Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước

Khổ thơ thứ ba của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ đã để lại trong ta vô vàn cảm xúc. Đó là mùa xuân đất nước gắn liền với bao hi vọng, bao tự hào trong thi nhân. Bốn ngàn năm ấy là bốn ngàn năm vất vả, gian lao của dân tộc ta. Gắn liền với thời gian đằng đẵng ấy không chỉ là máu xương, nước mắt mà còn là ý chí kiên cường trong con người. Vất  vả, gian lao là hai cụm từ gợi hình, diễn tả được vô vàn nhọc nhằn trong nhân dân. SO sánh trong câu thớ thứ ba là một so sánh độc đáo. Đất nước cũng như vì sao kia, sáng ngời và mang đến cho con người bao niềm tin, bao hi vọng về tương lai tươi sáng. Nhà thơ như khẳng định, như trao một niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh của dân tộc ta. Cứ đi lên phía trước và dân tộc ta sẽ gặt hái được vô vàn những thành công. Lời thơ ngũ ngôn giản dị mà hàm súc khiến bạn đọc như hiểu được tình yêu, sự tự hào đến thiết tha trong lòng thi nhân. Nhưng không chỉ thi nhân mà còn cả chúng ta, chúng ta cũng được ông trao truyền một niềm tin, một niềm tự hào da diết. Đặc biệt, trong hoàn cảnh đất nước hiện nay, trong tình hình dịch bệnh Covid 19, nhân dân ta lại lần nữa "vất vả và gian lao". Nhưng chắc chắn, khi con người đoàn kết, cố gắng nỗ lực hết mình thì đại dịch cũng sẽ qua. Và niềm vui, niềm hanh phúc sẽ trở về với cuộc sống của ta. Đất nước ta rồi sẽ lớn mạnh và nhân dân sẽ được soi rọi từ ánh sáng của vì sao kia, ánh sáng của niềm tin và hi vọng. 

a, Biện pháp nhân hóa, ẩn dụ:

       ”  Đất nước bốn ngàn năm

         Vất vả và gian lao ”  

  -> Hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, thân thương mang vóc dáng của người mẹ, người chị tần tảo vượt lên mọi khó khăn, thử thách với một sức mạnh không gì cản được.

– So sánh:” Đất nước như vì sao

    Cứ đi lên phía trước . . . “

-> Nhằm khẳng định một đất nước tuy nhỏ bé khiêm nhường nhưng nguy nga, tráng lệ, trường tồn, tỏa sáng trong lịch sử thế giới , mãi đi lên, mãi phát triển mà không có một thế lực nào ngăn cản được.

c, Đoạn văn:

              Từ hiện tại, nhà thơ nhìn lại những trang sử vẻ vang của đất nước. Bằng những câu thơ ngắn gọn, tác giả đã khái quát về đất nước có bề dày lịch sử thật oai hùng, nhiều chông gai, lúc suy vong lúc hưng thịnh. Nhân dân ta đã biết bao đời nay đem mồ hôi, xương máu để xây dựng đất nước. Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ “vất vả, gian lao” thể hiện hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, thân thương mang vóc dáng người mẹ, người chị tần tảo vượt lên mọi khó khăn, thử thách với một sức mạnh không gì cản được.Hình ảnh so sánh “Đất nước như vì sao” nhằm khẳng định một đất nước tuy nhỏ bé, khiêm nhường nhưng nguy nga, tráng lệ, trường tồn, tỏa sáng trong lịch sử thế giới, mãi đi lên mãi phát triển mà không một thế lực nào ngăn cản được. Có lẽ, vì thế mà đoạn thơ đã thể hiện niềm tự hào to lớn về trang sử hào hùng của dân tộc, niềm tin của tác giả thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao!

– Phó từ: đã, được

– Tình thái từ:biết bao!

a. Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm ” Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải.

b.– “Mùa xuân nho nhỏ” là một nhan đề hay, một ẩn dụ đầy sáng tạo, giàu ý nghĩa đã góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm – ước nguyện chân thành của nhà thơ Thanh Hải dành cho cuộc đời.– “Mùa xuân” (là danh từ) mang ý nghĩa tả thực – đó là mùa khởi đầu của một năm, là mùa của lộc non lá biếc, của vạn vật sinh sôi nảy nở.– “Mùa xuân” còn mang ý nghĩa ẩn dụ, biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người. Mùa xuân hay chính là sức trẻ trong tâm hồn và trí tuệ, là nhiệt huyết và năng lực cống hiến của mỗi người vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, của đất nước.– Từ láy “nho nhỏ” làm rõ hơn đặc điểm của mùa xuân rất giản dị, rất khiêm nhường.=> Đặt tên cho tác phẩm như thế, Thanh Hải đã thể hiện ước nguyện, khát vọng khiêm nhường mà rất đỗi chân thành, tha thiết, cao đẹp. Ông ước muốn làm “mùa xuân nho nhỏ”, nghĩa là đem đến tất cả những gì tốt đẹp nhất, tinh túy nhất dù bé nhỏ của mình để hòa vào mùa xuân lớn của cuộc đời, của đất nước.

=> Nhan đề bài thơ cũng thể hiện quan niệm về sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng. Ai cũng phải sống có ích cho đời, sống làm đẹp cho đất nước.

c. Học sinh chọn một trong những biện pháp tu từ sau:– Nhân hóa: “vất vả và gian lao”, tổ quốc như một người mẹ tần tảo, vất vả và gian lao, đã làm nổi bật sự trường tồn của đất nước. Để có được sự trường tồn ấy, giang sơn gấm vóc này đã thấm bao máu, mồ hôi và cả nước mắt của các thế hệ, của những tháng năm đằng đẵng lúc hưng thịnh, lúc thăng trầm. Nhưng dù trở lực có mạnh đến đâu cũng không khuất phục được dân tộc Việt Nam.– So sánh: Biện pháp tu từ so sánh được nhà thơ sử dụng vô cùng đặc sắc, làm ý thơ hàm súc “Đất nước như vì sao / Cứ đi lên phía trước”. Sao là nguồn sáng bất diệt của thiên hà, là vẻ đẹp lung linh của bầu trời đêm, là hiện thân của sự vĩnh hằng trong vũ trụ. So sánh như thế, là tác giả đã ngợi ca đất nước trường tồn, tráng lệ, đất nước đang hướng về một tương lai tươi sáng. Hơn nữa, còn thể hiện niềm tin tưởng của tác giả vào tương lai rạng ngời của dân tộc Việt Nam.– Điệp ngữ “đất nước” được nhắc lại hai lần thể hiện sâu sắc ý vất vả, đất nước vẫn tỏa sáng đi lên không gì có thể ngăn cản được.– Điệp từ “ta” được lặp đi lặp lại thể hiện một ước nguyện chân thành, thiết tha.

– Liệt kê: Chim hót, cành hoa, nốt trầm cho thấy ước nguyện giản dị, chân thành.

d.– Đoạn thơ được trích trong vài “Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải gợi cho em nhiều suy nghĩ về ý nghĩa cuộc sống đối với mỗi con người.– Được sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước hòa bình chúng ta phải biết yêu cuộc sống, yêu đất nước, biết ơn những con người Việt Nam cần cù trong lao động, anh dũng kiên cường. Cuộc sống đem đến cho chúng ta sự sống phải biết nâng niu, gìn giữ.– Phải biết tin yêu và tin tưởng rằng Tổ Quốc ta dù trải qua bao thăng trầm biến đổi bởi chiến tranh, bom đạn,… nhưng vẫn ngời sáng lung linh.– Phải biết tự hào, trân trọng gìn giữ và phải ra sức cống hiến, phát triển để nước nhà đi lên và cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

– Phải biết hóa thân “sống đẹp” để hiến dâng, để phục vụ cho một mục đích cao cả “làm nên đất nước muôn đời”.

Câu 1: Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải

Câu 2: Điểm giống nhau giữa các hình ảnh “con chim”, một cành hoa”, “một nốt trầm”

– Đều là những hình ảnh bình dị, thân thuộc của mùa xuân quê hương đất trời

– Đều là những hình ảnh tượng trưng cho những ước nguyện được hòa mình, được cống hiến của nhà thơ: ước được làm con chim để dâng cho đời tiếng hót, ước được làm nhành hoa để tỏa hương khoe sắc cho cuộc đời và nốt trầm để tạo dư âm trầm bổng cho bản hòa ca cuộc sống.

Câu 3:

-Biện pháp tu từ: So sánh (“đất nước” được so sánh với “vì sao”) và Nhân hóa (“đi lên phía trước”)

-Tác dụng: Đây là một hình ảnh so sánh và nhân hóa giàu sức gợi cảm. Đất nước trải qua biết bao thăng trầm, biến cố của lịch sử. Một đất nước vất vả và gian lap đến như thế, Thanh Hải lại so sánh với “Vì sao”. Vì sao ở đây không chỉ là sự tỏa sáng lấp lánh còn mang ẩn ý về sự phát triển, bất diệt, cũng như sự vận động đi lên phát triển không ngừng của dất nước. Đồng thời ta còn thấy được niềm tin tưởng, lạc quan yêu đời , tình yêu Tổ quốc sâu sắc của nhà thơ Thanh Hải.

Câu 4:

Trong đoạn thơ trên, nhà thơ đã bộc lộ vẻ đẹp lẽ sống, đó là sống có ý nghĩa-sống biết hiến dâng. Sống là cống hiến một cách tự nguyện. Sống là vì lợi ích chung. Sống chân thành. Sống giản dị Ta tận hiến công sức cho cuộc đời mà không hề phô trương, đó là một lẽ sống tích cực. Lẽ sống ấy không chỉ mang lại hạnh phúc cho bản thân mà nó còn mang lại lợi ích cho xã hội. Sống có trách nhiệm và tình yêu với cuộc đời, giống như Thanh Hải đã sống. Bởi thế chúng ta cần sống hết mình, sống để cống hiến, để cho đi, để đời này không hoài phí…!

Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vờ sao
Cứ đi lên phía trước
Từ đoạn thơ trên hãy viết đoạn văn 7 -10 câu cảm nhận của em về đất nước mình hiện nay ? Liên hệ thực tế về sự phát triển của đất nước ta

Tất cảToánVật lýHóa họcSinh họcNgữ vănTiếng anhLịch sửĐịa lýTin họcCông nghệGiáo dục công dânTiếng anh thí điểmĐạo đứcTự nhiên và xã hộiKhoa họcLịch sử và Địa lýTiếng việtKhoa học tự nhiênÂm nhạcMỹ thuật

Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước


cho mik hỏi

bạn hãy phân tích tác dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

Đất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Đât nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước

nhanh nha các bạn 1 tiếng nữa là mik phải nộp b ài roy đó

thank các bạn nhìu nhìu nhìu ,,,


Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước


, nhà thơ nói lên những suy cảm của mình về đất nước và dân tộc. Cảm hứng lịch sử tạo nên những ý thơ sâu lắng, chan chứa tự hào. Một dân tộc đau thương và anh dũng, “vất vả và gian lao”, bao nhiêu máu, nước mắt và mồ hôi đã đổ xuống trên hành trình "bốn ngàn năm” lịch sử. "Đất nước” được lấy lại hai lần trong khổ thơ diễn tả thật ý vị và cảm xúc sung sướng tự hào dâng lên dào dạt. Đất nước tuy “ vất vả và gian lao” nhưng đất nước đẹp vô cùng: “Đất nước như vì sao”. Một hình ảnh so sánh tuyệt đẹp diễn tả tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc của nhân dân ta. Đất nước ta đẹp như “vì sao” vì dân tộc ta "chưa bao giờ khuất"" (Nguyễn Đình Thi); có một truyền thống anh hùng chống giặc ngoại xâm chói ngời những trang sử oai hùng: Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên... Đoạn thơ trên trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải để lại trong lòng chúng ta một ấn tượng sâu sắc.

Đúng 0 Bình luận (0)

Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước


Biện pháp tu từ: nhân hóa: " vất vả và gian lao" ; so sánh:" đất nước như vì sao" ; ẩn dụ:" cứ đi lên phía trước"

tác dụng: Trong 4 câu thơ được trích từ bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ " củaThanh Hải:

" Đất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước"

Tác giả đã dùng biện pháp nhân hóa đất nước " vất vả và gian lao" kết hợp với biện pháp so sánh" Đất nước như vì sao" , ẩn dụ: "Cứ đi lên phía trước" như thể hiện được :đất nước việt nam ta đã trải qua những thờikì kháng chiến ác liệt thảm khốc nhưng điều đó không xóa đi được 1 đất nước Việt Nam anh hùng. Việc so sánh đất nước như 1 vì sao cho thấy sự tự hào của ngườidân Việt Namvớiđất nước của mình một thờilàm nên sử vàng và ngày nay đnag đi lên phía trước để phát triển tầm cao mới ,để sánh vai với các cường quốc năm châu như lời vị cha già đã căn dặn.

Bạn đang xem: Đất nước bốn ngàn năm vất vả và gian lao đất nước như vì sao cứ đi lên phía trước


Đúng 0 Bình luận (0)

Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước


- Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên: So sánh và nhân hóa

- Tác dụng :

+ Nhân hóa: Đất nước vất vả và gian lao, cứ đi lên phía trước, gợi cho ta liên tưởng đến hình ảnh người mẹ tần tảo vượt qua bao gian lao vững vàng đi lên.

+ So sánh: Đất nước như vì sao nhằm ca ngợi đất nước tươi đẹp trường tồn, bất diệt.

=> Thể hiện niềm tự hào về đất nước.

Xem thêm: " Đại Ngàn Là Gì ? Nghĩa Của Từ Đại Ngàn Trong Tiếng Anh Đại Ngàn Tiếng Anh Là Gì


Đúng 0 Bình luận (0) Các câu hỏi tương tự

1) Vì sao bài thơ Sông núi nước Nam gọi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta?

2)Bài thơ bánh trôi nước, tác giả đã thể hiện thái độ, tình cảm j đối với thân phận người phụ nữ trong xã hội ngày trước?

3)Qua bài thơ Bạn Đến Chơi nhà, em hãy cho biết hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến như thế nào? Tác giả có dụng ý j khi cố tạo ra 1 tình huống đặc biệt như thế?

4)So sánh sự giống và khác nhau giữa 2 bài thơ Qua đèo ngangbạn đến chơi nhà?

5)Qua bài thơ bạn đến chơi nhà, em có quan niệm như thế nào về 1 tình bạn đẹp?

Các bạn giúp mik những câu trên nha. Thanks các bạn nhìu nha.

Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước

Lớp 7 Ngữ văn Văn bản ngữ văn 7 3 0

Chỉ ra và phân tích các tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ trong các đoạn thơ sau ;

a,""Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ,bóng lồng hoa""

b,""Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông""

c,""Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia""

Lớp 7 Ngữ văn Văn bản ngữ văn 7 2 0

Viết 1 đoạn văn ngắn ( 12 câu) giới thiệu về quê hương, đất nước, con người Việt Nam qua ca dao cho 1 người nc ngoài muốn đến thăm đất nc Việt Nam? Trong đoạn văn có sử dụng từ ghép: Đẳng lập,chính phụ và từ láy( gạch chân)

các bạn lên mạng search hộ mk nha bai ca dao nè nèCA DAO VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC có nhìu bài lắm giúp mk nha

Lớp 7 Ngữ văn Văn bản ngữ văn 7 2 0

Câu 1: Phân tích tác dụng của phép đảo ngữ và việc sử dụng từ láy tượng hình trong 2 câu thơ thức của 2 bài thơ Qua Đèo Ngang.

Câu 2 : Hãy so sánh nghĩa của từ "ta với ta" trong bài Bạn đến chơi nhà và từ "ta với ta" trong bài Qua đèo ngang

(m.n giúp mình nhanh với, mik đang gấp, 10 h sáng hôm nay các bạn làm xong cho mik 2 câu kia nha)

Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước

giúp mik nha, ai nhanh mik tick, các bạn làm ngắn gọn thôi, mik sắpđi học thêm rồi

Lớp 7 Ngữ văn Văn bản ngữ văn 7 1 0

đọc hai câu thơ :

cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

a, hãy xác định các điệp ngữ và dạng điệp ngữ được sử dụng trong 2 câu thơ trên

b, viết đoạn văn ( khoảng 5 - 7 dòng ) nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong việc thể hiện vẻ đẹp tâm hồn bác

GIÚP MÌNH VỚI !

Lớp 7 Ngữ văn Văn bản ngữ văn 7 4 0

Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong 2 cau ca dao sau:

" Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông"

Lớp 7 Ngữ văn Văn bản ngữ văn 7 3 0

Nêu những hiểu biết của em (về nghệ thuật và nội dung) của bài "Sông núi nước Nam" và "Phò giá về kinh"Viết thuộc 1 bài thơ bất kì và nêu ý nghĩa của bài thơ đó.Tại sao "Sông núi nước Nam" được coi là văn bản Tuyên ngôn độc lập đầu tien của nước ta?Có ý kiến cho rằng Bài thơ "Qua đèo Ngang" của bà Huyện Thanh Quan là bài thơngụ tình." Em có đồng ý với ý kiến đó không? vì sao?Ấn tượng sâu sắc của em về tình bạn qua bài "Bạn đến chơi nhà".Nêu suy nghĩ sau khi học xong bài "Tĩnh dạ tứ"Cảm nghĩ của em về tình quê được thể hiên trong bài "Hồi hương ngẫu thư" của Hạ Chi Trương.Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài ca dao:

"Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Công cha nghĩa mẹ ngất trời

Cù lao chín nhữ ghi lòng con ơi"

9.Trong một bài thơ bất kì (trong chương trình sgk), em thích câu nào nhất? Vì sao?

10.Em hiểu gì về Nguyễn Khuyến và tình bạn trong bài thơ "Bạn đến chơi nhà".

Mí bạn giúp mik với nhé! Trả lời bao nhiêu câu, mik tick bấy nhiêu cái nha! Cảm ơn nhìu!

Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước