Thể bị động sai khiến trong tiếng Nhật là gì

Có một ngữ pháp trong tiếng Nhật là thể bị động sai khiến (使役受身形). Thể này được dùng khi ai đó gặp rắc rối vì bị đối phương sai khiến hoặc bắt làm một điều gì đó mang tính ép buộc, cưỡng chế.

Tìm hiều về cách tạo một thể bị động sai khiến và cách chia động từ trong ngữ pháp này nhé.

Du học Nhật Bản: Thủ tục liên quan đến tư cách lưu trú

Cách tạo thể bị động sai khiến với nhóm 1

  • Nhóm 1 có 2 loại đó là -aせられる hoặc -aされる
  • Đối với động từ nhóm 1 thì -aされる thường được dùng nhiều hơn.
  • Tuy nhiên, thể từ điển kết túc với ~す (như 出す・おす・話す…) và nhóm 2, 3 không áp dụng thể -aされる.
Thể từ điển Dạng bị động sai khiến 1 Thể masu Dạng bị động sai khiến 2
-u -aせられる -u -aされる
はら はらせられる はら はらされる
せられる される
せられる される
せられる        
せられる される
はこ はこせられる はこ はこされる
せられる される
すわ すわせられる すわ すわされる

Cách tạo thể bị động sai khiến với nhóm 2

  • Với động từ nhóm 2, る sẽ được chuyển thành させられる
Thể từ điển Dạng bị động sai khiến
させられる
させられる
させられる
させられる
考え 考えさせられる

Cách tạo thể bị động sai khiến với nhóm 3

Với nhóm 3 nếu là する thì chuyển thành させられる. くる thì く chuyển thành こ.

辞書形 使役受身形
する させられる
くる こさせられる

Cách tạo ます・ません・ない・て・た

  • Nhóm 1 thì thêm ます・ません・ない・て・た vào sau a-せられ và -aされ
  • Nhóm 2 và nhóm 3 thêm ます・ません・ない・て・た vào sau させられ
Nhóm Thể bị động sai khiến Thể ない Thể ません Thể て Thể た
1
-aせられる
言わせられます 言わせられない 言わせられません 言わせられ 言わせられ
1※
-aされる
言わされます 言わされない 言わされません 言わされ 言わされ
2 見させられます 見させられない 見させられません 見させられ 見させられ
3 させられます させられない させられません させられ させられ
こさせられます こさせられない こさせられません こさせられ こさせられ

Cùng nắm chắc cách chia động từ trên đây để sử dụng thể bị động sai khiến một cách thành thạo nhất nhé.

Chúc bạn học tiếng Nhật hiệu quả!

目が回る – Quán dụng ngữ tiếng Nhật

Tổng hợp LOCOBEE

Các bạn trong lớp của mình có hỏi về các thể bị động, sai khiến, và bị động sai khiến và sự khác nhau của nó.

Khi dịch, nhiều khi chúng mình không hiểu rõ và làm bật lên được nên hay bị nhầm lẫn và hiểu nhầm ý của câu

Hôm nay mình cùng thử tìm hiểu xem thế nào nhé !

Điểm chú ý

  • Khi đọc cả ba thể bị động, sai khiên, bị động sai chúng ta cần phải nhận diện được
    – Người thực hiện hành động
    – Người chịu tác động của hành động
    – Nội dung hành động
    là gì ?
  • Trong thực tế không bao giờ câu có đủ cả ba yếu tố trên, nên cần đọc các câu trước để biết được mối quan hệ đó là gì?
  • Nhờ người hành động là ai
    – Câu chủ động: Người hành động chủ ngữ
    – Câu bị động, câu sai khiên: Người hành động không phải là chủ ngữ
    – Câu bị động sai khiến: lại quay trở về giống câu chủ động = người hành động chủ ngữ
    Thể bị động sai khiến trong tiếng Nhật là gì

0/ Câu chủ động

Câu chủ động là câu bình thường

Chủ ngữ = người thực hiện

Sơn は Nam を殴る

Sơn đánh Nam

1/ Thể bị động

「○○される」は「○○する」を
動作の受け手の側に立って話すときに使います。

Chủ ngữ = không phải người thực hiện nữa =  Người chịu sự tác động của hành động

Người thực hiện hành động = ĐI kèm với trợ từ 

Ví dụ :

Nam は Sơn に殴られた。( Nam bị Sơn đánh )

Chủ ngữ  = Nam =   người chịu sự tác động = người bị đánh

Người thực hiện hành động = Sơn  (đi kèm với trợ từ  )

Thực tế trong bài đọc:

乗客が次々と助けられた ( Khách lên tàu liên tục được giúp đỡ)

Chủ ngữ= người chịu sự tác động ( được sự giúp đỡ) = Khách lên tàu 

Người hành động= Người  giúp đỡ = bị ẩn  ( Lấy thông tin từ những câu trước đó)

2/ Thể sai khiến

「○○させる」は「○○しなさい」という命令を
誰かにすることです。

Bắt ai đó làm gì ( thường là dưới dạng mệnh lệnh)

Chủ ngữ = người ra lệnh thực hiện hành động = không phải người thực hiện

Người thực hiện = đi kèm với trợ từ

Sơn は Nam に殴らせる。( Sơn bắt Nam đánh)

Chủ ngữ = người ra lệnh thực hiện hành động = không phải người thực hiện =Sơn

Người thực hiện =  Nam 

Ví dụ thực tế:

子どもに勉強させるにはどうしたらいいですか ( Cần làm gì để bắt bọn trẻ học)

Chủ ngữ ( bị lược bỏ ) người ra mệnh lệnh = Bố hoặc mẹ =không phải người thực hiện

Người thực hiện thì đi kèm với trợ từ に = 子ども

—————————————————————-

3/ Thể bị động sai khiến

Là sự kết hợp của hai loại trên, nghĩa là BỊ BẮT LÀM GÌ MÀ MÌNH KHÔNG THÍCH.

「○○させられる」は、上の二つを合わせたものです。
「○○しなさい」という命令を誰かから受けるということです。

Sơn は Nam に殴らせられる ( Sơn bị Nam bắt đánh)

Chủ ngữ = người thực hiện = Sơn

Nam= người ra lệnh thực hiện = Người băt đánh

Ví dụ thực tế:

旦那さんは奥さんに子供の面倒を見させられた。
Chồng bị vợ bắt trông con

Chủ ngữ = chồng = người thực hiện

Vợ= người bắt thực hiện

この映画を見て、父親に将来のことを考えさせられた

Bố mẹ bắt phải suy nghĩ về tương lai sau khi xem bộ phim này

Chủ ngữ= lược bỏ= tìm trong những câu trước đó của bài

Bố mẹ = người bắt thực hiện

#thểbịđộng, #saikhiến #bịđộngsaikhiến