Kiểm tra viêm đường tiết niệu bằng cách nào năm 2024

Mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng bệnh viêm đường tiết niệu gây ra không ít mệt mỏi và phiền toái cho đời sống của người bệnh. Xét nghiệm viêm đường tiết niệu cần được tiến hành sớm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó có hướng điều trị thích hợp.

Menu xem nhanh:

1. Các triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là thuật ngữ chỉ bệnh lý viêm nhiễm xảy ra trên đường tiết niệu do vi khuẩn. Bệnh có thể được báo hiệu bằng các triệu chức sau:

– Thường xuyên muốn đi tiểu. – Có cảm giác muốn đi vệ sinh liên tục nhưng lượng nước tiểu trong mỗi lần đi vệ sinh rất ít. – Đau rát mỗi lần đi tiểu – Nước tiểu có màu khác, đi tiểu khó, tiểu rắt, bụng ậm ạch khó chịu. – Phụ nữ có thể bị đau vùng chậu. Đặc biệt là đau ở trung tâm của xương chậu và khu vực xung quanh khu vực của xương mu. – Nếu bị viêm nhiễm phát triển mạnh có thể lan tỏa đến thận và dạ con. Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như đau lưng, ớn lạnh, sốt, buồn nôn. Khi phát hiện có các dấu hiệu và triệu chứng nêu trên, nên nhanh chóng tới bệnh viện để khám, thực hiện các xét nghiệm viêm đường tiết biệu cần thiết.

2. Các xét nghiệm viêm đường tiết niệu

2.1. Xét nghiệm nước tiểu

Một trong những xét nghiệm viêm đường tiết niệu phổ biến nhất là xét nghiệm nước tiểu. Bác sĩ sẽ phân tích mẫu nước tiểu để tìm kiếm tế bào bạch cầu, tế bào hồng cầu và vi khuẩn nếu có. Để có kết quả xét nghiệm chính xác , mẫu nước tiểu xét nghiệm đòi hỏi phải sạch, tươi. Do đó bệnh nhân sẽ được hướng dẫn vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài. Khi bắt đầu đi tiểu, bỏ phần nước tiểu đầu, sau đó tiểu vào ống nghiệm vô trùng để gửi xuống phòng xét nghiệm.

2.2. Cấy nước tiểu

Nuôi cấy nước tiểu là một xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để tìm ra vi khuẩn hoặc vi trùng trong một mẫu nước tiểu. Xét nghiệm này giúp bác sĩ xác định loại vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu và loại thuốc điều trị phù hợp nhất.

2.3. Các xét nghiệm chẩn đoán bằng hình ảnh

Kiểm tra viêm đường tiết niệu bằng cách nào năm 2024

Bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm bằng chẩn đoán bằng hình ảnh như siêu âm, CT, MRI

Với những trường hợp thường xuyên bị nhiễm trùng nghi ngờ viêm đường tiết niệu, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bằng hình ảnh như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI). Thông thường một tác nhân tương phản hay còn gọi là “thuốc nhuộm”, được đưa vào cơ thể qua đường uống, tiêm tĩnh mạch… trước khi tiến hành chụp cắt lớp vi tính hay chụp cộng hưởng từ. Chất cản quang này giúp hình ảnh đường tiết niệu hiển thị tốt hơn trên X quang.

2.4. Nội soi bàng quang

Một xét nghiệm viêm đường tiết niệu khác là nội soi bằng quang. Nội soi bàng quang được dùng để xem bên trong bàng quang (nơi chứa nước tiểu) và niệu đạo (ống dẫn tiểu) nhằm kiểm tra, đánh giá nguyên nhân và tình trạng bệnh lý tại các bộ phận này. Bác sĩ sẽ tiến hành nội soi bằng cách dùng một ống sợi quang linh hoạt có gắn đèn để nhìn vào niệu đạo và bàng quang.

Kiểm tra viêm đường tiết niệu bằng cách nào năm 2024

Các xét nghiệm đường tiết niệu là cơ sở để các bác sĩ đưa ra hướng điều trị phù hợp

Căn cứ trên kết quả xét nghiệm này, bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị phù hợp nhất. Sử dụng thuốc kháng sinh là cách điều trị được áp dụng đầu tiên. Liều lượng và thời gian sử dụng tùy thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh cũng như tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh. Vui lòng liên hệ để biết chính xác về các bệnh viêm đường tiết niệu cũng như các xét nghiệm cần thiết.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu có thể liên quan đến niệu đạo, tuyến tiền liệt, bàng quang hoặc thận. Triệu chứng có thể không có hoặc bao gồm: tiểu dắt, tiểu gấp, tiểu buốt, đau bụng dưới, và đau vùng hông lưng. Các triệu chứng toàn thân và thậm chí là nhiễm trùng huyết có thể xảy ra nếu có nhiễm trùng thận. Chẩn đoán dựa trên phân tích và nuôi cấy nước tiểu. Điều trị bằng kháng sinh, loại bỏ ống thông và tắc nghẽn hệ thống tiết niệu.

Trong số những bệnh nhân từ 20 đến 50 tuổi, nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ thường gặp hơn gấp khoảng 50 lần. Ở phụ nữ trong nhóm tuổi này, hầu hết các nhiễm trùng đường tiết niệu là hoặc là . Ở nam giới cùng độ tuổi, hầu hết nhiễm trùng đường tiết niệu là hoặc là viêm tuyến tiền liệt Viêm tuyến tiền liệt Viêm tuyến tiền liệt có liên quan đến một nhóm các rối loạn khác nhau biểu hiện bởi sự kết hợp của các triệu chứng kích thích hoặc triệu chứng tắc nghẽn và đau vùng đáy chậu. Một số trường hợp... đọc thêm . Tỉ lệ nhiễm trùng đường tiết niệu tăng ở bệnh nhân \> 50 tuổi, nhưng tỷ lệ mắc giữa nam và nữ giảm bởi vì tần suất phì đại tuyến tiền liệt tăng lên và can thiệp vào đường tiết niệu ở nam giới.

Đường tiết niệu, từ thận đến lỗ miệng sáo, bình thường là vô trùng và đề kháng với vi khuẩn chí mặc dù thường xuyên bị bội nhiễm từ phần niệu đạo ngoài với vi khuẩn đại trực tràng. Cơ chế bảo vệ chủ yếu chống lại nhiễm trùng đường tiết niệu là để bàng quang hoàn toàn rỗng trong khi đi tiểu. Các cơ chế khác để duy trì sự vô khuẩn của đường bao gồm tính axit của nước tiểu, van chống trào ngược bàng quang niệu quản, và các rào cản miễn dịch và hàng rào niêm mạc khác nhau.

Nhiễm trùng tiết niệu không phức tạp thường được coi là bệnh hay bể thận ở những phụ nữ tiền mãn kinh mà không có bất thường về cấu trúc hoặc chức năng của đường tiểu và những người không mang thai và không có triệu chứng đáng kể nào có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, một số chuyên gia cho rằng nhiễm trùng đường tiết niệu không biến chứng ngay cả khi chúng ảnh hưởng đến phụ nữ sau mãn kinh hoặc bệnh nhân tiểu đường được kiểm soát tốt. Ở nam giới, hầu hết nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra ở trẻ em hoặc người cao tuổi, là do bất thường giải phẫu hoặc do can thiệp dụng cụ vào đường niệu, và được coi là phức tạp, có biến chứng.

Các nhiễm trùng đường tiết niệu hiếm xảy ra ở nam giới từ 15 đến 50 tuổi, thường ở nam giới có quan hệ tình dục không an toàn qua đường hậu môn, hoặc ở những người có dương vật không được cắt bao quy đầu, và chúng thường được xem là không biến chứng. Trên các đối tượng nam giới ở độ tuổi này nhưng có quan hệ tình dục đường hậu môn an toàn và chưa cắt bao quy đầu là rất hiếm gặp, thường được coi là nhiễm trùng tiết niệu phức tạp và cần phải đánh giá các bất thường về đường tiết niệu.

Nhiễm trùng tiết niệu phức tạp có thể liên quan đến giới tính ở mọi lứa tuổi. Nó thường được coi là viêm thận bể thận hay viêm bàng quang không đáp ứng đầy đủ các tiêu chí được xem là không phức tạp. Nhiễm trùng tiết niệu được coi là phức tạp nếu bệnh nhân là trẻ em, hoặc đang mang thai, hoặc có bất cứ điều nào sau đây:

  • Có can thiệp thủ thuật đặt dụng cụ vào đường tiểu hoặc phẫu thuật đường tiết niệu gần đây

Các yếu tố nguy cơ tiến triển nhiễm trùng tiết niệu ở phụ nữ bao gồm:

  • Quan hệ tình dục
  • Sử dụng màng ngăn âm đạo và chất diệt tinh trùng
  • Sử dụng kháng sinh
  • Bạn tình mới
  • Tiền sử có mẹ, chị, em ruột mắc nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Tiền sử nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu lần đầu ở người trẻ

Các yếu tố nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm:

  • Bất thường về cấu trúc, chẳng hạn như túi thừa bàng quang
  • Các bệnh lý thần kinh gây trở ngại cho quá trình đi tiểu bình thường (ví dụ: chấn thương tủy sống)

Các vi khuẩn thường gây và bể thận là:

  • Vi khuẩn đường ruột, thường là vi khuẩn kỵ khí gram âm (thường gặp).
  • Vi khuẩn Gram dương (ít gặp hơn)

Trong đường sinh dục tiết niệu bình thường, chủng Escherichia coli có các yếu tố bám dính đặc hiệu với vùng biểu mô chuyển tiếp của bàng quang và niệu quản chiếm từ 75 đến 95% trường hợp. Các căn nguyên vi khuẩn gram âm đường ruột khác là Klebsiella hoặc là Proteus mirabilis, và đôi khi Pseudomonas aeruginosa. Trong số vi khuẩn Gram dương, Staphylococcus saprophyticus có liên quan từ 5 đến 10% loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Vi khuẩn gram dương ít phổ biến hơn là Enterococcus faecalis (liên cầu nhóm D) và Streptococcus agalactiae (liên cầu nhóm B), có thể bị bội nhiễm, đặc biệt nếu chúng được phân lập từ bệnh nhân viêm bàng quang không biến chứng.

Ở bệnh nhân nằm viện, E. coli chiếm khoảng 50% trường hợp. Các loài vi khuẩn gram âm Klebsiella, Proteus, Enterobacter, Pseudomonas và Serratia chiếm khoảng 40%, và số còn lại là cầu khuẩn gram dương E. faecalis, S. saprophyticus và Staphylococcus aureus.

Viêm niệu đạo do vi khuẩn (hoặc ký sinh trùng, vi rút, hoặc nấm) xảy ra khi các căn nguyên này nhân lên cấp tính hoặc mạn tính tại đoạn niệu đạo hành và niệu đạo dương vật của nam giới và toàn bộ niệu đạo của nữ giới. Các mầm bệnh gây bệnh lây truyền qua đường tình dục Chlamydia trachomatis (xem Các bệnh nhiễm trùng do Chlamydial, Mycoplasmal và Ureaplasmal Nhiễm chlamydia và mycoplasma ở niêm mạc Viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung, viêm trực tràng và viêm họng lây truyền qua đường tình dục (không phải do bệnh lậu) chủ yếu do chlamydiae gây ra và ít gặp hơn do mycoplasma. Chlamydiae cũng... đọc thêm

Kiểm tra viêm đường tiết niệu bằng cách nào năm 2024
), Neisseria gonorrhoeae (xem Gonorrhea Bệnh lậu Bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Nó thường nhiễm vào biểu mô của niệu đạo, cổ tử cung, trực tràng, hầu họng, hoặc kết mạc, gây kích ứng hoặc đau và xuất huyết rải rác... đọc thêm
Kiểm tra viêm đường tiết niệu bằng cách nào năm 2024
), Trichomonas vaginalis (xem Trichomoniasis Trichomoniasis Trichomonas là nhiễm trùng âm đạo hoặc đường sinh dục nam do Trichomonas vaginalis. Bệnh có thể không có triệu chứng hoặc gây ra viêm niệu đạo, viêm âm đạo, hoặc thỉnh thoảng viêm bọng... đọc thêm ) và vi rút herpes simplex Nhiễm virus Herpes simplex (HSV) Herpes simplex Herpes (vi rút herpeses loại 1 và 2) thường gây nhiễm trùng tái phát ảnh hưởng đến da, miệng, môi, mắt và bộ phận sinh dục. Các bệnh nhiễm trùng nặng thường gặp gồm viêm não,... đọc thêm
Kiểm tra viêm đường tiết niệu bằng cách nào năm 2024
là những nguyên nhân phổ biến ở cả hai giới.

Hội chứng niệu đạo cấp tính, xảy ra ở phụ nữ, là một hội chứng liên quan đến tiểu buốt Tiểu buốt Tiểu buốt là tình trạng đau hoặc khó chịu khi đi tiểu, điển hình là cảm giác đau buốt, nóng rát. Một số bệnh lý gây đau trên bàng quang hoặc đáy chậu. Tiểu buốt là một triệu chứng rất phổ biến... đọc thêm , tiểu dắt Tiểu dắt Tiểu dắt là tình trạng người bệnh cần phải đi tiểu rất nhiều lần trong ngày, hoặc vào ban đêm (tiểu đêm), hoặc cả hai, nhưng lượng nước tiểu bình thường hoặc ít hơn bình thường. Thường đi kèm... đọc thêm và tiểu mủ (hội chứng tiểu buốt-tiểu mủ), do đó triệu chứng tương tự viêm bàng quang. Tuy nhiên, trong hội chứng niệu đạo cấp tính (không giống như ở bệnh viêm bàng quang), nuôi cấy nước tiểu thường là âm tính hoặc biểu hiện số khuẩn lạc thấp hơn tiêu chuẩn kinh điển để chẩn đoán nhiễm khuẩn bàng quang. Nguyên nhân gây có thể do Chlamydia trachomatis và Ureaplasma urealyticum, những loại vi khuẩn không thể phát hiện trên nuôi cấy nước tiểu thường quy.

Các nguyên nhân không nhiễm trùng đã được đề xuất, nhưng các bằng chứng khẳng định vẫn chưa được kết luận rõ ràng, và hầu hết các nguyên nhân không nhiễm trùng thường ít hoặc không có hiện tượng tiểu mủ. Các nguyên nhân không nhiễm trùng có thể bao gồm các bất thường về giải phẫu (ví dụ như hẹp niệu đạo), bất thường về sinh lý (ví dụ rối loạn chức năng cơ đáy chậu), mất cân bằng hormone (ví dụ viêm niệu đạo teo), chấn thương cục bộ, triệu chứng của hệ thống đường ruột, và viêm.

là tình trạng không có triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể của nhiễm trùng đường tiết niệu ở bệnh nhân, nhưng cấy nước tiểu có đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu. Tiểu mủ có thể có hoặc không. Do không có triệu chứng, nên các vi khuẩn niệu được tìm thấy chủ yếu ở những bệnh nhân có nguy cơ cao được sàng lọc, hoặc khi nuôi cấy nước tiểu vì các lý do khác.

Sàng lọc bệnh nhân có vi khuẩn niệu không triệu chứng được chỉ định cho những người có nguy cơ biến chứng nếu không được điều trị. Những bệnh nhân này bao gồm

  • Trước một số thủ thuật xâm lấn bộ phận sinh dục có thể gây chảy máu niêm mạc (ví dụ: cắt bỏ tuyến tiền liệt qua đường dẫn tinh)

Trong 95% trường hợp viêm thận bể thận, nguyên nhân là sự xâm nhập của vi khuẩn ngược dòng qua đường niệu. Mặc dù tắc nghẽn (ví dụ: hẹp Hẹp niệu quản Hẹp niệu đạo là tình trạng sẹo hóa làm hẹp lòng niệu đạo trước. Hẹp niệu đạo có thể là Bẩm sinh Mắc phải Bất cứ nguyên nhân nào gây tổn thương biểu mô niệu đạo hay vật xốp có thể gây ra hẹp... đọc thêm , sỏi Sỏi tiết niệu Sỏi tiết niệu là những phân tử rắn trong hệ tiết niệu. Chúng có thể gây đau, buồn nôn, nôn ói, đái máu và có thể gây sốt, rét run vì nhiễm trùng thứ phát. Chẩn đoán dựa trên chẩn đoán hình ảnh... đọc thêm , khối u, bàng quang thần kinh Bàng quang thần kinh Bàng quang thần kinh là tình trạng rối loạn chức năng bàng quang (mềm hoặc co cứng) do tổn thương thần kinh. Các triệu chứng có thể bao gồm tiểu không tự chủ khi bàng quang căng, tiểu nhiều... đọc thêm , trào ngược bàng quang niệu quản Trào ngược bàng quang niệu quản (VUR) Trào ngược bàng quang niệu quản là dòng nước tiểu đi ngược từ bàng quang lên niệu quản và đôi khi cũng vào bể thận, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Trào ngược dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu... đọc thêm ) dẫn đến viêm thận bể thận, nhưng hầu hết phụ nữ bị viêm thận bể thận không có khiếm khuyết về chức năng hoặc giải phẫu có thể chứng minh. Ở nam giới, viêm thận bể thận thường do một số khiếm khuyết chức năng hoặc giải phẫu. Bệnh đơn thuần hoặc các khiếm khuyết giải phẫu có thể gây ra trào ngược. Nguy cơ ngược dòng của vi khuẩn sẽ tăng lên đáng kể khi có giảm nhu động niệu quản (ví dụ như trong thời gian mang thai, tắc nghẽn, hay do độc tố vi khuẩn gram âm). Bệnh viêm thận bể thận phổ biến ở trẻ em gái, phụ nữ mang thai sau khi đặt sonde bàng quang Đặt ống thông bàng quang Thủ thuật đặt ống thông bàng quang thường được thực hiện trong những trường hợp sau: Lấy nước tiểu để làm xét nghiệm Đo lượng nước tiểu tồn dư Giải quyết tình trạng bí tiểu hoặc tiểu không tự... đọc thêm .

Viêm thận bể thận nếu không do vi khuẩn ngược dòng đường niệu, thì thường là qua đường máu, đặc biệt là các vi khuẩn có độc tố như là các loài S. aureus, P. aeruginosa, Salmonella species và các loài Candida.

Thận thường tăng kích thước vì bạch cầu đa nhân trung tính gây viêm và phù nề. Tình trạng nhiễm khuẩn là khu trú và không liên tục, bắt đầu từ vùng chậu đi lên tuỷ thận sau đó lan vào vùng vỏ thận tạo hình ảnh tổn thương hình chêm. Các tế bào viêm xuất hiện trong vòng vài ngày, và vùng tủy và vùng dưới vỏ của thận có thể hình thành các ổ áp xe. Thường là vùng nhu mô bình thường của thận nằm xen giữa các ổ nhiễm trùng.

Mặc dù viêm thận bể thận cấp thường liên quan đến vết sẹo thận ở trẻ em, nhưng sẹo ở người lớn không thể phát hiện được khi không có trào ngược hoặc tắc nghẽn.

Các triệu chứng và dấu hiệu của UTI do vi khuẩn

Khi có triệu chứng, chúng có thể không tương quan với vị trí nhiễm khuẩn của đường niệu vì có sự chồng lấp các triệu chứng; tuy nhiên, có một cái nhìn tổng thể là rất hữu ích.

Viêm bàng quang khởi phát thường là đột ngột, điển hình là tiểu nhiều lần, tiểu gấp, và nóng rát hoặc đau khi đi tiểu với một lượng nước tiểu rất ít. Chứng tiểu đêm, đau trên xương mu và đau thắt lưng thường rất phổ biến. Nước tiểu thường đục, và đái máu vi thể (hiếm khi đái máu đại thể) có thể xảy ra. Sốt nhẹ có thể có. Tiểu hơi (tiểu có bọt khí trong nước tiểu) có thể xảy ra khi có nhiễm trùng do dò bàng quang-ruột hoặc dò bàng quang-âm đạo hoặc viêm bàng quang do vi khuẩn sinh hơi.

Với viêm thận bể thận cấp, các triệu chứng có thể giống như viêm bàng quang. Một phần ba số bệnh nhân có biểu hiện tiểu gấp Tiểu dắt Tiểu dắt là tình trạng người bệnh cần phải đi tiểu rất nhiều lần trong ngày, hoặc vào ban đêm (tiểu đêm), hoặc cả hai, nhưng lượng nước tiểu bình thường hoặc ít hơn bình thường. Thường đi kèm... đọc thêm và tiểu buốt Tiểu buốt Tiểu buốt là tình trạng đau hoặc khó chịu khi đi tiểu, điển hình là cảm giác đau buốt, nóng rát. Một số bệnh lý gây đau trên bàng quang hoặc đáy chậu. Tiểu buốt là một triệu chứng rất phổ biến... đọc thêm . Tuy nhiên, với viêm thận bể thận, các triệu chứng thường bao gồm rét run, sốt, đau vùng hông lưng, đau quặn bụng, buồn nôn, và nôn. Nếu bụng mềm,hoặc thành bụng mỏng thỉnh thoảng có thể sờ thấy thận to và đau khi chạm. Vỗ hông lưng dương tính thường xuất hiện ở phía bên bị bệnh. Trong , các triệu chứng thường ít và không điển hình.

  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Đôi khi cấy nước tiểu

Chẩn đoán bằng nuôi cấy không phải lúc nào cũng cần thiết. Nếu được thực hiện, chẩn đoán bằng nuôi cấy đòi hỏi phải có biểu hiện vi khuẩn niệu đáng kể trong mẫu nước tiểu được lấy đúng cách.

Để có được một mẫu nước tiểu sạch, lấy mẫu nước tiểu giữa dòng, lỗ niệu đạo ngoài được rửa bằng nước tẩy rửa nhẹ hoặc xà phòng nhẹ không có tác dụng sát khuẩn, sau đó lau khô. Việc tiếp xúc giữa dòng nước tiểu với niêm mạc nên được giảm thiểu bằng cách mở rộng môi lớn ở nữ giới và kéo ra phía sau lớp da bao quy đầu ở nam giới. 5 mL nước tiểu đầu tiên không lấy; 5-10 mL tiếp theo được thu thập trong một lọ bệnh phẩm vô khuẩn.

Nên tiến hành xét nghiệm, đặc biệt là nuôi cấy, trong vòng 2 giờ kể từ khi lấy mẫu; nếu không, mẫu phải được bảo quản lạnh.

Xét nghiệm vi thể bằng kính hiển vi là hữu ích nhưng không có tính chẩn đoán xác định. Tiểu mủ được định nghĩa là ≥ 8 tế bào bạch cầu (WBC)/mcL với mẫu nước tiểu không li tâm, tương ứng với 2 đến 5 WBC/vi trường với mẫu cặn nước tiểu. Hầu hết những bệnh nhân nhiễm trùng thực sự sẽ có \> 10 WBC/mcL. Sự hiện diện của vi khuẩn trong khi không có tiểu mủ, đặc biệt là khi có nhiều chủng được tìm thấy, thường do bội nhiễm trong quá trình lấy mẫu. Đái máu vi thể xảy ra ở trên 50% bệnh nhân, nhưng đái máu đại thể ít phổ biến hơn. Trụ bạch cầu, loại trụ có thể đòi hỏi nhuộm đặc biệt để phân biệt với trụ tế bào ống thận, chỉ ra một phản ứng viêm; chúng có thể có mặt trong bể thận, viêm cầu thận Tổng quan về hội chứng viêm cầu thận Hội chứng viêm thận được chẩn đoán khi có đái máu, protein niệu các mức độ, thường là hồng cầu biến dạng và thường có trụ hồng cầu trong xét nghiệm tế bào cặn nước tiểu. Thường có ≥ 1 trong... đọc thêm , và viêm kẽ ống thận Viêm thận ống kẽ thận Viêm thận ống kẽ thận là tổn thương ống thận và khoảng kẽ dẫn đến giảm chức năng thận. Thể cấp thường do phản ứng dị ứng thuốc hoặc do nhiễm trùng. Thể mạn tính xảy ra do nhiều nguyên nhân khác... đọc thêm

Kiểm tra viêm đường tiết niệu bằng cách nào năm 2024
không nhiễm trùng.

Bệnh nhân có thể có tiểu mủ khi không có vi khuẩn niệu, ví dụ, nếu bệnh nhân có sỏi thận Sỏi tiết niệu Sỏi tiết niệu là những phân tử rắn trong hệ tiết niệu. Chúng có thể gây đau, buồn nôn, nôn ói, đái máu và có thể gây sốt, rét run vì nhiễm trùng thứ phát. Chẩn đoán dựa trên chẩn đoán hình ảnh... đọc thêm , u thận, viêm ruột thừa Viêm ruột thừa Viêm ruột thừa là tình trạng viêm cấp tính của ruột thừa giống con sâu, thường dẫn đến đau bụng, chán ăn và đau bụng. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, thường có siêu âm hoặc cắt lớp vi tính hỗ trợ... đọc thêm

Kiểm tra viêm đường tiết niệu bằng cách nào năm 2024
, viêm đại tràng Tổng quan về bệnh viêm ruột Bệnh viêm ruột (IBD), bao gồm Bệnh Crohn và viêm đại tràng thể loét, là một tình trạng tái phát và thuyên giảm, đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính tại các vị trí khác nhau trong đường tiêu... đọc thêm hoặc nếu mẫu bị nhiễm bạch cầu từ âm đạo. Những phụ nữ bị tiểu buốt Tiểu buốt Tiểu buốt là tình trạng đau hoặc khó chịu khi đi tiểu, điển hình là cảm giác đau buốt, nóng rát. Một số bệnh lý gây đau trên bàng quang hoặc đáy chậu. Tiểu buốt là một triệu chứng rất phổ biến... đọc thêm và tiểu mủ mà không có vi khuẩn niệu đáng kể có thể bị viêm bàng quang kẽ/hội chứng đau bàng quang.

Kiểm tra bằng que thử cũng thường được sử dụng. Nitrite niệu dương tính trên một mẫu nước tiểu tươi (sự nhân lên của vi khuẩn trong lọ đựng bệnh phẩm khiến kết quả không đáng tin cậy nếu mẫu không được xét nghiệm nhanh) rất đặc hiệu đối với nhiễm trùng đường tiết niệu, nhưng xét nghiệm không nhạy. Các thử nghiệm men esterase của bạch cầu rất đặc hiệu với sự hiện diện của \> 10 WBC/mcL và khá nhạy. Ở phụ nữ trưởng thành mắc nhiễm trùng đường tiết niệu không phức tạp với các triệu chứng điển hình, hầu hết các bác sĩ lâm sàng đều cho rằng xét nghiệm dương tính trên soi kính hiển vi và que thử là đủ; trong những trường hợp này, việc tìm ra các căn nguyên cụ thể dựa vào nuôi cấy dường như không làm thay đổi cách điều trị nhưng sẽ tăng chi phí đáng kể.

Cấy nước tiểu được khuyến cáo ở những bệnh nhân có các đặc điểm và triệu chứng gợi ý nhiễm trùng đường tiết niệu phức tạp hoặc chỉ định điều trị vi khuẩn niệu. Dưới đây là các trường hợp được khuyến cáo:

  • Phụ nữ mang thai
  • Phụ nữ sau mãn kinh
  • Đàn ông
  • Trẻ trước tuổi dậy thì
  • Bệnh nhân có dị dạng đường niệu hoặc can thiệp thủ thuật đặt dụng cụ vào đường niệu gần đây
  • Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch hoặc có các bệnh phối hợp
  • Bệnh nhân nhiễm trùng tiết niệu tái phát (≥ 3 lần/năm)

Các mẫu nước tiểu có lượng lớn các tế bào biểu mô được coi là bị nhiễm bẩn và không giúp ích cho việc nuôi cấy. Một mẫu nước tiểu không bị nhiễm bẩn mới được dùng để nuôi cấy. Nuôi cấy mẫu nước tiểu buổi sáng có nhiều khả năng phát hiện nhiễm trùng đường tiết niệu. Các mẫu nước tiểu được để ở nhiệt độ phòng \> 2 giờ có thể mang lại kết quả đếm khuẩn lạc cao giả tạo do sự nhân lên của vi khuẩn. Tiêu chuẩn nuôi cấy dương tính bao gồm việc phân lập một chủng vi khuẩn duy nhất từ mẫu nước tiểu giữa dòng sạch, hoặc mẫu nước tiểu dẫn lưu trực tiếp từ bàng quang.

  • Hai mẫu nước tiểu sạch liên tiếp (đối với nam giới cần một mẫu) cho kết quả cùng một chủng vi khuẩn được phân lập với số khuẩn lạc \>105/mL
  • Với cả nữ hoặc nam, mẫu nước tiểu lấy trực tiếp qua ống thông tiểu, phân lập được một chủng vi khuẩn với số khuẩn lạc \> 102/mL

Trong trường hợp bệnh nhân có triệu chứng, tiêu chuẩn nuôi cấy là:

  • Viêm bàng quang không phức tạp ở phụ nữ: \> 103/mL
  • Viêm bàng quang không phức tạp ở phụ nữ: \> 102/mL (This quantification may be considered to improve sensitivity to E. coli.)
  • Viêm thận bể thận cấp, không phức tạp ở phụ nữ: > 104/mL
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu phức tạp: \> 105/mL ở phụ nữ; hoặc \> 104/mL ở nam giới hoặc mẫu lấy từ ống sonde tiểu ở phụ nữ
  • Hội chứng niệu đạo cấp: \> 102/mL với một chủng vi khuẩn duy nhất

Kết quả nuôi cấy dương tính, bất kể số khuẩn lạc là bao nhiêu, trong một mẫu thu được bằng chọc bàng quang trên xương mu nên được coi là dương tính thật.

Đôi khi nhiễm trùng đường tiết niệu xuất hiện dù số lượng khuẩn lạc thấp, có thể là do điều trị kháng sinh trước đó, nước tiểu pha loãng (tỉ trọng < 1,003), hoặc tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu trong trường hợp bị viêm nặng. Việc lặp lại nuôi cấy cải thiện độ chính xác chẩn đoán dương tính, nghĩa là, có thể phân biệt giữa hiện tượng bội nhiễm và kết quả dương tính thật. Xét nghiệm nước tiểu phân tử mới hơn đôi khi có thể tiết lộ các mầm bệnh bất thường ở bệnh nhân nhiễm trùng tiểu khó hoặc tái phát.

Sự phân biệt về lâm sàng giữa nhiễm trùng đương tiết niệu cao và thấp là điều không thể trên nhiều bệnh nhân, và thường không được khuyến khích. Khi bệnh nhân bị sốt cao, vỗ hông lưng dương tính và tiểu mủ đại thể với trụ bạch cầu, nhiều khả năng chẩn đoán là viêm thận bể thận. Đáp ứng của bệnh nhân với một đợt điều trị kháng sinh ngắn ngày là phương thức chẩn đoán không xâm lấn tốt nhất để phân biệt giữa nhiễm trùng bàng quang hay nhiễm trùng thận. Nếu nước tiểu không hết vi khuẩn sau 3 ngày điều trị, cần hướng đến chẩn đoán viêm thận bể thận.

Các triệu chứng tương tự như và có thể xảy ra ở bệnh nhân viêm âm đạo Tổng quan về Viêm âm đạo Viêm âm đạo là viêm nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng của niêm mạc âm đạo, đôi khi có viêm âm hộ. Triệu chứng bao gồm ra khí hư, kích ứng, ngứa, và ban đỏ. Chẩn đoán bằng cách đánh giá dịch... đọc thêm

Kiểm tra viêm đường tiết niệu bằng cách nào năm 2024
, nó có thể là nguyên nhân tiểu buốt do dòng nước tiểu đi qua môi lớn bị viêm. Viêm âm đạo thường được phân biệt bởi sự xuất hiện khí hư, mùi khó chịu và đau khi giao hợp.

Hầu hết người lớn không cần phải đánh giá các bất thường về cấu trúc trừ khi có những dấu hiệu sau:

  • Bệnh nhân có ≥ 2 đợt viêm thận bể thận.
  • Nhiễm trùng có biến chứng.
  • Nghi ngờ sỏi thận.
  • Đái máu đại thể nhưng không đau hoặc suy thận cấp mới xuất hiện.
  • Sốt kéo dài ≥ 72 giờ.
  • 1. Hooton TM, Roberts PL, Cox ME, et al: Voided midstream urine culture and acute cystitis in premenopausal women. N Engl J Med 369(20):1883-1891, 2013. doi: 10.1056/NEJMoa1302186
  • Thuốc kháng sinh
  • Đôi khi là phẫu thuật (ví dụ, dẫn lưu ổ áp xe, sửa chữa các dị tật cấu trúc, hoặc giải quyết tình trạng tắc nghẽn)

Lựa chọn kháng sinh nên dựa vào bệnh sử của bệnh nhân và tiền sử dị ứng, kháng kháng sinh, tính sẵn có và giá kháng sinh, và khả năng dung nạp của bệnh nhân và khả năng cung ứng thuốc thay thế khi thất bại điều trị. Khả năng kháng kháng sinh cũng cần được xem xét. Khi có kết quả cấy nước tiểu, việc lựa chọn thuốc kháng sinh nên thay đổi: nhạy với vi khuẩn đó, và phổ hẹp nhất có hiệu quả chống lại mầm bệnh đã được xác định.

Điều trị ưu tiên của viêm bàng quang không biến chứng là nitrofurantoin 100 mg uống 2 lần/ngày trong 5 ngày (chống chỉ định nếu độ thanh thải creatinin < 60 mL/phút), trimethoprim/sulfamethoxazole (TMP/SMX) 160/800 mg uống 2 lần/ngày trong 3 ngày, hoặc fosfomycin 3 g uống một lần duy nhất. Những lựa chọn ít dùng hơn bao gồm fluoroquinolone hoặc kháng sinh nhóm beta-lactam. Nếu viêm bàng quang tái phát trong vòng một hoặc hai tuần, có thể sử dụng kháng sinh phổ rộng hơn (ví dụ như fluoroquinolone) và cần phải nuôi cấy nước tiểu.

Viêm bàng quang phức tạp nên được điều trị bằng kháng sinh phổ rộng được chọn dựa trên các căn nguyên phổ biến theo vùng và các mô hình đề kháng và điều chỉnh dựa trên kết quả nuôi cấy. Các bất thường đường niệu cũng phải được giải quyết.

Điều trị phụ thuộc vào kết quả lâm sàng và kết quả nuôi cấy nước tiểu:

Thông thường, không nên điều trị nhiễm trùng niệu không triệu chứng ở bệnh nhân đái tháo đường, bệnh nhân cao tuổi, hoặc bệnh nhân đặt ống thông bàng quang lưu Nhiễm trùng đường tiết niệu liên quan đến đăt ống thông Nhiễm trùng đường tiết niệu liên quan đến ống thông (CAUTI) là một bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) trong đó kết quả nuôi cấy dương tính được thực hiện khi đặt ống thông tiểu trong >... đọc thêm . Tuy nhiên, bệnh nhân có nguy cơ biến chứng từ nhiểm khuẩn niệu không triệu chứng (xem ) nên điều trị nguyên nhân và kháng sinh được lựa chọn như với . Ở phụ nữ có thai, chỉ có một vài loại kháng sinh có thể an toàn khi sử dụng. Các thuốc beta-lactam, sulfonamid và nitrofurantoin đường uống được xem là an toàn trong thời kỳ đầu thai nghén, nhưng trimethoprim nên tránh dùng trong tam cá nguyệt thứ nhất, và sulfamethoxazole nên tránh dùng trong tam cá nguyệt thứ 3, đặc biệt là sắp sinh. Bệnh nhân có các vấn đề tắc nghẽn chưa giải quyết được (ví dụ như sỏi Sỏi tiết niệu Sỏi tiết niệu là những phân tử rắn trong hệ tiết niệu. Chúng có thể gây đau, buồn nôn, nôn ói, đái máu và có thể gây sốt, rét run vì nhiễm trùng thứ phát. Chẩn đoán dựa trên chẩn đoán hình ảnh... đọc thêm , trào ngược Trào ngược bàng quang niệu quản (VUR) Trào ngược bàng quang niệu quản là dòng nước tiểu đi ngược từ bàng quang lên niệu quản và đôi khi cũng vào bể thận, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Trào ngược dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu... đọc thêm ) có thể cần điều trị kháng sinh dài ngày.

Kháng sinh là bắt buộc. Có thể điều trị ngoại trú bằng kháng sinh đường uống nếu thoả mãn tất cả các tiêu chuẩn sau:

  • Bệnh nhân kỳ vọng tuân thủ điều trị
  • Bệnh nhân có hệ miễn dịch tốt
  • Bệnh nhân không có các yếu tố gợi ý nhiễm trùng đường tiết niệu phức tạp

Ciprofloxacin 500 mg uống 2 lần/ngày trong 7 ngày và levofloxacin 750 mg uống 1 lần/ngày trong 5 ngày là kháng sinh bậc 1 nếu < 10% số mầm bệnh đường tiết niệu trong cộng đồng kháng thuốc. Lựa chọn thứ 2 thường là TMP / SMX 160/800 mg, uống hai lần một ngày trong 14 ngày. Tuy nhiên, các mô hình nhạy cảm cục bộ nên được xem xét vì ở một số vùng của Hoa Kỳ, \> 20% E. coli đề kháng với sulfa.

Bệnh nhân không đủ tiêu chuẩn điều trị ngoại trú nên nằm viện và được điều trị bằng đường tiêm dựa trên cơ sở độ nhạy theo vùng địa phương. Thuốc kháng sinh được lựa chọn hàng đầu là fluroquinolones được bài tiết qua thận, chẳng hạn như ciprofloxacin và levofloxacin. Các lựa chọn khác như ampicillin cộng với gentamicin, aminoglycoside plazomicin, ( )cephalosporin phổ rộng (ví dụ ceftriaxone, cefotaxime, cefepime), aztreonam, beta-lactam/ức chế beta-lactamase kết hợp (ampicillin/sulbactam, ticarcillin/clavulanate, piperacillin/tazobactam) và imipenem/cilastatin, thường được dùng cho những bệnh nhân viêm thận bể thận phức tạp hơn (ví dụ như tắc nghẽn, sỏi, vi khuẩn kháng thuốc hoặc nhiễm trùng bệnh viện) hoặc đặt dụng cụ đường tiểu gần đây.

Thuốc được sử dụng liên tục qua đường tĩnh mạch cho đến khi hết sốt và các dấu hiệu lâm sàng cải thiện. Ở \> 80% số bệnh nhân, các triệu chứng cải thiện trong vòng 72 giờ. Sau đó, bệnh nhân có thể bắt đầu dùng thuốc đường uống, và bệnh nhân có thể được xuất viện sau một đợt điều trị từ 7 đến 14 ngày. Các trường hợp phức tạp bắt buộc phải điều trị dài hơn bằng kháng sinh đường tĩnh mạch với tổng thời gian từ 2 đến 3 tuần, đồng thời cần phẫu thuật sửa chữa các dị dạng giải phẫu đường niệu.

Cân nhắc điều trị ngoại trú ở phụ nữ mang thai bị viêm thận bể thận, nhưng chỉ khi triệu chứng nhẹ, theo dõi chặt chẽ, và thời gian mang thai (tốt nhất) là < 24 tuần. Điều trị ngoại trú với cephalosporin (ví dụ như ceftriaxone 1 đến 2 g tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, sau đó cephalexin 500 mg uống 4 lần/ngày trong 10 ngày). Nếu không, thuốc kháng sinh đường tĩnh mạch bậc 1 bao gồm cephalosporins, aztreonam, hoặc ampicillin cộng gentamicin. Nếu viêm thận bể thận nặng, khả năng phải dùng piperacillin/tazobactam hoặc meropenem. Fluoroquinolones và TMP/SMX nên tránh. Vì tình trạng tái phát rất phổ biến, một số tác giả khuyên nên dự phòng sau khi nhiễm trùng cấp có thể được giải quyết với nitrofurantoin 100 mg đường uống, hoặc cephalexin 250 mg đường uống mỗi đêm trong suốt thời gian còn lại của thai kỳ và 4-6 tuần sau đẻ.

Ở phụ nữ bị viêm đường tiết niệu ≥ 3 lần/năm, các liệu pháp thay đổi hành vi được khuyến cáo, bao gồm việc tăng cường uống nước, tránh sử dụng chất diệt tinh trùng và sử dụng màng ngăn, không nhịn tiểu, vệ sinh sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, tránh thụt rửa và đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục. Nếu những biện pháp này không thành công, cần phải xem xét điều trị dự phòng kháng sinh. Sự lựa chọn thông thường là dự phòng bằng kháng sinh liên tục và sau khi quan hệ tình dục.

Dự phòng liên tục thường bắt đầu với một thử nghiệm 6 tháng. Nếu nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát sau 6 tháng điều trị dự phòng, dự phòng có thể được sử dụng lại trong 2 hoặc 3 năm. Lựa chọn kháng sinh phụ thuộc vào tính nhạy cảm với vi khuẩn trước đó. Các lựa chọn thông thường là trimethoprim/sulfamethoxazole 40/200 mg đường uống 1 lần/ngày hoặc 3 lần/tuần, nitrofurantoin 50 hoặc 100 mg uống một lần/ngày, cephalexin 125 đến 250 mg uống một lần/ngày, và fosfomycin 3 g uống mỗi 10 ngày. Fluoroquinolones có hiệu quả nhưng thường không được khuyến cáo vì tỷ lệ kháng ngày càng tăng. Ngoài ra, fluoroquinolone cũng không chống chỉ định ở phụ nữ có thai và trẻ em. Nitrofurantoin được chống chỉ định nếu độ thanh thải creatinin < 60 mL/phút. Sử dụng lâu dài hiếm khi có thể gây hại cho phổi, gan và hệ thần kinh. Methenamine đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu ở người cao tuổi có CrCl \> 30 ml/phút ( ).

Dự phòng sau quan hệ tình dục ở phụ nữ có thể có hiệu quả hơn nếu nhiễm trùng đường tiết niệu là tạm thời liên quan đến quan hệ tình dục. Thông thường, một liều duy nhất của một trong những loại thuốc dùng để dự phòng liên tục (trừ Fosfomycin) có hiệu quả.

Tránh thai được khuyên cho phụ nữ sử dụng fluoroquinolone vì những thuốc này có thể gây hại cho thai nhi. Mặc dù mối lo ngại tồn tại rằng kháng sinh có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai uống, các nghiên cứu về dược động học không cho thấy ý nghĩa thống kê hoặc kết quả nhất quán. Tuy nhiên, một số chuyên gia vẫn khuyên phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai đường uống nên sử dụng thêm màng ngăn tránh thai khi đang dùng kháng sinh.

Ở phụ nữ có thai, phòng ngừa hiệu quả nhiễm trùng đường tiết niệu cũng tương tự như ở phụ nữ không mang thai, bao gồm cả việc sử dụng dự phòng sau quan hệ. Các bệnh nhân phù hợp bao gồm những người có viêm thận bể thận cấp tính trong thời kỳ mang thai, bệnh nhân \> 1 lần nhiễm trùng đường tiết niệu (mặc dù đã điều trị) hoặc vi khuẩn niệu trong suốt thời kỳ có thai, và những bệnh nhân cần điều trị dự phòng nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát trước khi mang thai.

Ở phụ nữ sau mãn kinh, dự phòng kháng sinh tương tự như đã mô tả trước đó. Thêm vào đó, liệu pháp estrogen cũng làm giảm đáng kể tỉ lệ nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát ở những phụ nữ bị viêm âm đạo thể teo hoặc viêm niệu đạo thể teo.

  • 1. Jepson RG, Williams G, Craig JC: Cranberries for preventing urinary tract infections. Cochrane Database Syst Rev 10(10);CD001321. doi: 10.1002/14651858.CD001321.pub5
  • 2. Chwa A, Kavanagh K, Linnebur ASA, et al: Evaluation of methenamine for urinary tract infection prevention in older adults: A review of the evidence. Ther Adv Drug Saf 2019; 10: 2042098619876749
  • Các nguyên nhân phổ biến nhất của nhiễm khuẩn tiết niệu là E. coli và các vi khuẩn gram âm đường ruột khác.
  • Không cần xét nghiệm kiểm tra hoặc điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu không có triệu chứng, ngoại trừ ở phụ nữ có thai, bệnh nhân suy giảm miễn dịch, hoặc trước một thủ thuật tiết niệu xâm lấn.
  • Nhìn chung, cấy nước tiểu khi nghi ngờ nhiễm trùng đường tiết niệu biến chứng nhưng không cấy nước tiểu trong viêm bàng quang không biến chứng.
  • Kiểm tra các bất thường về cấu trúc nếu nhiễm trùng tái phát hoặc có biến chứng, nghi ngờ sỏi thận, đái máu không đau hoặc suy thận mới phát hiện, hoặc sốt kéo dài ≥ 72 giờ.

Nếu có thể, hãy xem xét tình hình đề kháng với kháng sinh ở địa phương khi chọn điều trị kháng sinh cho nhiễm trùng đường tiết niệu.