bất thường có thể báo hiệu cơ thể bạn đang gặp vấn đề. Vậy móng bất thường cụ thể báo hiệu điều gì? Hãy cùng YouMed tìm hiểu ngay để phát hiện sớm hay phòng ngừa hậu quả nghiêm trọng do móng gặp vấn đề gây ra nhé.

Móng tay gồ ghề

Bình thường, một móng khỏe mạnh sẽ có bề mặt trơn láng. Khi bạn sờ trên bề mặt móng cảm nhận được chúng gồ ghề không còn được trơn láng thì là móng bất thường. Dấu hiệu này có thể cảnh báo sớm rằng bạn có thể mắc bệnh vảy nến, chàm hay viêm khớp.

Tại sao móng tay bị sần sùi
Móng tay gồ ghề là tình trạng không thể chủ quan

Khi móng tay có dấu hiệu bất thường, bạn có thể kiểm tra ngay móng tay mình đang gặp vấn đề gì, cảnh báo tình trạng sức khỏe thế nào ở trong video dưới đây.

Móng tay lõm

Móng khỏe mạnh sẽ hơi có độ cong vòm lên phía trên. Khi bề mặt móng bị lõm có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn đang bị thiếu máu thiếu sắt. Lúc này móng bất thường sẽ dẹt và lõm xuống như hình cái muỗng.

Tại sao móng tay bị sần sùi
Móng tay lõm là gì?

Móng tay nhạt màu

Móng tay có dấu hiệu bất thường còn có đặc điểm gì? Thông thường, móng có màu hồng hào là biểu hiện của cơ thể khỏe mạnh. Khi màu sắc của móng trở nên nhợt nhạt hay thậm chí có màu trắng có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Lúc này cơ thể bạn đang bị thiếu máu hay mắc các bệnh lý ở gan hoặc tim mạch.

Tại sao móng tay bị sần sùi
Móng tay nhạt màu cho thấy bạn đang gặp vấn đề sức khoẻ

Móng tay vàng

Một sự thay đổi màu sắc khác cảnh báo dấu hiệu bất thường là móng chuyển sang màu vàng. Móng vàng là biểu hiện thường thấy ở những người bị nấm móng. Khi mắc bệnh nấm móng, ngoài thay đổi màu sắc, móng còn trở nên dày và xù xì.

Ngoài ra, móng vàng còn gặp trong các trường hợp mắc bệnh lý tuyến giáp, đái tháo đường hay vảy nến. Trong trường hợp hiếm móng bất thường, cụ thể là móng vàng là chỉ chỉ điểm của bệnh lý ung thư da đang hiện diện.

Tại sao móng tay bị sần sùi
Người bị nấm móng có thể khiến móng tay có màu vàng

Móng tay nham nhở

Đầu móng trở nên nham nhở thường gặp ở những người có thói quen cắn móng tay thường xuyên. Khi đó móng liên tục chịu những tổn thương từ thói quen không tốt này dẫn đến nham nhở như bị gặm nhấm. Ngoài ra móng nham nhở còn gặp trong bệnh lý ở móng đó là nấm móng.

Tại sao móng tay bị sần sùi
Móng tay nham nhở thường gặp ở người có thói quen cắn móng tay

Móng tay dễ gãy

Móng khỏe mạnh sẽ có độ cứng chắc và không dễ dàng gãy mà không cần đến dụng cụ cắt tỉa. Khi móng dễ gãy với lực tác động nhẹ thì biểu hiện móng của bạn đang bị yếu đi. Nguyên nhân thường dẫn đến tình trạng móng bất thường, dễ gãy là do móng bị tổn thương bởi hóa chất, chất tẩy rửa thường xuyên.

Ngoài ra một số bệnh lý cũng làm móng dễ gãy như nấm móng hay bệnh lý ở tuyến giáp. Trong đó, suy giáp là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone giáp khiến cho cơ thể mệt mỏi, sút cân và bất thường ở nhiều cơ quan khác.

Móng tay dùi trống

Khi móng tay phình to như dùi trống có thể là hậu quả của tình trạng thiếu oxy lâu dài. Các bệnh lý ở phổi không cung cấp đủ oxy cho cơ thể như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn sẽ biểu hiện móng tay dùi trống. Ngoài ra, biểu hiện này có thể gặp trong bệnh lý viêm đại tràng, bệnh tim mạch hay bệnh gan.

Tại sao móng tay bị sần sùi
Móng bất thường là dấu hiệu sức khoẻ cần chú ý theo dõi

Móng tay có sọc đen

Móng bất thường xuất hiện sọc màu đen  có thể là do chấn thương khiến cho tụ máu bên dưới móng. Tuy nhiên, sọc đen cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng khác.

Nguyên nhân dẫn đến sọc đen là một bệnh lý ác tính có tên là melanoma. Đây là ung thư của tế bào sắc tố, là những tế bào bình thường ở da của chúng ta. Khi các tế bào trở nên tăng sinh bất thường sẽ gây ra ung thư và biểu hiện thường xuyên ở móng.

Tại sao móng tay bị sần sùi
Tụ máu dưới móng có thể khiến móng xuất hiện sọc đen

Móng có sọc trắng ngang

Bình thường móng chỉ có hình bán nguyệt màu trắng ở phần gốc móng. Khi xuất hiện thêm nhiều sọc ngang màu trắng là dấu hiệu bất thường.

Có thể bạn chưa biết, các chất dinh dưỡng như kẽm và protein là cần thiết cho nuôi dưỡng móng. Cơ thể thiếu những chất này sẽ biểu hiện bằng các sọc trắng ở các móng. Ngoài ra các sọc trắng còn có thể là dấu hiệu của bệnh lý ở gan hay thận.

Tại sao móng tay bị sần sùi
Móng có sọc trắng ngang là do thiếu chất gì?

Móng có sọc đốm trắng

Các đốm trắng xuất hiện ở trên bề mặt móng rất hay xảy ra và không quá nghiêm trọng. Một số trường hợp là do di truyền, còn hầu hết là do chấn thương ở giường móng. Trong trường hợp chấn thương, bạn chỉ cần chờ đợi chúng dài ra và cắt tỉa đi mà không cần can thiệp nào khác.

Tại sao móng tay bị sần sùi
Móng có sọc đốm trắng nên làm gì?

Khi móng bất thường thay đổi màu sắc, bề mặt, hình dạng hay xuất hiện dấu hiệu bất thường có thể báo hiệu cơ thể bạn đang gặp vấn đề. Vì vậy, có thói quen kiểm tra móng thường xuyên sẽ giúp sớm phát hiện các bệnh lý nghiêm trọng có thể mắc phải.

Xem thêm bài viết liên quan: