Ôn tập phần văn học lớp 11 kể bằng

Câu 1 (trang 204 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Nền văn học Việt Nam cùng với dòng lịch sử trong những năm đầu thế kỷ XX cho tới khi cách mạng bùng nổ có sự phân hóa phức tạp vì nhiều nguyên nhân. Văn học được chia thành nhiều dòng, các dòng ấy lại không hoàn toàn phân tách, không hoàn toàn nhập hội, nó vừa bổ sung vừa đấu tranh cho nhau và cùng phát triển.

- Có 2 bộ phận văn học chính: công khai và không công khai

    + Bộ phận văn học công khai là dòng văn học được phép phổ biến rộng rãi dưới sự cho phép của chế độ, chính phủ thời bấy giờ. Nó là dòng văn học tồn tại trong vòng pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến. Trong văn học ,công khai cũng được chia ra 2 dòng là lãng mạn và hiện thực.

    + Bộ phận văn học bất hợp pháp cũng như cái tên của nó – “bất hợp pháp”, không được công nhận dưới trướng pháp luật hiện thời. Đó là các bài thơ văn cách mạng, thơ của những người kháng chiến chống lại chế độ, nó có thể được sáng tác trong tù hay bất cứ hoàn cảnh nào dung dưỡng  lòng tự tôn dân tộc, nó ca ngợi người lính, người cách mạng, thơ văn thời Mặt trận Dân chủ Đông Dương…

- Sự phát triển mau lẹ của văn học có nhiều nguyên nhân. Đầu tiên phải nói tới cái hùn đẩy của thời đại, của xã hội, đây thực là nhân tố quyết định sự vận động trong văn học dân tộc. Con người thời đại, con người phải chịu những biến động nhanh chóng của thời đại cũng biết thức tỉnh và trỗi dậy, họ nhận thức được cái tôi cá nhân của mình, của lớp trí thức mình sau trăm năm chịu giữ khuôn phép, bị kìm hãm. Với truyền thống yêu nước lâu đời, những con người có tinh thần và khả năng nhận thức cả sức sống văn hóa mãnh liệt đang bị thiếu vắng điều gì đó, họ tìm được đường đi mới cho văn học, bằng cách đưa tiếng Việt và văn chương Việt lên một tầm mới. 

Câu 2 (trang 204 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Với hai thời đại hai giai đoạn văn học khác nhau, văn chương bị ảnh hưởng của lịch sử cũng có sự khác biệt, tiêu biểu cho điều đó chúng ta nhắc đến tiểu thuyết hiện đại và trung đại:

Tiểu thuyết trung đại Tiểu thuyết hiện đại

- Ngôn ngữ

- Đối tượng

- Cốt truyện

- Cách kể

- Ngôi kể

- Kết cấu

- chữ Hán, chữ Nôm

-  Chú ý sự việc, tình tiết

- Đơn tuyến

- Trình tự thời gian tuyến tính, ít nhấn mạnh tâm trạng nhân vật 

- ngôi thứ 3

- Kết cấu chương hồi.

- chữ quốc ngữ

- Chú ý nội tâm nhân vật

- Đa tuyến, phức tạp

- Trình tự thời gian, phi thời gian, đi theo sự phát triển tâm lý nhân vật

- ngôi thứ 3, thứ nhất, linh hoạt ngôi kể

- Kết cấu chương đoạn

- Trong  “Cha con nghĩa nặng”  còn tồn tại nhiều yếu tố trung đại. Trước tiên ta thấy, truyện tuy có chú ý tới nội tâm nhân vật nhưng còn sơ sài, chưa kỹ càng, còn chưa bóc tách được hoàn toàn lối kể về các chi tiết, các sự kiện. Đặc biệt cách kể chuyện hoàn toàn theo trình tự thời gian, sự việc chính là mấu chốt khiến Cha con nghĩa nặng mang dư âm của thời đại trước, của tiểu thuyết trung đại. Tuy rằng cách kể từ ngôi thứ ba là điểm chung của cả hai kiểu tiểu thuyết trung đại và tiểu thuyết hiện đại, nhưng cách kể của Cha con nghĩa nặng lại xen lẫn những lời bình một cách vụng về, sự phân cách chưa gắn bó của thiên nhiên và con người còn rõ quá, chưa đủ gần gũi khiến màu sắc trung đại trong truyện càng rõ nét hơn. 
   

