Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ

Hiện nay mạng lưới dịch vụ phát triển tương đối mạnh mẽ ở cả thành phố và nông thôn để phụ vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của người dân. Nền kinh tế càng phát triển thì các loại hình dịch vụ cũng đa dạng và phát triển theo. Pháp luật điều chỉnh về hoạt động dịch vụ cần phải có sự linh hoạt, mềm dẻo. Vậy hợp đồng dịch vụ được quy định như thế nào trong Luật Thương mại?

Theo Khoản 2 Điều 4 Luật giá 2012 quy định “dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng không tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật”.

Trong đó hàng hóa là tài sản có thể trao đổi, mua, bán trên thị trường, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người, bao gồm các loại động sản và bất động sản (theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật giá 2012).

Trong Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng dịch vụ là loại hợp đồng có những đặc điểm riêng. Các quy phạm của hợp đồng dịch vụ điều chỉnh các loại dịch vụ cụ thể như: dịch vụ pháp lý, dịch vụ quảng cáo, dịch vụ cung cấp thông tin thương mại… Hợp đồng dịch vụ là hình thức của các quan hệ dịch vụ thương mại (có thể là các dịch vụ gắn liền với mua bán hàng hóa như dịch vụ logicstic, dịch vụ trung gian thương mại, dịch vụ xúc tiến thương mại… có thể là các dịch vụ không gắn liền trực tiếp với mua bán hàng hóa như dịch vụ xây dựng, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng…).

Hợp đồng dịch vụ được quy định tại Điều 513 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 513. Hợp đồng dịch vụ

Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.”

Khi thỏa thuận về việc thực hiện công việc dịch vụ, bên thuê dịch vụ phải đưa ra các yêu cầu của mình về chất lượng, kĩ thuật, các thông số khác… Từ đó các bên có cơ sở để thỏa thuận về điều kiện cung ứng dịch vụ.

Theo Điều 514 quy định về đối tượng của hợp đồng dịch vụ như sau:

Điều 514. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ

Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”

Theo đó, đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc, công việc đó có thể thực hiện được và không được vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội. Công việc có thể thực hiện được như bên thuê dịch vụ thuê bên cung ứng dịch vụ đăng tuyển nhân sự cho mình; bên thuê dịch vụ thuê dịch vụ sửa chữa, bảo hành tài sản của bên cung ứng dịch vụ… Trong hợp đồng dịch vụ, đối tượng của hợp đồng dịch vụ sẽ được chuyển giao từ bên cung cấp dịch vụ sang bên thuê dịch vụ.

Hợp đồng dịch vụ có những đặc điểm pháp lý riêng như sau:

+ Bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện các hành vi pháp lý nhất định và giao kết quả cho bên thuê dịch vụ.

Theo đó, bên cung ứng dịch vụ bằng công sức, trí tuệ của mình để hoàn thành công việc đã nhận. Bên cung ứng dịch vụ cũng có thể sử dụng người cộng sự giúp việc cho mình, và phải chịu trách nhiệm về những sự việc xảy ra do lỗi của người cộng sự. Tuy nhiên, bên cung ứng dịch vụ không được giao cho người khác làm thay công việc nếu không có sự đồng ý của bên thuê dịch vụ.

+ Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng có tính đền bù

Tính đền bù được hiểu là mỗi bên chủ thể sau khi đã thực hiện cho bên kia một lợi ích sẽ nhân được từ bên kia một ợi ích tương xứng.

Bên thuê dịch vụ phải trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ, khi bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện công việc mà mang lại kết quả như đã thỏa thuận.

+ Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng có tính song vụ

Tính song vụ được thể hiện ở chỗ, mỗi bên trong hợp đồng đều chịu ràng buộc bởi nghĩa vụ đối với bên kia, đồng thời cũng là bên có quyền đòi hỏi bên còn lại thực hiện nghĩa vụ đối với mình.

Bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện các hành vi pháp lí theo yêu cầu của bên thuê dịch vụ, bên thuê dịch vụ có nghĩa vụ tiếp nhận kết quả công việc và trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ.

Tại Điều 74 Luật Thương mại 2005 quy định về hình thức của hợp đồng dich vụ như sau:

Điều 74. Hình thức hợp đồng dịch vụ

1. Hợp đồng dịch vụ được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

2. Đối với các loại hợp đồng dịch vụ mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.”

Hình thức của hợp đồng dịch vụ có sự tương đồng với hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thương mại 2005

Luật Hoàng Anh

Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Khi chúng ta làm việc hay hợp tác với nhau thì hợp đồng là một thứ vô cùng quan trọng. Nó sẽ là căn cứ pháp lý cho ta biết mối quan hệ giữa hai bên đâu là bên cung ứng dịch vụ và đâu là bên nhận cung ứng dịch vụ. Từ đó cho ta thấy hợp đồng cung ứng dịch vụ quan trọng như thế nào.

Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ
                               Để có đáp án nhanh nhất, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Khái niệm hợp đồng cung ứng dịch vụ

Hợp đồng cung ứng dịch vụ là một loại hợp đồng thỏa thuận giữa các bên tham gia hợp đồng. Theo đó, chúng ta sẽ có một bên là cung ứng dịch vụ và bên thứ hai là bên nhận cùng ứng dịch vụ. Và bên cung ưng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện cung ứng cho bên nhận cung ưng, còn bên nhận cung ứng có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng theo sự thỏa thuận của hai bên. Chi tiết xem trong khoản 9 Điều 3  Luật Thương mại năm 2005.

Tìm hiểu thêm: Cung ứng dịch vụ

Phân loại các hợp đồng cung ứng 

Trong luật không nêu rõ về phân loại các hợp đồng cung ứng dịch vụ nhưng có quy định về quyền cung ứng và sử dụng dịch vụ. Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 75 Luật Thương mại năm 2005 quy định và có thể tóm gọn như sau:

(i) Trừ trường hợp pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác, thương nhân có các quyền cung ứng dịch vụ sau đây:

  • Cung ứng dịch vụ cho người cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Cung ứng dịch vụ cho người không cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Cung ứng dịch vụ cho người cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ nước ngoài.
  • Cung ứng dịch vụ cho người không cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ nước ngoài.

(ii) Trừ trường hợp pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác, thương nhân có các quyền sử dụng dịch vụ sau đây:

  • Sử dụng dịch vụ do người cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Sử dụng dịch vụ do người không cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Sử dụng dịch vụ do người cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ nước ngoài.
  • Sử dụng dịch vụ do người không cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ nước ngoài.

Từ đó chúng ta sẽ có thể phân ra các loại hợp đồng cung ứng dịch vụ sau:

  • Hợp đồng cung vụ kinh doanh.
  • Hợp đồng cung ứng truyền thông.
  • Hợp đồng cung ứng xây dựng.
  • Hợp đồng cung ứng giáo dục.
  • Hợp đồng cung ứng phân phối.
  • Hợp đồng cung ứng lữ hành, vận tải.
  • Cùng một số hợp đồng cung ứng khác.

Nội dung của hợp đồng cung ứng

Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Thông thường thì nội dung của một bản hợp đồng sẽ do các bên thảo luận và đưa ra phương án chung để làm việc. Thì bản thân hợp đồng cung ứng dịch vụ cũng sẽ như vậy tuy nhiên sẽ có một số điều cần chú trọng. Bên cung ứng thì cần phải cung ứng theo đúng cam kết cho bên được nhận về như chất lượng, hay thời gian. Còn bên nhận cung ứng hay chính là khách hàng cần phải thực hiện thanh toán cho bên cung ứng cái này có thể gọi là phí dịch vụ, theo như đúng hai bên đã thỏa thuận.

Để biết thêm các thông tin về luật thương mại xem tại đây

Điều kiện có hiệu lực hợp đồng cung ứng 

Để hợp đồng cung ứng dịch vụ có đủ hiệu lực thì cần có những điều kiện như sau:

Đầu tiên, là về chủ thể: các bên tham gia có đầy đủ về năng lực về năng lực hành vi và về pháp luật. Nếu là cá nhân thì cá nhân đó phải đủ tuổi giao kết hợp đồng và đủ khả năng nhận thức và năng lực hành vi. Nếu là tổ chức hay doanh nghiệp thì phải làm đúng theo quy định về pháp luật.

Thứ hai, về sự tự nguyện: các bên tham gia phải hoàn toàn tự nguyện tham gia vào hợp đồng.

Thứ ba, về mục đích và nội dung của hợp đồng: đều phải đúng luật và không trái đạo đức xã hội.

Thứ tư, về hình thức: Đối với hợp đồng cung ứng dịch vụ thông thường, các bên có thể tự lựa chọn hình thức của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật (lời nói/văn bản/hành vi cụ thể). Các bên nên thảo luận rõ về điều khoản để trách rủi do và các vấn đề pháp sinh khác

Xem thêm: Mẫu hợp đồng cung ứng dịch vụ chuẩn nhất

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật đầu tư được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: .