Trong thi đấu cầu lông có bao nhiêu đường cầu

(Last Updated On: 16/08/2021)

Chiến thuật của môn cầu lông là cơ mưu (ý thức) và hành động của vận động viên cầu lông được sử dụng để thể hiện trình độ thi đấu cao nhất nhằm giành chiến thắng đối phương trong mỗi cuộc thi. Trong thi đấu cầu lông, hai bên đấu thủ đều muốn khống chế lẫn nhau để giành quyền chủ động, lấy điểm mạnh của mình để trị lại điểm yếu của đối phương; hạn chế tối đa điểm mạnh của đối phương, dấu đi những điểm yếu của mình, sự cạnh tranh giữa khống chế và phản khống chế là hết sức gay gắt. Mỗi bên đều có thể dựa vào đặc điểm khác nhau của đối thủ mà sử dụng các biện pháp kỹ thuật ứng biến để đánh là thắng.

Chiến thuật đánh đơn

Căn cứ vào đặc điểm, tính chất có thể đưa ra 6 loại hình chiến thuật đánh cầu đơn cơ bản sau là:

Chiến thuật phát cầu cướp tấn công:

Phát cầu không chịu sự cản trở của đối phương, do đó, người phát cầu có thể dựa vào luật thi đấu, tùy ý theo thói quen có thể vận dụng bất cứ phương thức nào để phát cầu sang bất cứ một điểm nào trên sân đỡ cầu của đối phương. Người giỏi về lợi dụng kỹ thuật phát cầu biến hóa là người có thể trước hết phát cầu để khống chế đối phương giành quyền chủ động, dùng phát cầu lao nhanh phối hợp với phát cầu gần lưới, tranh thủ tạo ra cơ hội chủ động tấn công ở lần đánh sau, tổ hợp thành chiến thuật phát cầu giành quyền tấn công trước (cướp tấn công).

Chiến thuật tấn công sân sau (cuối sân):

Sử dụng lặp lại kỹ thuật đánh cầu cao sâu hoặc cầu cao ngang, ép 2 góc cuối sân của đối phương, đẩy đối phương rơi vào trạng thái bị động. Một khi chất lượng của cầu đối phương đánh sang không cao, liền chớp lấy thời cơ tấn công đập, treo cầu vào chỗ trống của đối phương.

Chiến thuật buộc đối phương đánh cầu trái tay:

Trong thực tế, nhìn chung là tính tấn công của đánh cầu cuối sân trái tay không mạnh, đường cầu cũng tương đối đơn giản. Nhưng khi thi đấu với các đối thủ có kỹ thuật đánh cầu cuối sân trái tay kém, thì không thể bỏ qua việc tăng cường tấn công ở khu vực đánh cầu trái tay cuối sân. Trước hết cần kéo rộng vị trí của đối phương, làm cho khu vực trái tay của đối phương lộ ra chỗ trống. Sau đó thực hiện đánh cầu vào khu vực trái tay, buộc đối phương phải sử dụng đánh cầu trái tay.

Chiến thuật đánh cầu 4 điểm rồi đột kích:

Sử dụng kỹ thuật đánh cầu cao ngang tốc độ nhanh, cũng có thể đánh treo cầu chuẩn xác đến 4 góc sân của đối phương, buộc đối phương phải chạy di chuyển sang phải, sang trái, lên trên, xuống dưới. Khi phát hiện đối phương không kịp trở về vị trí trung tâm hoặc mất trọng tâm để lộ ra chỗ trống và chỗ yếu thì tiến hành đột kích ngay.

Chiến thuật đánh treo, đập cầu rồi lên lưới tấn công:

Trước tiên, ở cuối sân dùng kỹ thuật đập nhẹ phối hợp với đánh treo cầu để ép cầu xuống dưới, điểm rơi cần lựa chọn ở phía 2 bên của sân đối phương, buộc đối phương bị động đánh trả. Nếu đối phương đánh trả cầu sát lưới, liền nhanh chóng di chuyển lên lưới vê cầu hoặc móc cầu chéo góc hoặc đẩy cầu ngang tốc độ nhanh. Nếu đối phương đánh trả bằng hất cầu co ở sát lưới, có thể lợi dụng trong lúc họ lùi về phòng thủ, sẽ trực tiếp đánh thẳng cầu vào người họ.

Chiến thuật phòng thủ trước, tấn công sau:

Chiến thuật này có thể dùng để đối phó với đối thủ tấn công kém hiệu quả và thể lực kém. Bắt đầu thi đấu, trước tiên dùng đường cầu cao để dụ đối phương tấn công, khi đối phương mải mê với tấn công mà lỏng lẻo trong phòng thủ thì lập tức đột kích tấn công. Cũng có thể trong lúc thể lực đối phương giảm sút, tốc độ di chuyển chậm lại thì mới phát động tấn công. Đây là chiến thuật chờ đối phương mệt mới phát động tấn công để giành thắng lợi.

Chiến thuật đánh đôi

Căn cứ vào đặc điểm, tính chất có thể đưa ra được 6 loại hình chiến thuật đánh đôi cơ bản như sau:

Chiến thuật tấn công (hai đánh một):

Đây là một loại chiến thuật thường được vận dụng đạt hiệu quả tốt. Trong quá trình thi đấu, nếu phát hiện thấy bên đối phương 1 người có năng lực phòng thủ hoặc phẩm chất tâm lý kém, tỷ lệ đánh hỏng cầu tương đối cao hoặc trong khi phòng thủ có đường cầu đơn điệu, thì sẽ sử dụng loại chiến thuật này bằng cách tập trung toàn bộ cầu tấn công của hai người vào bên (người) tương đối yếu này. Loại chiến thuật này có thể tập trung ưu thế của sức mạnh lấy nhiều đánh ít, lấy thế mạnh đánh thế yếu tạo ra sự chủ động giành điểm; nếu thực hiện tốt có thể làm rối loạn vị trí đứng phòng thủ của đối phương, do còn một người nữa không bị tấn công, không có cầu mà đánh, dần dần người này sẽ chuyển dịch vị trí đứng sang phía đồng đội tạo ra khe trống trên sân có lợi cho bên mình đánh một đường cầu quyết định vào chỗ trống để giành điểm; có lợi cho việc tạo thành mâu thuẫn về tư tưởng của đối phương, làm cho giữa 2 người của đối phương không tin tưởng lẫn nhau, ảnh hưởng đến tinh thần chung của đội.

Chiến thuật tấn công trung lộ:

Trong quá trình thi đấu, bất luận đối phương đánh cầu đến vị trí nào, thì bên mình cũng đều dồn cầu đánh tập trung vào điểm khe giữa hai người, đồng thời đánh hơi lệch sang phía người có năng lực phòng thủ kém hơn hoặc đánh vào đường trung tâm. Chiến thuật tấn công trung lộ có thể tạo thành hiện tượng hai người của đối phương tranh cầu lẫn nhau hoặc do nhường cầu cho nhau mà bỏ cầu; có thể hạn chế đối phương hất cầu có góc độ lớn; có lợi cho việc sử dụng kỹ thuật đánh bịt lưới ở sát lưới.

 Chiến thuật tấn công đường thẳng:

Tức là thực hiện tất cả các đường đập cầu và điểm rơi đều là đường thẳng, không có mục tiêu và đối tượng cố định, chỉ dựa vào hiệu quả của sức mạnh và điểm rơi của đập cầu để giành được điểm. Khi cầu của đối phương đánh sang sát với biên dọc, thì điểm rơi của cầu tấn công sang sân đối phương ở trên đường biên; khi cầu của đối phương đánh sang ở khu vực giữa, thì điểm rơi của cầu tấn công sang sân đối phương về phía trung lộ. Chiến thuật này khi sử dụng dễ ghi nhớ và quán triệt. Đập cầu đường biên mặc dù độ khó cao hơn một chút, nhưng hiệu quả khá cao, thuận tiện cho đồng đội thực hiện bịt chắn sát lưới.

Chiến thuật tấn công sân sau (cuối sân):

Trong khi thi đấu gặp phải đối phương có năng lực đập vụt cuối sân tương đối kém, chúng ta có thể sử dụng kỹ thuật đánh cầu cao ngang, đẩy cầu ngang, đỡ đập hất cầu cao buộc bên đối phương 1 người phải di chuyển sang 2 góc cuối sân đánh trả. Một khi họ đánh trả ở thế bị động thì sử dụng kỹ thuật đánh tạt, đập cầu mạnh. Nếu phát hiện thấy 1 người trong cặp đôi của đối phương di chuyển lùi sau để chi viện thì có thể lập tức đánh cầu vào chỗ trống sát lưới.

Chiến thuật người đứng sau tấn công, người đứng trước bịt lưới:

Trong quá trình thi đấu, khi bên mình đã giành được quyền chủ động, một người phòng thủ ở cuối sân gặp cầu cao tất sẽ đập cầu, còn đồng đội ở sân trước phải nhanh chóng tích cực di chuyển thực hiện bịt lưới tạt cầu.

Chiến thuật tấn công trong phòng thủ:

Khi phòng thủ, đối phương tấn công cầu đường thẳng, bên mình hất cầu cao ngang chéo góc; đối phương tấn công cầu chéo góc, bên mình hất cầu cao bằng đường thẳng, nhằm đạt được mục đích điều động đối phương di chuyển. Sau đó, có thể sử dụng kỹ thuật chặn hoặc câu cầu sát lưới buộc đối phương phải tiến hành thuật đối công. Sử dụng chiến thuật này khi đối phó với đối thủ có nhược điểm xoay người sang phải, trái không linh hoạt và kỹ thuật đánh treo, đẩy cầu sát lưới yếu, có thể rất nhanh chuyển từ phòng thủ sang giành quyền chủ động tấn công.

Cầu lông là một bộ môn thể thao được nhiều người ưa thích. Khi tham gia bộ môn này thì người chơi cần phải nắm rõ luật chơi. Vậy luật cầu lông mới nhất được quy định như thế nào?

Chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc nắm rõ vấn đề này thông qua bài viết Luật cầu lông mới nhất.

Quy định trong luật cầu lông đơn

– Quy định về ô giao và nhận cầu:

+ Các VĐV sẽ giao cầu và nhận cầu từ trong ô giao cầu bên phải tương ứng của mình khi người giao cầu chưa ghi điểm hoặc ghi được điểm chẵn trong ván đó.

+ Các VĐV sẽ giao cầu và nhận cầu từ trong ô giao cầu bên trái tương ứng của mình khi người giao cầu ghi được điểm lẻ trong ván đó.

– Cách một pha cầu diễn ra:

Một pha cầu được diễn ra khi các VĐV liên tục đánh cầu qua lại, pha cầu đó chỉ kết thúc khi cầu ngoài sân, hay vì lý do nào đó mà trọng tài quyết định dừng trận đấu.

– Quy định về ghi điểm trong luật cầu lông:

+ Khi người giao cầu thắng trong lượt phát cầu của mình, thì VĐV đó đã ghi được một điểm và có quyền phát cầu lần nữa ở ô còn lại.

+ Ngược lại khi người nhận giành chiến thắng thì, người nhận cầu sẽ ghi được 1 điểm và là người phát cầu ở ngay vòng sau.

Quy định trong Luật cầu lông đôi

– Quy định về ô giao và nhận cầu:

+ Bên phải sẽ là vị trí mà bên giao cầu phát cầu khi họ chưa ghi điểm hoặc họ ghi được điểm chẵn.

+ Và ô giao cầu bên trái sẽ là vị trí giao cầu khi bên đó giành được điểm lẻ trong ván thi đấu đó.

+ Vị trí đứng của VĐV sẽ không thay đổi khi lần gần nhất người VĐV đó đứng tại vị trí đó giao cầu cho bên mình, tương tự với VĐV còn lại.

+ VĐV của bên nhận cầu đang đứng trong ô giao cầu chéo đối diện sẽ là người nhận cầu.

+ Vị trí thi đấu của VĐV sẽ không thay đổi, cho đến khi có một bên giành điểm ở ngay lượt giao cầu của bên đó.

– Lượt đánh cầu và vị trí:

Một pha cầu trong thi đấu cầu lông đôi kết thúc cũng giống như trong thi đấu đơn là khi cầu ngoài sân hoặc có sự can thiệp của trọng tài.

– Ghi điểm và giao cầu:

Cách tính điểm cầu lông trong luật cầu lông được ghi chi tiết trong bảng tính điểm trên các bạn có thể thấy một cách trực quan nhất về cách tính và vị trí sân.

Bốc thăm chọn sân và quyền phát cầu trong luật đánh cầu lông

Việc ra quyết định bên nào được nhận sân trước và bên nào giao cầu trước sẽ được trọng tài chọn lựa bằng cách tung đồng xu.

Bên nào thắng sẽ có quyền phát cầu trước và được chọn sân.

Bên còn lại tất nhiên sẽ có lựa chọn còn lại.

Đây chỉ là cách phân định một cách công tâm trong thi đấu chứ không hoàn toàn là một ưu thế cho bên nào cả, vì mọi điều kiện thi đấu hầu như không có gì khác nhau, hơn nữa 2 VĐV sẽ đổi sân khi đã thi đấu hết một hiệp.

Cách tính điểm trong luật thi đấu cầu lông

Thể thức chung trong trong luật thi đấu cầu lông là một trận đấu diễn ra trong 3 hiệp tính theo quy định đội nào thắng 2 hiệp thì đội đó giành chiến thắng chung cuộc.

Bên giành chiến thắng trong một hiệp là bên giành được điểm số 21 trước (trường hợp ngoại lệ c và d)

Một điểm sẽ được tính cho bên giành chiến thắng trong một pha cầu. Một bên sẽ có được 1 điểm khi bên phía đối phương phạm lỗi hoặc đánh cầu ngoài.

Trong trường hợp tỉ số 20-20 thì đội nào dẫn cách biệt 2 điểm trước sẽ là đội giành chiến thắng trong hiệp đấu đó.

Trong trường hợp 2 đội đánh tới số điểm 29-29 thì đội nào ghi điểm số 30 trước đội đó sẽ giành chiến thắng.

Đội nào thắng trong ván gần nhất sẽ được giao cầu trong hiệp đấu tiếp theo.

 Luật đổi sân trong cầu lông

Hai đội trong quá trình thi đấu sẽ đổi sân khi:

Hiệp đấu đầu tiên kết thúc

Hiệp đấu thứ 2 kết thúc và sẽ tiếp tục thi đấu thêm hiệp đấu cuối hiệp đấu thứ 3

Hiệp đấu thứ 3 diễn ra và có một đội đạt được số điểm 11 thì hai đội cũng sẽ đổi sân thi đấu.

Có một trường hợp khá hi hữu là khi kết thúc một hiệp đấu mà 2 đội chưa đổi sân, khi phát hiện ra và khi bóng chết trọng tài sẽ cho tạm dừng trận đấu, để 2 bên đổi sân, và kết quả của hiệp đấu dang dở sẽ được giữ nguyên để tính tiếp.

Luật phát cầu lông đơn và cầu lông đôi

Trong một trận cầu A, B VS C,D ban đầu A phát cầu cho C và bên A,B thắng tình huống cầu đó thì lượt sau, A và B sẽ đổi chỗ và A giao cầu cho D tỉ số là 1-0 cho bên A,B.

Tiếp theo nếu như bên C,D thắng thì hai bên giữ nguyên vị trí và D giao cầu cho A tỉ số là 1-1.

Tiếp đến nếu bên A,B thắng với tỉ số 2-1 thì các bên giữ nguyên vị trí và B giao cầu cho C.

Phía trên là hình ảnh mô tả phần ô phát cầu của nội dung cầu lông đơn(màu đỏ) và cầu lông đôi(màu xanh). Phía dưới là hình ảnh vạch tính điểm tương ứng của hai nội dung.

Lưu ý: Khi vị trí tiếp xúc của quả cầu là ở phần vạch kẻ giới hạn của mỗi nội dung, thì vẫn sẽ tính là cầu trong sân.

– Một tình huống giao cầu đúng(luật cầu lông đánh đơn và đánh đôi):

+ Cả hai bên phát cầu và nhận cầu đều ở tư thế sẵn sàng và không bên nào có hành động gây trì hoãn. Bất kỳ hành động trì hoãn nào của cả hai bên ảnh hưởng tới tình huống cầu đều là bất hợp lệ;

+ Vị trí chuẩn trong giao cầu là người phát cầu và người nhận cầu ở vị trí chéo nhau trong phạm vi ô của mình và không chạm vào bất kỳ đường biên của vạch kẻ sân.

+ Trong luật giao cầu lông quy định khi phát cầu thì 2 chân của người phát cầu và người nhận cầu để phải tiếp xúc với mặt đất, cho tới khi quả cầu được đánh đi.

+ Vị trí tiếp xúc của vợt cầu và quả cầu lông phải là phần đế của quả cầu.

+ Theo quy định của luật giao cầu mới nhất(đấu đơn đấu đôi) thì vị trí của quả cầu khi tiếp xúc với vợt của người phát phải cách mặt đất độ cao 1,15m và dưới thắt lưng của người phát cầu.

+ Khi cầu và vợt tiếp xúc với nhau thì thân của vợt phải có hướng xuống dưới.

Một tình huống cầu xảy ra ngay khi người phát cầu đưa vợt hướng về phía trước và đánh vào quả cầu.

Khi người nhận cầu chưa sẵn sàng thi theo luật đánh cầu lông, thì người giao cầu sẽ không được đánh cầu. Người phát chỉ được đánh khi người nhận đã ở tư thế sẵn sàng.

Đặc biệt trong nội dung thi đấu đôi khi người giao cầu và nhận cầu khi đã ở tư thế sẵn sàng thì đồng đội của họ có thể tự do di chuyển trong ô của mình, miễn là không làm ảnh hưởng tới người phát và người đỡ cầu.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi liên quan đến nội dung Luật cầu lông mới nhất. Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc nắm rõ nội dung này.