Nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng là người, như thế nào

Bài làm

Trương Hán Siêu là một trong những danh sĩ nổi tiếng đời Trần. Và Bạch Đằng giang phú là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho tính cách và tâm hồn của ông. Nhân vật khách trong tác phẩm không phải ai khác mà chính là ông. Nhân vật khách ở đây là con người có tấm lòng thanh cao, có chí khí rộng lớn, sống cương trực có lý tưởng, hoài bão lớn với đời. Một đấng nam nhi có khao khát chí trai to lớn.

Bài thơ được sáng tác theo thể phú cổ thể với âm luật tự do nhưng có âm hưởng thiết tha, trầm lắng. Nhân vật Khách mang nhiều yếu tố hư cấu, một nhân vật mang trong mình nhiều nỗi lòng, với một tâm hồn nhạy cảm, yêu quê hương đất nước, đã có những chia sẻ quan niệm của bản thân về non sống đất nước, về con người đất nước và dòng sông lịch sử của dân tộc. Mở đầu bài phú là hình ảnh nhân vật khách đáng vui thú thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên đất trời:

“Khách có kẻ :

Giương buồm giong gió chơi vơi,

Lướt bể chơi trăng mải miết”

Nhân vật khách như một tao nhân mặc khách giữa cuộc đời hết mình với cuộc sống tự do đi chu du thiên hạ, biết hết mọi miền sống bể, được thưởng thức hết những cảnh đẹp xa gần. Các địa danh với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước Trung Hoa rộng lớn như Nguyên Tương, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt đều đã được nhân vật khách đến thưởng ngoạn. Niềm lạc thú đối với nhân vật khách chính là được chu du thiên hạ như vậy, bản ngã của nhân vật được khẳng định tại những nơi giang sơn này. Việc vui thú chu du cũng là một khía cạnh để thể hiện hoài bão “chí làm trai” tung hoành ngang dọc của nhân vật.

Xem thêm:  Cảm nhận về “Nỗi thương mình” (Trích “Truyện Kiều”)

“Nơi có người đi
Đâu mà chẳng biết”.

“Đầm Văn Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều
Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết”.

Những câu thơ mang đến một cảm giác nhàn nhã, tư lự của một kẻ sĩ có tấm lòng chan hòa với thiên nhiên. Đoạn thơ tiếp theo nói đến niềm vui thú của một kẻ sĩ, thú tiêu diêu xuất khẩu thành thơ:

“Qua cửa Đại than, ngược bến Đông triều,

Đến sông Bạch Đằng, bồng bềnh mái chèo”

“Bát ngát sóng kình muôn dặm”

Nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng là người, như thế nào

Phân tích nhân vật Khách trong Phú sông bạch đằng

Sông Bạch Đằng, con sông rộng và dài, con sông là chứng nhân lịch sử với bao nhiêu chiến tích của thời kì dựng nước và giữ nước hòa hùng cũng được hiện lên trên những vần thơ của nhân vật khách một niềm tự hào khó tả. Cảnh thiên nhiên, núi non có đẹp nhưng cũng có sự rùng rợn đáng sợ. Cách miêu tả rất chân thực, rất hiện sinh, cảnh rất hữu tình, nên thơ như hoa như mộng những vẫn ẩn chứa nhưng điều bí hiểm:

“Bờ lau san sát Bến lách đìu hiu Sông chìm giáo gãy

Gò đầy xương khô

Bờ lau, bến lách ở đây chính là những nơi chiến địa, những nơi trở thành những chiến tích lịch sử thắng có, thua có, nhưng điều đáng sợ là sự sống của con người khi đã bước vào trận chiến nơi đây thật không khác gì cát bụi, việc sống còn trở nên khôn lường. Dòng sông Bach Đằng rất đẹp, rất oai nghiêm, có những mặt gợi cảm, đầy tình ý, nhưng điều lưu tâm từ nhân vật khách lại là những dấu ấn sử sách, khiến cho ông buồn lòng, có đôi chút xúc động.

Xem thêm:  Suy nghĩ về câu nói: Lương y như từ mẫu

“Buồn vì cảnh thảm Đứng lặng giờ lâu Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá

Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”.

Một không khí mang vẻ nặng nề để rồi một odngf cảm xúc về những niềm xót thương, sự tiếc nuối cho những vị anh hùng thời xa xưa đã hy sinh bản thân mình vì nền độc lập của dân tộc, của Tổ quốc dấu yêu. Tinh thần uống nước nhớ nguồn được thể hiện một cách sâu sắc và đầy xúc động. Ngoài nhân vật trữ tình khách, trong bài phú này còn xuất hiện một tuyến nhân vật khác nữa đó là các bô lão, đén đây những câu thơ mang âm điệu hào hùng được dâng cao dào dạt, nhân vật khách và các bô lão cùng nói lên tâm tình của mình với dòng sống lịch sử

“Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô mã,
Cũng là bãi đát xưa thuở trước Ngô chúa phá Hoàng Thao”.

Những con người dân tộc mang trong mình niềm tự hào dân tộc rất mãnh liệt. Kết thúc bài thơ, những lời ngợi ca về Tổ quốc, đất nước, con người dân tộc với những phẩm chất anh hùng, những tư tưởng nhân đạo và nhân văn sâu sắc. Tất cả những điều đó làm nên lòng tự tôn dân tộc. Tình cảm yêu nước được bộc lộ một cách nhẹ nhàng và vẫn sâu sắc và thấm thía vô cùng.

Bạch đằng giang phú và một trong những tác phẩm tiêu biểu cho cảm hứng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc cao cả. Với giọng văn có sự thay đổi linh hoạt, nhuần nhuyễn có hào hùng, có trầm lắng, suy tư, có sự tha thiết tự hào đem đến cho người đọc những cung bậc cảm xúc mới mẻ mà sâu sắc. Nhân vật Khách với những tư tưởng của ông cũng chính là tư tưởng chung cho rất nhiều những bậc chí sĩ đương thời.

Xem thêm:  Suy nghĩ về vai trò của nhà trường

Linh

Đề bài: Anh/chị hãy Phân tích hình tượng nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Phân tích hình tượng nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng

I. Dàn ý Phân tích hình tượng nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng

1. Mở bài

- Sông Bạch Đằng đã là một địa danh quen thuộc, là chứng nhân lịch sử đã viết lên nhiều mốc son chói lọi trong những trang sử vẻ vang của dân tộc, đã khơi gợi nhiều cảm hứng cho nhiều thi nhân văn sĩ.
- Trong đó phải kể đến một tác phẩm thuộc thể loại phú rất nổi tiếng trong văn học trung đại Việt Nam ấy là bài Phú sông Bạch Đằng của tác giả Trương Hán Siêu. Phần đầu của tác phẩm nổi lên hình tượng của và cảm xúc của nhân vật "khách" khởi đầu cho cả tác phẩm phú với lối đối đáp "chủ-khách".

2. Thân bài:
* Tác giả:
- Trương Hán Siêu (?-1354), quê ở huyện Yên Ninh nay thuộc thành phố Ninh Bình, ông là một nhà văn hóa kiệt xuất của thời trung đại đồng thời cũng một nhà chính trị xuất sắc dưới thời Trần.

* Tác phẩm:
- Phú sông Bạch Đằng là tác phẩm xuất sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của Trương Hán Siêu, được đánh giá là tác phẩm tiêu biểu của văn học yêu nước thời Lý - Trần,...(Còn tiếp)

>> Xem Dàn ý Phân tích hình tượng nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng chi tiết tại đây.

II. Bài văn mẫu Phân tích hình tượng nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng

Sông Bạch Đằng đã là một địa danh quen thuộc, là chứng nhân lịch sử đã viết lên nhiều mốc son chói lọi trong những trang sử vẻ vang của dân tộc, chính vì thế sông Bạch Đằng đã khơi gợi nhiều cảm hứng cho nhiều thi nhân văn sĩ, cho ra đời những tác phẩm khá nổi tiếng. Một số tác phẩm ví như Bạch Đằng giang của Trần Minh Tông, Bạch Đằng giang phú của Nguyễn Mộng Tuân hay Bạch Đằng giang của Nguyễn Xưởng,... Trong đó phải kể đến một tác phẩm thuộc thể loại phú rất nổi tiếng trong văn học trung đại Việt Nam ấy là bài Phú sông Bạch Đằng của tác giả Trương Hán Siêu. Phần đầu của tác phẩm nổi lên hình tượng của và cảm xúc của nhân vật "khách" khởi đầu cho cả tác phẩm phú với lối đối đáp "chủ-khách".

Trương Hán Siêu (?-1354), quê ở huyện Yên Ninh nay thuộc thành phố Ninh Bình, ông là một nhà văn hóa kiệt xuất của thời trung đại đồng thời cũng một nhà chính trị xuất sắc dưới thời Trần. Ông vốn là môn khách của Trần Hưng Đạo, trong suốt 4 đời vua Trần ông luôn được giao phó những chức vụ quan trọng, ông cũng có nhiều đóng góp trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần 2 và lần 3. Về sự nghiệp văn chương, hiện còn lưu giữ 17 bài thơ và hai tác hẩm văn xuôi, trong đó xuất sắc nhất được gọi là kiệt tác là bài Phú sông Bạch Đằng. Trương Hán Siêu được các vua Trần rất mực kính trọng, tôn gọi là thầy chứ không gọi bằng tên húy, khi mất ông đã được truy phong là Thái bảo, Thái phó thờ ở Văn miếu Quốc tử giám.

Phú sông Bạch Đằng là tác phẩm xuất sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của Trương Hán Siêu, được đánh giá là tác phẩm tiêu biểu của văn học yêu nước thời Lý - Trần, là đỉnh cao nghệ thuật của thể loại phú trung đại, tác phẩm còn được tôn vinh là áng thiên cổ hùng văn trong lịch sử văn học Việt Nam. Không rõ tác phẩm được sáng tác năm nào, nhưng theo 1 số nghiên cứu thì bài phú được sáng tác khoảng sau chiến thắng quân Mông - Nguyên 50 năm, khi nhà Trần bắt đầu có những dấu hiệu suy thoái.

Trong bài hình tượng nhân vật "khách" xuất hiện đầu tiên với những chuyến du ngoạn trên 2 loại địa danh, thứ nhất là du ngoạn trên các địa danh nổi tiếng trong các điển cố của Trung Quốc: Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt. Đây đều là những danh thắng đẹp và rộng lớn của Trung Quốc, đến với các địa danh này, tác gỉa đã du ngoạn qua sách vở và thông qua trí tưởng tượng của mình. Thứ hai tác giả du ngoạn thực tế trên các địa danh của đất Việt: Cửa Đại Thanh, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng, đều là những địa danh khoáng đạt rộng lớn, đẹp đẽ và đặc biệt là chúng đã từng ghi dấu son trong lịch sử. Chúng hiện lên trước mắt của Trương Hán Siêu với hai đặc điểm lớn, đầu tiên là sự thơ mộng hùng vĩ "Bát ngát sóng kình muôn dặm", dưới tầm mắt tác giả những con sóng của sông Bạch Đằng đang liên tiếp trải dài đến vô cùng vô tận, cùng với đó từ "bát ngát" lại dễ khiến người ta liên tưởng đến sự rộng lớn, hùng vĩ của khung cảnh sông nước. "Thướt tha đuôi trĩ một màu", gợi ra hình ảnh những con thuyền nối đuôi nhau qua lại trên sông, thật mềm mại, duyên dáng và yểu điệu, gợi ra sự thơ mộng của dòng sông Bạch Đằng vốn đã rất hùng vĩ, mênh mông. Bên cạnh sự thơ mộng, hùng vĩ, nhân vật "khách" còn cảm nhận được cái đìu hiu, lạnh lẽo thể hiện ở hình ảnh "Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu", không một bóng người. Thêm câu "Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô", hợp lại khung cảnh hiện lên lại mang thêm màu sắc thê lương, buồn bã, đầy những hoài niệm. Như vậy qua những cuộc du ngoạn, ta dễ dàng nhận thấy nhân vật "khách" là người có tráng chí bốn phương, cũng là người có tâm hồn thơ mộng, khoáng đạt ham thích du ngoạn, mở rộng tầm mắt, với một tâm thế tự nguyện và say sưa, chủ động, "tiêu dao" thảnh thơi đi đây đi đó, không hề có chút vướng bận ngoài thân. Nhân vật "khách" du ngoạn có nhiều mục đích, trước hết là thưởng ngoạn những cảnh sắc tuyệt vời của non sông, sau đó là nghiên cứu cảnh trí đất nước để bồi bổ kiến thức cho bản thân, điều mà "khách" học theo nhà sử gia nổi tiếng Tư Mã Thiên của Trung Quốc. Có thể thấy rằng hình tượng "khách" mà tác giả gây dựng ở đầu bài chính là một phân thân của tác giả, trong bóng dáng của khách ta thấy được bóng dáng của Trương Hán Siêu.

Nhân vật "khách" khi đứng trước những địa danh của đất Việt có nhiều tâm trạng và cảm xúc. Trước hết là nỗi vui mừng trước cảnh đẹp của sông nước vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, đó còn là niềm tự hào không giấu nổi trước dòng sông ghi dấu những chiến công oanh liệt trong lịch sử dân tộc. Bên cạnh đó tác giả còn bộc lộ trực tiếp những buồn thương, nuối tiếc trước chiến trường xưa oanh liệt nay chỉ còn trơ trọi lại nỗi hoang vu và hiu quạnh khôn xiết, anh hùng nay đã mất, chỉ còn lại những dấu vết cũng sắp sửa phai mờ.

"Buồn vì cảnh thảm đứng lặng giờ lâuThương nỗi anh hùng đâu vắng tá

Tiếc thay dấu vết luống còn lưu"

Khách "đứng lặng giờ lâu", không giấu nổi sự bâng khuâng, hụt hẫng, trống trải, tâm trạng khách có sự thay đổi từ hướng ngoại, phơi phới, sôi nổi vì cảnh sắc nay đã chuyển sang hướng nội, buồn thương nuối tiếc trước dòng chảy lạnh lùng của thời gian, lịch sử, đã phủ mờ lên cảnh cũ người xưa. Ngày nay, chiến trường xưa vốn oanh liệt, nay chỉ còn bờ lau, bến lách chỉ còn sông chìm, giáo gãy chỉ còn "gò đầy xương khô", những anh hùng một thuở lưu danh trong sử sách những ngày hôm nay "đâu vắng tá" đều đã trở thành người thiên cổ. Đó cũng là những nỗi lo lắng tiềm ẩn, của một chí sĩ yêu nước trước thực cảnh của đất nước vào những năm cuối thời Trần.

Nhân vật "khách" cũng là hiện thân của Trương Hán Siêu, trước tình hình đất nước đang trên đà suy vong, khi trở về thăm lại sông Bạch Đằng, bỗng chốc nảy sinh nhiều cảm xúc, mà phần nhiều đều xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, nỗi lo cho vận mệnh của dân tộc của một nguyên lão 4 triều. Bên ngoài là cái vẻ thảnh thơi ngắm nhìn cảnh sắc hùng vĩ thơ mộng của Đại Việt ta, nhưng ấp ủ trong ấy là bao nỗi lòng hoài niệm, tiếc thương những ngày đất nước thật thái bình thịnh trị, quân đội hùng mạnh, viết nên những trang sử hào hùng. Nhưng giờ cảnh còn người mất, khiến tác giả không khỏi bâng khuâng khỏi lặng người, như vậy mạch cảm xúc tâm trạng của nhân vật "khách" chính là tiền đề khởi nguồn cho những phần tiếp theo của bài phú.

-------------------HẾT---------------------

Để thấy được nét đặc sắc trong hình tượng nhân vật khách, bên cạnh bài văn mẫu trên đây, các em có thể tham khảo thêm: Thuyết minh về hình tượng nhân vật khách trong đoạn đầu của văn bản Phú Sông Bạch Đằng, Cảm nhận về lòng yêu nước của Trương Hán Siêu trong bài Phú sông Bạch Đằng

Phân tích hình tượng nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng là đề bài quen thuộc nhằm giúp các em củng cố kiến thức về bài phú cũng như kĩ năng viết bài phân tích một tác phẩm. Các em có thể tham khảo bài văn mẫu dưới đây để thấy được những đặc sắc trong hình tượng nhân vật khách và có thêm những gợi ý về nội dung khi phân tích bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu.

Phân tích bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu Cảm nhận đoạn 3 Phú sông Bạch Đằng Trận Bạch Đằng qua sự hồi tưởng của nhân vật tập thể các bô lão Phân tích cảm hứng yêu nước trong bài Phú sông Bạch Đằng Phân tích đoạn 2 Phú sông Bạch Đằng Dàn ý phân tích bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu