Âm on kun là gì

Âm On và âm Kun là một câu hỏi mà nhiều người khi nghiên cứu cách đọc tiếng Nhật thì đều biết qua 2 loại âm này. Vậy âm On và âm Kun trong tiếng Nhật là gì và nó có quy tắc gì để giúp cho các bạn nhớ hán tự hơn. Ngoài 2 âm này ra trong tiếng Nhật còn có loại âm nào nữa không hay cách ghép âm trong tiếng Nhật như thế nào cũng được Aibo Việt Nam thể hiện qua bài viết này. Vì vậy, khi tham khảo bạn hãy tham khảo kỹ một chút vì có phần quan trọng trong bài đó nhé!

Âm on kun là gì
Âm On và âm Kun trong tiếng Nhật

Âm On và âm Kun trong tiếng Nhật là gì?

Âm On và âm Kun là cách đọc ngắn của người học tiếng Nhật nói ra. Thực tế thì nguyên tên của nó là âm onyomi và âm kunyomi.

Âm Onyomi thì thường các bạn sẽ thấy cách nó phát âm ra giống như là âm đọc. Chính vì cách đọc theo âm nên âm Onyomi thường dùng để đọc các từ Hán Nhật – những từ vay mượn của Trung Quốc.

Còn âm Kunyomi thì cách đọc nó lại theo nghĩa. Kunyomi là âm thuần tiếng Nhật. Chính vì vậy khi đọc âm Kun thì bạn sẽ nhìn vào chữ Kanji, lấy nghĩa và sau đó phát âm theo từ đã quy định trong tiếng Nhật.

Sự khác nhau giữa âm On và âm Kun là gì?

Âm On và âm Kun trong tiếng Nhật cũng rất dễ phân biệt. Khi đọc tiếng Nhật bạn hãy thử nhìn qua từ bằng cách sau đây là có thể biết đâu là âm on và âm kun là đâu nhé!

  • Âm on thì chắc chắn sẽ không đi kèm với hậu tố Okurigana và thường đi kèm với một hoặc nhiều từ kanji khác.
  • Âm kun thường xuất hiện ở từ kanji đứng một mình hoặc phía sau có hậu tố Okurigana.

* Okurinaga là các kí tự đi kèm sau từ kanji, ví dụ như từ い,う,る,し,す,… Trong tiếng Nhật người ta gọi nó là các hậu tố gana.

Đây là cách dễ nhận biết và phân biệt 2 loại âm này nhất. Còn một cách khác nhưng phải có từ điển mới có thể phân biệt được. Mình cũng giới thiệu luôn nhé!

  • Âm on thì khi tra từ điển bạn sẽ thấy người ta hiển thị cách đọc là dùng bảng chữ Katakana
  • Âm kun khi tra từ điển người ta lại dùng bảng chữ Hiragana.

Đây cũng là một cách để phân biệt. Nói vậy nghe thật khó hiểu quá phải không các bạn! Mình sẽ đưa ra ví dụ để bạn hiểu hơn về 2 loại âm này nhé!

Ví dụ

Sân bay, Hán tự là chữ “không cảng”, gồm 2 chữ 空港 và phát âm là Kuukou. Chữ không phát âm là Kuu còn chữ cảng phát âm là Kou. Đây chính là 2 âm onyomi của chữ “không cảng”. Tại sao 2 chữ đó lại được phát âm như vậy thì mình sẽ hướng dẫn ở một phần khác nhé!

ÂM ON

Kuu
Kou
空港 Kuukou

Vậy âm kun của 2 từ không cảng này là gì? Âm kunyomi của từ không (空) đọc là Sora, nghĩa là bầu trời. Còn âm kun của từ cảng (港) đọc là Minato. Đó là sự khác biệt giữa 2 loại âm này trong tiếng Nhật. Tóm lại, âm Onyomi thì mang chiều hướng có âm Hán Nhật. Còn âm Kunyomi lại là âm thuần theo tiếng Nhật.

ÂM KUN

Sora
Minato
空港 X

Bạn đã hiểu âm on và âm kun trong tiếng nhật là gì chưa nè! Với giải thích và ví dụ trên mình tin rằng ít nhiều bạn đã có hình dung khá rõ nét về 2 loại âm này phải không!

Khi nào thì dùng âm on và khi nào dùng âm kun?

Thực ra không có sự phân biệt nào cho việc phát âm on hay âm kun cả. Trong tiếng Nhật chỉ có đa phần là có thể sử dụng chúng mà thôi. Còn lại một phần rất lớn cũng là dựa vào khả năng cảm âm của chính bản thân người học tiếng Nhật mà ra. Nhưng mình sẽ nói bạn nghe tỉ lệ cao nhất để bạn biết các nắm khi nào dùng tự gì cho đúng nhé!

Trường hợp dùng âm Kun

Âm kun được dùng nhiều khi bạn nhìn thấy từ đó đi 1 mình. Ngoài ra, nó còn đi với hậu tố gana nữa. Mình sẽ ví dụ cho bạn thấy cả hai trường hợp này nhé!

Ví dụ:

  • 桜 đọc là Sakura
  • 犬 đọc là Inu
  • 命 đọc là Inochi

Thì khi bạn thấy từ tiếng Nhật đó đi một mình thôi thì nó chắc chắn đọc với âm Kunyomi nhé! Ngoài việc đi 1 mình ra thì các nhận biết nó còn là 1 từ Hán tự đi với 1 hậu tố gana nữa nhé! Mình sẽ ví dụ cho bạn thấy!

Ví dụ

  • 広い đọc là Hiroi
  • 静か đọc là Shizuka
  • 出し đọc là Dashi

Nếu các bạn thấy 2 trường hợp trên thì phần lớn sẽ là đọc theo âm Kunyomi nhé! Mình nhấn mạnh lại là phần lớn thôi nha vì không có gì là tuyệt đối trong ngôn ngữ cả nhé! Cũng có rất nhiều trường hợp mà 2 đến 3 từ kanji ghép lại với nhau và đọc bằng âm kun. Cái mình nói chỉ là phần lớn là như vậy thôi.

Trường hợp dùng âm On

Ngoài những trường hợp dùng âm Kun ra thì phần lớn còn lại là trường hợp dùng âm on. Nhưng thường thì âm on này sẽ đi kiểu 2 đến 2 từ đi chung với nhau. Nếu chúng là những danh từ và dạng 2 từ hán tự ghép chung với nhau thì 90% là bạn nên phát âm nó với âm on rồi nhé!

Ví dụ

  • 銀行 đọc là Gincou
  • 名前 đọc là Namae
  • 鉛筆 đọc là Empistu

Phần lớn những danh từ như thế này sẽ toàn là những danh từ phát âm theo kiểu âm on. Bạn chú ý là sẽ phát âm đúng thôi nhé!

Trên đây là những thông tin về âm on và âm kun cũng như cách đọc và các trường hợp đọc của 2 loại âm này. Nắm được thông tin này rồi thì mình tin chắc là khi gặp kanji bạn cũng sẽ phần nào nắm bắt được cách đọc của từ đó rồi đó! Tiếp theo mình sẽ nói thêm về các loại âm khác trong tiếng Nhật nữa mà khi vở lòng chắc chắn bạn sẽ gặp phải. Đó là trường âm trong tiếng Nhật và âm ghép trong tiếng Nhật. Bạn nắm luôn 2 phần này nữa là xem như bạn đã nắm hết các cách phát âm trong tiếng Nhật rồi đó!

Trường âm trong tiếng Nhật

Trường âm trong tiếng Nhật và cách nhận biết trường âm

Trường âm trong tiếng Nhật là cách mà khi đọc thì kéo dài ra 2 âm chứ không đọc 1 âm như bình thường.

Âm on kun là gì
Trường âm trong tiếng Nhật

Có 5 nguyên âm mà bạn sẽ gặp được gọi là những âm thêm vào để thành trường âm. Đó là 5 âm đầu tiên trong bảng chữ cái tiếng Nhật: あ,い,う,え và お. Trường âm này cũng được đặt theo nguyên tắc như trong bảng sau:

Cái này có nghĩa là nếu âm cuối của từ trước đó là âm gì thì trường âm sẽ thêm vào sau nó là từ theo thứ tự ở bảng trên.

Ví dụ

Từ giáo viên là せんせい thì từ せ có âm cuối là え nên trường âm của nó là い hoặc え. Nhưng trường hợp trường âm え hiếm lắm mà thường là trường âm い. Lúc này, từ せんせいđọc là sense và chữ se kéo dài ra 2 âm.

Thì trường âm là cái căn bản mà chắc chắn bạn sẽ được giới thiệu ở lớp đầu tiên luôn nhé. Nên bạn đừng quá lo lắng. Vì nó rất đơn giản nhé!

Sự khác nhau giữa trường âm và trọng âm

Nhiều người thường hay nhầm lẫn trong việc phát âm trường âm và trọng âm. Như trên mình đã phân tích, trường âm được dùng để kéo dài âm của 1 từ ra thành 2 âm. Trong khi trọng âm là âm nhấn trong một từ. Khi phát âm nếu bạn nhấn âm đúng thì sẽ làm người nhật hiểu đúng còn nhấn âm sai sẽ làm người Nhật hiểu sai.

Để minh họa cho điều này mình sẽ cho bạn một ví dụ về trọng âm nhé. Ví dụ như từ はし. Nếu như bạn đọc là “hà si” thì có nghĩa là “cây cầu”. Nhưng nếu bạn đọc là “há si” thì lại có nghĩa là đôi đũa. Thì trọng âm nó là như vậy đó. Không phức tạp như tiếng Anh nhưng nó cũng là một phần quan trọng trong phát âm đó nhé!

Những nguyên tắc suy luận trường âm với kiểu phát âm Onyomi

Bạn phải lưu ý tuy mình gọi là nguyên tắc nhưng nó không phải 100% là như vậy. Nó chỉ khoảng tầm 80% là chính xác thôi. Và sau này trong tất cả những điều mình chia sẻ trong việc học tiếng Nhật thì mọi thứ chỉ mang tính tương đối thôi nhé! Và cách bạn học là bạn sẽ học những kỹ thuật chung nhất và nhớ vài chi tiết đơn lẽ (trường hợp đặc biệt) còn lại nhé!

Âm ngắn – Âm dài

STT Nguyên tắc Ví dụ
1 Hán tự dài trên 4 chữ cái là âm dài Đường (5 chữ) 堂 => dou

Công(4 chữ) 工場  => kou

2 Hán tự dưới 3 chữ thường là âm ngắn Thư (3 chữ)  書 => sho

Âm cuối

STT Nguyên tắc Ví dụ
1 Âm hán tự cuối là ng, nh, p, o, u, ê thì 90% là trường âm Cường (đuôi ng) 強 => kyou

Do (đuôi o) 由 => yuu

2 Âm hán tự cuối là ư, ơ, ô, i, a thì không có trường âm Thổ (đuôi ô) 土 => do

Ngư (đuôi ư) 魚 => gyo

Cách chuyển vần

STT Nguyên tắc Ví dụ
1 ƯƠNG, ANG, ÔNG => ou Trường ( vần ương) 長 => chou
2 ƯƠC => yaku Ước ( vần ươc) 約 => yaku
3 ICH => eki Ích (vần ich) 益 => eki
4 AC => aku Bạc(vần ac)泊 => haku
5 ANH => ei Anh (vần anh) 英 => ei
6 Ô => o Lộ (vần ô) 路=> ro
7 A => a Gia (vần a) 家 => ka
8 AN, AM => an Nan (vần an) 難 => nan
9 AI => ai Ái (vần ai) 愛 => ai
10 ÂN, ÂM => in Thâm (vần âm) 深 => shin
11 IÊM, IÊN => en Viên (vần en) 園=> en

Âm ghép trong tiếng Nhật

Âm ghép là một phần khá là khó trong tiếng Nhật. Ngoài trường âm như đã giới thiệu ở trên ra thì mình sẽ giới thiệu thêm cho các bạn 2 loại âm ghép hay gặp nữa. Đó là một từ ghép với âm ん và 2 từ kanji ghép với nhau. Trong trường hợp các bạn hay ghép âm thì hãy chú ý đừng ghép sai nhé! Mình từng dịch thuật tiếng Nhật và đã gặp những bài văn rất kì vì ghép sai âm đó!

Ghép với âm ん

Cơ bản thì từ nào trong bảng chữ cái tiếng Nhật đều có thể ghép với âm ん được trừ âm đó ra. Và khi đọc thì âm ん bạn sẽ phát âm ra là ân “n” hoặc “m” nhé!

Ví dụ

  • おんな đọc là on na
  • せんせい đọc là sen sei
  • えんぴつ đọc là em pi chư

Khi âm ghép là âm ん thì cách phát âm đơn giản như vậy thôi nhưng bạn cần phải nắm được khi nào đọc là “n” mà khi nào thì lại đọc là “m”.

Vậy cách nhận biết là như sau. Phần lớn âm ん đọc là “n”. Nhưng nó sẽ chuyển thành âm “m” khi chữ tiếp theo gắn với nó là âm “b” hoặc “p”.

Cách ghép với âm ん đơn giản như vậy thôi nên cũng dể phải không nào!

Cách đọc 2 từ kanji ghép với nhau

Khi 2 từ kanji ghép với nhau thì nó sẽ được ghép theo 4 nguyên tắc sau:

  • Kun – Kun
  • Kun – On
  • On – Kun
  • On – On

Về 2 cách ghép âm Kun – On với On – Kun thì cứ theo nguyên tắc đó mà làm và thường là ít hoặc rất ít khi bạn gặp 2 trường hợp này. Nhưng trường hợp ghép âm Kun – Kun với On – On lại là những trường hợp hay gặp nhất. Nhưng phần lớn danh từ tiếng Nhật sẽ phát âm theo kiểu On-On nên khi học bạn hãy cố gắng lưu ý về âm On của từng chữ kanji để sau có lúc gặp lại vẫn biết cách đọc.

Ví dụ

Mình sẽ đưa ra cho bạn 2 ví dụ để bạn nắm phần này nhé! Giả sử như bạn đã học được 2 chữ “lí do” và “động vật” đọc như thế nào rồi thì chắc chắn bạn có thể biết cách đọc chữ “vật lí”. Điều này hoàn toàn là có thể nếu bạn nắm rõ chữ Hán Việt và Hán tự trong tiếng Nhật đó nhé!

Lý do

Động vật

Vật lý

Do Động Vật Vật
ゆう どう ぶつ ぶつ
りゆう どうぶつ ぶつり

Trường hợp thứ 2 mình cũng đưa ra ví dụ nữa. Ví dụ như nếu bạn biết từ “điện thoại” và từ “hội nghị”. Chắc chắn bạn có thể biết cách đọc từ “hội thoại”.

Điện thoại Hội nghị Hội thoại
Điện Thoại Hội Nghị Hội Thoại
でん かい かい
でんわ かいぎ かいわ

Để nắm được âm On tốt, cách hay nhất là bạn phải chịu khó học chữ Hán của kanji nhé! Có như vậy mới giúp bạn biết cách đọc được. Trên đây là những kiến thức về âm on và âm kun trong tiếng Nhật cũng như các loại âm và cách đọc âm. Riêng về phần biến âm trong tiếng nhật, mình sẽ làm một bài viết khác nhé vì phần này hơi dài.

Cuối cùng, nếu bạn có vấn đề cần dịch thuật tiếng Nhật hãy liên hệ với chúng tôi nhé!

Nguồn tham khảo: https://www.tofugu.com/japanese/onyomi-kunyomi/