Bé học trước quên sau phải làm sao

Việc trẻ học trước quên sau, càng dạy càng không nhớ gì là biểu hiện của trí nhớ suy giảm. Trí nhớ suy giảm dẫn đến trẻ không nhớ khiến thức, công thức, làm trẻ dần tụt hậu so với các học sinh khác. Bị điểm kém trong thời gian dài sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ, ảnh hưởng đến tâm lý của bé.

Dưới đây là 3 thủ phạm khiến trẻ học trước quên sau, bố mẹ hãy mau chóng hướng dẫn trẻ sửa sai nhé:

1. Thức khuya

Nếu muốn bộ não duy trì chức năng tốt, bạn cần ngủ đủ giấc. Ngủ đủ giấc, ngủ sâu giúp não nghỉ ngơi, các tế bào não có thể hoạt động, tái tạo, duy trì trí nhớ và khả năng tư duy mạnh mẽ. Ngoài ra, thức khuya học bài khiến nhiều học sinh chịu áp lực học tập lớn. Điều này gây tổn thương não bộ, khiến trí nhớ của trẻ suy giảm. 

Bé học trước quên sau phải làm sao

2. Ăn đồ ăn vặt thường xuyên

Nhiều món ăn nhẹ tinh chế hiện nay chứa rất nhiều chất phụ gia thực phẩm, bột ngọt và đường. Thực phẩm nhiều đường sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của con người, gây suy giảm nhận thức, trí nhớ kém.

3. Não bị hoạt động quá tải

Trước thềm kỳ thi, nhiều phụ huynh ép con cái của mình học đêm, học ngày. Thực tế, điều này sẽ làm ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của não. Nếu bạn ép não hoạt động quá nhiều trong ngày, não sẽ không thể hoạt động hiệu quả mà còn gây suy giảm trí nhớ. Các giáo viên thường khuyên học sinh thư giãn trước kỳ thi thay vì cố học hành nhồi nhét. 

Bé học trước quên sau phải làm sao

Làm thế nào để cải thiện trí nhớ của trẻ?

1.Phương pháp học tập đúng đắn

Não của chúng ta tái tạo các dây thần kinh mới ở mọi lứa tuổi. Các dây thần kinh này sẽ không bị thoái hóa cho đến khi chúng thiết lập mối liên hệ với các dây thần kinh ngoại biên. Để thiết lập kết nối với các dây thần kinh ngoại biên đòi hỏi học tập liên tục. Do đó, thay vì ép trẻ học tập, nhồi nhét kiến thức trước kỳ thi, mẹ hãy tập cho trẻ phát triển thói quen học tập mỗi ngày để não liên tục lặp lại ký ức.

2.Tập thể dục hàng ngày

Tập thể dục nhịp điệu có thể làm tăng nhịp tim. Các động tác thể dục giúp kích hoạt tiểu não, thúc đẩy tư duy, cải thiện tốc độ nhận thức và xử lý thông tin. Do đó, thay vì ép trẻ học quá nhiều, mẹ nên động viên trẻ nghỉ ngơi, tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe, cải thiện trí nhớ. 

3.Điều chỉnh chế độ ăn uống

Axit béo không bão hòa rất cần thiết cho hoạt động của não bộ. Trong khi, axit enoic có thể thúc đẩy sự phát triển của các tế bào não. Thiếu axit béo không bão hòa hay axit enoic có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ. Hãy cho con ăn hạt bí, hạt hướng dương, hạt óc chó và các thực phẩm giàu chất đạm nhiều hơn để bổ sung dinh dưỡng này cho trẻ.

Thậm chí, có những bé học dù học hành rất chăm chỉ, ngoan ngoãn nhưng vẫn không thể nhớ được bài học của mình.

Thế nhưng, bố mẹ đừng vội mất kiên nhẫn mà cáu gắt với con nhé, vô hình dung điều này sẽ tạo áp lực lên trẻ, khiến trẻ sợ hãi và không muốn học.

Để giải quyết vấn đề này, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ học không nhớ để có những giải pháp kịp thời và phù hợp cho con.

Chính vì vậy, bài viết này Blognuoidaycon.com xin chia sẻ đến bố mẹ những lý do khiến trẻ học hay quên và cách khắc phục đối với tình trạng nan giải này.

NỘI DUNG CHÍNH

1. Trẻ học không nhớ, học trước quên sau là bệnh gì?

Bé học trước quên sau phải làm sao
Trẻ học trước quên sau là bệnh gì?

Một vấn đề phổ biến mà học sinh phải đối mặt đó là quên những gì chúng đã học. Có nhiều lý do giải thích cho tình trạng này như trẻ học không tập trung, trẻ bị thiếu chất, căng thẳng, thiếu ngủ,…

Và nhiều bố mẹ lo lắng không biết trẻ học trước quên sau là bệnh gì?

Theo 2 nhà sinh học thần kinh Blake Richards và Paul Frankland, mục tiêu của trí nhớ không chỉ là lưu trữ thông tin một cách chính xác mà còn tối ưu hóa việc ra quyết định trong môi trường bị thay đổi liên tục. Theo quan điểm này, việc quên không phải là bệnh mà là một chiến lược ghi nhớ tối ưu của não bộ.

Để giải thích cho tình trạng học trước quên sau, bạn có thể tìm hiểu đường cong lãng quên (The Forgetting Curve) được nhà tâm lý học Hermann Ebbinghaus phát hiện ra vào năm 1880 về mối liên hệ giữa trí nhớ và thời gian kể từ khi học.

Trong thí nghiệm của mình, ông đã phát hiện ra rằng nếu không có sự củng cố hoặc kết nối nào với kiến thức đã học trước đó, thông tin sẽ nhanh chóng bị lãng quên khoảng 56% trong 1 giờ, 66% trong 1 ngày và 75% sau 6 ngày.

Do đó, việc trẻ học không nhớ, học trước quên sau có thể đến từ cách học chưa phù hợp hoặc cách dạy của giáo viên thiếu phần ôn tập kiến thức.

Nhưng nếu trẻ học nhanh quên là do khuyết tật học tập (LD) hoặc liên quan đến chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thì sẽ xem là bệnh.

Các dạng khuyết tật học tập phổ biến nhất liên quan đến các vấn đề đọc, viết, tính toán, suy luận, nghe và nói.

Nó gây khó khăn trong việc tiếp thu thông tin ở trẻ, từ đó trẻ biết và không nhớ những gì mình được học.

2. Biểu hiện của tình trạng trẻ học trước quên sau

  • Thường xuyên viết sai chính tả

Trẻ luôn gặp khó khăn với các bài kiểm tra chính tả hằng tuần, ngay cả khi bài vừa học xong cũng làm sai.

  • Quên các dữ kiện của phép tính

Trẻ thường xuyên quên các dữ kiện tính toán như con số, quy tắc cộng trừ nhân chia,…mặc dù được thực hành thường xuyên.

  • Quên thông tin trong bài kiểm tra

Nhiều bé thường xuyên quên lịch kiểm tra mặc dù cô giáo đã dặn trước đó, dẫn đến bé bị điểm thấp hơn bạn bè trong lớp.

  • Bé chậm tiếp thu, học chậm

Bé gặp khó khăn trong việc học thuộc bài, dù nhiều bé vẫn miệt mài lẩm nhẩm nhưng khổ nỗi không thể ghi nhớ được.

Khả năng ghi nhớ tốt là điểm mạnh giúp bé học tập tốt. Nhưng sẽ có rất nhiều bé dù rất nỗ lực nhưng vẫn học trước quên sau.

Bé có thể rất giỏi trong các nhiệm vụ học tập như giải quyết vấn đề, làm theo hướng dẫn, chơi trò chơi,…nhưng có thể không nhớ các sự kiện và thông tin trong bài học.

Tình trạng chậm tiếp thu, học chậm khá phổ biến hiện nay. Nếu bố mẹ có bé đang gặp tình trạng này thì hãy đọc ngay bài viết ” Làm thế nào khi trẻ chậm tiếp thu?” để biết nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng này nhé!

Tóm lại, tình trạng trẻ học không nhớ, học trước quên sau rất phổ biến. Nguyên nhân có thể đến từ yếu tố tâm lý, sức khỏe, tình cảm gia đình,…

Việc của bố mẹ là phải tìm được nguyên nhân chính ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của trẻ và tìm cách cải thiện nó.

3. Vì sao trẻ học không nhớ, học nhanh quên?

Thật ra, trẻ học không nhớ, hay quên hoàn toàn không phải vì bé thiếu thông minh như suy nghĩ của người lớn.

Nhiều bố mẹ nhầm tưởng rằng con mình không có khả năng học nên dừng việc đặt hy vọng và không cố gắng tìm các biện pháp giúp bé phát triển nữa.

Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức và tương lai của trẻ, trẻ cũng sẽ nghĩ mình không thông minh, không có khả năng, dễ bị tự ti và bỏ cuộc.

Vậy, vì sao trẻ học không nhớ, nhanh quên? Dưới đây là các nguyên nhân chính bố mẹ nên tham khảo:

3.1 Do lịch học quá nhiều làm bé không tiếp thu kịp

Bé học trước quên sau phải làm sao
Lịch học quá dày đặc làm trẻ mệt mỏi

Là cha mẹ, chắc hẳn ai cũng kỳ vọng con mình am hiểu nhiều kiến thức, đạt được danh hiệu và thành tích tốt.

Chính vì quá kỳ vọng nên không ít phụ huynh đã tạo áp lực lên vai trẻ bằng việc cho con học quá nhiều môn khiến lịch học kín mít, dày đặc.

Cái gì nhiều quá cũng không tốt, sẽ bị phản tác dụng.

Trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức cả về thể chất lẫn đầu óc, không thể tập trung nổi nên không tiếp thu kịp thời, cũng không thể nhớ lâu.

Cuối cùng, dẫn đến tình trạng trẻ học không nhớ, nhanh quên.

3.2 Trẻ học không nhớ do thiếu tập trung

Bé học trước quên sau phải làm sao
Bố mẹ nên nắm biểu hiện trẻ không tập trung học tập để xác định được nguyên nhân

Trí não của trẻ thường không giống người lớn, dễ bị xao nhãng bởi nhiều yếu tố bên ngoài và thích chơi hơn là học.

Tâm trí tò mò của trẻ luôn chủ động tìm kiếm những món đồ chơi, xem ti vi, truyện tranh hay bất cứ điều gì làm bé thích.

Việc tăng động, giảm chú ý là một trong những hội chứng ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng tiếp thu của trẻ.

Trẻ quá hiếu động, không thể ngồi yên một chỗ cho đến khi hoàn thành xong bất cứ một việc gì. Đây là một trong những lý do khiến trẻ không thể nào tập trung học được, dẫn đến trẻ học không nhớ, nhanh quên kiến thức.

Bố mẹ nên tham khảo thêm bài viết “ Làm gì khi trẻ không tập trung học? ” để biết rõ hơn về nguyên nhân làm trẻ tập trung kém và giải pháp cho tình trạng này.

Tìm hiểu thêm:>> 9 loại thuốc bổ não cho trẻ kém tập trung 

3.3 Trẻ học không nhớ vì bị chi phối bởi điện thoại và tivi

Bé học trước quên sau phải làm sao
Trẻ bị nghiện các thiết bị điện tử

Nhiều bố mẹ bận rộn nên thường xuyên để trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ như điện thoại, ipad, tivi,… mà không giới hạn thời gian.

Ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử có thể hại mắt, phá vỡ nhịp sinh học, làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.

Đồng thời còn làm giảm khả năng phát triển của não bộ, khiến trẻ tiếp nhận thông tin thụ động, thiếu sự tương tác và dễ bị xao nhãng.

3.4 Trẻ học hay quên do ngủ không đủ giấc

Bé học trước quên sau phải làm sao
Trẻ không được ngủ đủ giấc

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển não bộ ở trẻ.

Mỗi ngày, trẻ cần ngủ đủ từ 9-10 tiếng. Đây là thời gian não bộ xử lý và sắp xếp lại những thông tin để lưu trữ vào bộ nhớ của trẻ.

Nếu thiếu ngủ, trẻ sẽ cảm thấy uể oải, mệt mỏi, tinh thần không thông suốt, cảm thấy chán nản và ngủ gật trong những giờ học.

Điều này chắc chắn dẫn đến việc trẻ học không nhớ vì không tiếp thu kiến thức trong trạng thái tỉnh táo.

3.5 Trẻ học hay quên do chế độ dinh dưỡng không đủ

Bé học trước quên sau phải làm sao
Trẻ mệt mỏi do không được bổ sung đầy đủ chế độ dinh dưỡng

Bên cạnh giấc ngủ, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Trẻ thường hay thích ăn bánh kẹo, quà vặt nên đến giờ ăn không ăn được nhiều.

Việc ăn uống không đầy đủ các dưỡng chất quan trọng có trong rau, củ, quả, trứng, sữa,… đặc biệt là sự thiếu hụt sắt sẽ khiến trẻ mệt mỏi, suy nhược, giảm tập trung và dẫn đến trí nhớ kém, trẻ học hay quên.

Những thực phẩm bổ não tăng trí nhớ như các loại đậu, ngũ cốc, quả mọng,…sẽ giúp trẻ phát triển trí não, xử lý thông tin linh hoạt và tập trung tốt hơn.

Bài liên quan: >> 9 cách tăng cường trí nhớ cho học sinh 

3.6 Do di truyền

Ngoài ra, trẻ học không nhớ, nhanh quên còn xuất phát từ di truyền.

Theo đó, yếu tố rối loạn di truyền có thể gây ra tình trạng trẻ chậm phát triển về trí não.

Bệnh lý này có thể gặp khi mang thai hoặc trẻ bị khiếm khuyết về não bộ bẩm sinh trước khi chào đời.

4. Trẻ học không nhớ phải làm sao?

Những phương pháp dạy trẻ tiêu cực như thúc ép, la mắng, trách phạt,… sẽ khiến trẻ sợ hãi dẫn đến trẻ học dưới hình thức đối phó, học vẹt.

Điều này không thể giúp trẻ phát triển tốt lâu dài trong tương lai, ngược lại, còn khiến trẻ luôn cảm thấy sợ hãi, nhút nhát, thiếu sự tự tin.

Bé học trước quên sau phải làm sao
Trẻ học không nhớ phải làm sao?

Các bậc phụ huynh đang có bé hay bị mất tập trung, trẻ học không nhớ, học trước quên sau có thể tham khảo những phương pháp sau:

4.1 Áp dụng cách đọc nhiều lần

Một trong những cách tốt nhất giúp trẻ ghi nhớ bài học là đọc bài học nhiều lần.

Trí nhớ có liên quan mật thiết với vùng hải mã của não. Đây là nơi lưu trữ thông tin được nạp vào não, những thông tin cần thiết sẽ được đưa vào trí nhớ dài hạn.

Những thông tin được lặp đi lặp lại sẽ dễ dàng được đưa vào trí nhớ dài hài hơn. Do đó, để trẻ nhớ lâu thì hãy ôn tập nhiều lần.

4.2 Kết nối kiến thức với cuộc sống

Kiến thức con được học ở trong trường và ngoài nhà trường đều có mối liên quan với nhau.

Để giúp con hiểu những gì đã học, bạn nên dành chút thời gian giúp trẻ kết nối với cuộc sống về sự vật, hiện tưởng tương ứng với những điều được dạy.

Khi trẻ đã hiểu rõ thì sẽ dễ dàng ghi nhớ và sử dụng phần kiến thức đó sao cho phù hợp.

4.3 Giúp trẻ rèn luyện khả năng tập trung

Việc tập trung cao độ sẽ dẫn đến những kết quả đáng mong đợi, trẻ sẽ hiểu và nhớ rất lâu các kiến thức đã học.

Để vậy, bố mẹ cần giúp bé luyện tập sự tập trung ” giờ nào việc nấy“, không cho bé ăn uống, nghe nhạc, xem điện thoại, ti vi trong lúc học.

Đồng thời, bố mẹ cần làm gương và tạo sự uy tín đối với trẻ.

Nếu bố mẹ cho bé thoải mái chơi trong giờ chơi thì bé sẽ có chiều hướng nghe lời, tập trung trong giờ học.

Điều này sẽ hình thành thói quen tốt cho trẻ, học ra học, chơi ra chơi, cải thiện tình trạng trẻ học không nhớ, hay quên.

  • Xem video để biết làm thế nào khi con không tập trung nhé!

4.4 Bổ sung dinh dưỡng cho não bộ bằng cốm trí não

Bé học trước quên sau phải làm sao
Cốm Noben Kid phát triển trí não cho trẻ

Để trẻ phát triển thể chất khỏe mạnh, bố mẹ cần bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết, ví dụ vitamin D3 cho bé cao lớn, K2,…

Não bộ của trẻ cũng cần một chế độ dinh dưỡng như vậy!

Cốm phát triển trí não cho bé và thuốc bổ não là 2 sản phẩm được nhiều bố mẹ sử dụng cho trẻ nhất hiện nay vì chúng chứa bổ sung DHA, vitamin và khoáng chất cần thiết cho não bộ hoạt động hiệu quả.

Việc sử dụng các sản phẩm bổ sung tốt cho trí não mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho bộ não, trẻ gia tăng trí nhớ và giảm thiểu sự kém tập trung.

4.5 Tạo không gian yên tĩnh

Bố mẹ hãy để trẻ học trong không gian thật sự yên tĩnh và tách biệt với các yếu tố có thể gây xao nhãng.

Điều này có thể khó khăn đối với một số gia đình, nhưng bố mẹ hãy cố gắng duy trì một thời gian để giúp con đạt được sự tập trung cao độ.

Khi trẻ đã tạo được thói quen tập trung thì trẻ sẽ dần dần thích nghi và học được trong môi trường nhiều tiếng ồn hơn. 

4.6 Học cùng trẻ và thông cảm với trẻ

Bé học trước quên sau phải làm sao
Dành thời gian học cùng con

Thay vì để trẻ học một mình, bố mẹ hãy cố gắng sắp xếp thời gian để học cùng con, tìm hiểu và gợi mở hướng giải quyết vấn đề.

Trẻ sẽ cảm thấy vui và hứng thú học tập hơn.

Ngoài ra, bố mẹ đừng nên gò ép bé trong một khuôn khổ nhất định.

Do bé đang ở độ tuổi ham chơi nên hãy cố gắng thông cảm và tạo điều kiện nghỉ giữa giờ, động viên bé học tập thay vì la mắng.

4.7 Giáo dục sớm cho trẻ từ những năm đầu đời

Để hiểu rõ hơn về các phương pháp giáo dục sớm, bố mẹ có thể tham khảo bài viết 4 phương pháp giáo dục sớm tốt nhất

Nói ngắn gọn thì giáo dục sớm là phương thức giáo dục nhằm kích thích sự phát triển tối đa của não bộ của trẻ từ khi còn nằm trong bào thai đến năm trẻ 6 tuổi.

Theo đó, các phương pháp giáo dục sớm sẽ giúp trẻ phát triển cân bằng hai bán cầu não trái & phải, tăng cường trí tuệ, phát triển tiềm năng bẩm sinh của trẻ từ rất sớm.

Đừng bỏ lỡ: >> Trẻ chậm nói có sao không?

4.8 Cho bé ăn đủ dinh dưỡng và ngủ đủ giấc

Việc cho trẻ ăn những thức ăn bổ dưỡng, đặc biệt trong các kỳ thi là điều rất quan trọng.

Điều này sẽ giúp não bộ đủ năng lượng để hoạt động, kích thích quá trình trao đổi chất thích hợp, từ đó thúc đẩy trí nhớ và sự tỉnh táo.

Bạn nên cho trẻ ăn nhiều trái cây và rau củ hơn là các món ăn vặt chứa nhiều đường và dầu mỡ.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất béo có hại và đường làm giảm trí nhớ của trẻ.

Ngoài ra, bạn cũng đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc.

Giấc ngủ rất cần thiết cho trí nhớ vì đó là khoảng thời gian mà não bộ sẽ sắp xếp và kết nối thông tin được tiếp thu trong ngày.

Dinh dưỡng đầy đủ và thể chất khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng sẽ giúp con tiếp thu tốt hơn, việc trẻ học không nhớ sẽ dần được cải thiện.

4.9 Tránh việc cho bé học quá nhiều dẫn đến quá tải

Trẻ phải học tập trung trong nhiều giờ, liên tiếp từ môn này đến môn khác sẽ dẫn đến tiêu hao năng lượng, sức khỏe thể chất và não bộ đều sụt giảm.

Đó là lý do vì sao trẻ học không nhớ và nhanh quên đi kiến thức nếu cứ tiếp tục nhồi nhét.

Vì vậy, các bậc phụ huynh cần cho bé học trong chừng mực, có giờ giải lao giữa giờ để bé thư giãn, nạp thêm năng lượng để tiếp thu kiến thức mới.

Lời kết

Việc giúp trẻ tăng khả năng tập trung cần được thực hiện một cách từ từ, bài bản và khoa học. Các bậc phụ huynh không nên nóng vội mà la mắng, trách phạt trẻ.

Bên cạnh đó, việc thực hiện các phương pháp giúp cải thiện tình trạng trẻ học không nhớ, hay quên cũng cần phải làm theo lộ trình với nguyên tắc đúng cách & đều đặn.

Trên đây là tất cả những mẹo gợi ý để cải thiện tình trạng trẻ học không nhớ, nhanh quên.

Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bố mẹ để phần nào hiểu rõ được nguyên nhân và có biện pháp phù hợp giúp con tập trung hơn trong học tập.

Bố mẹ hãy nhớ rằng đừng dùng các biện pháp tiêu cực để dạy con nếu mình không muốn hối hận trong một tương lai gần, bố mẹ nhé!