Nhập khẩu theo đường tiểu ngạch tiếng anh là gì

Xuất nhập khẩu tiểu ngạch là việc mua bán, trao đổi hàng hóa giữa người dân ở 2 nước có phần biên giới liền kề nhau. Thông thường hàng hóa tại Việt Nam sẽ được giao thương với các nước như Trung Quốc, Lào, Campuchia… Hàng hóa được buôn bán chủ yếu có giá trị nhỏ, là các mặt hàng thiết yếu như nông sản, quần áo, giày dép.

Nhập khẩu theo đường tiểu ngạch tiếng anh là gì
Cửa khẩu Quốc tế Lào

Ưu – nhược điểm khi mua bán bằng đường tiểu ngạch là gì?

Ưu điểm:

  • Thủ tục đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian
  • Tiết kiệm phí vận chuyển
  • Mức thuế thấp hơn so với nhập khẩu chính ngạch

Nhược điểm:

  • Tính ổn định thấp do tình trạng cấm biên
  • Phù hợp với những người kinh doanh nhỏ với giá trị hàng hóa thấp, số lượng ít
  • Kim ngạch buôn bán mang tính chất thời vụ
  • Dễ xảy ra tranh chấp về giá, chất lượng hàng hóa do không có giấy tờ hoặc các hợp đồng thương mại.

Xuất nhập khẩu chính ngạch là gì?

Xuất nhập khẩu chính ngạch là hình thức giao thương kinh tế hợp pháp, mang tính quốc tế cao. Đối tượng tham gia là thương lái, doanh nghiệp đang sống tại các nước có phần biên giới liền kề Việt Nam như Trung Quốc, Campuchia, Lào… Hàng hóa được giao tại cửa khẩu chính. Các công ty, doanh nghiệp ký hợp đồng thương mại với các đối tác nước ngoài theo một hiệp định đã được cam kết.

Nhập khẩu theo đường tiểu ngạch tiếng anh là gì
Cửa khẩu Tân Thanh

Phân biệt xuất nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch

Hình thức Xuất nhập khẩu tiểu ngạch Xuất nhập khẩu chính ngạch Hàng hóa Có giá trị nhỏ, số lượng ít Số lượng lớn Vận chuyển hàng hóa Không cần qua cửa khẩu, đi bằng một con đường khác Bắt buộc phải qua cửa khẩu Chi phí Thấp hơn so với vận chuyển chính ngạch Cao Thủ tục xuất nhập khẩu Không yêu cầu các hóa đơn, hợp đồng Chuẩn bị các chứng từ, hóa đơn, hợp đồng thương mại Giá trị giao dịch Tối đa 2.000.000/người/ngày Không giới hạn Khả năng an toàn Không được đảm bảo (hư hỏng, trộn hàng, mất hàng) Quản lý chặt chẽ, ít gặp rủi ro khi vận chuyển

Thực trạng đáng lo ngại của xuất nhập khẩu tiểu ngạch hiện nay

Những năm gần đây, việc mua bán hàng hóa tiểu ngạch là vấn đề gây tranh cãi bởi nó kéo theo nhiều hệ lụy.

⇒ Xem thêm: Rủi ro khi nhập khẩu tiểu ngạch và giải pháp

Vấn nạn hàng giả, hàng lậu

Nếu vận chuyển tiểu ngạch đem lại nhiều lợi ích cho thương lái, thì một số khác lại cho rằng việc này tiềm ẩn mối lo ngại về hàng kém chất lượng. Việc không có các chứng từ, hóa đơn và không cần đi qua cửa khẩu là phương thức để một số kẻ gian lách luật.

Bên cạnh đó, đây cũng là hình thức dễ bị lợi dụng để trốn thuế. Vì vậy, hoạt động nhập khẩu tiểu ngạch cần có sự kiểm soát chặt chẽ để ngăn chặn các hành vi sai trái pháp luật.

Hàng hóa bị mắc kẹt nơi biên giới

Từ năm 2018 đến nay, Trung Quốc đã siết chặt nhập khẩu tiểu ngạch để thực thi nghiêm các vấn đề kiểm nghiệm chất lượng hàng. Việc này khiến cho con đường nhập khẩu tiểu ngạch bị ảnh hưởng. Hệ quả, rất nhiều hàng hóa không thông quan được, gây ra tình trạng tắc nghẽn tại biên giới.

Nhập khẩu theo đường tiểu ngạch tiếng anh là gì
Hàng hóa bị “ứ đọng” tại cửa khẩu biên giới

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng hàng kẹt biên như:

  • Hàng hóa không được kiểm tra đầy đủ. Không được quản lý chặt chẽ nên hàng giả, hàng kém chất lượng có thể dễ dàng trà trộn vào lô hàng. Nếu đột ngột bị kiểm tra, các đơn hàng có thể sẽ bị thu giữ.
  • Thiếu hóa đơn, chứng từ, hợp đồng thương mại. Việc thiếu sót các giấy tờ quan trọng sẽ dẫn đến việc chậm trễ, kẹt biên hoặc tệ hơn là mất đơn hàng trong các tình huống xảy ra các phát sinh, tranh chấp.

Kém hiệu quả

Bài báo ” Nhiều rủi ro khi buôn bán tiểu ngạch qua biên giới Lạng Sơn“ trên báo Nhân Dân (11/05/2020), chỉ ra rằng xuất nhập khẩu bằng đường tiểu ngạch trong thời gian gần đây dần trở nên kém hiệu quả. Theo đó, do mua bán tiểu ngạch nên nhiều doanh nghiệp, tư thương Việt chịu nhiều thiệt hại trong giao dịch mua bán như: Rủi ro trong thanh toán, chậm giao nhận hàng, ép giá, bị đổi trả…

Mặt hàng chính của vận chuyển tiểu ngạch là nông sản. Tuy nhiên việc mua bán dựa trên lòng tin, thuận mua vừa bán, không có bất kỳ hợp đồng để ràng buộc là một trong những nhược điểm lớn nhất.

Ngày 16/08/2021, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan và 25 tỉnh biên giới tổ chức Hội nghị phát triển kinh tế khu vực biên giới. Tại đây, Hội Trưởng, Bộ Trưởng Nguyễn Hồng Diên đã nêu rõ 8 nhóm giải pháp cần thực hiện giai đoạn 2021 – 2030. Trong đó, giải pháp thứ 6 là tiến tới xóa bỏ xuất khẩu tiểu ngạch trong thương mại biên giới.

Nhập khẩu theo đường tiểu ngạch tiếng anh là gì
Hội nghị Phát triển kinh tế khu vực biên giới

Điều này cho thấy, vận chuyển tiểu ngạch đang mang lại hiệu quả hoạt động kém và có khả năng sẽ bị xóa bỏ trong tương lai.

Đâu là giải pháp khắc phục?

Xuất nhập khẩu chính ngạch – Hướng đi bền vững, lâu dài. Vận chuyển chính ngạch trở thành giải pháp được khuyến khích sử dụng bởi:

  • Có các kho bãi chuyên dụng, giúp bảo quản hàng hóa tốt hơn
  • Quản lý chặt chẽ cùng giấy tờ đầy đủ, doanh nghiệp sẽ được bảo vệ quyền lợi khi có sự cố phát sinh
  • Góp phần “diệt trừ” vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường

Tóm lại, vận chuyển chính ngạch là phương án phát triển bền vững cho xuất nhập khẩu trong tương lai. Điều này đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung, góp phần phát triển nền kinh tế nước nhà.