Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên em rút ra cho mình những bài học nào

Prev Article Next Article

Khi học và đọc và học xong truyền thuyết con rồng cháu tiên vậy ý nghĩa của truyện là gì? sau đây bài viết giới thiệu đến các bạn các bài phân tích và ý nghĩa của con rồng cháu tiên hay và tiêu biểu nhất.

Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên em rút ra cho mình những bài học nào

Sau đây bài viết mời các bạn tham khảo những bài văn mẫu nêu ý nghĩa truyền thuyết con rồng cháu tiên hay nhất của các bạn học sinh lớp 6, Tham khảo bài soạn lớp 6 dành cho phần học này tại đây.

Bài làm 1 học sinh lớp 6 – Ý nghĩa truyện con rồng cháu tiên

Truyện Con Rồng cháu Tiên là một huyền thoại đẹp, giàu ý nghĩa. Nó giải thích, ca ngợi và khẳng định nguồn gốc, dòng giống của con người Việt Nam ta vô cùng cao quý (dòng giống Rồng Tiên). Truyện đã thể hiện một cách sâu sắc niềm tự tôn, tự hào dân tộc, khơi dậy tình yêu thương, đoàn kết dân tộc trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam chúng ta. Nó nhắc nhở chúng ta rằng nghĩa đồng bào là cao cả, thiêng liêng. Đúng như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết:

Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng Những ai đã khuất Những ai bây giờ Yêu nhau và sinh con đẻ cái Gánh vác phần người ai trước để lại Dặn dò con cháu chuyện mai sau Hằng năm ăn đâu làm dâu Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ…

(Đất nước – Trường ca mặt đường khát vọng)

Bài làm 2 học sinh lớp 6 – Ý nghĩa truyện con rồng cháu tiên

Truyện con Rồng cháu Tiên có nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo, nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người việt.

Nhắc nhở chúng ta nhớ về nguồn gốc cao quý của dân tộc : Con Rồng cháu Tiên  Tinh thần tự hào và tự tôn dân tộc

Nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong tình thân ruột thịt của hai tiếng “đồng bào” (có nghĩa là cùng một cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ) Truyền thống đoàn kết của dân tộc

Sự phân bố địa bàn dân cư ở nước ta : 50 con theo mẹ Âu Cơ lên rừng trở thành đồng bào các dân tộc ở miền rừng núi, cao nguyên … 50 con theo cha Lạc Long Quân xuống biển là các dân tộc sinh sống ở miền đồng bằng. (Hết)

Bài làm 3 học sinh lớp 6 – Ý nghĩa truyện con rồng cháu tiên

Ý nghĩa truyện Con rồng, cháu Tiên. + Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. + Biểu hiện ý nguyện đoàn kết thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước. – Phần đọc thêm: + Dù làm ăn sinh sống ở đâu cũng nhớ ngày giỗ Tổ Hùng Vương. + Câu ca dao khuyên chúng ta đoàn kết. + Nguồn gốc Tiên Rồng khiến cho Đất nước Việt Nam là mái nhà chung cho mọi gia đình đoàn tụ, cho mọi thế hệ có trách nhiệm hi sinh vì nhau. Đáng chú ý là cha ông không dặn dò con cháu làm ăn ra sao mà dặn phải tự hào, thành kính với tổ tiên, nguồn gốc (hai tiếng “cúi đầu” rất thiêng liêng, thành tâm). (Hết)

Bạn thấy những bài văn ý nghĩa truyền thuyết con rồng cháu tiên này của các bạn học sinh lớp 6 thế nào? hãy để lại bình luận hoặc chia sẻ bài viết tới bạn bè nếu thay hay và bổ ích nhé.

(BAIVIET.COM)

Prev Article Next Article

Hướng dẫn

Con rồng cháu tiên không chỉ hấp dẫn độc giả bởi cốt truyện hấp dẫn mà còn bởi nhiều bài học ý nghĩa về cội nguồn và tinh thần đoàn kết của cả dân tộc. Em hãy dựa vào những hiểu biết của mình và phân tích bài học quý giá về tình đoàn kết qua truyện Con Rồng cháu Tiên.

I. Dàn ý chi tiết cho đề bài phân tích bài học quý giá về tình đoàn kết qua truyện Con rồng cháu Tiên

1. Mở bài cho đề phân tích bài học quý giá về tình đoàn kết qua truyện Con rồng cháu Tiên

Giới thiệu đôi nét về tác phẩm “Con Rồng cháu Tiên” và tinh thần đoàn kết có trong truyện: “Con Rồng cháu Tiên” là một câu chuyện đầy ý nghĩa cho bạn đọc. Một trong những ý nghĩa nổi trội có thể đề cập đến trong truyền thuyết này là tinh thần đoàn kết dân tộc.

2. Thân bài cho đề phân tích bài học quý giá về tình đoàn kết qua truyện Con rồng cháu Tiên

+ Giải thích đơn giản về truyền thuyết và khái quát nội dung của truyện.

Truyền thuyết là thể loại truyện dân gian truyền miệng, kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử trong quá khứ. Qua đó thể hiện được thái độ và cách đánh giá của nhân vật đối với các sự kiện nhân vât và lịch sử.

Tác phẩm kể về hai vị thần là Lạc Long Quân thuộc nòi Rồng và cuộc sống của họ.

+ Tinh thần đoàn kết thể hiện trong chi tiết “cái bọc trăm trứng”.

Mẹ Âu Cơ đẻ ra trăm trứng là một chi tiết kỳ ảo trong truyện nhưng lại là chi tiết thể hiện rất rõ tinh thần đoàn kết của dân tộc. Sự kết hợp của những giống nòi đẹp đẽ, tài giỏi và vô cùng phi thường. “Cái bọc trăm trứng” ấy đã nở ra một trăm người con. Điều đó cho chúng ta thấy, người Việt ta cùng một mẹ sinh ra, chúng ta gọi nhau là “đồng bào” – hai tiếng thiêng liêng mà cao đẹp.

+ Tinh thần đoàn kết thể hiện chong chi tiết Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con, 50 người lên rừng, 50 người xuống biển.

Những người con cùng một mẹ sinh ra, là anh em ruột thịt họ chia nhau sống trên khắp mọi miền đất nước. Qua đó ta còn thấy được nhu cầu khai phá, mở rộng và xây dựng đất nước để sinh sống. Điều đó đúng với truyền thống của dân tộc ta bao đời nay.

Ngày nay, ta có 54 dân tộc anh em, cùng chung sống với nhau hòa thuận vui vẻ. Ta dùng tinh thần đoàn kết ấy để vượt qua nhiều khó khăn, cùng nhau bào vệ non sông đất nước này.

Xem thêm:  Kể một câu chuyện đáng nhớ về một con vật nuôi trong nhà

+ Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân về tình đoàn kết.

Mỗi người chúng ta cần phải giữ vững cho minh tinh thần đoàn kết, sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống này. Vì chúng ta là – “anh em”.

3. Kết bài cho đề học quý giá về tình đoàn kết qua truyện Con rồng cháu Tiên

Nêu cảm nghĩ về tinh thần đoàn kết được thể hiện trong tác phẩm: Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” đã để lại cho người đọc bài học quý giá về tinh thần đoàn kết dân tộc. Từ đó nâng cao tình đoàn kết cũng như ý thức về một xã hội tươi đẹp hơn.

Bài liên quan đến truyền thuyết Thánh Gióng: >>Soạn văn Con rồng cháu tiên của cô giáo Thanh Huyền chuyên văn

>>Phân tích ý nghĩa giáo dục của truyện Con Rồng cháu Tiên bài thi học sinh giỏi

II. Bài tham khảo cho đề học quý giá về tình đoàn kết qua truyện Con rồng cháu Tiên

Là một trong những câu chuyện tạo nên cái hồn, tạo nên cội nguồn cho nét đẹp văn hóa Việt, “Con Rồng cháu Tiên” là một câu chuyện đầy ý nghĩa cho bạn đọc. Ngoài những bài học quý giá về cội nguồn của con người và đất nước Đại Việt nghìn năm văn hiến, tinh thần lao động dựng xây cuộc sống cùng với lòng tự hào dân tộc thì một trong những ý nghĩa nổi trội có thể đề cập đến trong truyền thuyết này là tinh thần đoàn kết dân tộc.

Trong kho tàng truyện dân gian, truyền thuyết là thể loại dường như nằm trong nhóm những thể loại xuất hiện trước tiên nhất. Mang đủ đặc trưng của thể loại truyền thuyết, đây là thể loại truyện dân gian truyền miệng, kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử trong quá khứ. Qua đó thể hiện được thái độ và cách đánh giá của nhân vật đối với các sự kiện nhân vật và lịch sử.

Tác phẩm kể về hai vị thần là Lạc Long Quân thuộc nòi Rồng. Sau một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu ma thì gặp và kết duyên cùng Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng. Sau đó họ chia nhau 50 người lên rừng, 50 người xuống biển và tạo nên nước Văn Lang trong lịch sử của nước Đại Việt ta.

Chính trong câu chuyện ấy đã đem đến cho những người con của thế hệ sau này nhiều bài học quý giá. Bài học đáng trân trọng nhất là bài học về tinh thần đoàn kết dân tộc.

Mẹ Âu Cơ đẻ ra trăm trứng là một chi tiết kỳ ảo trong truyện nhưng lại là chi tiết thể hiện rất rõ tinh thần đoàn kết của dân tộc. Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ đều là những vị thần của vùng biển và núi rừng. Họ kết duyên với nhau như một sự kết hợp tuyệt vời giữa những gì đẹp nhất của thiên nhiên và con người. Sự kết hợp của những giống nòi đẹp đẽ, tài giỏi và vô cùng phi thường. “Cái bọc trăm trứng” ấy đã nở ra một trăm người con. Điều đó cho chúng ta thấy, người Việt ta cùng một mẹ sinh ra, chúng ta gọi nhau là “đồng bào” – hai tiếng thiêng liêng mà cao đẹp. Nguồn gốc của nước Việt Nam ta là con Rồng cháu Tiên – nguồn gốc cao đẹp biết nhường nào. “Đồng bào” ấy là kết quả của tình yêu đẹp, là sự kết hợp của mối lương duyên Rồng – Tiên tạo nên giống nòi, tạo nên nền tảng cho dân tộc Việt Nam ta. Trong hai tiếng “đồng bào” ấy là biết bao sự yêu thương trìu mến. Chúng ta cùng một mẹ sinh ra, cùng chúng dòng máu “máu đỏ da vàng”, đó là điều thiêng liêng, là tinh thần sức mạnh của sự đoàn kết không gì thay thế được.

Xem thêm:  Hướng dẫn soạn văn Đeo nhạc cho mèo – Chương trình Ngữ văn lớp 6

Tinh thần đoàn kết còn thể hiện ở việc Lạc Long Quân và Âu Cơ chia 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên rừng, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau. Những người con lên rừng biểu tượng cho nguồn gốc của những người sống ở trên non. Những người con xuống biển biểu tượng cho nguồn gốc của những người sống ở biển với nghề chài lưới. Những người con cùng một mẹ sinh ra, là anh em ruột thịt họ chia nhau sống trên khắp mọi miền đất nước. Trên dài đất Việt Nam này đâu đâu cũng là con Rồng cháu Tiên, đâu đâu ta cũng là anh em một nhà. Ta yêu thương, đùm bọc lẫn nhau để đem đến hạnh phúc cho cuộc sống này. Qua đó ta còn thấy được nhu cầu khai phá, mở rộng và xây dựng đất nước để sinh sống. Điều đó đúng với truyền thống của dân tộc ta bao đời nay, luôn cần cù chăm chỉ lao động, khai phá những vùng đất mới để lập nghiệp. Những người anh em ấy cùng nhau sống và lao động ở khắp mọi nơi trên cả nước, ai cũng là anh em một nhà, ai ta cũng yêu thương. Điều đó đã thể hiện được tinh thần đoàn kết vô cùng mạnh mẽ của dân tộc ta.

Cũng như ngày nay, ta có 54 dân tộc anh em, cùng chung sống với nhau hòa thuận vui vẻ. Ta dùng tinh thần đoàn kết ấy để vượt qua nhiều khó khăn, cùng nhau bảo vệ non sông đất nước này.

Bác Hồ đã có câu: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”. 54 dân tộc anh em, 54 nền văn hóa khác nhau thế nhưng lại hòa làm một trong tình đoàn kết vững mạnh của dân tộc.

Xem thêm:  Hãy kể về quê hương hoặc nơi em ở

Trong những năm kháng chiến đã vang dội câu nói đầy ý chí quyết tâm và khí phách: “ĐOÀN KẾT – ĐOÀN KẾT – ĐẠI ĐOÀN KẾT. THÀNH CÔNG – THÀNH CÔNG – ĐẠI THÀNH CÔNG”. Chính lời kêu gọi ấy đã thúc đẩy nhân dân ta cùng nhau vùng lên chiến đấu chống lại quân xâm lược, giành lại hòa bình cho non sông đất nước này.

Là những người thuộc dòng dõi con Rồng cháu Tiên, là những mầm non tương lai của đất nước, mỗi người chúng ta cần phải giữ vững cho minh tinh thần đoàn kết, sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống này. Vì chúng ta là – “anh em”.

Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” đã để lại cho người đọc bài học quý giá về tinh thần đoàn kết dân tộc. Cho con người ta thấy được rằng, dân tộc ta là cùng một mẹ sinh ra, có chung dòng máu Tiên – Rồng. Từ đó nâng cao tình đoàn kết cũng như ý thức về một xã hội tươi đẹp hơn.

Chứng minh tinh thần yêu nước của người Việt Nam trong truyện Thánh Gióng
Phân tích nhân vật Thánh Gióng để thấy được chân dung người anh hùng chống giặc ngoại xâm

Trả lời Hủy

  • Giới thiệu về tác phẩm “Buổi học cuối cùng”28 Tháng Hai, 2018
  • Hướng dẫn soạn văn Buổi học cuối cùng28 Tháng Hai, 2018
  • Cảm nhận về hình ảnh thầy giáo Ha- men trong tác phẩm Buổi học cuối cùng28 Tháng Hai, 2018
  • Cảm nhận của em sau khi đọc xong bài Buổi học cuối cùng28 Tháng Hai, 2018
  • Phân tích và giải thích cái lẽ thường tình mà Minh Huệ nói đến trong khổ thơ cuối bài thơ Đêm nay Bác không ngủ27 Tháng Hai, 2018
  • Tóm tắt truyện “Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô-đê27 Tháng Hai, 2018
  • Phân tích tác phẩm “Buổi học cuối cùng” của nhà văn An-phông-xơ Đô-đê27 Tháng Hai, 2018
  • Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ27 Tháng Hai, 2018
  • Cảm nghĩ của em về năm khổ thơ đầu bài thơ Đêm nay Bác không ngủ27 Tháng Hai, 2018
  • Cảm nhận về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ27 Tháng Hai, 2018
  • Tác giả lớp 6
  • Soạn văn lớp 6
  • Tác phẩm lớp 6
  • Mục lục văn lớp 6
  • Văn mẫu lớp 6
    • Phân tích nhân vật
    • Phân tích tác phẩm

Theo Vanmauonline.com