Câu 3 (trang 204 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Các truyện Vi hành, Tinh thần thể dục, Chữ người tử tù, Chí Phèo đều có nét chung là xây dựng được những tình huống truyện, thú vị có, độc đáo có, giá trị nhân văn có. 

- với Vi hành, tình huống đặc sắc của truyện là sự nhầm lẫn của đôi trai gái người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm, mà ngôi kể còn được nhìn từ người bị nhầm lẫn ấy, người có thái độ và nhận thức đúng và kháh quan về vấn đề mà đôi trai gái nói tới.

- Với Tinh thần thể dục, tình huống ở đây là sự mâu thuẫn giữa hình thức và bản chất, giữa cái màu mè và lớp vỏ bên trong cái màu sắc ấy. Đá bóng là môn thể thao có lợi cho sức khỏe, người thích xem bóng đá hẳn sẽ rất vui mừng thích thú với môn thể thao ấy, nhưng người không thích và không có điều kiện thời gian để xem thì đó hẳn là cực hình với họ. Quan bắt dân xem thể thao, còn dân chạy lấy chạy để nào là cầu xin, nào là đút lót, thoái thác. Một tình huống bi hài lẫn lộn. 

- Chữ người tử tù: một tình huống éo le, khó phán xử, cái có quyền làm cán cân công lý ở đây có chăng chỉ có thể là nghệ thuật. Người tử tù là người thanh cao, người cho chữ, cho đi nét đẹp. Người xin chữ là người coi giữ ngục tù, là người đứng về phe hành xử người tử tù. Họ được kết nối và hòa lòng mình thông qua nghệ thuật.  Cảnh cho chữ xưa nay chưa từng có vì nó vốn dĩ rất lạ, rất khó tin, rất lung linh.

- Chí Phèo thì là tình huống bi kịch. Đó là bi kịch mâu thuẫn giữa khát vọng sống lương thiện của kẻ cầm dao cầm chai rượu đi rạch mặt ăn vạ và nỗi đau khi ý muốn được  làm người lương thiện của mình bị khước từ.

Câu 4 (trang 204 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

     Mỗi một câu chuyện đều có một đặc sắc nghệ thuật riêng: 

- Nghệ thuật đặc sắc trong Hai đứa trẻ (Thạch Lam) là lối kể chuyện như không có chuyện, vì cốt truyện của nó như một bài thơ chạy chậm, vô cùng đơn giản, trữ tình, đào sâu vào tâm trạng nhân vật bằng ngôn ngữ giản dị, nhẹ nhàng, tinh tế. Xuyên suốt truyện là những bóng tốt ánh sáng le lói hay bao trùm lên nhau, để từ đó nó bừng lên cái ánh sáng khổng lồ, to lớn hơn, ánh sáng của đoàn tàu đêm, ánh sáng của cuộc sống sung túc, ánh sáng của văn minh, vụt qua thật nhanh quá. 
    - Chữ người tử tù

    + Đặc sắc của truyện là ở việc khắc họa hình tượng nhân vật, tiêu biểu là Huấn Cao, người viết chữ, người cầm bút nghệ thuật đầy tài hoa và chính nghĩa. Hình tượng nhân vật này cũng là cách truyền đạt đầy tinh ý về quan niệm nhà văn về cái đẹp, tinh thần của nghệ thuật, đồng thời cho ta thấy rõ hơn về tấm lòng yêu nước thầm kín của nhà văn, đó cũng là một biểu hiện của bút pháp lí tưởng hóa cảm cảm hứng lãng mạn. Cùng với bút pháp lí tưởng, tình huống truyện cũng được xây dựng vô cùng độc đáo, góp phần cho hình tượng nhân vật rõ nét hơn, với những hình ảnh không gian, không khí cổ kính, trang trọng với nhiều từ hán việt, nhiều từ cổ. Truyện cũng được sử dụng các thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình. 

- Ở Chí Phèo, Nam Cao đã sử dụng nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình bất hủ, một nét của văn học hiện thực, nó vừa chung lại vừa riêng biệt khó trộn lẫn. Cách mở truyện độc đáo, với biệt tài phân tích tâm lý nhân vật, nhà văn đã đi sâu đến từng ngóc ngách nội tâm nhân vật từ chính những kinh nghiệm cuộc đời của mình, vì thế mà nhân vật của ông rất thật, rất gần. Nghệ thuật trần thuật của truyện thật phóng túng nhưng không hề thoát được tính nhất quán, với những ngôn ngữ đậm hơi thở cuộc sống và giọng văn đầy biến hóa, đầy đa dạng. 

Câu 5 (trang 204 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

∗ Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng thể hiện qua đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” được đặc tả khá sắc nét. 

- Trước tiên đó là việc xây dựng những mâu thuẫn trào phúng đầy ấn tượng, đặc biệt. Đó có thể là cảnh đám ma trong một tinh thần thái độ bề ngoài và bản chất khác nhau. Cảnh đám ma đông đúc náo nhiệt như đám cưới, mặc dù có tiếng khóc hức hức. Những con người tham dự đám ma dường như ai ai cũng có một thái độ thật mà như giả, giả mà như thật. Trớ trêu. Cậu Tú tân, cái mác “tân” bắt mọi người đóng kịch trước ống kính cậu chụp, ông Phán “mọc sừng” oặt người đi, khóc miết tưởng thương lắm, ai dè chỉ là dúi cho Xuân năm đồng trả tiền công. 

- Thứ hai, Vũ Trọng Phụng vô cùng khéo léo trong việc xây dựng và phát triển các tình huống vừa hài vừa bi, đậm chất trào phúng.

- Cách kể đáng để chúng ta chú ý, bởi nhà văn đi suốt chặng đường suốt câu chuyện đều đều một giọng văn mỉa mai xen lẫn cường điệu. 

- Nhìn các nhân vật trong truyện chẳng bao giờ ta dễ dàng quên đi ngòi bút sắc sảo của tác giả. Sâu sắc tới nỗi chúng ta nhắc đến Xuân là nói đến một thằng lông bông tóc đỏ, một thằng ma cà bông “số đỏ”, nhắc Tuyết ngây thơ trong bộ đồ nửa nọ nửa kia, nhắc ông Phán mọc sừng khóc đến oặt người. ...   

∗ Giá trị hiện thực vô cùng mạnh mẽ được truyền đạt qua tác phẩm này. Đó là bộ mặt xấu xa đáng cười của cái xã hội Âu hóa, cái xã hội thượng lưu nực cười, khóc bằng tiền trên nấm mộ người đã khuất. Cái xã hội văn minh bị đả kích đầy sâu cay, nhố nhăng, đồi bại qua cái nhan đề hài hước mà cũng thật phê phán. 

- Không chỉ dựa vào tình huống trào phúng cơ bản, nhà văn còn triển khai mâu thuẫn trào phúng theo nhiều tình huống khác nhau, nhưng đều là các tình huống để làm mạnh hơn tình huống cơ bản, xây nên một màn đại hài kịch phong phú, biến hóa. 

- Nhà văn còn sử dụng thủ pháp đối lập, đối lập giữa tiếng khóc và tiếng mừng vui trong lòng làm nổi bật bản chất của nhân vật, xã hội. Cùng với đó là giọng điệu miêu tả vừa mỉa mai vừa giễu cợt và cách chơi chữ và các so sánh bất ngờ. 

Câu 6 (trang 204 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Nhà văn viết nên câu chuyện đều thể hiện quan điểm riêng của mình. Nguyễn Huy Tưởng đã cho người đọc thấy được quan điểm nghệ thuật của ông qua cách giải quyết mâu thuẫn kịch trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”.

    + Mâu thuẫn đầu tiên của kịch là mẫu thuẫn quan tham – dân nghèo. Mâu thuẫn này gây nên cuộc bạo động và cái chết của vị hôn quân xa hoa, ăn chơi trên mồ hôi nước mắt người lao động.

    + Mâu thuẫn thứ hai là mâu thuẫn giữa lý tưởng của nghệ thuật: vị nhân sinh hay vị nghệ thuật, mâu thuẫn giữa người nghệ sĩ Vũ Như Tô và nhân dân lao động. Việc đốt Cửu Trùng Đài đã giải quyết dứt khoát khát vọng nghệ thuật cao đẹp của Vũ Như Tô, cũng như giải quyết những cái chết do tai nạn khi xây đài, những cảnh bắt thợ giỏi, giải quyết sự vùng vẫy trong lòng dân. Nhưng Vũ Như Tô vẫn không chấp nhận việc mình mang tội, bởi niềm tin vào nghệ thuật của ông vẫn không thể dập tắt. Điều này thể hiện quan điểm nghệ thuật của tác giả, rằng nghệ thuật chân chính phải chú ý tới con người, chú ý đến tính thực tiễn chứ không thề quá mù quáng và quên mất nguyên nhân hình thành và lý do vỡ nát của nghệ thuật. 

Câu 7 (trang 204 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Có lẽ chúng ta đã nói điều này quá nhiều. Văn chương cũng là nghệ thuật, mà nghệ thuật thì phải sáng tạo, không rập khuôn. Người đi theo con đường nghệ thuật, người nghệ sĩ chân chính phải là những người làm ra cái mới, không thể cứ nhào nét bút theo những đường có sẵn, hãy tạo cho mình một đường nét riêng, không pha trộn, không hỗn tạp. Nam Cao có một sự nghiệp văn chương nghiêm túc, người trí thức, người nông dân mang nét mới, mang nét hiện thực mà vẫn sáng tạo. Ông luôn đi theo tư tưởng về một nghệ thuật không đi theo lối mòn, ấy mới là nghệ thuật chân chính. 

Câu 8 (trang 204 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Người ta nói người trẻ thường quá nhiệt thành, nên tình yêu của họ cũng thường chóng tàn. Nhưng dù thế nào, tình yêu của họ cũng đều xuất phát từ khát vọng hạnh phúc cao cả. Rô-mê-ô là chàng trai rất mãnh liệt trong tình yêu, Giu-li-ét lại vô cùng nhẹ nhàng, yêu ghét sâu đậm, hai người sinh ra dường như đã thuộc về nhau rồi. Họ có một tình yêu trong sáng, tuy rằng bệ phóng của nó là nguồn cơn thù hận từ mấy thế hệ. Cái nỗi tù hận dòng họ ấy, chỉ cần xóa bỏ tên họ, tình yêu sẽ rộ lên sắc hương rực rỡ, thù hận không thể nào cản trở được tình yêu, nó chỉ như dòng suy nghĩ lướt qua khiến người kia biết trân trọng đối phương hơn mà thôi, nó không đủ khả năng chi phối hành động của những người đang yêu đương say đắm.

- Mội người đang yêu, Rô-mê-ô và Giu-li-ét đều chất chứa trong tâm hồn họ những hoài nghi, những lo lắng, nhưng không thể có sự mâu thuẫn giữa tình yêu và thù hận. Lời hẹn thề của hai con người tìm đến nhau trong đêm vì sức hút của tình yêu chính là lối thoát mà nhà văn vạch ra để hai người phá bỏ dây xích của những hủ tục, những thành kiến, lối thoát đó chính là tình yêu.