Đề kiểm tra môn tiếng việt lớp 5 giữa học kì i

Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5

Show

Download [32.03 KB]

PHÒNG GD & ĐT……….TRƯỜNG TH……………KIỂM TRA GIỮA KÌ I
NĂM HỌC …
Ngày kiểm tra:……………………………….
Môn: .Tiếng Việt ( Đọc hiểu) – Lớp :5
Thời gian: 30 phút.(Không kể thời gian phát đề)

A. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

Giáo viên cho học sinh bốc thăm, đọc một đoạn trong bài tập đọc:

Bài 1: Quang cảnh làng mạc ngày mùa – Sách TV5 – Tập 1, trang 10

Bài 2: Bài ca về trái đất – Sách Tiếng Việt 5 tập 1, trang 41

Bài 3: Một chuyên gia máy xúc – Sách Tiếng Việt 5 tập 1, trang 45

Bài 4: Kì diệu rừng xanh – Sách Tiếng Việt 5 tập 1, trang 75

Bài 5: Đất Cà Mau – Sách Tiếng Việt 5 tập 1, trang 89

B. Đọc thầm mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi: (7 điểm)

Thầy thuốc như mẹ hiền

Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi.

Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa. Lãn Ông biết tin bèn đến thăm. Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ. Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó. Khi từ giã nhà thuyền chài, ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi.

Một lần khác, có người phụ nữ được ông cho thuốc và giảm bệnh. Nhưng rồi bệnh tái phát, người chồng đến xin đơn thuốc mới. Lúc ấy trời đã khuya nên Lãn Ông hẹn đến khám kĩ mới cho thuốc. Hôm sau ông đến thì được tin người chồng đã lấy thuốc khác, nhưng không cứu được vợ. Lãn ông rất hối hận. Ông ghi trong sổ thuốc của mình: “Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải bệnh giết người. Càng nghĩ càng hối hận.”

Là thầy thuốc nổi tiếng, Lãn Ông nhiều lần được vua chúa vời vào cung chữa bệnh và được tiến cử vào chức ngự y, song ông đã khéo chối từ.

Suốt đời, Lãn ông không vương vào vòng danh lợi. Ông có hai câu thơ tỏ chí của mình:

Công danh trước mắt trôi như nước,
Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương.

Theo TRẦN PHƯƠNG HẠNH

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Thầy thuốc trong bài có tên là gì?

A.Thượng Hải Lãn ÔngB. Hải Thượng Lãn ÔngC. Hai Thượng Lan Ông

D. Lãn Ông Hải Thượng

Câu 2. Những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chưa bệnh cho con người thuyền chài là:

A. Lãn Ông nghe tin nhưng coi như không nghe thấy gì.B. Lãn Ông biết nhà thuyền chài nghèo nên coi như không biết gì.C. Lãn Ông tự tìm đến thăm. Ông tận tuỵ chăm sóc người bệnh suốt cả tháng trời, không ngại khổ, ngại bẩn. Ông không những không lấy tiền mà còn cho họ gạo, củi.

D. Lãn Ông nhận tiền và đã chữa khỏi bệnh cho con người thuyền chài.

Câu 3. Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ?

A. Ông đã cho người phụ nữ thuốc miễn phí không lấy tiền.B. Ông chỉ cho thuốc cho riêng người phụ nữ đó.C. Ông chỉ cho thuốc một lần, không cho lần thứ hai.

D. Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra.

Câu 4. Tìm đại từ trong câu: “Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải bệnh giết người. Càng nghĩ càng hối hận.”

A. người bệnhB. ngườiC. tôi

D. Thầy thuốc

Câu 5. Tìm từ trái nghĩa với từ “nhân ái” rồi đặt một câu với từ vừa tìm được

Viết câu trả lời của em: …………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Câu 6: Em có suy nghĩ gì về nhân vật Hải Thượng Lãn Ông trong câu truyện trên?

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Câu 7. Tại sao ông lại từ chối khi được vua tiến cử vào chức ngự y ở trong cung ?

A. Vì ông là người không màng danh lợi.B. Vì ông cho rằng chức vị đó quá lớn so với khả năng của ông.C. Vì ông yêu thích cuộc sống tự do.

D. Vì ông muốn đi chữa bệnh để có được nhiều tiền hơn.

Câu 8. Các từ: Ca nước, làm ca ba, ca mổ, ca vọng cổ là những từ:

A . Từ nhiều nghĩa.B. Từ đồng âm.

C. Từ đồng nghĩa.

Câu 9. Bộ phận vị ngữ trong câu: “Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa.” là những từ ngữ nào?.

Viết câu trả lời của em:…………………………………… ………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

Câu 10. Em hiểu hai câu thơ dưới đây như thế nào?

“Công danh trước mắt trôi như nước,
Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương.”

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

Đáp án và hướng dẫn chấn môn Tiếng Việt lớp 5 giữa kì 1

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

GV đánh giá cho điểm dựa vào kết quả đọc của học sinh:

-Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độc đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu , các cụm từ rõ nghĩa, dọc dúng tiếng, từ ( không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

II . Đọc hiểu: (7 điểm )

Câu 1: ( 0.5đ): B . Hải Thượng Lãn Ông

Câu 2: (0.5 đ): C. Lãn Ông tự tìm đến thăm. Ông tận tuỵ chăm sóc người bệnh suốt cả tháng trời, không ngại khổ, ngại bẩn. Ông không những không lấy tiền mà còn cho họ gạo, củi.

Câu 3: (0.5 đ): D. Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra.

Câu 4: (0.5 đ): C. Tôi

Câu 5: (0.5 đ): Bất nhân, độc ác, tàn nhẫn , hung bạo,…

Câu 6: (1 đ) (1 đ) Hải Thượng lãn Ông là một người có tấm lòng nhân hậu, luôn giúp đỡ những người nghèo và những người có hoàn cảnh khó khăn, không màng danh lợi.

Câu 7: (0.5 đ): A .Vì ông là người không màng danh lợi

Câu 8: (1đ): B. Từ đồng âm

Câu 9: (1 đ) có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa

Câu 10: (1 đ) Công danh rồi sẽ trôi đi, chỉ có tấm lòng nhân nghĩa là còn mãi.

Công danh chẳng đáng coi trọng. Tấm lòng nhân nghĩa mới đáng quý, không thể đổi thay.

✅ GIA SƯ VĂN

Đề 2 thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5

I. Phần đọc, hiểu trả lời câu hỏi

I – Kiểm tra đọc: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

a. Đọc thầm bài văn sau:

Những người bạn tốt

A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ. Trong một cuộc thi ca hát ở đảo Xi-xin, ông đoạt giải nhất với nhiều tặng vật quý giá. Trên đường trở về kinh đô, đến giữa biển thì đoàn thủy thủ trên chiếc tàu chở ông nổi lòng tham, cướp hết tặng vật và đòi giết A-ri-ôn. Nghệ sĩ xin được hát bài ông yêu thích trước khi chết. Bọn cướp đồng ý, A-ri-ôn đứng trên boong tàu cất tiếng hát, đến đoạn mê say nhất ông nhảy xuống biển. Bọn cướp cho rằng A-ri-ôn đã chết liền dong buồm trở về đất liền.

Nhưng những tên cướp đã nhầm. Khi tiếng đàn, tiếng hát của A-ri-ôn vang lên, có một đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn. Chúng đưa ông trở vế đất liền nhanh hơn cả tàu của bọn cướp. A-ri-ôn tâu với vua toàn bộ sự việc nhưng nhà vua không tin, sai giam ông lại.

Hai hôm sau, bọn cướp mới về tới đất liền. Vua cho gọi chúng vào gặng hỏi về cuộc hành trình. Chúng bịa chuyện A-ri-ôn ở lại đảo. Đúng lúc đó, A-ri-ôn bước ra. Đám thủy thủ sửng sốt, không tin vào mắt mình. Vua truyền lệnh trị tội bọn cướp và trả tự do cho A-ri-ôn.

Sau câu chuyện kì lạ ấy, ở nhiều thành phố Hi Lạp và La Mã đã xuất hiện những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng. Có lẽ đó là đồng tiền được ra đời để ghi lại tình cảm yêu quý con người của loài cá thông minh.

Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: (0,5 điểm) Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển?

A. Đánh rơi đàn.B. Vì bọn cướp đòi giết ông.C. Đánh nhau với thủy thủ.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 2: (0,5 điểm) Khi tiếng đàn, tiếng hát của ông cất lên điều gì đã xảy ra?

A. Bọn cướp nhảy xuống biển.B. Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu. Để hát cùng ông.C. Tàu bị chìm.

D. Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu. Say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba.

Câu 3: (0,5 điểm) Hành trình có nghĩa là gì?

A. Đi du lịchB. Chuyến đi xa, dài ngày.C. Nghỉ ngơi dài ngày ở một chỗ.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 4: (1 điểm) Em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào?

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Câu 5: (0,5 điểm) Trong câu: “Đúng lúc đó, A-ri-ôn bước ra” Bộ phận nào là chủ ngữ

A. Bước ra.B. A-ri-ôn.C. Đúng lúc đó.

D. Tất cả các ý trên

Câu 6: (1 điểm) Tìm từ trái nghĩa với từ “phá hoại” và đặt câu với từ vừa tìm được.

Từ tìm được:…………………………………………………………………

Đặt câu:………………………………………………………………………

Câu 7: (0,5 điểm) Từ nào đồng nghĩa với từ “bao la”

A. Bát ngát.B. Nho nhỏ.C. Lim dim.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 8: (0,5 điểm) Viết tiếp vào chỗ trống từ trái nghĩa với từ in đậm cho hoàn chỉnh câu tục ngữ sau:

Một miếng khi đói bằng một gói khi ……………..

Câu 9: (1 điểm) Cách đối xử của đám thuỷ thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn?:

A. Hiền từ thông minh.B. Cá heo là bạn của A-ri-ôn.C. Thủy thủ độc ác, không có tính người. Cá heo thông minh, tốt bụng, biết cứu người.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 10: (1 điểm) Ý chính của bài văn là gì?

A. Ca ngợi đoàn thủy thủ dũng cảm giết người.B. Ca ngợi sự tài ba của A-ri-ôn.C. Khen ngợi sự thông minh của cá heo.

D. Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của loài cá heo với con người.

B – Kiểm tra viết: (10 điểm)

1. Chính tả nghe – viết: (3 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài Bài ca về trái đất. (SGK Tiếng việt 5, tập 1, trang 41).

2. Tập làm văn: (7 điểm)

Em hãy Tả một cảnh thiên nhiên ở địa phương mà em thích nhất.

Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5

A – Kiểm tra đọc: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:

a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 0,5 điểm

(Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)

b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm

(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm)

c. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm

(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 – 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)

d. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

(Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)

* Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:

Câu12357910
Khoanh đúngBDBBACD
Điểm0,5 điểm0,5 điểm0,5 điểm0,5 điểm0,5 điểm1 điểm1 điểm

Câu 4: (1 điểm) Cá heo là loài cá thông minh, tình nghĩa biết cứu giúp khi người gặp nạn.

Câu 6: (1 điểm) Ví dụ giữ gìn, bảo quản.

Đặt câu: Ví dụ Bạn An luôn giữ gìn sách vở cẩn thận.

Câu 8: (0,5 điểm) No.

B – Kiểm tra viết: (10 điểm)

1. Chính tả nghe – viết: (3 điểm)

  • GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút.
  • Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm.
  • Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm.

Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,…bị trừ 1 điểm toàn bài.

2. Tập làm văn: (7điểm)

– Đánh giá, cho điểm

– Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 7 điểm:

  • Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, than bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài.
  • Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
  • Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.

Đề 3 thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5

TRƯỜNG TH …….
Họ và tên:………………….Lớp 5/3
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC …
Môn: Tiếng Việt (Phần đọc)

I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

B. Kiểm tra đọc

I. Đọc hiểu

Hoa giấy

Trước nhà, mấy cây hoa giấy nở hoa tưng bừng. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết… Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước. Tất cả như nhẹ bỗng, tưởng chừng chỉ cần một trận gió ào qua, cây hoa giấy trĩu trịt hoa sẽ bốc bay lên, mang theo cả ngôi nhà lang thang giữa bầu trời …

Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng mảnh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất.

Hoa giấy rời cành khi vẫn còn đẹp nguyên vẹn, hoa rụng mà vẫn còn tươi nguyên; đặt trên lòng bàn tay, những cánh hoa mỏng tang rung rinh, phập phồng, run rẩy như đang thở, không có một mảy may biểu hiện của sự tàn úa. Dường như chúng không muốn mọi người phải buồn rầu vì chứng kiến cảnh héo tàn. Chúng muốn mọi người lưu giữ mãi những ấn tượng đẹp đẽ mà chúng đã đem lại trong suốt cả một mùa hè: những vồng hoa giấy bồng bềnh đủ màu sắc giống hệt những áng mây ngũ sắc chỉ đôi lần xuất hiện trong những giấc mơ thủa nhỏ…

Theo TRẦN HOÀI DƯƠNG

* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Bài văn tả vẻ đẹp của hoa giấy vào mùa nào?

A. Mùa xuânB. Mùa hèC. Mùa thu

D. Mùa đông

Câu 2. Đặc điểm nổi bật khiến hoa giấy khác nhiều loài hoa là gì?

A. Hoa giấy rời cành khi vẫn còn đẹp nguyên vẹn, rụng xuống vẫn tươi nguyênB. Hoa giấy đẹp một cách giản dị.C. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.

D. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá.

Câu 3. Mỗi cánh hoa giấy khác một chiếc lá ở điểm nào ?

A. mỏng manhB. rực rỡ sắc màuC. mỏng mảnh, rực rỡ sắc màu

D. mỏng tang

Câu 4. Trong bài văn, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi miêu tả ?

A. So sánhB. So sánh và nhân hóa

C. Nhân hóa

Câu 6. Viết 2 hình ảnh được dùng so sánh có trong đoạn 3 của bài đọc

………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….…………………………………………

Câu 7. Trong bài có mấy từ chỉ màu sắc?

A. 3 từB. 4 từ

C. 5 từ

Câu 8. Dòng nào dưới đây là cặp từ đồng âm

A. Tươi đẹp/ xinh đẹpB. cánh chim/ cánh hoa

C. hạt đậu/ chim đậu trên cành

Câu 9. Chủ ngữ trong câu văn: “Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước.” là:

A. Cả vòm cây láB. Cả vòm cây lá chen hoa

C. Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm

Câu 10. Có thể thay từ “giản dị” trong câu “Hoa giấy đẹp một cách giản dị” bằng từ nào?Viết lại câu đó.

………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….…………………………………………

II. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

Đọc một đoạn trong các bài tập đọc thuộc chủ đề đã học và trả lời 01 câu hỏi phù hợp với nội dung đoạn vừa đọc. Bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9, SGK Tiếng Việt 5 tập I (Đọc thành tiếng 2 điểm; trả lời câu hỏi 1 điểm) Điểm đọc thành tiếng:…………………….điểm.

I. Chính tả (2 điểm) – Thời gian viết bài: 15phút.

1. Chính tả (nghe – viết) Bài “Một chuyên gia máy xúc”, TV 5, tập I, trang 76.

2. Tập làm văn: 35 phút (8 điểm). Tả một cảnh đẹp ở địa phương em.

Đáp án và hướng dẫn chấn môn Tiếng Việt lớp 5 giữa kì 1

A. KIỂM TRA ĐỌC

1. Đọc thành tiếng (3 điểm)

Yêu cầuĐiểm
Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu1
Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa1
Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc1

II. Đọc hiểu (7 điểm)

CâuNội dungĐiểm
1B0.5
2A0,5
3C1
4B0.5
5Đ- S- S-Đ0,5
6– Tìm được 2 câu văn có hình ảnh so sánh(mỗi câu 0,5 đ)1,0
7B1,0
8C0.5
9B0,5
10Từ có thể thay thế: “giản dị” là từ “ mộc mạc” hoặc ‘” đơn sơ”(0,5đ). Viết lại câu 0,5đ1,0

B. Phần kiểm tra viết

I. Chính tả: (2 điểm)

Yêu cầuĐiểm
Tốc độ đạt yêu cầu (15 phút)0.5
Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp0.5
Bài viết không mắc quá 5 lỗi1

II. Tập làm văn (8 điểm)

Yêu cầuĐiểm
Viết bài văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài, đủ 3 phần,…6
Viết đúng kích cỡ, kiểu chữ, đúng chính tả0.5
Biết đặt câu, dùng từ0.5
Biết dùng hình ảnh, biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa1

Đề 4 thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5

Trường: TH…………
Họ tên:…………………………….
Lớp: 5…
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I – Lớp 5Năm học: …

Môn:

Tiếng việtThời gian: 40 phút

Phần 1: Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng (3 điểm): GV kiểm tra từng học sinh qua các tiết ôn tập theo hướng dẫn KTĐK giữa học kì I môn Tiếng Việt lớp 5.

II. Đọc thầm bài văn sau: (7 điểm)

QUÀ TẶNG CỦA CHIM NON

Chú chim bay thong thả, chấp chới lúc cao lúc thấp không một chút sợ hãi, như muốn rủ tôi cùng đi; vừa mỉm cười thích thú, tôi vừa chạy theo. Cánh chim cứ xập xòe phía trước, ngay sát gần tôi, lúc ẩn lúc hiện, cứ như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch. Vui chân, mải theo bóng chim, không ngờ tôi vào rừng lúc nào không rõ.

Trước mặt tôi, một cây sòi cao lớn phủ đầy lá đỏ. Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy. Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây sòi. Tôi ngắt một chiếc lá sòi đỏ thắm thả xuống dòng nước. Chiếc lá vừa chạm mặt nước, lập tức một chú nhái bén tí xíu như đã phục sẵn từ bao giờ nhảy phóc lên ngồi chễm chệ trên đó. Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.

Trên các cành cây xung quanh tôi cơ man là chim. Chúng kêu líu ríu đủ thứ giọng. Tôi đưa tay lên miệng bắt đầu trổ tài bắt chước tiếng chim hót. Tôi vừa cất giọng, nhiều con bay đến đậu gần tôi hơn. Thế là chúng bắt đầu hót. Hàng chục loại âm thanh lảnh lót vang lên. Không gian đầy tiếng chim ngân nga, dường như gió thổi cũng dịu đi, những chiếc lá rơi cũng nhẹ hơn, lơ lửng lâu hơn. Loang loáng trong các lùm cây, những cánh chim màu sặc sỡ đan đi đan lại… Đâu đó vẳng lại tiếng hót thơ dại của chú chim non của tôi, cao lắm, xa lắm nhưng tôi vẫn nghe rất rõ.

(Theo Trần Hoài Dương)

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi hoặc làm bài tập:

Câu 1: (0,5 điểm) Chú chim non dẫn cậu bé đi đâu?

A. Về nhà

B. Vào rừng

C. Ra vườn

Câu 2: (0,5 điểm) Đoạn văn thứ 2 miêu tả những cảnh vật gì?

A. Cây sòi cao lớn có lá đỏ, chú nhái bén ngồi bên một lạch nước nhỏ

B. Cây sòi, làn gió, chú nhái nhảy lên lá sòi cậu bé thả xuống lạch nước

C. Cây sòi bên cạnh dòng suối có chú nhái bén đang lái thuyền

Câu 3: (0,5 điểm) Những từ ngữ nào trong bài miêu tả âm thanh của tiếng chim hót?

A. Líu ríu, ngân nga, vang vọng, hót đủ thứ giọng

B. Kêu líu ríu, hót, ngân nga, vang vọng

C. Líu ríu, lảnh lót, ngân nga, thơ dại

Câu 4: (0,5 điểm) Món quà chính mà chú chim non tặng chú bé là món quà gì?

A. Một cuộc đi chơi đầy lí thú

B. Một chuyến vào rừng đầy bổ ích

C. Bản nhạc rừng đầy tiếng chim ngân nga

Câu 5: (0,5 điểm) Đoạn văn đầu tiên của bài “Quà tặng của chim non” có những hình ảnh nhân hóa nào?

A. Chim bay thong thả, lúc ẩn lúc hiện, rủ tôi đi cùng

B. Chim bay thong thả, không một chút sợ hãi, rủ tôi đi cùng

C. Chim bay thong thả, không một chút sợ hãi

Câu 6: (0,5 điểm) Đoạn văn đầu tiên của bài “Quà tặng của chim non” có những hình ảnh so sánh nào?

A. Chú chim bay thong thả, chấp chới như muốn rủ tôi cùng đi

B. Chú chim bay thong thả, chấp chới như muốn rủ tôi cùng đi, cánh chim lúc ẩn lúc hiện như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch

C. Cánh chim xập xòe như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch

Câu 7: (0,5 điểm) Cậu bé gặp những cảnh vật gì khi đi cùng chú chim non?

A. Cây sòi, làn gió, đốm lửa, lạch nước, chiếc thuyền, chú nhái bén

B. Cây sòi, làn gió, lá sòi, lạch nước, chú nhái bén lái thuyền lá sòi

C. Cây sòi lá đỏ, làn gió, lạch nước, chú nhái bén, đàn chim hót

Câu 8: (0,5 điểm) Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển?

A. Những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy.

B. Một làn gió rì rào chạy qua.

C. Chú nhái bén nhảy phóc lên lái thuyền lá sòi.

Câu 9: (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây có chứa từ đồng âm?

A. Rừng đầy tiếng chim ngân nga/ Tiếng lành đồn xa

B. Chim kêu líu ríu đủ thứ giọng/ Giọng cô dịu dàng, âu yếm

C. Cậu bé dẫn đường tinh nghịch/ Chè thiếu đường nên không ngọt

Câu 10: (1 điểm) Tìm 4 từ đồng nghĩa với từ “kêu” trong câu: Chúng kêu líu ríu đủ thứ giọng. …………………………………………………………………………………………………………………………………….

Câu 11: (0,5 điểm) Xác định cấu tạo ngữ pháp (TN, CN – VN) của câu sau:

Loang loáng trong các lùm cây, những cánh chim màu sặc sỡ đan đi đan lại.

…….

Câu 12: (1 điểm) Em hãy viết một câu thuộc chủ điểm “Con người với thiên nhiên” trong đó có sử dụng một cặp từ trái nghĩa.

……………………………………………………………………………………………………………………………………..

Phần 2: Kiểm tra viết

I. Chính tả: (2 điểm – 20 phút)

* Chính tả (nghe – viết): Giáo viên cho học sinh viết tên bài và đoạn văn sau:

Buổi sáng mùa hè trong thung lũng

Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te. Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều … Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp.

II. Tập làm văn: (8 điểm – 35 phút)

Đề bài : Em hãy tả lại một cảnh đẹp của địa phương mà em yêu thích nhất.

Đáp án và hướng dẫn chấm đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

* Nội dung kiểm tra:

+ HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 từ tuần 1 đến tuần 9 hoặc một đoạn văn không có trong sách giáo khoa (do GV lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng)

+ HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra.

* Thời gian kiểm tra: GV kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS qua các tiết Ôn tập ở giữa học kì.

* Cách đánh giá, cho điểm:

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

(Thời gian: 35 phút)

Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.

Câu 10: Mỗi từ đúng được 0,25 điểm

la, hét, hót, gào.

Câu 11: Đúng được 0,5 điểm

Đề kiểm tra môn tiếng việt lớp 5 giữa học kì i

Câu 12: Đặt câu đúng yêu cầu, rõ ý được 1 điểm.

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả: Nghe – viết (2 điểm) (20 phút)

– GV đọc cho HS cả lớp viết (Chính tả nghe – viết) một đoạn văn

– Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

2. Tập làm văn (8 điểm) (35 phút)

Đề bài : Em hãy tả lại một cảnh đẹp của địa phương mà em yêu thích nhất.

a. Mở bài: (1 điểm)

– HS giới thiệu được cảnh đẹp của địa phương mà mình yêu thích nhất: Cảnh gì? ở đâu? Em đến vào dịp nào? (0,5 điểm)

– Diễn đạt câu trôi chảy, câu văn giàu cảm xúc. (0,5 điểm)

b. Thân bài: (4 điểm), trong đó:

– Nội dung (1,5 điểm):

+ Bài văn miêu tả được đặc điểm tiêu biểu của cảnh

Tả bao quát : toàn cảnh (rộng, hẹp…) như thế nào

Tả chi tiết: cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị… …

+ Tả sinh hoạt của con người trong cảnh.

– Kĩ năng (1,5 điểm): Trình tự miêu tả hợp lí.

– Cảm xúc (1 điểm): Lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật.

c. Kết bài: (1 điểm)

– HS nêu được cảm xúc, suy nghĩ của mình về cảnh đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm. gắn bó, mong có dịp trở lại…) (0,5 điểm)

– Diễn đạt câu trôi chảy, câu văn giàu cảm xúc. (0,5 điểm)

d. Chữ viết, chính tả (0,5 điểm): Chữ viết đúng cỡ chữ, đều, đẹp; bài viết không có lỗi chính tả.

đ. Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm) Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác. Diễn đạt câu trôi chảy.

e. Sáng tạo (1 điểm): Có sáng tạo hợp lí trong quá trình viết một bài văn.

Đề 5 thi Tiếng việt lớp 5 giữa học kì 1

A. Kiểm tra đọc

I. Kiểm tra đọc thành tiếng

Học sinh đọc và trả lời câu hỏi một đoạn văn, đoạn thơ trong bài đọc ngoài sách giáo khoa (tốc độ đọc khoảng 100 tiếng/phút).

Trả lời câu hỏi để nhận biết được một số từ ngữ, hình ảnh, chi tiết nổi bật, có ‎nghĩa trong đoạn văn đã đọc. Hiểu nội dung chính của đoạn văn, đoạn thơ.

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt

Đọc thầm và làm bài tập (30 phút)

CÂY GIỮ PHIỀN MUỘN

Người thợ tôi thuê để tu bổ lại nông trại vừa hoàn tất một ngày làm việc đầu tiên vất vả. Nhưng anh đến làm việc trễ hơn hai giờ vì bị bể bánh xe, xe bị mất điện, chiếc xe tải của anh ta không thể khởi động được. Nét mặt anh lộ rõ vẻ căng thẳng vì chưa hoàn tất công việc như dự định. Tôi lái xe mời anh về nhà mình ăn tối. Trên đường về, tôi ngỏ ý muốn ghé thăm gia đình anh ấy.

Khi chúng tôi đến cửa, anh chợt dừng lại ở một cây nhỏ cạnh cửa, đưa tay chạm nhẹ vào những nhánh cây. Khi cửa mở, anh thay đổi thái độ của mình thật ngạc nhiên. Khuôn mặt anh giãn ra với nụ cười tươi tắn – nụ cười đầu tiên trong ngày. Anh ôm hai đứa trẻ vào lòng và ân cần hỏi thăm mẹ và vợ của mình. Sau đó anh ta đi với tôi ra xe.

Chúng tôi đi ngang qua cây nhỏ khi nãy và tính tò mò của tôi nổi lên. Tôi hỏi anh ta về những gì tôi vừa mới thấy lúc nãy.

– Ô, đó là cây trút phiền muộn của tôi. – Anh giải thích. – Tôi biết tôi không thể tránh được những lo toan, rắc rối trong công việc, nhưng tôi chắc một điều là những rắc rối đó không thuộc về ngôi nhà nhỏ của tôi. Chính vì vậy tôi đã treo nó lên cây vào mỗi buổi tối khi tôi về đến nhà. Rồi mỗi buổi sáng tôi sẽ mang chúng theo.

– Thật là một điều buồn cười. – Anh ta mỉm cười. – Khi tôi ra khỏi nhà vào mỗi buổi sáng và đem chúng theo, hầu như những điều phiền muộn ấy không còn nhiều như đêm hôm trước nữa.

(Theo Hạt giống tâm hồn)

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và làm các bài tập sau

Câu 1. Vì sao người thợ lại trở nên căng thẳng, khó chịu?

A. Vì chiếc xe bị hỏng.

C. Vì anh phải làm quá nhiều việc.

B. Vì anh chưa hoàn thành công việc.

D. Vì anh bị ốm.

Câu 2. Trước khi về ngôi nhà nhỏ, người thợ đã làm điều gì?

A. Anh rửa chân tay sạch sẽ, vui vẻ bước vào nhà.

B. Anh chạm tay vào cây nhỏ cạnh cửa, vui vẻ bước vào nhà.

C. Anh vứt bỏ đồ đạc, tức giận bước vào nhà.

D. Anh nhẹ nhàng ôm hôn con với khuôn mặt khó chịu.

Câu 3. Hình ảnh cây nhỏ cạnh cửa nhà của người thợ thể hiện điều gì?

A. Đó là niềm vui của gia đình anh.

B. Đó là cây cho bóng mát, thư giãn sau mỗi ngày làm việc.

C. Đó là nơi trút phiền muộn, lo toan, rắc rối mà anh không muốn mang về ngôi nhà.

D. Đó là nơi anh chia sẻ hạnh phúc sau một ngày làm việc.

Câu 4. a) Vì sao người thợ lại muốn trút bỏ những nỗi buồn phiền trước khi về nhà?

A. Vì anh không muốn vợ con mình buồn.

B. Vì con anh yêu cầu làm điều đó.

C. Vì anh muốn trút bỏ được nỗi buồn phiền để cảm nhận sự thanh bình, yêu thương.

D. Vì đó là thói quen của anh.

b) Điều kì lạ vào mỗi sáng hôm sau khi người thợ ra khỏi nhà là gì?

A. Những điều phiền muộn không còn nhiều như đêm hôm trước.

B. Những điều phiền muộn tan biến đi hết.

C. Anh cảm thấy vui vẻ, sáng khoái.

D. Cây trút bỏ phiền muộn biến mất.

Câu 5. Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho cuộc sống?

Câu 6. Nếu em là người thợ, em sẽ làm gì để giải tỏa những điều phiền muộn?

Câu 7. a) Dòng nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa?

A. Ồn ào, yên tĩnh, nháo nhiệt.

B. Mảnh mai, mỏng manh, nhẹ nhàng.

C. Tuyệt mĩ, tuyệt vời, tuyệt diệu.

D. Vắng vẻ, hiu hắt, mênh mông.

b) Điền cặp từ đồng âm thích hợp vào chỗ chấm trong câu sau: “Họ đi câu cá … vào mùa ….mát mẻ.”

A. đông

B. thu

C. mực

D. quả

Câu 8. Điền cặp từ trái nghĩa thích hợp để hoàn thiện câu tục ngữ, thành ngữ sau:

Đêm tháng năm chưa nằm đã …..

Ngày tháng mười chưa cười đã …….

A. ngủ, thức

B. tối, sáng

C. sáng, tối

D. tối, ngủ

Câu 9. a) Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của các từ in đậm dưới đây:

cây, miệng núi, đánh răng, hoa mai, mũi dao

– Có từ in đậm theo nghĩa gốc:

– Có từ in đậm theo nghĩa chuyển:

b) Đặt câu có từ “cánh” có nghĩa khoảng đất dài và rộng, nằm trải dài.

Câu 10. Đọc đoạn thơ dưới đây:

“Ta là nụ, là hoa của đất

Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc

Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!

Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!”

(Trích “Bài ca về trái đất” – Định Hải)

Chỉ ra biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ trên? Việc lặp lại câu thơ “Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm” nói lên ý nghĩa gì?

B. Kiểm tra viết

I. Chính tả (Nghe – viết) (15 phút)

Viết đầu bài “Những người bạn tốt” và đoạn “A-ri- ôn đứng trên boong tàu…sai giam ông lại.” (SGK TV 5, tập 1, trang 64).

II. Tập làm văn (40 phút)

Đề bài: Em là học sinh lớp 5 – đã năm năm em gắn bó với mái trường Tiểu học thân yêu, chứng kiến sự thay da đổi thịt của ngôi trường. Hãy miêu tả ngôi trường Tiểu học thân yêu để thể hiện tình cảm của em với ngôi trường.

Đáp án Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt

Phần I. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng (3 điểm)

*Đọc (2 điểm)

  • Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, lưu loát; tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 100 tiếng/phút).
  • Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng).
  • Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; Bước đầu đọc có biểu cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

*Trả lời câu hỏi (1 điểm):

Nhận biết được một số từ ngữ, hình ảnh, chi tiết nổi bật, có ‎nghĩa trong đoạn văn đã đọc. Hiểu nội dung chính của đoạn văn.

2. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)

*Đọc thầm bài “Cây giữ phiền muộn”, trả lời câu hỏi và làm bài tập

Câu1 – B2 – B3 – C4a – C4b- A7a – C7b – B8 – C
Điểm0,50,50,5110,5

Câu 5. (1 điểm)

– Trong cuộc sống chúng ta gặp nhiều điều phiền muôn, lo toan, rắc rối nhưng chỉ

có chính chúng ta mới có thể đem lại cho mình sự bình yên, thanh thản nếu biết cách trút bỏ những điều phiền muộn đó.

(Nếu HS trả lời có ý đúng với đáp án cho điểm tối đa)

Câu 6. (0,5 điểm)

Gợi ý: Viết nhật kí, chia sẻ với bạn bè, người thân……

(Có thể cho điểm theo ý kiến của HS)

Câu 9.(1 điểm).

a) (0,5 điểm) Mỗi từ đúng được 0,1 điểm; sai trừ 0,1 điểm/ từ.

– Có từ in đậm theo nghĩa gốc: lá cây, hoa mai

– Có từ in đậm theo nghĩa chuyển: miệng mũi, đánh răng, mũi dao

b) Đặt câu (0,5 điểm)

Gợi ý: Cánh đồng lúa trải dài như tấm lụa mềm mại.

Câu 10. (0,5 điểm).

Gợi ý: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật:

+ So sánh: Ta là nụ, là hoa

+ Nhân hóa: Gió đẫm hương thơm, nắng tô thêm sắc

– Việc lặp lại hai câu thơ cuối bài nhấn mạnh, khẳng định giá trị của mỗi loài hoa

nói riêng, cũng như mọi trẻ em trên thế giới , dù khác màu da, vùng miền, dân tốc nhưng đều đáng qúy đáng yêu và đáng trân trọng.

Phần II. Kiểm tra kĩ năng viết (10 điểm)

1. Chính tả (Nghe – viết) (2 điểm)

– Tốc độ đạt yêu cầu (tốc độ viết khoảng 95 chữ/15 phút)

– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ.

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi).

– Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp.

+ Chữ viết không đúng mẫu trừ toàn bài 0,4 điểm.

+ Chữ viết sai một lỗi chính tả trừ 0,2 điểm.

+ Tuỳ theo mức độ sai sót của bài viết để trừ điểm.

2. Tập làm văn (8 điểm)

– Viết được bài văn tả cảnh có độ dài khoảng 15-20 câu.

*Mở bài (1 điểm): Giới thiệu được ngôi trường thân yêu của em. (trực tiếp hoặc gián tiếp)

*Thân bài (4 điểm) :

– Nội dung miêu tả chi tiết cảnh đẹp đó (1,5đ);

– Kĩ năng diễn đạt trôi chảy, ngắn gọn và rõ ý (1,5đ);

– Cảm xúc: tả bằng nhiều giác quan, có so sánh, nhân hóa (1đ)

*Kết bài (1 điểm): Có thể kết bài mở rộng hoặc không mở rộng

*Chữ viết, chính tả (0,5 điểm)

*Dùng từ đặt câu (1 điểm) biết dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn phù hợp; …

*Sáng tạo (0,5 điểm)

Mức 4: Miêu tả rõ nét đẹp của cảnh. Miêu tả kết hợp tả không gian, các yếu tố con người, bộc lộ cảm xúc, biết sử dụng một số hình ảnh so sánh, nhân hóa vào làm văn; …

*Chú ý: Các mức điểm khác tùy mức độ sai sót của học sinh về cấu trúc, về ý, về diễn đạt và chữ viết để GV cho điểm phù hợp.

Đề 6 thi Tiếng việt lớp 5 giữa học kì 1

A. Phần đọc

I. Đọc hiểu

Hoa giấy

Trước nhà, mấy cây hoa giấy nở hoa tưng bừng. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết… Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước. Tất cả như nhẹ bỗng, tưởng chừng chỉ cần một trận gió ào qua, cây hoa giấy trĩu trịt hoa sẽ bốc bay lên, mang theo cả ngôi nhà lang thang giữa bầu trời …

Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng mảnh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất.

Hoa giấy rời cành khi vẫn còn đẹp nguyên vẹn, hoa rụng mà vẫn còn tươi nguyên; đặt trên lòng bàn tay, những cánh hoa mỏng tang rung rinh, phập phồng, run rẩy như đang thở, không có một mảy may biểu hiện của sự tàn úa. Dường như chúng không muốn mọi người phải buồn rầu vì chứng kiến cảnh héo tàn. Chúng muốn mọi người lưu giữ mãi những ấn tượng đẹp đẽ mà chúng đã đem lại trong suốt cả một mùa hè: những vồng hoa giấy bồng bềnh đủ màu sắc giống hệt những áng mây ngũ sắc chỉ đôi lần xuất hiện trong những giấc mơ thủa nhỏ…

Theo TRẦN HOÀI DƯƠNG

*Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Bài văn tả vẻ đẹp của hoa giấy vào mùa nào?

A. Mùa xuân

B. Mùa hè

C. Mùa thu

D. Mùa đông

Câu 2. Đặc điểm nổi bật khiến hoa giấy khác nhiều loài hoa là gì?

A. Hoa giấy rời cành khi vẫn còn đẹp nguyên vẹn, rụng xuống vẫn tươi nguyên

B. Hoa giấy đẹp một cách giản dị.

C. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.

D. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá.

Câu 3. Mỗi cánh hoa giấy khác một chiếc lá ở điểm nào?

A. mỏng manh

B. rực rỡ sắc màu

C. mỏng mảnh, rực rỡ sắc màu

D. mỏng tang

Câu 4. Trong bài văn, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi miêu tả?

A. So sánh

B. So sánh và nhân hóa

C. Nhân hóa

Câu 5. Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng ghi Đ hay sai ghi S.

Thông tinTrả lời
Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.
Hoa giấy sắp rụng khi cánh hoa chuyển sang màu vàng úa.
Hoa giấy đẹp một cách rực rỡ.
Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá.

Câu 6. Viết 2 hình ảnh được dùng so sánh có trong đoạn 3 của bài đọc

…………………………………………………………………………………

Câu 7. Trong bài có mấy từ chỉ màu sắc?

A. 3 từ

B. 4 từ

C. 5 từ

Câu 8. Dòng nào dưới đây là cặp từ đồng âm

A. tươi đẹp/ xinh đẹp

B. cánh chim/ cánh hoa

C. hạt đậu/ chim đậu trên cành

Câu 9. Chủ ngữ trong câu văn: “Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước.” là:

A. Cả vòm cây lá

B. Cả vòm cây lá chen hoa

C. Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm

Câu 10. Có thể thay từ “giản dị” trong câu “Hoa giấy đẹp một cách giản dị” bằng từ nào? Viết lại câu đó.

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………..

II. Đọc thành tiếng: (3 điểm) Đọc một đoạn trong các bài tập đọc thuộc chủ đề đã học và trả lời 01 câu hỏi phù hợp với nội dung đoạn vừa đọc. Bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9, SGK Tiếng Việt 5 tập I (Đọc thành tiếng 2 điểm; trả lời câu hỏi 1 điểm)

B. Phần viết

I. Chính tả (2 điểm) – Thời gian viết bài: 15 phút.

. Chính tả (nghe – viết) Bài “Một chuyên gia máy xúc”, TV 5, tập I, trang 76.

II. Tập làm văn: 35 phút (8 điểm). Tả một cảnh đẹp ở địa phương em

Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5

A. KIỂM TRA ĐỌC

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

Yêu cầuĐiểm
Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu1
Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa1
Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc1

II. Đọc hiểu (7 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

B

0.5

2

A

0,5

3

C

1

4

B

0.5

5

  • Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. Đ
  • Hoa giấy sắp rụng khi cánh hoa chuyển sang màu vàng úa. S
  • Hoa giấy đẹp một cách rực rỡ. S
  • Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá. Đ

0,5

6

– Tìm được 2 câu văn có hình ảnh so sánh (mỗi câu 0,5 đ)

  • Hình ảnh so sánh thứ nhất: Những cánh hoa mỏng rung rinh phập phồng run rẩy như đang thở
  • Hình ảnh so sánh thứ hai: Những vồng hoa giấy bồng bềnh đủ màu sắc giống hệt những áng mây ngũ sắc chỉ đôi lần xuất hiện trong những giấc mơ thuở nhỏ

1,0

7

B

1,0

8

C

0.5

9

B

0,5

10

Từ có thể thay thế: “giản dị” là từ “ mộc mạc” hoặc ‘” đơn sơ”(0,5đ). Viết lại câu 0,5đ

Hoa giấy đẹp một cách mộc mạc.

hoặc

Hoa giấy đẹp một cách đơn sơ.

1,0

B. Phần kiểm tra viết

I. Chính tả: (2 điểm)

Yêu cầuĐiểm
Tốc độ đạt yêu cầu (15 phút)0.5
Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp0.5
Bài viết không mắc quá 5 lỗi1

2. Tập làm văn (8 điểm)

Yêu cầuĐiểm
Viết bài văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài, đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.6
Viết đúng kích cỡ, kiểu chữ, đúng chính tả0.5
Biết đặt câu, dùng từ0.5
Biết dùng hình ảnh, biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa1

Đề 7 thi Tiếng việt lớp 5 giữa học kì 1

I: KIỂM TRA ĐỌC

1. Đọc thành tiếng (3 điểm)

* Học sinh đọc thành tiếng một đoạn văn trong các bài tập đọc sau:

– Thư gửi học sinh (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 04)

– Sắc màu em yêu (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 19)

– Những con sếu bằng giấy (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 36)

– Bài ca về trái đất (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 41)

– Một chuyên gia máy xúc (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 45)

– Ê – mi – li, con… (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 49)

– Tác phẩm của Si- le và tên phát xít (Sách Tiếng Việt 5/tập 1/trang 58)

– Tiếng đàn ba – la – lai – ca trên sông Đà (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 69)

* Trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu.

2. Đọc hiểu

Đọc thầm bài văn sau và làm bài tập theo yêu cầu:

Lý Tự Trọng

Lý Tự Trọng sinh ra trong một gia đình yêu nước ở Hà Tĩnh. Anh học rất sáng dạ. Mùa thu năm 1929, anh được tổ chức giao nhiệm vụ liên lạc, nhận, chuyển thư từ, tài liệu với các tổ chức Đảng bạn bè qua đường tàu biển. Làm việc ở Sài Gòn, anh đóng vai người nhặt than ở bến cảng.

Có lần, tài liệu quá nhiều, anh phải gói lại vào chiếc màn buộc sau xe. Một tên đội Tây gọi lại đòi khám, anh giả vờ nhảy xuống cởi bọc ra nhưng kì thực là để buộc lại cho chắc hơn. Tên đội chờ lâu, sốt ruột quăng xe bên vệ đường, lúi húi tự mở bọc. Thừa cơ, anh vồ lấy xe của nó, phóng đi.

Lần khác, anh đưa tài liệu từ dưới tàu lên, lính đòi khám. Anh nhanh chân ôm tài liệu nhảy xuống nước lặn qua gầm tàu trốn thoát. Đầu năm 1931, trong một cuộc mít tinh, một cán bộ ta đang nói chuyện với công nhân và đồng bào thì tên mật thám Pháp Lơ-grăng ập đến định bắt anh cán bộ. Lý Tự Trọng lập tức nổ súng tiêu diệt tên mật thám cứu nguy cho người cán bộ. Anh đã bị giặc bắt. Chúng tra tấn anh rất dã man nhưng không moi được tin tức gì ở anh cả. Những người coi ngục rất khâm phục anh, kiêng nể anh. Họ gọi anh là “Ông Nhỏ”.

Trước tòa án, anh dõng dạc vạch mặt bọn thực dân và tuyên truyền cách mạng. Luật sư bào chữa cho anh, nói rằng anh chưa đến tuổi thành niên nên hành động thiếu suy nghĩ . Anh lập tức đứng dậy nói:

– Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác.

Thực dân Pháp bất chấp dư luận và luật pháp, xử tử anh vào một ngày cuối năm 1931. Trước pháp trường, anh hiên ngang hát vang bài Quốc tế ca. Năm ấy anh vừa tròn 17 tuổi .

Theo Báo Thiếu niên Tiền phong

Câu 1:(0,5 điểm) M1

Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất:

Mùa thu năm 1929 về nước, anh Lý Tự Trọng được tổ chức giao nhiệm vụ gì?

A. Đóng vai người nhặt than ở bến Sài Gòn.

B. Làm liên lạc,chuyển và nhận thư từ, tài liệu.

C. Làm liên lạc,bảo vệ anh cán bộ cách mạng.

D. Chuyển tài liệu xuống tàu biển.

Câu 2: (0,5 điểm) M1.

Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất:

Vì sao những người coi ngục gọi anh là “Ông Nhỏ”? (M1)

A. Vì giặc tra tấn anh rất dã man.

B. Vì anh là người thông minh, sáng dạ.

C. Vì anh đã bắn chết tên mật thám.

D. Vì mọi người rất khâm phục anh.

Câu 3: (0,5 điểm) M2

Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất:

Chi tiết nào sau đây thể hiện Lý Tự Trọng là người nhanh trí, dũng cảm?

A. Anh mang bọc truyền đơn, gói lại vào chiếc màn buộc sau xe.

B. Anh sốt ruột quăng xe bên vệ đường, lúi húi tự mở bọc.

C. Anh vờ cởi bọc, thừa cơ, vồ lấy xe của tên mật thám, phóng đi.

D. Anh gửi tài liệu của các tổ chức Đảng bạn bè qua đường tàu biển.

Câu 4: (0,5 điểm) M2

Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất:

Câu nói của anh:“Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác” thể hiện truyền thống gì của thanh niên Việt Nam?

A. Cần cù

C. Yêu nước

B. Nhân ái

D. Đoàn kết.

Câu 5: (1 điểm) M3

Qua câu chuyện Lý Tự Trọng , em hiểu anh Trọng là một thanh niên như thế nào?

………………………………………………………………..

Câu 6: (1 điểm) M4

Em sẽ làm gì để góp phần xây dựng hoà bình trên thế giới?

…………………………………………………………………………………

Câu 7: (0,5 điểm) M1

Em hày khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất:

Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “sáng dạ” có trong bài?

A. Thông minh

B. Hoạt bát

C. Nhanh nhảu

D. Nhanh nhẹn

Câu 8: (0,5 điểm) M1

Em hày khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất:

Từ nào sau đây là từ trái nghĩa với từ “Hòa bình”

A. Chiến tranh

B. Đoàn kết

C. Yêu thương

D. Đùm bọc

Câu 9: (0,5 điểm) M2

Em hày khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất:

Trong câu: “Thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác”, từ“con đường” mang nghĩa gì?

A. Nghĩa gốc

B. Nghĩa chuyển

C. Cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển

D. Con đường

Câu 10: (0,5 điểm) M2

Em hày khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất:

Dòng nào dưới đây gồm các cặp từ trái nghĩa?

A. xa xôi – gần gũi

B. xa lạ – xa xa

C. xa xưa – gần gũi

D. xa cách – xa lạ

Câu 11: (1 điểm) M3

Em hày khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất:

Trong câu “Dòng suối róc rách trong suốt như pha lê, hát lên những bản nhạc dịu dàng”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

A. So sánh

B. Từ láy

C. So sánh và nhân hóa

D. Nhân hóa

B. BÀI KIỂM TRA VIẾT

I. Chính tả (2 điểm- thời gian 15 phút)

Nghe viết bài: Kì diệu rừng xanh, (Từ Nắng trưa …..đến cảnh mùa thu).

II- Tập làm văn (8 điểm) (35 phút)

Đề bài: Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.

Đáp án và hướng dẫn chấm đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt

1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

2. Đọc hiểu: (7 điểm)

Câu 1: B – 0,5 đ

Câu 2: D- 0,5 đ

Câu 3: C- 0,5 đ

Câu 4: C- 0,5 đ

Câu 5: Trả lời: Qua câu chuyện Lý Tự Trọng, em hiểu anh Trọng là một thanh niên yêu nước , sống có lí tưởng, sẵn sang quên mình vì đồng đội. Anh là một người anh hùng. – 1,0 đ

Câu 6: Trả lời: Em sẽ yêu thương, giúp đỡ mọi người,….. – 1,0 đ

Câu 7: A – 0,5 đ

Câu 8 : A – 0,5 đ

Câu 9: B – 0,5 đ

Câu 10: A – 0,5 đ

Câu 11: C – 1,0 đ

B. BÀI KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

I. Chính tả (2 điểm – thời gian 15 phút)

GV đọc cho học sinh cả lớp viết vào giấy kiểm tra bài: Kì diệu rừng xanh, (Từ Nắng trưa …..đến cảnh mùa thu).

– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết đúng độ cao, rõ ràng, sạch sẽ, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm.

– Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần,thanh; không viết hoa đúng quy định…) trừ mỗi lỗi 0,2 điểm.

II- Tập làm văn: (8 điểm) (35 phút)

– Bài viết đủ 3 phần: phần mở bài, thân bài, kết bài

– Có sự sáng tạo, có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá.

– Thể hiện được tính cảm vào trong bài

– Bài viết không bị sai lỗi chính tả.

– Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng.

Chữ viết trình bày sạch đẹp, câu văn rõ ràng, mạch lạc

Đề 8 thi Tiếng việt lớp 5 giữa học kì 1

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

2. Kiểm tra đọc kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)

(Thời gian: 35 phút) Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi :

Một chuyên gia máy xúc

Đó là một buổi sáng đầu xuân. Trời đẹp. Gió nhẹ và hơi lạnh. Aùnh nắng ban mai nhạt loãng rải trên vung đất đỏ công trường tạo nên một hoà sắc êm dịu.

Chiếc máy xúc của tôi hối hả “điểm tâm” những gầu chắc và đầy. Chợt lúc quay ra, qua khung cửa kính buồng máy, tôi nhìn thấy một người ngoại quốc cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng. Tôi đã từng gặp nhiều người ngoại quốc đến tham quan công trường. Nhưng người ngoại quốc này có một vẻ gì nổi bật lên khác hẳn các khách tham quan khác. Bộ quần áo xanh màu công nhân, thân hình chắc và khoẻ, khuôn mặt to chất phát…, tất cả gợi lên ngay từ phút đầu những nét giản dị, thân mật.

Đoàn xe tải lần lượt ra khỏi công trường. Tôi cho máy xúc vun đất xong đâu vào đấy, hạ tay gầu rồi nhảy ra khỏi buồng lái. Anh phiên dịch giới thiệu: “Đồng chí A-lếch-xây, chuyên gia máy xúc!”

A-lếch-xây nhìn tôi băng đôi mắt sâu và xanh, mỉm cười, hỏi:

– Đồng chí lái máy xúc bao nhiêu năm rồi?

– Tính đến nay là năm thứ mười một .- Tôi đáp.

Thế là A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to vừa chắc ra nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói:

– Chúng mình là bạn đồng nghiệp đấy, đồng chí Thuỷ ạ!

Cuộc tiếp xúc thân mật ấy đã mở đầu cho tình bạn thắm thiết giữa tôi và A-lếch-xây.

Theo HỒNG THUỶ.

* Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu?

A. Ở công trường.

B. Ở nông trường.

C. Ở nhà máy.

D. Ở Xưởng

2. A-lếch-xây làm nghề gì?

A. Giám đốc công trường.

B. Chuyên gia máy xúc.

C. Chuyên gia giáo dục.

D. Chuyên gia máy ủi.

3. Hình dáng của A-lếch-xây như thế nào?

A. Thân hình cao lớn, mái tóc đen bóng.

B. Thân hình nhỏ nhắn, mái tóc vàng óng.

C. Thân hình cao lớn, mái tóc vàng óng.

D. Thân hình nhỏ nhắn, mái tóc đen bóng.

4. Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý?

A. Bộ quần áo xanh công nhân, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to…

B. Bộ quần áo xanh nông dân, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to…

C. Bộ quần áo xanh giám đốc, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to…

D. Bộ quần áo xanh bộ đội, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to…

5. Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?

————————————————————————————————–

————————————————————————————————–

6. Tác giả viết câu chuyện này để làm gì?

————————————————————————————————–

———————————————————————————————

7. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “hoà bình”?

A. Trạng thái bình thản.

B. Trạng thái không có chiến tranh.

C. Trạng thái hiền hoà.

D. Trạng thái thanh thản.

8. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “hoà bình”?

A. Lặng yên.

B. Thái bình.

C. Yên tĩnh.

D. Chiến tranh

9. Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau:

Cánh đồng – tượng đồng

Cánh đồng: ————————————————————————————————–

————————————————————————————————–

Tượng đồng: ————————————————————————————————–

————————————————————————————————–

10. Đặt câu với một cặp từ đồng âm Đậu?

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 Điểm).

1/ Kiểm tra chính tả (Bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): (02 điểm).

* Mục tiêu: Kiểm tra kĩ năng viết chính tả của học sinh.

* Nội dung kiểm tra: giáo viên đọc cho HS cả lớp viết (Chính tả nghe – viết)

Bài chính tả: Một chuyên gia máy xúc. (Đó là một buổi sáng …….tham quan công trường.) (Sách tiếng việt 5, trang 54, tập 1).

*Thời gian kiểm tra: khoảng 15 đến 20 phút.

– Hướng dẫn chấm điểm chi tiết:

– Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

2/Tập làm văn: (08 điểm) (40 phút).

ĐỀ BÀI: Em hãy tả một cảnh đẹp ở quê hương em mà em yêu thích.

Hướng dẫn chấm điểm chi tiết (xác định các mức độ cần đạt theo từng mức điểm)

Điểm thành phần

I. MỞ BÀI: (1 điểm) Giới thiệu thời gian, địa điểm cảnh đẹp mà em thích.

II. THÂN BÀI: (Nội dung: 1,5 điểm – Kĩ năng: 1,5 điểm – Cảm xúc: 1 điểm)

– Những nét chung bao quát khi thoạt nhìn thấy cảnh.

– Tả chi tiết quan cảnh mà mà em yêu thích.

III. KẾT BÀI: (theo kiểu tự nhiên hay mở rộng) Cảm nghĩ của em về cảnh đẹp quê hương em. (1 điểm)

– Chữ viết, chính tả (0,5 điểm)

– Dùng từ đặt câu (0,5 điểm)

Sáng tạo (1 điểm)

Đáp án và hướng dẫn chấm đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5

I/BÀI KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra kĩ năng nghe nói (kiểm tra từng cá nhân): (03 Điểm)

* Mục tiêu: Nhằm kiểm tra kĩ năng dọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (Học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài đọc).

* Nội dung kiểm tra:

+ Học sinh đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở SGK tiếng việt lớp 5 tập 1 (do giáo viên lựa chọ và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, doạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng).

+ HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra.

* Thời gian kiểm tra: GV kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh qua các tiết ôn tập ở tuần 9.

* Cách đánh giá, cho điểm:

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm

– Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu,các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

2. Kiểm tra đọc kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)

Câu12345678910
Ô đúngABCABB

5. Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?

Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra thật bình dị nhưng rất thân mật.

6. Tác giả viết câu chuyện này để làm gì?

Tác giả viết câu chuyện này để đề cao tinh thần nhân ái của những người công nhân các nước.

9. Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau:

Cánh đồng – tượng đồng

– Cánh đồng: Khoảng đất rộng và bằng phẳng dùng để cày cấy, trồng trọt.

– Tượng đồng: Kim loại có màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi, dùng làm dây điện, và chế hợp kim.

10. Đặt câu với một cặp từ đồng âm Đậu?

– Mẹ em ráng đậu.

– Thuyền đậu san sát trên bến sông.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề 9 thi chất lượng Giữa kì 1

Năm học …

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 1)

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng: ( 3 điểm)

– Giáo viên cho học sinh bốc thăm bài để đọc và trả lời câu hỏi.

II. Đọc thầm và làm bài tập: ( 7 điểm)

Đọc thầm đoạn văn sau, trả lời các câu hỏi và làm bài tập:

MƯA PHÙN, MƯA BỤI, MƯA XUÂN

       Mùa xuân đã tới.

       Các bạn hãy để ý một chút. Bốn mùa có hoa nở, bốn mùa cũng có nhiều thứ mưa khác nhau. Mưa rào mùa hạ. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. Mựa xuân, mưa phùn, mưa bụi.

       Mưa xuân tới rồi. Ngoài kia đương mưa phùn.

       Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không thấy. Không phải tại sương mù ngoài hồ toả vào. Đấy là mưa bụi, hạt mưa từng làn lăng quăng, li ti đậu trên mái tóc. Phủi nhẹ một cái, rơi đâu mất. Mưa dây, mưa rợ, mưa phơi phới như rắc phấn mù mịt.

      Mưa phùn đem mùa xuân đến. Mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rờn cái trảng ruộng cao. Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác.

      Những cây bằng lăng trơ trụi, lẻo khoẻo, thiểu não như cắm cái cọc cắm. Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh. Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai treo lóng lánh. Ở búi cỏ dưới gốc, ô mạng nhện bám mưa bụi, như được choàng mảnh voan trắng.

      Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nẩy ra. Mưa bụi ấm áp. Cái cây được uống nước.

Theo Tô Hoài

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho các câu 1, 2, 3, 4,7:

Câu 1: Những cơn mưa nào nhắc đến trong bài là:

A. mưa rào.

B. mưa rào, mưa ngâu

C. mưa bóng mây, mưa đá

D. mưa rào, mưa ngâu, mưa dầm, mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi.

Câu 2: Hình ảnh nào không miêu tả mưa xuân ?

A. Lăng quăng, li ti đậu trên mái tóc.

B. Mưa rào rào như quất vào mặt người qua đường.

C. Mưa dây, mưa rợ như rắc phấn mù mịt.

D. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh.

Câu 3: Hình ảnh nào miêu tả sức sống của cây cối khi có mưa xuân?

A. Mưa phùn đem mùa xuân đến

B. Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không thấy.

C. Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác…

Câu 4: Nội dung của đoạn văn trên nói về điều gì?

A. Tả mưa phùn, mưa bụi, mưa xuân.

B. Vẻ đẹp của mùa xuân và sức sống của cây cối khi có mưa xuân.

C. Cảnh cây cối đâm chồi nảy lộc.

Câu 5: Sức sống của cây cối khi có mưa xuân được nói đến trong bài qua hình ảnh của những loài cây nào?

Câu 6 : Em học tập được gì qua cách miêu tả của nhà văn qua bài văn trên?

Câu 7 : Từ nào đồng nghĩa với “mưa phùn”?

A. Mưa bụi.

B. Mưa bóng mây.

C. Mưa rào.

Câu 8:Viết hai từ đồng nghĩa, 2 từ trái nghĩa với từ li ti .

Câu 9:Đặt 1 câu có từ “xuân” mang nghĩa gốc và 1 câu có từ “xuân” mang nghĩa chuyển ?

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (Nghe – viết): (3 điểm) (15 phút)

Bài: Kì diệu rừng xanh

(Từ “Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu…. lá úa vàng như cảnh mùa thu”)

II. Tập làm văn: (7 điểm) (25 phút)

Đề bài: Viết bài văn tả cơn mưa rào ở quê em.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng( 3 điểm)

II. Đọc thầm và làm bài tập: ( 7 điểm)

Các câu 1,2,3,7 đúng mỗi câu được 0,5 điểm

Câu 1 : D

Câu 2 : B

Câu 3 : C

Câu 4: B

Câu 5: Các cây : mạ, khoai, cà chua, cây sau sau, cây nhuội, bàng, bằng lăng.

Câu 6: Cách sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm, sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh.

Câu 7: A

Câu 8: Đồng nghĩa với “li ti”: lí tí, ti tí.

Trái nghĩa với “li ti”: to lớn, khổng lồ.

Câu 9: Nghĩa gốc: Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc.

Nghĩa chuyển: Cô ấy đã ba mươi cái xuân xanh rồi mà vẫn chưa có chồng.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả: (3 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh (nghe – viết) một đoạn trong bài “Kì diệu rừng xanh” (Từ “Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu…. lá úa vàng như cảnh mùa thu” (HDH /TV5-T1A)

– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 4 điểm.

– Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0.25 điểm.

– Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày không khoa học, bẩn, … trừ 0,5 điểm toàn bài.

II. Tập làm văn: (7 điểm.)

Điểm 7: Đạt được các yêu cầu cơ bản của bài tập làm văn.

Điểm 6: Cơ bản đạt được các yêu cầu trên. Lỗi chính tả, ngữ pháp còn sai 2 – 3 lỗi.

Điểm 5: Nội dung còn hời hợt. Lỗi chính tả ngữ pháp còn sai 4 – 7 lỗi.

Điểm 1- 4: Bài viết còn yếu về nội dung và hình thức.

Bài mẫu:

      Mấy ngày nay trời nóng như đổ lửa, cây cối thì héo khô, mọi người thì đều chờ có một cơn mưa, thật ngột ngạt và khó chịu. Vào buổi chiều ngày hôm qua, cơn mưa mà mọi người chờ đã đến.

      Mây đen từ đâu ùn ùn kéo đến, che lấp cả một vòm trời xanh thẫm. Lúc đầu gió chỉ nổi lên xoáy thành một cơn lốc nhỏ cuốn lá vàng bay đi. Khoảng năm phút sau, gió như điên cuồng thổi đến làm cây cối nghiêng ngả, người đi bộ cũng khó đi lại vì sức gió. Một tia chớp vàng giáng xuống xé toạc những đám mây xám xịt. Vài hạt mưa to và nặng rơi xuống tạo ra tiếng lách tách, lách tách trên mái tôn. Mọi người rảo chân bước vội. Xe cộ trên đường cũng phóng nhanh hơn.

Rồi một lúc sau, hạt mưa cũng nhỏ dần và mưa lớn hơn. Mưa lớn như thế nào thì gió lớn như thế nấy. Mưa như trút nước. Cứ tưởng như là sắp có bão vậy. Nước mưa lao vào những bụi cây. Lá bàng, lá cau vẫy tay như chào đón cơn mưa. Mưa tạch tạch trên lan can, đập vào lòng lá bàng lộp độp, lộp độp. Hai bên đường cũng đông người trú mưa hơn lúc chuẩn bị mưa. Có người đội đầu trần chạy về nhà. Con đường vắng hẳn. Chỉ có một đám trẻ khoảng năm sáu đứa cởi trần chạy ra ngoài mưa để tắm và một vài chiếc xe ô tô, xe tải bật đèn lao vào màn nước trắng xóa. Nước chen nhau tuôn ồ ồ vào các rãnh cống. Những chú chim sẻ cũng tìm chỗ để trú. Chuột, gián đã bám vào chân tường.

      Mưa đến rồi cũng đi. Mây đen cũng nhường chỗ cho bầu trời ló rạng. Cầu vồng hiện ra với bảy sắc lung linh. Tiếng nói chuyện, đi lại nhộn nhịp từ những chỗ trú mưa, mọi người lại tiếp tục công việc của mình. Nhất là các bác thợ sửa xe, khi mưa xong, bác lại xách hộp đồ nghề lỉnh kỉnh của mình ra để sửa cái bu-gi cho mấy chiếc xe bị chết máy khi trận mưa kết thúc. Mấy chú chim sẻ bay ra từ hốc cây nào đó, đậu trên mái nhà, dang cánh ra để phơi khô bộ lông óng ánh của chú, và thỉnh thoảng chú kêu rích rích nghe rất vui tai.

      Mưa xong làm cho không khí oi bức trở thành không khí mát mẻ, trong lành. Những hạt mưa cuốn trôi bụi bặm trên lá cây đi. Mưa xong, những giọt mưa còn đọng lại trên tán lá. Khi có ánh sáng chiếu vào, nó lấp lánh như kim cương. Đối với chúng ta thì nó chỉ có như thế. Nhưng đối với các bác nông dân, thì nó cần biết bao nhiêu!

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề 10 thi chất lượng Giữa kì 1

Năm học …

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 2)

A. Kiểm tra Đọc

I . Đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm) – Thời gian 25 phút

Đọc thầm bài văn sau:

BUỔI SÁNG MÙA HÈ TRONG THUNG LŨNG

Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te. Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều… Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.

Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải lên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn …

Ven rừng, rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả …

Nắng vàng lan nhanh xuống chân núi rồi rải vội lên đồng lúa. Bà con xã viên đã đổ ra đồng cấy mùa, gặt chiêm. Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói tiếng cười nhộn nhịp vui vẻ.

Mặt trời nhô dần lên cao. Ánh nắng mỗi lúc một gay gắt. Dọc theo những con đường mới đắp, vượt qua chiếc cầu gỗ bắc qua con suối, từng tốp nam nữ thanh niên thoăn thoắt gánh lúa về sân phơi. Tiếng cười giòn tan vọng vào vách đá.

(Hoàng Hữu Bội)

Khoanh vào trước câu trả lời đúng và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1 (0,5 điểm): Bài văn tả cảnh ở đâu? Vào lúc nào?

A. Cảnh một bản làng miền núi trong thung lũng, vào lúc trời sắp tối.

B. Cảnh một thành phố, vào buổi sáng khi mặt trời mọc.

C. Cảnh một bản làng miền núi trong thung lũng, vào lúc trời còn mờ tối, sắp sáng.

Câu 2 (0,5 điểm): “Râm ran” là từ ngữ tả âm thanh vang lên của:

A. Tiếng gà gáy

B. Tiếng ve kêu

C. Tiếng chim cuốc

Câu 3 (0,5 điểm): Khi trời tảng sáng, tác giả miêu tả những gì nổi bật?

A. Cây lim trổ hoa vàng, cây vải thiều đỏ ối những quả.

B. Vòm trời, gió thổi, khoảng trời phía đông, tia nắng, dãy núi sáng màu lá mạ.

C. Cả 2 ý trên.

Câu 4 (0,5 điểm): Từ trổ trong cụm từ “trổ hoa vàng” có nghĩa là gì?

A. nở

B. rụng

C. tàn

Câu 5 (0,5 điểm): Câu văn nào trong bài tả cảnh bà con nông dân lao động rất vui?

A. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.

B. Bà con xã viên đã đổ nhau ra đồng cấy mùa, gặt chiêm.

C. Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói cười nhộn nhịp vui vẻ.

Câu 6 (1,5 điểm): Em hãy nêu nội dung của bài “Buổi sáng mùa hè trong thung lũng”

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 7 (1 điểm): Xác định từ được in đậm dưới đây mang nghĩa gốc hay nghĩa chuyển

– Con ngựa này chạy rất nhanh. (nghĩa:……………)

– Con bị bệnh bố phải lo chạy thầy, chạy thuốc. (nghĩa:……………)

Câu 8 (2 điểm): Đặt câu có từ “nhà” được dùng với các nghĩa sau:

a.. Nhà là gia đình

b. Nhà là đời vua

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả: (2 điểm) Đất Cà Mau (TV5 tập 1, trang 89)

Viết đoạn: “Cà Mau đất xốp ……… bằng thân cây đước.”

II. Tập làm văn: (8 điểm)

Đề bài: Tả một cảnh đẹp ở địa phương em.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc

Câu12345
Đáp ánCACAC
Điểm0,50,50,50,50,5

Câu 6 (1,5 điểm) HS nêu được cảm nghĩ của bản thân, nêu đúng và phù hợp được 1 điểm, sai trừ 0,5 mỗi ý.

Tả cảnh thung lũng và cảnh lao động của bà con nông dân ở miền núi phía Bắc vào một buổi sáng mùa hè…..

Câu 7 (1 điểm)

– Con ngựa này chạy rất nhanh. (nghĩa gốc)

– Con bị bệnh bố phải lo chạy thầy, chạy thuốc. (nghĩa chuyển)

Câu 8 (2 điểm)

a.. Nhà là gia đình: Nhà em có 5 người.

b. Nhà là đời vua: Vị vua khởi đầu của nhà Lí là Lí Công Uẩn.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (2 điểm- thời gian 15 phút)

GV đọc cho học sinh cả lớp viết vào giấy kiểm tra

– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm.

– Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định…) trừ 0,2 điểm.

II- Tập làm văn (8 điểm) (45 phút)

– Bài viết đủ kết cấu 3 phần: phần mở bài, thân bài, kết bài

– Có sự sáng tạo, có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá.

– Thể hiện được tính cảm vào trong bài

– Bài viết không bị sai lỗi chính tả.

– Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng.

– Chữ viết trình bày sạch đẹp, câu văn rõ ràng, mạch lạc

Bài mẫu:

      Quê em là một vùng nông thôn nằm ở ngoại thành của Hà Nội, quê em có rất nhiều cảnh quan tuy đơn sơ giản dị nhưng rất đẹp và lãng mạn. Một trong những nơi em yêu thích và cảm thấy đẹp nhất của địa phương em, đó là cánh đồng lúa chín.

      Vì quê em ở nông thôn nên bố mẹ em và các bác đều có hoạt động sản xuất chính đó là trồng lúa và thu hoạch thóc. Quê em vào những ngày lúa chín vô cùng đẹp. Cả cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vô cùng rực rỡ, tươi đẹp. Khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu, thoải mái.

      Em thấy ngồi trên bờ đê mà nhìn xuống những thửa ruộng xa xa là đẹp nhất, vì lúc ấy không thể nhìn thấy đâu là điểm kết thúc của sắc vàng kia, những bông lúa thì đung đưa theo những cơn gió, trông như những cánh tay đang vẫy chào, trông rất đáng yêu. Bên cạnh bờ ruộng là hàng cây xanh cao thẳng tắp, những cây này được trồng thành hàng, bao quanh lấy cánh đồng lúa. Sắc vàng của lúa hòa cùng với sắc xanh của hàng cây trông đẹp như một bức tranh sơn dầu.

      Hàng cây cũng là nơi các bác, các cô nghỉ ngơi, ngồi hóng những đợt gió để thổi bay cái nóng nực của hè, tiếp thêm sức lực để có thể tiếp tục thu hoạch lúa. Bên cạnh còn là những chú trâu đang được buộc vào thân cây, những chú trâu chờ cho lúa thu hoạch xong rồi làm nhiệm vụ chở những xe lúa đầy về nhà. Khung cảnh tươi đẹp nơi cánh đồng bát ngát lại thêm không khí lao động sản xuất càng làm cho cảnh sắc của địa phương em trở nên sinh động, giàu sức sống hơn.

      Quê hương của em tuy còn nghèo, cũng không có những di tích, những địa điểm tham quan nổi tiếng như những địa phương khác nhưng vẻ đẹp bình dị của cánh đồng bát ngát lúa, khung cảnh yên bình, êm ả nơi làng quê em thì những nơi thành phố nhộn nhịp, đông đúc khó mà có được. Em yêu và rất tự hào về quê hương em, em yêu ở chính cái vẻ đẹp giản dị mà thanh bình ấy.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề 11 thi chất lượng Giữa kì 1

Năm học …

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 3)

A. Kiểm tra Đọc

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 01 đến tuần 09, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

Đọc thầm bài văn sau:

NGHÌN NĂM VĂN HIẾN

Đến thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám ở Thủ đô Hà Nội, ngôi trường được coi là trường đai học đầu tiên của Việt Nam, khách nước ngoài không khỏi ngạc nhiên khi biết rằng từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngót 10 thế kỉ, tính từ khoa thi năm 1075 đến khoa thi cuối cùng vào năm 1919, các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ cụ thể như sau:

Triều đạiSố khoa thiSố tiến sĩSố trạng nguyên
6110
Trần14519
Hồ2120
104178027
Mạc2148411
Nguyễn385580
Tổng cộng185289646

Ngày nay, khách vào thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn thấy bên giếng Thiên Quang, dưới những hàng muỗm già cổ kính, 82 tấm bia khắc tên tuổi 1306 vị tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến khoa thi năm 1779 như chứng tích về một nền văn hiến lâu đời.

(Nguyễn Hoàng)

Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất? (0,5 điểm)

A. Trần

B. Lê

C. Lý

D. Hồ

Câu 2: Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất? (0,5 điểm)

A. Trần

B. Lê

C. Lý

D. Hồ

Câu 3: Triều đại nào tổ chức ít khoa thi nhất? (0,5 điểm)

A. Trần

B. Lê

C. Lý

D. Hồ

Câu 4: Triều đại nào có nhiều trạng nguyên nhất? (0,5 điểm)

A. Trần

B. Lê

C. Lý

D. Hồ

Câu 5: Đến thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám, du khách ngạc nhiên vì điều gì? (1 điểm)

A. Vì biết Văn Miếu – Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

B. Vì thấy Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xây dựng từ rất lâu và rất to lớn.

C. Vì biết rằng từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ.

D. Vì có nhiều tấm bia và vị tiến sĩ.

Câu 6: Từ nào dưới đây trái nghĩa với các từ còn lại ? (0,5 điểm)

A. Nhỏ xíu

B. To kềnh

C. Nhỏ xinh

D. Bé xíu

Câu 7: Từ đồng nghĩa với từ “siêng năng” là : (0,5 điểm)

A. Chăm chỉ

B. Dũng cảm

C. Anh hùng

D. Lười biếng

Câu 8: Gạch chân các từ trái nghĩa trong câu thành ngữ sau: (0,5 điểm)

Lên thác xuống ghềnh

Câu 9: Gạch dưới một gạch từ “mắt” mang nghĩa gốc, gạch 2 gạch dưới từ “mắt” mang nghĩa chuyển. (1 điểm)

Đôi mắt của bé mở to.

Quả na mở mắt

Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1,5 điểm)

(Văn Miếu – Quốc Tử Giám; 82 tấm bia khắc tên tuổi; đến khoa thi năm 1779)

Ngày nay, khách vào thăm ………..còn thấy bên giếng Thiên Quang, dưới những hàng muỗm già cổ kính,……………….1306 vị tiến sĩ từ khoa thi năm 1442……………….như chứng tích về một nền văn hiến lâu đời.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài (Một chuyên gia máy xúc). Đoạn viết từ “Qua khung cửa kính buồng máy …………đến những nét giản dị, thân mật”. (SGK Tiếng việt 5, tập 1, trang 45).

II. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)

Em hãy tả một cơn mưa.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:

a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu ( không quá 1 phút): 0,5 điểm

(Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)

b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm

(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm)

c. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm

(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 – 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)

d. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1điểm

(Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)

* Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7điểm)

Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:

Câu1234567
Đáp ánBBDBCBA
Đáp án0,5 điểm0,5 điểm0,5 điểm0,5 điểm1 điểm0,5 điểm0,5 điểm

Câu 8: Gạch chân các từ trái nghĩa trong câu thành ngữ sau: (0,5 điểm)

Lên thác xuống ghềnh

Câu 9: Gạch dưới một gạch từ “mắt” mang nghĩa gốc, gạch 2 gạch dưới từ “mắt” mang nghĩa chuyển. (1 điểm)

Đôi mắt của bé mở to.(nghĩa gốc)

Quả na mở mắt (nghĩa chuyển)

Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1,5 điểm)

(Văn Miếu – Quốc Tử Giám; 82 tấm bia khắc tên tuổi; đến khoa thi 1779)

Ngày nay, khách vào thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn thấy bên giếng Thiên Quang, dưới những hàng muỗm già cổ kính, 82 tấm bia khắc tên tuổi 1306 vị tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến khoa thi năm 1779 như chứng tích về một nền văn hiến lâu đời.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút)

– GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút.

– Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm.

– Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm.

Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,…bị trừ 1 điểm toàn bài.

II. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)

Đánh giá, cho điểm

– Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm:

+ Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, thân bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài.

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.

– Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết.

* Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong tả cảnh.

Lưu ý: Học sinh viết bài tùy theo mức độ mà GV cho điểm đúng theo bài làm của học sinh.

Bài mẫu:

      Mấy ngày nay trời nóng như đổ lửa, cây cối thì héo khô, mọi người thì đều chờ có một cơn mưa, thật ngột ngạt và khó chịu. Vào buổi chiều ngày hôm qua, cơn mưa mà mọi người chờ đã đến.

      Mây đen từ đâu ùn ùn kéo đến, che lấp cả một vòm trời xanh thẫm. Lúc đầu gió chỉ nổi lên xoáy thành một cơn lốc nhỏ cuốn lá vàng bay đi. Khoảng năm phút sau, gió như điên cuồng thổi đến làm cây cối nghiêng ngả, người đi bộ cũng khó đi lại vì sức gió. Một tia chớp vàng giáng xuống xé toạc những đám mây xám xịt. Vài hạt mưa to và nặng rơi xuống tạo ra tiếng lách tách, lách tách trên mái tôn. Mọi người rảo chân bước vội. Xe cộ trên đường cũng phóng nhanh hơn.

      Rồi một lúc sau, hạt mưa cũng nhỏ dần và mưa lớn hơn. Mưa lớn như thế nào thì gió lớn như thế nấy. Mưa như trút nước. Cứ tưởng như là sắp có bão vậy. Nước mưa lao vào những bụi cây. Lá bàng, lá cau vẫy tay như chào đón cơn mưa. Mưa tạch tạch trên lan can, đập vào lòng lá bàng lộp độp, lộp độp. Hai bên đường cũng đông người trú mưa hơn lúc chuẩn bị mưa. Có người đội đầu trần chạy về nhà. Con đường vắng hẳn. Chỉ có một đám trẻ khoảng năm sáu đứa cởi trần chạy ra ngoài mưa để tắm và một vài chiếc xe ô tô, xe tải bật đèn lao vào màn nước trắng xóa. Nước chen nhau tuôn ồ ồ vào các rãnh cống. Những chú chim sẻ cũng tìm chỗ để trú. Chuột, gián đã bám vào chân tường.

Mưa đến rồi cũng đi. Mây đen cũng nhường chỗ cho bầu trời ló rạng. Cầu vồng hiện ra với bảy sắc lung linh. Tiếng nói chuyện, đi lại nhộn nhịp từ những chỗ trú mưa, mọi người lại tiếp tục công việc của mình. Nhất là các bác thợ sửa xe, khi mưa xong, bác lại xách hộp đồ nghề lỉnh kỉnh của mình ra để sửa cái bu-gi cho mấy chiếc xe bị chết máy khi trận mưa kết thúc. Mấy chú chim sẻ bay ra từ hốc cây nào đó, đậu trên mái nhà, dang cánh ra để phơi khô bộ lông óng ánh của chú, và thỉnh thoảng chú kêu rích rích nghe rất vui tai.

      Mưa xong làm cho không khí oi bức trở thành không khí mát mẻ, trong lành. Những hạt mưa cuốn trôi bụi bặm trên lá cây đi. Mưa xong, những giọt mưa còn đọng lại trên tán lá. Khi có ánh sáng chiếu vào, nó lấp lánh như kim cương. Đối với chúng ta thì nó chỉ có như thế. Nhưng đối với các bác nông dân, thì nó cần biết bao nhiêu!

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề 12 thi chất lượng Giữa kì 1

Năm học …

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 4)

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng (5 điểm)

Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc 1 đoạn (Khoảng 90 tiếng/phút) và trả lời câu hỏi một trong các bài sau:

• Thư gửi các học sinh

• Những con sếu bằng giấy

• Một chuyên gia máy xúc

• Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai

• Tác phẩm của Si-le và tên phát xít

• Những người bạn tốt

• Kì diệu rừng xanh

• Cái gì quý nhất?

• Đất Cà Mau

Lưu ý: Tránh để hai học sinh liên tiếp cùng đọc hay trả lời cùng một bài hoặc cùng một câu hỏi.

II. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc thầm bài văn sau:

ĐẤT CÀ MAU

Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.

Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước…

Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ quốc.

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Mưa Cà Mau có gì khác thường?

A. Mưa đến rất đột ngột, dữ dội, chóng tạnh và thường kèm theo dông.

B. Mưa thường kéo dài cả ngày kèm theo sấm sét và gió mạnh.

C. Mưa dầm dề, kéo dài và kèm theo gió rét.

Câu 2. Cây cối trên đất Cà Mau có đặc điểm gì?

A. Cây cối mọc thưa thớt do dông bão thất thường.

B. Cây cối mọc thành chòm, thành rặng, rễ dài, cắm sâu vào lòng đất để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt.

C. Cây cối mọc nhiều, tươi tốt, phát triển nhanh nhờ khí hậu ôn hòa.

Câu 3. Dòng nào nêu đúng đặc điểm của người Cà Mau?

A. Thông minh, giàu nghị lực, có tinh thần thượng võ.

B. Thích kể và thích nghe những truyện kì lạ về sức mạnh và trí thông minh con người.

C. Tất cả những nét tích cách trên.

Câu 4. Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào?

A. Dựng nhà cửa sát với bìa rừng.

B. Dựng nhà cửa dọc theo những con lộ lớn, san sát với nhau.

C. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước.

Câu 5. Câu nào dưới đây có từ “ăn” được dùng với nghĩa gốc?

A. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước “ăn” chân.

B. Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng “ăn” với nhau bữa cơm tối rất vui vẻ.

C. Cứ chiều chiều, Vũ lại nghe tiếng còi tàu vào cảng “ăn” than.

Câu 6. Câu nào dưới đây có từ “đầu” được dùng với nghĩa chuyển?

A. Em đang đội mũ trên “đầu”.

B. “Đầu” hè lửa lựu lập lòe đơm bông.

C. Bạn An là học sinh giỏi đứng “đầu” khối lớp 5.

Câu 7. Nối tên đoạn với nội dung thích hợp?

a1. Đoạn 1   b1. Tính cách người Cà Mau
a2. Đoạn 2 b2. Mưa ở Cà Mau
a3. Đoạn 3 b3. Cây cối và nhà cửa ở Cà Mau

Câu 8: Đặt 2 câu với từ “nóng” ; 1 câu từ “nóng” có nghĩa gốc; 1 câu từ “nóng” mang nghĩa chuyển:

a/ Nghĩa gốc:

b/ Nghĩa chuyển:

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (15 phút): Nghe – viết

Bài: Kì diệu rừng xanh

(Từ “Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu…. lá úa vàng như cảnh mùa thu”)

II. Tập làm văn. (25 phút)

Đề bài: Viết bài văn tả một cảnh đẹp ở quê em. (Có thể là hồ nước, cánh đồng lúa, con đường quen thuộc, một đêm trăng đẹp, vườn cây,….)

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc. (5 điểm):

– Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, tốc độ đọc 90 tiếng/phút. (4 điểm)

– Đọc đúng, rõ ràng, tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút. (3 điểm)

– Đọc tương đối đúng, tương đối rõ ràng, tốc độ đọc khoảng từ 60 đến dưới 80 tiếng/phút. (2 điểm)

– Đọc còn sai, đọc ấp úng, tốc độ đọc dưới 60 tiếng/phút. (1 điểm)

– Trả lời đúng, đủ ý của nội dung câu hỏi. (1 điểm)

II. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc thầm và làm bài tập:

Câu hỏiĐáp án
Câu 1 (0,5 đ)A. Mưa đến rất đột ngột, dữ dội, chóng tạnh và thường kèm theo dông.
Câu 2 (0,5 đ)B. Cây cối mọc thành chòm, thành rặng, rễ dài, cắm sâu vào lòng đất để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt.
Câu 3 (0,5 đ)C. Tất cả những nét tích cách trên.
Câu 4 (0,5 đ)C. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước.
Câu 5 (0,5 đ)B. Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng “ăn” với nhau bữa cơm tối rất vui vẻ.
Câu 6 (0,5 đ)B. “Đầu” hè lửa lựu lập lòe đơm bông. C. Bạn An là học sinh giỏi đứng “đầu” khối lớp 5.

Câu 7 (1đ): Nối tên đoạn với nội dung thích hợp?

a1. Đoạn 1a1-b2b2. Mưa ở Cà Mau
a2. Đoạn 2a2-b3b3. Cây cối và nhà cửa ở Cà Mau
a3. Đoạn 3a3-b1b1. Tính cách người Cà Mau

Câu 8 (1đ): Đặt 2 câu với từ “nóng” 1 câu từ “nóng” có nghĩa gốc, 1 câu từ “nóng” mang nghĩa chuyển: (HS đặt câu đúng nghĩa là đạt).

a/ Nghĩa gốc:

VD: Nước vẫn còn nóng, chưa uống được.

b/ Nghĩa chuyển:

VD: Bố em là người nóng tính.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả: (4 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh (nghe – viết) một đoạn trong bài “Kì diệu rừng xanh” (Từ “Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu…. lá úa vàng như cảnh mùa thu” (HDH /TV5-T1A)

– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 4 điểm.

– Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng qui định) trừ 0.25 điểm.

– Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày không khoa học, bẩn, … trừ 0,5 điểm toàn bài.

II. Tập làm văn: (6 điểm.)

Điểm 6: Đạt được các yêu cầu cơ bản của bài tập làm văn.

Điểm 5: Cơ bản đạt được các yêu cầu trên. Lỗi chính tả, ngữ pháp còn sai 2 – 3 lỗi.

Điểm 4: Nội dung còn hời hợt. Lỗi chính tả ngữ pháp còn sai 4 – 7 lỗi.

Điểm 1- 3: Bài viết còn yếu về nội dung và hình thức.

* Lưu ý: Khuyến khích những bài viết sáng tạo. Nếu nhiều bài văn giống nhau thì không được điểm tối đa.

Bài mẫu:

      Hôm nay là ngày rằm, cũng như mọi đêm rằm khác, trăng đêm nay rất sáng và tròn. Nhưng em cảm thấy trăng đêm nay đẹp hơn mọi đêm khác.

      Ngoài trời, gió thổi hiu hiu. Trong vườn, mấy khóm hoa nhài nở hoa trắng xóa. Những bông hoa xếp tròn lại trông như mâm xôi trắng. Trên cây quỳnh, những nụ hoa đang thi nhau nở trông như những nghệ sĩ đang thổi kèn. Tiếng kèn vi vút du dương, lúc trầm lúc bổng như muốn đưa em vào giấc mộng.

      Trong ao chứa đầy nước được ánh trăng soi xuống tràn khắp mặt ao. Khi gió thổi qua, mặt ao lăn tăn gợn sóng, trông mặt ao như được mặc một chiếc áo mới có những sợi kim tuyến bằng vàng thật đẹp.

      Ánh trăng len lỏi soi vào những bụi tre. Trong rặng tre gió đang dạt dào cất lên những điệu đàn thật tuyệt. Trên lá tre, ánh trăng đọng lại trông như những hạt vàng từ trên trời rơi xuống và mắc lại trên lá.

      Những chị tre nghiêng mình soi bóng xuống mặt ao và mỉm cười vì các chị cảm thấy mình đẹp hơn khi được ánh trăng tô điểm. Các chị cần phải duyên dáng vì các chị sắp ra mắt các chàng công tử cá từ dưới mặt ao ngoi lên. Các chàng thường lên mặt nước chơi vào những ngày rằm để thưởng thức ánh trăng tuyệt đẹp.

      Cánh đồng quê em rực rỡ trong ánh “trăng khuya sáng hơn ánh đèn”. Lúa đã chín vàng lại được ánh trăng tô điểm nên càng đẹp hơn. Cánh đồng như một tấm thảm vàng tuyệt đẹp. Từng làn gió lướt qua mát rượi. Cánh đồng lúa như những vệt sóng nhấp nhô đuổi nhau đến tận chân trời. Hương lúa mùa quyện vào gió tỏa ra khắp cánh đồng một mùi thơm thoang thoảng. Dưới ánh trăng sáng tỏ, em cùng mấy bạn hàng xóm nhảy múa thật vui. Mấy cụ già ngồi trò chuyện, uống trà và ngắm trăng ở trên hè.

      Em rất thích đêm trăng hôm nay. Đêm trăng đã để lại cho em ấn tượng về những cảnh đẹp của quê hương, những trò chơi vui vẻ của em với các bạn. Khi nghĩ đến đêm trăng là em lại nghĩ đến quê hương Việt Nam yêu dấu, kiên cường.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề 13 thi chất lượng Giữa kì 1

Năm học …

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 5)

A. Kiểm tra Đọc

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 01 đến tuần 09, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

Đọc thầm bài văn: Kì diệu rừng xanh

Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: Những con vật được nhắc đến trong bài là? (0,5 điểm)

A. Vượn bạc má, chồn sóc, mang.

B. Khỉ, chồn sóc, hoẵng.

C. Vượn bạc má, khỉ, hươu.

D. Rùa, bò rừng, voi.

Câu 2: Những cây nấm rừng đã khiến tác giã có những liên tưởng gì? (0,5 điểm)

A. Tác giã tưởng như mình đang đọc truyện cổ tích của vương quốc tí hon.

B. Tác giả cảm thấy như đang đi vào một thành phố hiện đại, văn minh.

C. Tác giã liên tưởng đến những chuyến đi du lịch ở những thành phố cổ.

D. Tác giã tưởng như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon.

Câu 3: Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào? (0,5 điểm)

A. Làm cho cảng vật trở nên lộng lẫy, lung linh như đi du lịch ở hang động.

B. Làm cho cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.

C. Làm chon cảnh rừng thêm vui nhộn như đi dạo trong công viên của thành phố.

D. Làm cho cảng vật trở nên xanh tươi, đầy hoa như bước vào mùa xuân.

Câu 4: Sự có mặt của muôn thú mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng? (1 điểm)

A. Làm cho cảnh rừng trở nên hoang sơ, rậm rạp và có nhiều chim, cò.

B. Làm cho cảnh rừng vui nhộn, đầy ong, bướm và hoa lung linh.

C.Làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ và kì thú.

D. Làm cho cảnh rừng trở nên nhiều màu sắc đẹp như đang bước vào mùa thu.

Câu 5: Vì sao rừng khộp được gọi là giang sơn vàng rợi: (0,5 điểm)

A. Vì rừng khộp đang bước vào mùa đông, câu lá rụng trơ trụi, vàng úa.

B. Vì có sự phối hợp của nhiều màu sắc vàng trong một không gian rộng lớn.

C. Vì rừng khộp có nhiều muôn thú và cây lá xanh tốt.

D. Vì tác giã đi vào rừng khộp giữa một buổi trưa trời nắng gắt nên đã cảm nhận cảnh rừng như sắc nắng mùa thu vàng rợi.

Câu 6: Hãy nêu cảm nghĩ của em về rừng khi đọc bài văn? (1 điểm)

Câu 7: Từ đồng nghĩa với từ “siêng năng” là : (0,5 điểm)

A. Chăm chỉ

B. Dũng cảm

C. Anh hùng

D. Lười biếng

Câu 8: Gạch chân các từ trái nghĩa trong câu thành ngữ sau: (0,5 điểm)

Lên thác xuống ghềnh

Câu 9: Gạch dưới một gạch từ “mắt” mang nghĩa gốc, gạch 2 gạch dưới từ “mắt” mang nghĩa chuyển. (1 điểm)

Đôi mắt của bé mở to.

Quả na mở mắt

Câu 10. Đặt 2 câu để phân biệt từ đồng âm: Nước (1 điểm)

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết: (2 điểm)

Bài: Một chuyên gia máy xúc

II. Tập làm văn: Chọn 1 trong 2 đề sau: (8 điểm)

1. Em hãy Tả một cơn mưa.

2. Em hãy tả một cảnh đẹp ở quê em. (Dòng sông; cánh đồng; ….)

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:

a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 0,5 điểm

(Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)

b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm

(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm)

c. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm

(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 – 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)

d. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1điểm

(Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)

* Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:

Câu123457
Đáp ánADBCBA
Điểm0,50,50,510,50,5

Câu 6: Yêu mến cảnh rừng và mong muốn tất cả mọi người hãy bảo vệ vẽ đẹp tự nhiên của rừng.

Câu 8: Gạch chân các từ trái nghĩa trong câu thành ngữ sau: (0,5 điểm)

Lên thác xuống ghềnh

Câu 9: Gạch dưới một gạch từ “mắt” mang nghĩa gốc, gạch 2 gạch dưới từ “mắt” mang nghĩa chuyển. (1 điểm)

Đôi mắt của bé mở to.(nghĩa gốc)

Quả na mở mắt. (nghĩa chuyển)

Câu 10:

– Đất nước Việt Nam tươi đẹp.

– Nước sông trong xanh.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả: (2đ)

– Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp (1đ)

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) (1đ)

II. Tập làm văn: (8đ)

Bài mẫu:

Đề 1:

Mấy ngày nay trời nóng như đổ lửa, cây cối thì héo khô, mọi người thì đều chờ có một cơn mưa, thật ngột ngạt và khó chịu. Vào buổi chiều ngày hôm qua, cơn mưa mà mọi người chờ đã đến.

      Mây đen từ đâu ùn ùn kéo đến, che lấp cả một vòm trời xanh thẫm. Lúc đầu gió chỉ nổi lên xoáy thành một cơn lốc nhỏ cuốn lá vàng bay đi. Khoảng năm phút sau, gió như điên cuồng thổi đến làm cây cối nghiêng ngả, người đi bộ cũng khó đi lại vì sức gió. Một tia chớp vàng giáng xuống xé toạc những đám mây xám xịt. Vài hạt mưa to và nặng rơi xuống tạo ra tiếng lách tách, lách tách trên mái tôn. Mọi người rảo chân bước vội. Xe cộ trên đường cũng phóng nhanh hơn.

      Rồi một lúc sau, hạt mưa cũng nhỏ dần và mưa lớn hơn. Mưa lớn như thế nào thì gió lớn như thế nấy. Mưa như trút nước. Cứ tưởng như là sắp có bão vậy. Nước mưa lao vào những bụi cây. Lá bàng, lá cau vẫy tay như chào đón cơn mưa. Mưa tạch tạch trên lan can, đập vào lòng lá bàng lộp độp, lộp độp. Hai bên đường cũng đông người trú mưa hơn lúc chuẩn bị mưa. Có người đội đầu trần chạy về nhà. Con đường vắng hẳn. Chỉ có một đám trẻ khoảng năm sáu đứa cởi trần chạy ra ngoài mưa để tắm và một vài chiếc xe ô tô, xe tải bật đèn lao vào màn nước trắng xóa. Nước chen nhau tuôn ồ ồ vào các rãnh cống. Những chú chim sẻ cũng tìm chỗ để trú. Chuột, gián đã bám vào chân tường.

      Mưa đến rồi cũng đi. Mây đen cũng nhường chỗ cho bầu trời ló rạng. Cầu vồng hiện ra với bảy sắc lung linh. Tiếng nói chuyện, đi lại nhộn nhịp từ những chỗ trú mưa, mọi người lại tiếp tục công việc của mình. Nhất là các bác thợ sửa xe, khi mưa xong, bác lại xách hộp đồ nghề lỉnh kỉnh của mình ra để sửa cái bu-gi cho mấy chiếc xe bị chết máy khi trận mưa kết thúc. Mấy chú chim sẻ bay ra từ hốc cây nào đó, đậu trên mái nhà, dang cánh ra để phơi khô bộ lông óng ánh của chú, và thỉnh thoảng chú kêu rích rích nghe rất vui tai.

      Mưa xong làm cho không khí oi bức trở thành không khí mát mẻ, trong lành. Những hạt mưa cuốn trôi bụi bặm trên lá cây đi. Mưa xong, những giọt mưa còn đọng lại trên tán lá. Khi có ánh sáng chiếu vào, nó lấp lánh như kim cương. Đối với chúng ta thì nó chỉ có như thế. Nhưng đối với các bác nông dân, thì nó cần biết bao nhiêu!

Đề 2:

      Hôm nay là ngày rằm, cũng như mọi đêm rằm khác, trăng đêm nay rất sáng và tròn. Nhưng em cảm thấy trăng đêm nay đẹp hơn mọi đêm khác.

      Ngoài trời, gió thổi hiu hiu. Trong vườn, mấy khóm hoa nhài nở hoa trắng xóa. Những bông hoa xếp tròn lại trông như mâm xôi trắng. Trên cây quỳnh, những nụ hoa đang thi nhau nở trông như những nghệ sĩ đang thổi kèn. Tiếng kèn vi vút du dương, lúc trầm lúc bổng như muốn đưa em vào giấc mộng.

      Trong ao chứa đầy nước được ánh trăng soi xuống tràn khắp mặt ao. Khi gió thổi qua, mặt ao lăn tăn gợn sóng, trông mặt ao như được mặc một chiếc áo mới có những sợi kim tuyến bằng vàng thật đẹp.

      Ánh trăng len lỏi soi vào những bụi tre. Trong rặng tre gió đang dạt dào cất lên những điệu đàn thật tuyệt. Trên lá tre, ánh trăng đọng lại trông như những hạt vàng từ trên trời rơi xuống và mắc lại trên lá.

      Những chị tre nghiêng mình soi bóng xuống mặt ao và mỉm cười vì các chị cảm thấy mình đẹp hơn khi được ánh trăng tô điểm. Các chị cần phải duyên dáng vì các chị sắp ra mắt các chàng công tử cá từ dưới mặt ao ngoi lên. Các chàng thường lên mặt nước chơi vào những ngày rằm để thưởng thức ánh trăng tuyệt đẹp.

      Cánh đồng quê em rực rỡ trong ánh “trăng khuya sáng hơn ánh đèn”. Lúa đã chín vàng lại được ánh trăng tô điểm nên càng đẹp hơn. Cánh đồng như một tấm thảm vàng tuyệt đẹp. Từng làn gió lướt qua mát rượi. Cánh đồng lúa như những vệt sóng nhấp nhô đuổi nhau đến tận chân trời. Hương lúa mùa quyện vào gió tỏa ra khắp cánh đồng một mùi thơm thoang thoảng. Dưới ánh trăng sáng tỏ, em cùng mấy bạn hàng xóm nhảy múa thật vui. Mấy cụ già ngồi trò chuyện, uống trà và ngắm trăng ở trên hè.

      Em rất thích đêm trăng hôm nay. Đêm trăng đã để lại cho em ấn tượng về những cảnh đẹp của quê hương, những trò chơi vui vẻ của em với các bạn. Khi nghĩ đến đêm trăng là em lại nghĩ đến quê hương Việt Nam yêu dấu, kiên cường.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề 14 thi chất lượng Giữa kì 1

Năm học …

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng

1. Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc sau:

2. Giáo viên nêu 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài tập đọc để HS trả lời.

Bài 1: Những con sếu bằng giấy

Bài 2: Một chuyên gia máy xúc

Bài 3: Những người bạn tốt

Bài 4: Kì diệu rừng xanh

Bài 5: Cái gì quí nhất

II. Đọc thầm

Học sinh đọc thầm bài: “Bàn tay thân ái” để làm các bài tập sau:

BÀN TAY THÂN ÁI

      Đã gần 12 giờ đêm, cô y tá đưa một anh thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi và gương mặt đầy lo lắng đến bên giường của một cụ già bệnh nặng. Cô nhẹ nhàng cúi xuống người bệnh và khẽ khàng gọi: “Cụ ơi, con trai cụ đã về rồi đây!”. Ông lão cố gắng mở mắt, gương mặt già nua, bệnh tật như bừng lên cùng ánh mắt. Rồi ông lại mệt mỏi từ từ nhắm nghiền mắt lại, nhưng những nếp nhăn dường như đã dãn ra, gương mặt ông có vẻ thanh thản, mãn nguyện.

      Chàng trai ngồi xuống bên cạnh, nắm chặt bàn tay nhăn nheo của người bệnh. Suốt đêm, anh không hề chợp mắt; anh vừa âu yếm cầm tay ông cụ vừa thì thầm những lời vỗ về, an ủi bên tai ông. Rạng sáng thì ông lão qua đời. Các nhân viên y tế đến làm các thủ tục cần thiết. Cô y tá trực đêm qua cũng trở lại, cô đang chia buồn cùng anh lính trẻ thì anh chợt hỏi:

      – Ông cụ ấy là ai vậy, chị?

      Cô y tá sửng sốt:

      – Tôi tưởng ông cụ là ba anh chứ?

      – Không, ông ấy không phải là ba tôi.

      Chàng lính trẻ nhẹ nhàng đáp lại.

      – Tôi chưa gặp ông cụ lần nào cả.

– Thế sao anh không nói cho tôi biết lúc tôi đưa anh đến gặp cụ?

      – Tôi nghĩ là người ta đã nhầm giữa tôi và con trai cụ khi cấp giấy phép; có thể do tôi và anh ấy trùng tên. Ông cụ đang rất mong gặp con trai mà anh ấy lại không có mặt ở đây. Khi đến bên cụ, tôi thấy ông đã yếu đến nỗi không thể nhận ra tôi không phải là con trai ông. Tôi nghĩ ông cần có ai đó ở bên cạnh nên tôi quyết định ở lại.

(Theo Xti-vơ Gu-đi-ơ)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi sau:

Câu 1. Người mà cô y tá đưa đến bên cạnh ông lão đang bị bệnh rất nặng là:

A. Con trai ông.

B. Một bác sĩ.

C. Một chàng trai là bạn cô.

D. Một anh thanh niên.

Câu 2. Hình ảnh gương mặt ông lão được tả trong đoạn 1 gợi lên điều là:

A. Ông rất mệt và rất đau buồn vì biết mình sắp chết.

B. Ông cảm thấy khỏe khoắn, hạnh phúc, toại nguyện.

C. Tuy rất mệt nhưng ông cảm thấy hạnh phúc, toại nguyện.

D. Gương mặt ông già nua và nhăn nheo.

Câu 3. Anh lính trẻ đã suốt đêm ngồi bên ông lão, an ủi ông là vì:

A. Bác sĩ và cô y tá yêu cầu anh như vậy.

B. Anh nghĩ ông đang cần có ai đó ở bên cạnh mình vào lúc ấy.

C. Anh nhầm tưởng đấy là cha mình.

D. Anh muốn thực hiện để làm nghề y.

Câu 4. Điều đã khiến Cô y tá ngạc nhiên là:

A. Anh lính trẻ đã ngồi bên ông lão, cầm tay ông, an ủi ông suốt đêm.

B. Anh lính trẻ trách cô không đưa anh gặp cha mình.

C. Anh lính trẻ không phải là con của ông lão.

D. Anh lính trẻ đã chăm sóc ông lão như cha của mình.

Câu 5. Câu chuyện trong bài văn muốn nói với em là:

A. Hãy biết đưa bàn tay thân ái giúp đỡ mọi người

B. Cần phải chăm sóc chu đáo người bệnh tật, già yếu.

C. Cần phải biết vui sống, sống chan hòa và hăng say làm việc.

D. Cần phải biết yêu thương người tàn tật.

Câu 6. Các từ đồng nghĩa với từ hiền (trong câu “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”)

A. Hiền hòa, hiền hậu, lành, hiền lành

B. Hiền lành, nhân nghĩa, nhận đức, thẳng thắn.

C. Hiền hậu, hiền lành, nhân ái, trung thực.

D. Nhân từ, trung thành, nhân hậu, hiền hậu.

Câu 7. Từ “ăn” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc:

A. Cả gia đình tôi cùng ăn cơm.

B. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân.

C. Những chiếc tàu vào cảng ăn than.

D. Mẹ cho xe đạp ăn dầu.

Câu 8. Từ nào dưới đây là từ trái nghĩa với từ “chìm” (trong câu Trăng chìm vào đáy nước.)

A. trôi.

B. lặn.

C. nổi

D. chảy

Câu 9. Những từ in đậm trong dòng nào dưới đây là từ đồng âm?

A. Hoa thơm cỏ ngọt. / Cô ấy có giọng hát rất ngọt.

B. Cánh cò bay lả dập dờn./ Bác thợ hồ đã cầm cái bay mới.

C. Mây mờ che đỉnh trường Sơn./ Tham dự đỉnh cao mơ ước.

D. Trăng đã lên cao / Kết quả học tập cao hơn trước.

Câu 10. Đặt một câu trong đó có sử dụng cặp từ trái nghĩa.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả: Nghe viết: 15 phút

Bài viết: “Bài ca về trái đất” (Sách Tiếng Việt 5/ tập1, tr 41)

GV đọc cho HS viết tựa bài; hai khổ thơ đầu và tên tác giả.

II. Tập làm văn: (40 phút)

Tả ngôi nhà của em (hoặc căn hộ, phòng ở của gia đình em.)

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng

1/- Đọc đúng tiếng, từ: 1 điểm

Đọc sai từ 2-3 tiếng trừ 0,5 điểm.

Đọc sai 4 tiếng trở đi trừ 1 điểm.

2/- Ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 2-3 chỗ: trừ 0,5 điểm.

– Ngắt, nghỉ hơi không đúng 4 chỗ trở lên trừ 1 điểm.

3/Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm trừ 0,5 điểm.

– Giọng đọc không thể hiện rõ tính biểu cảm trừ 1 điểm.

4/ Đọc nhỏ vượt quá thời gian từ trên 1,5 phút – 2 phút trừ 0,5 diểm.

– Đọc quá 2 phút trừ 1 điểm.

5/ Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng trừ 0,5 điểm.

– Trả lời sai hoặc không trả lời được trừ 1 điểm.

II. Đọc thầm

Câu 1: D

Câu 2: C

Câu 3: B

Câu 4: C

Câu 5: A

Câu 6: A

Câu 7: A

Câu 8: C

Câu 9: B

Câu 10: Ví dụ: Trong lớp, bạn Nam thì cao còn bạn Hậu lại thấp.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả: (5đ)

– Bài viết không sai lỗi chính tả hoặc sai một dấu thanh, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đạt 0,5 đ

– Sai âm đầu, vần. sai qui tắc viết hoa. Thiếu một chữ hoặc một lỗi trừ 0,5 đ

– Sai trên 10 lỗi đạt 0,5đ

– Toàn bài trình bày bẩn, chữ viết xấu. Sai độ cao, khoảng cách trừ 0,5 đ

II. Tập làm văn: (5đ)

1. Yêu cầu:

– Xác định đúng thể loại tả cảnh.

– Nêu được vẻ đẹp khái quát và chi tiết của ngôi nhà.

– Nêu được nét nổi bật của ngôi nhà từ ngoài vào trong.

– Nêu được tình cảm của em đối ngôi nhà.

2. Biểu điểm:

4-5 điểm: Thực hiện các yêu cầu trên, bài viết thể hiện rõ 3 phần. Bố cục chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, dùng từ gợi tả, làm cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của không gian ngôi nhà. Bài viết không sai lỗi chính tả.

2-3 điểm: Thực hiện đầy đủ các yêu cầu trên, bài viết thể hiện rõ 3 phần nhưng còn liệt kê, lỗi chung không quá 3 lỗi

1 điểm: Lạc đề, bài viết dỡ dang.

Tùy theo mức độ sai sót của học sinh, giáo viên chấm điểm đúng với thực chất bài làm của các em.

Bài mẫu:

Ngay từ lớp một, trong giờ vẽ tự do, em đã vẽ ngôi nhà của mình. Bài tập vẽ đó được cô giáo khen và dán lên bảng cho các bạn cùng xem. Mỗi ngày một lớn, em thêm yêu quý ngôi nhà của em và ý thức được tình cảm gắn bó thiêng liêng của một gia đình.

      Nhà em nằm trong một con hẻm khá rộng, thoáng mát và yên tĩnh. Ngôi nhà có ba tầng, sơn màu kem sữa xinh xắn. Cổng nhà hình vòm cung, sơn màu nâu. Bao bọc quanh nhà là một tường rào ốp đá màu hồng. Ngay sân trước, mẹ em trồng khá nhiều chậu hoa cảnh. Màu đỏ, tím, trắng của hoa phong lan làm tươi sáng sân nhà. Cạnh đó, cánh hoa đỏ rực của cây trạng nguyên kiêu hãnh khoe sắc cùng khóm mai cẩm tú nụ li ti.

      Tất cả cửa của ngôi nhà làm bằng kính màu nâu, rèm cửa màu xanh cốm. Tường bên trong nhà sơn màu xanh da trời. Nhà có sáu phòng: phòng khách, bếp và bốn phòng ngủ. Tầng trên cùng của nhà là phòng thờ. Tầng trệt của ngôi nhà là phòng khách và bếp. Phòng khách rộng, bày biện đơn giản gồm một bộ sa-lông gỗ, tủ ti vi và tủ giày.

      Bàn sa-lông trải khăn trắng. Lúc nào mẹ cũng bày một bình hoa giữa bàn nên phòng khách sáng hẳn ra, đẹp làm sao! Phía sau cầu thang là nhà bếp và phòng tắm. Bếp đồng thời cũng là phòng ăn. Ở đây, mẹ sắp xếp rất ngăn nắp, sạch sẽ: tủ lạnh áp sát tường, cạnh đó là bếp ga, tủ bếp bao bọc hình chữ L, chiếm một phần ba không gian nhà bếp. Bàn ăn ở giữa phòng. Lầu một của căn nhà là phòng của các anh chị và ba mẹ. Lầu hai có phòng em và phòng của ông bà. Tầng trên cùng là phòng thờ, phòng này đẹp nhất với bàn thờ Đức Phật tôn nghiêm. Phòng thờ cũng đồng thời là phòng học của mấy anh chị em, bên phải phòng kê bàn làm việc của ba mẹ và tủ sách. Sau bữa ăn tối, cả nhà em quây quần ở phòng khách trò chuyện, xem ti-vi. Xem xong chương trình thiếu nhi, cả nhà đều vào phòng học. Bố mẹ em làm việc, chúng em học bài. Căn nhà lúc ấy im lặng nhưng ấm cúng và hạnh phúc,

      Thứ bảy hàng tuần, chúng em cùng nhau giúp ba mẹ quét dọn, lau nhà, chùi rửa cửa kính, tủ bàn và kệ sách. Sau khi dọn dẹp sạch sẽ, căn nhà sáng bóng như mới. Cả nhà em đều thấy sảng khoái, vui vẻ để bước vào một tuần làm việc, học tập sắp đến.

      Ngôi nhà là nơi em sinh sống cùng với những người thân. Ngôi nhà đã chứng kiến bao niềm vui, nỗi buồn của gia đình em, Mỗi lần có dịp đi đâu xa, em đều mong mau chóng về nhà. Em hết lòng biết ơn ông bà, bố mẹ đã xây dựng ngôi nhà đầy đủ tiện nghi và nuôi dạy chúng em chu đáo. Em hứa cố gắng học giỏi, có tương lai tốt để ông bà, bố mẹ vui lòng.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề 15 thi chất lượng Giữa kì 1

Năm học …

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

* Học sinh đọc thành tiếng một đoạn văn trong các bài tập đọc sau:

– Thư gửi học sinh (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 04)

– Sắc màu em yêu (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 19)

– Những con sếu bằng giấy (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 36)

– Bài ca về trái đất (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 41)

– Một chuyên gia máy xúc (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 45)

– Ê – mi – li, con… (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 49)

– Tác phẩm của Si–le và tên phát xít (Sách Tiếng Việt 5/tập 1/trang 58)

– Tiếng đàn ba – la – lai – ca trên sông Đà (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 69)

* Trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu.

II. Đọc hiểu

Đọc thầm bài văn sau và làm bài tập theo yêu cầu:

LÍ TỰ TRỌNG

       Lí Tự Trọng sinh ra trong một gia đình yêu nước ở Hà Tĩnh. Anh học rất sáng dạ. Mùa thu năm 1929, anh được tổ chức giao nhiệm vụ liên lạc, nhận, chuyển thư từ, tài liệu với các tổ chức Đảng bạn bè qua đường tàu biển. Làm việc ở Sài Gòn, anh đóng vai người nhặt than ở bến cảng.

      Có lần, tài liệu quá nhiều, anh phải gói lại vào chiếc màn buộc sau xe. Một tên đội Tây gọi lại đòi khám, anh giả vờ nhảy xuống cởi bọc ra nhưng kì thực là để buộc lại cho chắc hơn. Tên đội chờ lâu, sốt ruột quăng xe bên vệ đường, lúi húi tự mở bọc. Thừa cơ, anh vồ lấy xe của nó, phóng đi.

Lần khác, anh đưa tài liệu từ dưới tàu lên, lính đòi khám. Anh nhanh chân ôm tài liệu nhảy xuống nước lặn qua gầm tàu trốn thoát. Đầu năm 1931, trong một cuộc mít tinh, một cán bộ ta đang nói chuyện với công nhân và đồng bào thì tên mật thám Pháp Lơ-grăng ập đến định bắt anh cán bộ. Lí Tự Trọng lập tức nổ súng tiêu diệt tên mật thám cứu nguy cho người cán bộ. Anh đã bị giặc bắt. Chúng tra tấn anh rất dã man nhưng không moi được tin tức gì ở anh cả. Những người coi ngục rất khâm phục anh, kiêng nể anh. Họ gọi anh là “Ông Nhỏ”.

       Trước tòa án, anh dõng dạc vạch mặt bọn thực dân và tuyên truyền cách mạng. Luật sư bào chữa cho anh, nói rằng anh chưa đến tuổi thành niên nên hành động thiếu suy nghĩ. Anh lập tức đứng dậy nói:

      – Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác.

      Thực dân Pháp bất chấp dư luận và luật pháp, xử tử anh vào một ngày cuối năm 1931. Trước pháp trường, anh hiên ngang hát vang bài Quốc tế ca. Năm ấy anh vừa tròn 17 tuổi .

(Theo Báo Thiếu niên Tiền phong)

Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất:

Câu 1:(0,5 điểm) Mùa thu năm 1929 về nước, anh Lí Tự Trọng được tổ chức giao nhiệm vụ gì?

A. Đóng vai người nhặt than ở bến Sài Gòn.

B. Làm liên lạc, chuyển và nhận thư từ, tài liệu.

C. Làm liên lạc, bảo vệ anh cán bộ cách mạng.

D. Chuyển tài liệu xuống tàu biển.

Câu 2: (0,5 điểm) Vì sao những người coi ngục gọi anh là “Ông Nhỏ”?

A. Vì giặc tra tấn anh rất dã man.

B. Vì anh là người thông minh, sáng dạ.

C. Vì anh đã bắn chết tên mật thám.

D. Vì mọi người rất khâm phục anh.

Câu 3: (0,5 điểm) Chi tiết nào sau đây thể hiện Lí Tự Trọng là người nhanh trí, dũng cảm?

A. Anh mang bọc truyền đơn, gói lại vào chiếc màn buộc sau xe.

B. Anh sốt ruột quăng xe bên vệ đường, lúi húi tự mở bọc.

C. Anh vờ cởi bọc, thừa cơ, vồ lấy xe của tên mật thám, phóng đi.

D. Anh gửi tài liệu của các tổ chức Đảng bạn bè qua đường tàu biển.

Câu 4: (0,5 điểm) Câu nói của anh:“Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác” thể hiện truyền thống gì của thanh niên Việt Nam?

A. Cần cù

B. Yêu nước

C. Nhân ái

D. Đoàn kết.

Câu 5: (1 điểm) Qua câu chuyện Lí Tự Trọng , em hiểu anh Trọng là một thanh niên như thế nào?

………………………………………………………………..

Câu 6: (1 điểm) Em sẽ làm gì để góp phần xây dựng hoà bình trên thế giới?

…………………………………………………………………………………

Câu 7: (0,5 điểm) Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “sáng dạ” có trong bài?

A. Thông minh

B. Hoạt bát

C. Nhanh nhảu

D. Nhanh nhẹn

Câu 8: (0,5 điểm) Từ nào sau đây là từ trái nghĩa với từ “Hòa bình”

A. Chiến tranh

B. Đoàn kết

C. Yêu thương

D. Đùm bọc

Câu 9: (0,5 điểm) Trong câu: “Thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác”, từ “con đường” mang nghĩa gì?

A. Nghĩa gốc

B. Nghĩa chuyển

C. Cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển

D. Con đường

Câu 10: (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây gồm các cặp từ trái nghĩa?

A. xa xôi – gần gũi

B. xa lạ – xa xa

C. xa xưa – xa cách

D. xa cách – xa lạ

Câu 11: (1 điểm) Trong câu “Dòng suối róc rách trong suốt như pha lê, hát lên những bản nhạc dịu dàng”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

A. So sánh

B. Từ láy

C. So sánh và nhân hóa

D. Nhân hóa

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (2 điểm- thời gian 15 phút)

Nghe viết bài: Kì diệu rừng xanh, (Từ Nắng trưa …..đến cảnh mùa thu).

II. Tập làm văn (8 điểm) (35 phút)

Đề bài: Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

II. Đọc hiểu: (7 điểm)

Câu 1: B

Câu 2: D

Câu 3: C

Câu 4: B

Câu 5: Trả lời: Lí Tự Trọng là một thanh niên yêu nước, sống có lí tưởng, sẵn sàng quên mình vì đồng đội. Anh là một người anh hùng.

Câu 6: Trả lời: Em sẽ yêu thương, giúp đỡ mọi người,…..

Câu 7: A

Câu 8: A

Câu 9: B

Câu 10: A

Câu 11: C

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (2 điểm – thời gian 15 phút)

GV đọc cho học sinh cả lớp viết vào giấy kiểm tra bài: Kì diệu rừng xanh, (Từ Nắng trưa …..đến cảnh mùa thu).

– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết đúng độ cao, rõ ràng, sạch sẽ, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm.

– Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần,thanh; không viết hoa đúng quy định…) trừ mỗi lỗi 0,2 điểm.

II- Tập làm văn: (8 điểm) (35 phút)

– Bài viết đủ 3 phần: phần mở bài, thân bài, kết bài

– Có sự sáng tạo, có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá.

– Thể hiện được tính cảm vào trong bài

– Bài viết không bị sai lỗi chính tả.

– Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng.

Chữ viết trình bày sạch đẹp, câu văn rõ ràng, mạch lạc

Bài mẫu:

       Ngôi trường mà luôn gắn bó với em đó là trường Tiểu học Hà An. Đây cũng là mái nhà thứ hai của em nơi có thầy cô và bè bạn.

       Hôm nay là ngày em trực nhật nên em đến trường từ rất sớm mới có dịp quan sát toàn cảnh ngôi trường. Cổng trường to với hai cánh cổng được sơn màu vàng như cánh tay của người khổng lồ chào đón chúng em. Bác bảo vệ tươi cười ra mở cổng cho em vào trường. Sân trường luôn khoác lên mình màu áo xám, vì là mùa thu nên ở sân trường có rất nhiều chiếc lá vàng rụng xuống giống như những chiếc thuyền tí hon mắc cạn.

Khi chuẩn bị đến giờ vào học, tiếng các bạn học sinh nô đùa làm cả ba dãy phòng học như bừng tỉnh giấc vươn vai sau một giấc ngủ dài. Ba dãy phòng học được xếp theo hình chữ U nổi bật với màu ngói đỏ tươi. Các hành lang các phòng học đều được dọn dẹp sạch sẽ. Trong các phòng học bàn ghế được kê ngay ngắn, hình ảnh Bác Hồ được treo trên tường với nụ cười trìu mến nhìn theo chúng em. Các phòng học đều có biển tên được đánh theo thứ tự và treo trên cửa lớp học.

       Em rất yêu ngôi trường của em vì nơi đây chính là nơi gắn bó với bao kỉ niệm vui buồn của thầy và bạn.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề 16 thi chất lượng Giữa kì 1

Năm học …

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 16)

A. Kiểm tra Đọc

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Kiểm tra đọc kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)

Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi :

MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC

      Đó là một buổi sáng đầu xuân. Trời đẹp. Gió nhẹ và hơi lạnh. Ánh nắng ban mai nhạt loãng rải trên vùng đất đỏ công trường tạo nên một hoà sắc êm dịu.

      Chiếc máy xúc của tôi hối hả “điểm tâm” những gầu chắc và đầy. Chợt lúc quay ra, qua khung cửa kính buồng máy, tôi nhìn thấy một người ngoại quốc cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng. Tôi đã từng gặp nhiều người ngoại quốc đến tham quan công trường. Nhưng người ngoại quốc này có một vẻ gì nổi bật lên khác hẳn các khách tham quan khác. Bộ quần áo xanh màu công nhân, thân hình chắc và khoẻ, khuôn mặt to chất phác…, tất cả gợi lên ngay từ phút đầu những nét giản dị, thân mật.

Đoàn xe tải lần lượt ra khỏi công trường. Tôi cho máy xúc vun đất xong đâu vào đấy, hạ tay gầu rồi nhảy ra khỏi buồng lái. Anh phiên dịch giới thiệu: “Đồng chí A-lếch-xây, chuyên gia máy xúc!”

A-lếch-xây nhìn tôi bằng đôi mắt sâu và xanh, mỉm cười, hỏi:

– Đồng chí lái máy xúc bao nhiêu năm rồi?

– Tính đến nay là năm thứ mười một. – Tôi đáp.

Thế là A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to vừa chắc ra nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói:

– Chúng mình là bạn đồng nghiệp đấy, đồng chí Thuỷ ạ!

Cuộc tiếp xúc thân mật ấy đã mở đầu cho tình bạn thắm thiết giữa tôi và A-lếch-xây.

(Theo HỒNG THUỶ)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu?

A. Ở công trường.

B. Ở nông trường.

C. Ở nhà máy.

D. Ở Xưởng

Câu 2. A-lếch-xây làm nghề gì?

A. Giám đốc công trường.

B. Chuyên gia máy xúc.

C. Chuyên gia giáo dục.

D. Chuyên gia máy ủi.

Câu 3. Hình dáng của A-lếch-xây như thế nào?

A. Thân hình cao lớn, mái tóc đen bóng.

B. Thân hình nhỏ nhắn, mái tóc vàng óng.

C. Thân hình cao lớn, mái tóc vàng óng.

D. Thân hình nhỏ nhắn, mái tóc đen bóng.

Câu 4. Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý?

A. Bộ quần áo xanh công nhân, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to…

B. Bộ quần áo xanh nông dân, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to…

C. Bộ quần áo xanh giám đốc, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to…

D. Bộ quần áo xanh bộ đội, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to…

Câu 5. Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?

Câu 6. Tác giả viết câu chuyện này để làm gì?

Câu 7. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “hoà bình”?

A. Trạng thái bình thản.

B. Trạng thái không có chiến tranh.

C. Trạng thái hiền hoà.

D. Trạng thái thanh thản.

Câu 8. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “hoà bình”?

A. Lặng yên.

B. Thái bình.

C. Yên tĩnh.

D. Chiến tranh

Câu 9. Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau:

Cánh đồng – tượng đồng

Cánh đồng:

Tượng đồng:

Câu 10. Đặt câu với một cặp từ đồng âm “Đậu”?

B. Kiểm tra Viết

I. Kiểm tra chính tả (Bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): (02 điểm).

* Mục tiêu: Kiểm tra kĩ năng viết chính tả của học sinh.

* Nội dung kiểm tra: giáo viên đọc cho HS cả lớp viết (Chính tả nghe – viết)

Bài chính tả: Một chuyên gia máy xúc. (Đó là một buổi sáng …….tham quan công trường.) (Sách tiếng việt 5, trang 54, tập 1).

II. Tập làm văn: (08 điểm) (40 phút).

Em hãy tả một cảnh đẹp ở quê hương em mà em yêu thích.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc

I. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra kĩ năng nghe nói (kiểm tra từng cá nhân): (03 Điểm)

* Mục tiêu: Nhằm kiểm tra kĩ năng dọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (Học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài đọc).

* Nội dung kiểm tra:

+ Học sinh đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở SGK tiếng việt lớp 5 tập 1 (do giáo viên lựa chọ và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, doạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng).

+ HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra.

* Thời gian kiểm tra: GV kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh qua các tiết ôn tập ở tuần 9.

* Cách đánh giá, cho điểm:

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm

– Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu,các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II. Kiểm tra đọc kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)

Câu 5. Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra thật bình dị nhưng rất thân mật.

Câu 6. Tác giả viết câu chuyện này để đề cao tinh thần nhân ái của những người công nhân các nước.

Câu 9. Cánh đồng – tượng đồng

– Cánh đồng: Khoảng đất rộng và bằng phẳng dùng để cày cấy, trồng trọt.

– Tượng đồng: Kim loại có màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi, dùng làm dây điện, và chế hợp kim.

Câu 10.

– Mẹ em ráng đậu.

– Thuyền đậu san sát trên bến sông.

B. Kiểm tra Viết

I. Kiểm tra chính tả (Bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): (02 điểm).

* Mục tiêu: Kiểm tra kĩ năng viết chính tả của học sinh.

* Nội dung kiểm tra: giáo viên đọc cho HS cả lớp viết (Chính tả nghe – viết)

Bài chính tả: Một chuyên gia máy xúc. (Đó là một buổi sáng …….tham quan công trường.) (Sách tiếng việt 5, trang 54, tập 1).

*Thời gian kiểm tra: khoảng 15 đến 20 phút.

– Hướng dẫn chấm điểm chi tiết:

– Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

II. Tập làm văn: (08 điểm) (40 phút).

Em hãy tả một cảnh đẹp ở quê hương em mà em yêu thích.

Gợi ý :

a. Mở bài: Giới thiệu thời gian, địa điểm cảnh đẹp mà em thích.

b. Thân bài: (Nội dung: 1,5 điểm – Kĩ năng: 1,5 điểm – Cảm xúc: 1 điểm)

– Những nét chung bao quát khi thoạt nhìn thấy cảnh.

– Tả chi tiết quan cảnh mà mà em yêu thích.

c. Kết bài: (theo kiểu tự nhiên hay mở rộng) Cảm nghĩ của em về cảnh đẹp quê hương em. (1 điểm)

– Chữ viết, chính tả (0,5 điểm)

– Dùng từ đặt câu (0,5 điểm)

– Sáng tạo (1 điểm)

Bài mẫu:

Quê em là một vùng nông thôn nằm ở ngoại thành của Hà Nội, quê em có rất nhiều cảnh quan tuy đơn sơ giản dị nhưng rất đẹp và lãng mạn. Một trong những nơi em yêu thích và cảm thấy đẹp nhất của địa phương em, đó là cánh đồng lúa chín.

      Vì quê em ở nông thôn nên bố mẹ em và các bác đều có hoạt động sản xuất chính đó là trồng lúa và thu hoạch thóc. Quê em vào những ngày lúa chín vô cùng đẹp. Cả cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vô cùng rực rỡ, tươi đẹp. Khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu, thoải mái.

      Em thấy ngồi trên bờ đê mà nhìn xuống những thửa ruộng xa xa là đẹp nhất, vì lúc ấy không thể nhìn thấy đâu là điểm kết thúc của sắc vàng kia, những bông lúa thì đung đưa theo những cơn gió, trông như những cánh tay đang vẫy chào, trông rất đáng yêu. Bên cạnh bờ ruộng là hàng cây xanh cao thẳng tắp, những cây này được trồng thành hàng, bao quanh lấy cánh đồng lúa. Sắc vàng của lúa hòa cùng với sắc xanh của hàng cây trông đẹp như một bức tranh sơn dầu.

      Hàng cây cũng là nơi các bác, các cô nghỉ ngơi, ngồi hóng những đợt gió để thổi bay cái nóng nực của hè, tiếp thêm sức lực để có thể tiếp tục thu hoạch lúa. Bên cạnh còn là những chú trâu đang được buộc vào thân cây, những chú trâu chờ cho lúa thu hoạch xong rồi làm nhiệm vụ chở những xe lúa đầy về nhà. Khung cảnh tươi đẹp nơi cánh đồng bát ngát lại thêm không khí lao động sản xuất càng làm cho cảnh sắc của địa phương em trở nên sinh động, giàu sức sống hơn.

      Quê hương của em tuy còn nghèo, cũng không có những di tích, những địa điểm tham quan nổi tiếng như những địa phương khác nhưng vẻ đẹp bình dị của cánh đồng bát ngát lúa, khung cảnh yên bình, êm ả nơi làng quê em thì những nơi thành phố nhộn nhịp, đông đúc khó mà có được. Em yêu và rất tự hào về quê hương em, em yêu ở chính cái vẻ đẹp giản dị mà thanh bình ấy.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề 17 thi chất lượng Giữa kì 1

Năm học …

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 17)

A. Kiểm tra Đọc

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

– Mỗi học sinh đọc đúng, rõ ràng và diễn cảm một đoạn văn hoặc khổ thơ (với tốc độ khoảng 75 tiếng/phút) trong các bài tập đọc đã học từ Tuần 1 đến Tuần 9 (SGK Tiếng Việt lớp 5 – Tập 1) do HS bốc thăm.

– Trả lời được 1 – 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn văn (thơ) đã đọc theo yêu cầu của giáo viên.

II. Kiểm tra đọc – hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)

Em hãy đọc thầm bài “Những người bạn tốt” rồi trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? (0,5đ)

A. Đánh rơi đàn.

B. Đánh nhau với thủy thủ

C. Bọn cướp đòi giết ông

D. Tất cả các ý trên.

Câu 2: Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? (0,5đ)

A. Đàn cá heo cướp hết tặng vật và đòi giết ông.

B. Đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu.

C. Nhấn chìm ông xuống biển.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 3: Khi tiếng đàn, tiếng hát của ông cất lên điều gì đã xảy ra ? (0,5đ)

A. Bọn cướp nhảy xuống biển.

B. Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu để hát cùng ông.

C. Tàu bị chìm.

D. Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu và say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba.

Câu 4: Em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào? (0,5đ)

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

Câu 5: Em có nhận xét gì về cách đối xử của đám thủy thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn? (1đ)

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

Câu 6: Em hãy nêu nội dung chính của bài? (1đ)

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

Câu 7: Dựa vào nghĩa của tiếng “hòa”, chia các từ sau thành 2 nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm: (1đ)

Hòa bình, hòa giải, hòa hợp, hòa mình, hòa tan, hòa tấu, hòa thuận.

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

Câu 8: Hãy đặt 1 câu với từ “kho” để phân biệt từ đồng âm: (0,5 điểm)

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

Câu 9: Hãy xác định chủ ngữ có trong câu sau: (0,5đ)

“Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo”.

Chủ ngữ có trong câu trên là:……………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………..

Câu 10: Hãy nêu đúng nghĩa của từ in nghiêng có trong câu sau và cho biết từ đó được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? (1đ)

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (Nghe – viết) (3 điểm)

HS viết bài chính tả “Một chuyên gia máy xúc” đoạn: “Qua khung cửa kính buồng máy …….những nét giản dị, thân mật”.

II. Tập làm văn: (7 điểm) – 30 phút:

Đề bài: Hãy tả cảnh một cơn mưa mà em đã quan sát được.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

– Mỗi học sinh đọc đúng, rõ ràng và diễn cảm một đoạn văn hoặc khổ thơ với tốc độ khoảng 75 tiếng/phút trong các bài tập đọc đã học từ Tuần 1 đến Tuần 8(SGK Tiếng Việt 4 – Tập 1) do HS bốc thăm. (2 điểm)

– Trả lời 1 – 2 câu hỏi về nội dung đoạn đã đọc theo yêu cầu của giáo viên. (1 điểm)

II. Kiểm tra đọc – hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)

Câu 1: C

Câu 2: B

Câu 3: D

Câu 4: Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ và biết cứu giúp nghệ sĩ khi ông nhảy xuống biển. Cá heo đúng là bạn tốt của con người.

Câu 5: Nhận xét: Đám thủy thủ tham lam, coi trọng vật chất hơn sự sống của con người và độc ác, không có nhân tính. Ngược lại, bầy cá heo tuy là loài vật nhưng lại tốt bụng, biết cứu giúp người gặp nạn.

Câu 6: Nội dung: Câu chuyện khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người.

Câu 7: Hòa bình, hòa giải, hòa hợp, hòa mình, hòa tan, hòa tấu, hòa thuận.

a- Nhóm 1: Trạng thái không có chiến tranh, yên ổn – hòa bình; hòa giải; hòa thuận; hòa hợp.

b- Nhóm 2: Trộn lẫn vào nhau – hòa mình; hòa tan; hòa tấu.

Câu 8: Hãy đặt 1 câu với từ “kho” để phân biệt từ đồng âm: (0,5 điểm)

Ví dụ: – Đem cá về kho dưa, sau đó nhập kho.

– Mẹ em đang kho cá trong nhà kho.

Câu 9: Hãy xác định chủ ngữ có trong câu sau: (0,5 điểm)

“ Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo”.

Chủ ngữ có trong câu trên là: Những tàu lá chuối

Câu 10: Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

– Sỏi đá nghĩa là: đất xấu, bạc màu, thiên nhiên khắc nghiệt.

– Cơm nghĩa là: lương thực, cái ăn, cái phục vụ con người, thành quả lao động.

Cả 2 từ đều được dùng với nghĩa chuyển.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (Nghe – viết) (3 điểm)

HS viết bài chính tả “Một chuyên gia máy xúc” đoạn: “Qua khung cửa kính buồng máy …….những nét giản dị, thân mật”.

II. Tập làm văn: (7 điểm) – 30 phút:

Đề bài: Hãy tả cảnh một cơn mưa mà em đã quan sát được.

Bài mẫu:

      Mấy ngày nay trời nóng như đổ lửa, cây cối thì héo khô, mọi người thì đều chờ có một cơn mưa, thật ngột ngạt và khó chịu. Vào buổi chiều ngày hôm qua, cơn mưa mà mọi người chờ đã đến.

      Mây đen từ đâu ùn ùn kéo đến, che lấp cả một vòm trời xanh thẫm. Lúc đầu gió chỉ nổi lên xoáy thành một cơn lốc nhỏ cuốn lá vàng bay đi. Khoảng năm phút sau, gió như điên cuồng thổi đến làm cây cối nghiêng ngả, người đi bộ cũng khó đi lại vì sức gió. Một tia chớp vàng giáng xuống xé toạc những đám mây xám xịt. Vài hạt mưa to và nặng rơi xuống tạo ra tiếng lách tách, lách tách trên mái tôn. Mọi người rảo chân bước vội. Xe cộ trên đường cũng phóng nhanh hơn.

      Rồi một lúc sau, hạt mưa cũng nhỏ dần và mưa lớn hơn. Mưa lớn như thế nào thì gió lớn như thế nấy. Mưa như trút nước. Cứ tưởng như là sắp có bão vậy. Nước mưa lao vào những bụi cây. Lá bàng, lá cau vẫy tay như chào đón cơn mưa. Mưa tạch tạch trên lan can, đập vào lòng lá bàng lộp độp, lộp độp. Hai bên đường cũng đông người trú mưa hơn lúc chuẩn bị mưa. Có người đội đầu trần chạy về nhà. Con đường vắng hẳn. Chỉ có một đám trẻ khoảng năm sáu đứa cởi trần chạy ra ngoài mưa để tắm và một vài chiếc xe ô tô, xe tải bật đèn lao vào màn nước trắng xóa. Nước chen nhau tuôn ồ ồ vào các rãnh cống. Những chú chim sẻ cũng tìm chỗ để trú. Chuột, gián đã bám vào chân tường.

Mưa đến rồi cũng đi. Mây đen cũng nhường chỗ cho bầu trời ló rạng. Cầu vồng hiện ra với bảy sắc lung linh. Tiếng nói chuyện, đi lại nhộn nhịp từ những chỗ trú mưa, mọi người lại tiếp tục công việc của mình. Nhất là các bác thợ sửa xe, khi mưa xong, bác lại xách hộp đồ nghề lỉnh kỉnh của mình ra để sửa cái bu-gi cho mấy chiếc xe bị chết máy khi trận mưa kết thúc. Mấy chú chim sẻ bay ra từ hốc cây nào đó, đậu trên mái nhà, dang cánh ra để phơi khô bộ lông óng ánh của chú, và thỉnh thoảng chú kêu rích rích nghe rất vui tai.

      Mưa xong làm cho không khí oi bức trở thành không khí mát mẻ, trong lành. Những hạt mưa cuốn trôi bụi bặm trên lá cây đi. Mưa xong, những giọt mưa còn đọng lại trên tán lá. Khi có ánh sáng chiếu vào, nó lấp lánh như kim cương. Đối với chúng ta thì nó chỉ có như thế. Nhưng đối với các bác nông dân, thì nó cần biết bao nhiêu!

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề 18 thi chất lượng Giữa kì 1

Năm học …

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 18)

A. Kiểm tra Đọc

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Kiểm tra đọc hiểu (7 điểm)

QUÀ TẶNG CỦA CHIM NON

Chú chim bay thong thả, chấp chới lúc cao lúc thấp không một chút sợ hãi, như muốn rủ tôi cùng đi; vừa mỉm cười thích thú, tôi vừa chạy theo. Cánh chim cứ xập xòe phía trước, ngay sát gần tôi, lúc ẩn lúc hiện, cứ như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch. Vui chân, mải theo tiếng chim, không ngờ tôi vào rừng lúc nào không rõ.

Trước mặt tôi, một cây sồi cao lớn phủ đầy lá đỏ. Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy. Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây sồi. Tôi ngắt một chiếc lá sồi đỏ thắm thả xuống dòng nước. Chiếc lá vừa chạm mặt nước, lập tức một chú nhái bén tí xíu như đã phục sẵn từ bao giờ nhảy phóc lên ngồi chiễm chệ trên đó. Chiếc lá thoáng chòng chành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.

Trên các cành cây xung quanh tôi cơ man là chim. Chúng kêu líu ríu đủ thứ giọng. Tôi đưa tay lên miệng bắt đầu trỏ tài bắt chước tiếng chim hót. Tôi vừa cất giọng, nhiều con bay đến đậu gần tôi hơn. Thế là chúng bắt đầu hót. Hàng chục loại âm thanh lảnh lót vang lên. Không gian đầy tiếng chim ngân nga, dường như gió thổi cũng dịu đi, những chiếc lá rơi cũng nhẹ hơn, lơ lửng lâu hơn. Loang loáng trong các lùm cây, những cánh chim màu sặc sỡ đan đi đan lại… Đâu đó vẳng lại tiếng hót thơ dại của chú chim non của tôi, cao lắm, xa lắm nhưng tôi vẫn nghe rất rõ.

* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Chú chim non dẫn cậu bé đi đâu?

A. về nhà

B. vào rừng

C. ra vườn

D. ra cánh đồng

Câu 2. Đoạn văn thứ 2 miêu tả những cảnh vật gì?

A. Cây sồi cao lớn có lá đỏ, chú nhái bén ngồi bên một lạch nước nhỏ.

B. Cây sồi, làn gió, chú nhái nhảy lên lá sồi cậu bé thả xuống lạch nước.

C. Cây sồi bên cạnh dòng suối có chú nhái bén đang lái thuyền.

D. Cây sồi bên cạnh dòng suối có chú nhái bén đang ngồi chiễm chệ.

Câu 3. Những từ nào trong bài văn miêu tả âm thanh của tiếng chim hót?

A. Kêu líu ríu, hót, lảnh lót, ngân nga, vang vọng.

B. Líu ríu, ngân nga, vang vọng, hót đủ thứ giọng.

C. Líu ríu, lảnh lót, vang vọng, hót đủ thứ giọng.

D. Ríu rít, ngân nga, thơ dại.

Câu 4. Món quà chính mà chú chim non tặng chú bé là món quà gì?

A. Một cuộc đi chơi đầy lí thú.

B. Một chuyến vào rừng đầy tiếng chim.

C. Một chuyến vào rừng đầy bổ ích.

D. Bản nhạc rừng đầy tiếng chim ngân nga.

Câu 5. Câu nào dưới đây có từ “ăn” được dùng với nghĩa gốc ?

A. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước “ăn” chân.

B. Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng “ăn” với nhau bữa cơm tối rất vui vẻ.

C. Cứ chiều chiều, Vũ lại nghe tiếng còi tàu vào cảng “ăn” than.

D. Chiếc xe máy của bác Nam rất “ăn” xăng.

Câu 6 . Câu nào dưới đây có từ “đầu” được dùng với nghĩa chuyển ?

A. Em đang đội mũ trên “đầu”.

B. Bà em năm nay “đầu” đã hai thứ tóc.

C. Bạn An là học sinh giỏi đứng “đầu” khối lớp 5.

D. Mỗi khi mẹ em bị đau “đầu” em thường xoa bóp “đầu” giúp mẹ .

Câu 7. Những từ ngữ nào sau đây tả chiều rộng?

A. Bao la, tít tắp, xa xa, thăm thẳm.

B. Mênh mông, rộng lớn, hun hút, ngoằn nghèo.

C. Bát ngát, sâu thẳm, chót vót, xa xăm.

D. Mênh mông, bao la, bát ngát, thênh thang.

Câu 8: Đặt 2 câu với từ “mắt” ; 1 câu từ “mắt” có nghĩa gốc; 1 câu từ “mắt” mang nghĩa chuyển:

a) Nghĩa gốc :

b) Nghĩa chuyển :

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (Nghe – viết): (3 điểm) (15 phút) Bài: Kì diệu rừng xanh

(Từ “Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu…. lá úa vàng như cảnh mùa thu”)

II. Tập làm văn: (7 điểm) (25 phút)

Đề bài: Viết bài văn tả một cảnh buổi sáng (trưa, chiều) trong vườn cây (công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng( 3 điểm)

Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc 1 đoạn (Khoảng 90 tiếng/phút) và trả lời câu hỏi một trong các bài sau:

Thư gửi các học sinh

Những con sếu bằng giấy

Một chuyên gia máy xúc

Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai

Tác phẩm của Si-le và tên phát xít

Những người bạn tốt

Kì diệu rừng xanh

Cái gì quý nhất?

Đất Cà Mau

Lưu ý: Tránh để hai học sinh liên tiếp cùng đọc hay trả lời cùng một bài hoặc cùng một câu hỏi.

– Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, tốc độ đọc 90 tiếng/phút. (2 điểm)

– Đọc đúng, rõ ràng, tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút. (1,5 điểm)

– Đọc tương đối đúng, tương đối rõ ràng, tốc độ đọc khoảng từ 60 đến dưới 80 tiếng/phút. (1 điểm)

– Đọc còn sai, đọc ấp úng, tốc độ đọc dưới 60 tiếng/phút. (0,75 điểm)

– Trả lời đúng, đủ ý của nội dung câu hỏi. (1 điểm)

II. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc thầm và làm bài tập:

Câu hỏiĐáp án
Câu 1B. vào rừng
Câu 2B. Cây sồi, làn gió,chú nhái nhảy lên lá sồi cậu bé thả xuống lạch nước.
Câu 3A. Kêu líu ríu, hót, lảnh lót, ngân nga, vang vọng.
Câu 4C. Một chuyến vào rừng đầy bổ ích.
Câu 5B. Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng “ăn” với nhau bữa cơm tối rất vui vẻ.
Câu 6C. Bạn An là học sinh giỏi đứng “đầu” khối lớp 5.
Câu 7D.Mênh mông, bao la, bát ngát, thênh thang.

Câu 8 (1đ): Đặt 2 câu với từ “mắt” 1 câu từ “mắt” có nghĩa gốc, 1 câu từ “mắt” mang nghĩa chuyển: (HS đặt câu đúng nghĩa là đạt).

a) Nghĩa gốc: VD: Bạn Lan có đôi mắt rất đẹp.

b) Nghĩa chuyển: VD: Quả na đang mở mắt.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả: (3 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh (nghe – viết) một đoạn trong bài “Kì diệu rừng xanh” (Từ “Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu…. lá úa vàng như cảnh mùa thu” (HDH /TV5-T1A)

– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 4 điểm.

– Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0.25 điểm.

– Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày không khoa học, bẩn, … trừ 0,5 điểm toàn bài.

II. Tập làm văn: (7 điểm.)

Điểm 7: Đạt được các yêu cầu cơ bản của bài tập làm văn.

Điểm 6: Cơ bản đạt được các yêu cầu trên. Lỗi chính tả, ngữ pháp còn sai 2 – 3 lỗi.

Điểm 5: Nội dung còn hời hợt. Lỗi chính tả ngữ pháp còn sai 4 – 7 lỗi.

Điểm 1- 4: Bài viết còn yếu về nội dung và hình thức.

* Lưu ý: Khuyến khích những bài viết sáng tạo. Nếu nhiều bài văn giống nhau thì không được điểm tối đa.

Bài mẫu:

Em đang say giấc ngủ, bỗng lắng nghe tiếng chim hót véo von, trong trẻo từ khu vườn vọng lại. Đôi mắt mở to, em bật dậy và chạy nhanh ra vườn, sung sướng hít thở không khí trong lành của buổi bình minh.

      Lúc này, ông mặt trời dường như cũng vừa tỉnh dậy, đang chiếu những tia nắng ấm áp đầu tiên xuống. Trên những cành cây kẽ lá vẫn lấp lánh màn sương. Trên tấm thảm xanh trải đầy màu sắc, rực rỡ nhất là một bông hồng nhung đang hé nở. Hoa hồng đỏ rực rỡ như muốn ganh đua với sắc đỏ của ánh mặt trời. Ong bay vòng quanh để lấy phấn hoa và lấy mật.

      Bên cạnh khóm hồng nhung đỏ thắm là những bông cúc vàng tươi vươn mình khoe sắc. Màu vàng của cúc làm cho cái nắng mùa thu thêm ngọt ngào như rót mật. Chẳng kém phần rực rỡ, những cụm hoa cẩm chướng cũng xinh đẹp vô cùng. Những cánh hoa vàng cam, hồng tím mỏng manh như tia nắng mặt trời. Giữa vườn là bụi chuối. Mấy cây chuối mẹ, chuối con đứng quây quần ở giữa vườn. Lá chuối to, xoè ra bốn phía, lá non cuộn tròn, dựng đứng lên như cuộn giấy.

      Phía bên trái và bên phải góc vườn là hai hàng cau thẳng tắp. Đó là thành quả của ông bà nội em trồng sau khi mang giống từ miền Nam trong một chuyến du lịch. Hương cau thoang thoảng thật dễ chịu. Mỗi năm, cau ra vài vụ quả, không những đủ để bà ăn trầu, mà còn trở thành món quà để bà biếu những cụ già bên hàng xóm. Hai hàng cau làm thành tổ ấm cho những loài chim về trú ngụ. Chim véo von làm cho khu vườn thêm náo nhiệt.

      Phía cuối vườn là mấy chậu mười giờ. Sáng sớm nên những bông hoa vẫn còn say ngủ, chưa kịp tỉnh giấc mà khoe sắc. Thế nhưng, dáng mảnh khảnh của cây hoa dự báo thòi gian này vẫn duyên dáng và đáng yêu đến lạ. Tiếp đến là cây khế ngọt với chùm rễ sum suê, khoác lên mình chiếc áo xanh mướt. Hoa khế nhỏ li ti, tim tím đang e ấp nấp sau đám lá như e thẹn. Những chú bướm đầy màu sắc bay về quyến rũ các nàng hoa xinh đẹp, làm khu vườn tràn ngập hương sắc. 

Khắp cả vườn, đâu đâu cũng thấy hương thơm, nhẹ nhàng mà dễ chịu. Chị gió đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Lòng khoan khoái, em càng thêm yêu khu vườn và tự hứa sẽ dành thòi gian chăm sóc những người bạn nhỏ này nhiều hơn nữa.

Đề 19 thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 

A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10 Đ)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 80 chữ thuộc các bài Tập đọc – Học thuộc lòng đã học. (GV chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt 5 – Tập 1 – ở các tuần từ tuần 5 đến tuần 9 ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn đã được đánh dấu).

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

2.1. Đọc thầm bài văn: “Kì diệu rừng xanh” SGK TV5 tập 1 trang 75.

Kì diệu rừng xanh

Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân.

Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.

Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp. Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu. Tôi dụi mắt. Những sắc vàng động đậy. Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non. Những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó. Chỉ có mấy vạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi.

Tôi có cảm giác mình lạc vào một thế giới thần bí.

Theo Nguyễn Phan Hách

2.2. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:

1/ Những cây nấm rừng to bằng gì? (1 đ)

a/ Một lâu đài.

b/ Người khổng lồ.

c/ Cái ấm tích.

d/ Cái cung điện.

2/ Rừng rào rào chuyển động vì đâu? (1 đ)

a/ Vì hoạt động của các con vật.

b/ Vì người đi lại.

c/ Vì hoạt động của những người tí hon.

d/ Vì có gió to.

3/ Cụm từ “giang sơn vàng rợi” gợi cho em suy nghĩ gì? (1 đ)

a/ Màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt.

b/ Có sự phối hợp của rất nhiều màu vàng trong một không gian rộng lớn.

c/ Màu vàng ngời sáng, rực rỡ rất đẹp mắt.

d/ Màu vàng của vật được phơi già nắng, tạo cảm giác giòn đến có thể gãy ra.

4/ Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? (1 đ)

a/ lúp xúp, sặc sỡ, đỉnh đầu, rào rào, gọn ghẽ.

b/ lúp xúp, sặc sỡ, chồn sóc, rào rào, gọn ghẽ.

c/ lúp xúp, sặc sỡ, khổng lồ, rào rào, gọn ghẽ.

d/ lúp xúp, sặc sỡ, xanh xanh, rào rào, gọn ghẽ.

5/ Từ trái nghĩa với “khổng lồ” là: ……………………………….. (0,5đ)

6/ Từ “ăn” trong câu: “Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non” mang nghĩa gì? (0,5đ)

a/ Nghĩa gốc.

b/ Nghĩa chuyển.

c/ Nghĩa bóng.

d/ Nghĩa phụ.

7/ Gạch chân chủ ngữ trong câu sau: (1 đ)

– Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân.

8/ Đặt câu có từ “vạt” là từ đồng âm (đặt 1 hoặc 2 câu): (1 đ)

…………………………………………………………………..…………………………………

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 Đ)

I. Viết chính tả: (2đ)

(Nghe – viết) bài: Đất Cà Mau (SGK TV lớp 5, tập 1 trang 90)

Viết từ: “Nhà cửa dựng dọc theo ……… của Tổ quốc.”

II – Tập làm văn: (8đ) Chọn một trong hai đề sau:

1/ Em hãy tả một cảnh đẹp mà em đã có dịp tới thăm.

2/ Em hãy tả ngôi nhà em đang ở.

Đáp án đề thi giữa học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt

A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10Đ)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

1/ Những cây nấm rừng to bằng gì? (1 đ)

c/ Cái ấm tích.

2/ Rừng rào rào chuyển động vì đâu? (1 đ)

a/ Vì hoạt động của các con vật.

3/ Cụm từ “ giang sơn vàng rợi” gợi cho em suy nghĩ gì? (1 đ)

b/ Có sự phối hợp của rất nhiều màu vàng trong một không gian rộng lớn.

4/ Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? (1 đ)

d/ lúp xúp, sặc sỡ, xanh xanh, rào rào, gọn ghẽ.

5/ Từ trái nghĩa với “khổng lồ” là: tí hon, nhỏ bé. (0,5đ)

6/ Từ “ăn” trong câu: “Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non” mang nghĩa gì? (0,5đ)

a/ Nghĩa gốc.

7/ Gạch chân chủ ngữ trong câu sau: (1 đ)

– Đền dài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân.

8/ Đặt câu có từ “vạt” là từ đồng âm (đặt 1 hoặc 2 câu): (1 đ)

Ông ấy đang vạt cây gậy cho nhọn hai đầu.

Vạt áo cô Đào có hoa văn rất đẹp.

B. KIỂM TRA VIẾT: (10Đ)

I. Viết chính tả: (2đ)

– Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

* Lưu ý: Nếu viết chữ hoa không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày không sạch đẹp,… trừ 0,25 điểm toàn bài.

II – Tập làm văn: (8đ)

1/ Em hãy tả một cảnh đẹp mà em đã có dịp tới thăm.

2/ Em hãy tả ngôi nhà em đang ở.

– Viết được một bài văn tả cảnh đẹp hoặc tả ngôi nhà có đủ 3 phần, đúng yêu cầu thể loại văn tả cảnh đã học, độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.

– Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

– Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.

– Điểm thành phần được chia như sau:

+ Mở bài: 1 điểm.

+ Thân bài: 4 điểm (Nội dung: 1.5đ; kĩ năng: 1.5 đ; Cảm xúc: 1đ).

+ Kết bài: 1 điểm.

+ Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm.

+ Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm.

+ Sáng tạo: 1 điểm.

* Gợi ý đáp án đề 1 như sau:

a/ Mở bài: 1 điểm.

Giới thiệu được cảnh đẹp sẽ tả – Cảnh hồ nước (GT trực tiếp hoặc gián tiếp).

b/ Thân bài: 4 điểm.

Tả bao quát hồ nước; Tả mặt nước, xung quanh hồ, cây cối, thời tiết, .…. .

Điểm thành phần được chia như sau: Nội dung: 1,5đ; kĩ năng: 1,5 đ; Cảm xúc: 1đ

c/ Kết bài: 1 điểm.

Nói lên được tình cảm của mình về hồ nước vừa tả (yêu quý, mơ ước, trách nhiệm).

* Gợi ý đáp án đề 2 như sau:

a/ Mở bài: 1 điểm.

Giới thiệu được ngôi nhà sẽ tả – vị trí đường, khối, … (GT trực tiếp hoặc gián tiếp).

b/ Thân bài: 4 điểm.

Tả bao quát ngôi nhà; Tả mặt trước nhà, từng phòng, cách trang trí đồ vật trong từng phòng, kết hợp tả hoạt động của mọi người, tả phía sau nhà, .…. .

Điểm thành phần được chia như sau: Nội dung: 1,5đ; kĩ năng: 1,5 đ; Cảm xúc: 1đ

c/ Kết bài: 1 điểm.

Nói lên được tình cảm của mình về ngôi nhà vừa tả (yêu quý, mơ ước, trách nhiệm).

* Lưu ý:

– Chữ viết đẹp, đúng chính tả: 0,5 điểm.

– Dùng từ đặt câu đúng và hay: 0,5 điểm.

– Bài làm sáng tạo, biết dùng từ ngữ gợi tả, biểu cảm; biết sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa phù hợp trong miêu tả: 1 điểm.

Đề 20 thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5

Trường: ………………………………… Lớp: ………………………………………………. Họ và tên: ………………….……………KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Tiếng Việt lớp 5 NĂM HỌC: …

I: KIỂM TRA ĐỌC

1. Đọc thành tiếng

* Học sinh đọc thành tiếng một đoạn văn trong các bài tập đọc sau:

– Thư gửi học sinh (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 04)

– Sắc màu em yêu (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 19)

– Những con sếu bằng giấy (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 36)

– Bài ca về trái đất (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 41)

– Một chuyên gia máy xúc (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 45)

– Ê – mi – li, con… (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 49)

– Tác phẩm của Si–le và tên phát xít (Sách Tiếng Việt 5/tập 1/trang 58)

– Tiếng đàn ba – la – lai – ca trên sông Đà (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 69)

* Trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu.

2. Đọc hiểu

– Đọc thầm bài “Quà tặng của chim non” và chọn câu trả lời đúng.

– Học sinh làm bài trên giấy A4 do nhà trường in.

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Quà tặng của chim non

Chú chim bay thong thả, chấp chới lúc cao lúc thấp không một chút sợ hãi, như muốn rủ tôi cùng đi; vừa mỉm cười thích thú, tôi vừa chạy theo. Cánh chim cứ xập xòe phía trước, ngay sát gần tôi, lúc ẩn lúc hiện, cứ như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch. Vui chân, mải theo bóng chim, không ngờ tôi vào rừng lúc nào không rõ.

Trước mặt tôi, một cây sòi cao lớn phủ đầy lá đỏ. Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy. Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây sòi. Tôi ngắt một chiếc lá sòi đỏ thắm thả xuống dòng nước. Chiếc lá vừa chạm mặt nước, lập tức một chú nhái bén tí xíu như đã phục sẵn từ bao giờ nhảy phóc lên ngồi chễm chệ trên đó. Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.

Trên các cành cây xung quanh tôi cơ man là chim. Chúng kêu líu ríu đủ thứ giọng. Tôi đưa tay lên miệng bắt đầu trổ tài bắt chước tiếng chim hót. Tôi vừa cất giọng, nhiều con bay đến đậu gần tôi hơn. Thế là chúng bắt đầu hót. Hàng chục loại âm thanh lảnh lót vang lên. Không gian đầy tiếng chim ngân nga, dường như gió thổi cũng dịu đi, những chiếc lá rơi cũng nhẹ hơn, lơ lửng lâu hơn. Loang loáng trong các lùm cây, những cánh chim màu sặc sỡ đan đi đan lại… Đâu đó vẳng lại tiếng hót thơ dại của chú chim non của tôi, cao lắm, xa lắm nhưng tôi vẫn nghe rất rõ.

(Theo Trần Hoài Dương)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:

Câu 1: (Mức 1 – 0,5 đ) Chú chim non dẫn cậu bé đi đâu?

a. Về nhà. b. Vào rừng. c. Ra vườn.

Câu 2: (Mức 1 – 0,5đ) Đoạn văn thứ 2 miêu tả những cảnh vật gì?

a. Cây sòi cao lớn có lá đỏ, chú nhái bén ngồi bên một lạch nước nhỏ.

b. Cây sòi, làn gió, chú nhái nhảy lên lá sòi cậu bé thả xuống lạch nước.

c. Cây sòi bên cạnh dòng suối có chú nhái bén đang lái thuyền.

Câu 3: (Mức 2 – 0,5đ) Những từ ngữ nào trong bài miêu tả âm thanh của tiếng chim hót?

a. Líu ríu, ngân nga, vang vọng, hót đủ thứ giọng.

b. Kêu líu ríu, hót, ngân nga, vang vọng.

c. Líu ríu, lảnh lót, ngân nga, thơ dại.

Câu 4: (Mức 2 – 0,5 đ) Món quà chính mà chú chim non tặng chú bé là món quà gì?

a. Một cuộc đi chơi đầy lí thú.

b. Một chuyến vào rừng đầy bổ ích.

c. Bản nhạc rừng đầy tiếng chim ngân nga.

Câu 5: (Mức 3 – 1đ) Đoạn văn thứ nhất của bài “Quà tặng của chim non” có những hình ảnh nhân hóa nào?

a. Chim bay thong thả, lúc ẩn lúc hiện, rủ tôi đi cùng.

b. Chim bay thong thả, không một chút sợ hãi, rủ tôi đi cùng.

c. Chim bay thong thả, không một chút sợ hãi.

Câu 6: (Mức 3 – 1đ) Đoạn văn thứ nhất của bài “Quà tặng của chim non” có những hình ảnh so sánh nào?

a. Chú chim bay thong thả, chấp chới như muốn rủ tôi cùng đi.

b. Chú chim bay thong thả, chấp chới như muốn rủ tôi cùng đi, cánh chim lúc ẩn lúc hiện như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch.

c. Cánh chim xập xòe như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch.

Câu 7: (Mức 1 – 0,5đ) Cậu bé gặp những cảnh vật gì khi đi cùng chú chim non?

a. Cây sòi, làn gió, đốm lửa, lạch nước, chiếc thuyền, chú nhái bén.

b. Cây sòi, làn gió, lá sòi, lạch nước, chú nhái bén lái thuyền lá sòi.

c. Cây sòi lá đỏ, làn gió, lạch nước, chú nhái bén, đàn chim hót.

Câu 8: (Mức 1 – 0,5 đ) Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển?

a. Những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy.

b. Một làn gió rì rào chạy qua.

c. Chú nhái bén nhảy phóc lên lái thuyền lá sòi.

Câu 9: (Mức 4 – 1đ). Dòng nào dưới đây có chứa từ đồng âm?

a. Rừng đầy tiếng chim ngân nga./ Tiếng lành đồn xa.

b. Chim kêu líu ríu đủ thứ giọng./ Giọng cô dịu dàng, âu yếm.

c. Cậu bé dẫn đường tinh nghịch./ Chè thiếu đường nên không ngọt.

Câu 10: (Mức 4 – 1đ) Dãy từ nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ “kêu” (trong câu “Chúng kêu líu ríu đủ thứ giọng.”)?

a. Rên, la, hét, gọi, cười, đùa, hót.

b. Gọi, la, hét, mắng, nhại.

c. Gọi, la, hét, hót, gào.

II: KIỂM TRA VIẾT

Chính tả: (2 điểm – Thời gian: 15 phút) nghe – viết:

Ông tôi

Nghe bố tôi kể thì ông tôi vốn là một thợ gò hàn vào loại giỏi. Chính mắt tôi đã trông thấy ông chui vào nồi hơi xe lửa để tán đinh đồng. Cái nồi hơi tròn, to phơi bỏng rát dưới cái nắng tháng bảy như cái lò bánh mì, nóng khủng khiếp. Quạt máy, quạt gió mạnh tới cấp bảy, thổi như vũ bão, vậy mà tóc ông cứ bếch vào trán. Ông tôi nện búa vào đầu đinh đồng mới dồn dập làm sao. Tay búa hoa lên, nhát đậm, nhát mờ, nhát nghiêng, nhát thẳng, chính xác và nhanh đến mức tôi chỉ mơ hồ cảm thấy trước mặt ông tôi phất phơ bay những sợi tơ mỏng.

Theo Vũ Cao

2. Tập làm văn: (8 điểm) – Thời gian: 35 phút

Đề: Tả một cơn mưa.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

MÔN: TIẾNG VIỆT

NĂM HỌC: …

A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm.

1. Đọc thành tiếng (3 điểm)

2. Đọc hiểu: (7điểm)

Câu 1: b (0,5 Điểm) Câu 2: b (0,5 Điểm)

Câu 3: b (0,5 Điểm) Câu 4: b (0,5 Điểm)

Câu 5: b (1 Điểm ) Câu 6: b (1 Điểm )

Câu 7: c ( 0,5 Điểm) Câu 8. b (0,5 Điểm)

Câu 9: c (1 điểm) Câu 10: c (1 Điểm)

B. BÀI KIỂM TRA VIẾT

I. Chính tả (2 điểm- thời gian 15 phút)

GV đọc cho học sinh cả lớp viết vào giấy kiểm tra bài: Ông tôi

– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm.

– Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần,thanh; không viết hoa đúng quy định…) trừ 0,2 điểm.

II- Tập làm văn (8 điểm) (35 phút)

– Bài viết đủ kết cấu 3 phần: phần mở bài, thân bài, kết bài

– Có sự sáng tạo, có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá.

– Thể hiện được tính cảm vào trong bài

– Bài viết không bị sai lỗi chính tả.

– Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng.

– Chữ viết trình bày sạch đẹp, câu văn rõ ràng, mạch lạc

Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 theo TT22 bao gồm 2 phần: Đọc hiểu trả lời câu hỏi và phần viết tổng hợp các dạng bài tập trọng tâm cho các em học sinh ôn tập chuẩn bị kiến thức cho các bài thi trong năm học. Ngoài ra, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 5 và đề thi học kì 2 lớp 5 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục. Những đề thi này được Tìm Đáp Án sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 5 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Đề 21

Đề kiểm tra môn tiếng việt lớp 5 giữa học kì i
Đề kiểm tra môn tiếng việt lớp 5 giữa học kì i
Đề kiểm tra môn tiếng việt lớp 5 giữa học kì i
Đề kiểm tra môn tiếng việt lớp 5 giữa học kì i
Đề kiểm tra môn tiếng việt lớp 5 giữa học kì i
Đề kiểm tra môn tiếng việt lớp 5 giữa học kì i
Đề kiểm tra môn tiếng việt lớp 5 giữa học kì i

Đề 22

Đề 23

Đề 24

Đề 25

Đề 26