Đinh tiên hoàng là ai

Đinh Bộ Lĩnh 丁 部 領 tức Đinh Tiên Hoàng 丁 先 皇, người sáng lập triều đại nhà Đinh (970-979) trong lịch sử Việt Nam. Ngài đã kết thúc nội chiến, thống nhất giang sơn và trở thành vị hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời kỳ Bắc thuộc dài hơn nghìn năm.

Tiểu sử

Đinh Bộ Lĩnh quê ở thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay thuộc xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Ngài sinh ngày Rằm tháng Hai Giáp Thân (tức 22 tháng 3 năm 924), tên húy Đinh Bộ Lĩnh 丁 部 領. Cha là Đinh Công Trứ, nha tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức thứ sử Hoan Châu. Đinh Công Trứ mất sớm, Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ngoại ở Gia Thủy, huyện Nho Quan, rồi nương nhờ người chú ruột là Đinh Thúc Dự ở quê nội gần đó. Từ bé Đinh Bộ Lĩnh đã tỏ ra là người có khả năng chỉ huy, và mơ ước cùng ngài tạo nên sự nghiệp.

Đinh tiên hoàng là ai
Đinh Tiên Hoàng

Theo An Nam chí lược: "Đinh Bộ Lĩnh, người động Hoa Lư, Giao Châu. Cha là Công Trứ, làm nha tướng của Dương Đình Nghệ. Cuối thời Ngũ Đại, Dương Đình Nghệ đi trấn Giao Châu, lấy Công Trứ quyền Thứ sử Hoan Châu. Trước đây, Ngô Quyền giết Kiều Công Tiễn, cha con Bộ Lĩnh về với Ngô Quyền, Quyền nhân khiến Công Trứ về nhiệm chức cũ. Khi Công Trứ mất, Bộ Lĩnh kế tập chức cha. Sau đến nương nhờ Trần Minh Công, làm chỉ huy của quân Trần đánh đâu được đấy, gọi là Vạn Thắng Vương. Quần thần dâng tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng đế.".

Theo Việt Nam sử lược: "Do không hòa với chú cho nên Đinh Bộ Lĩnh cùng với con là Liễn sang ở với Sứ quân Trần Minh Công ở Bố Hải Khẩu (Phủ Kiến Xương, Thái Bình)". Sau khi Trần Minh Công mất, Đinh Bộ Lĩnh thay quyền, đưa quân về Hoa Lư, chiêu mộ binh lính, chống lại nhà Ngô và các sứ quân khác. Ngài tập hợp được những hào kiệt đương thời với nòng cốt gồm Đinh Liễn, Lê Hoàn, Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp, Phạm Cự Lạng.

Đinh Tiên Hoàng đã nhanh chóng kết thúc thời kỳ nội chiến quen gọi là "loạn 12 sứ quân" [1]. Ngài đã thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời kỳ Bắc thuộc dài hơn nghìn năm. Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam.

Đinh tiên hoàng là ai

Đinh Tiên Hoàng cho xây cung điện, định chế triều nghi, định phẩm hàm quan văn, quan võ; phong Nguyễn Bặc là Định Quốc công, Đinh Điền là Ngoại giáp, Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân, Lưu Cơ làm Đô hộ phủ sĩ sư, ban hiệu cho Tăng thống Ngô Chân Lưu là Khuông Việt đại sư, Trương Ma Ni làm Tăng lục, Đạo sĩ Đặng Huyền Quang làm Sùng chân uy nghi và tấn phong Đinh Liễn là Nam Việt vương. Vua lập 5 hoàng hậu là Đan Gia, Trinh Minh, Kiều Quốc, Cồ Quốc, Ca Ông.

Năm Canh Ngọ 970, Đinh Tiên Hoàng đặt niên hiệu Thái Bình, truyền cho đúc tiền đồng, được coi là cổ nhất của Việt Nam. Nhà Đinh là triều đại đầu tiên đặt nền móng cho nền tài chính - tiền tệ của Nhà nước phong kiến Việt Nam. Đồng tiền Thái Bình được đúc bằng đồng, hình tròn, lỗ vuông, có thể xâu thành chuỗi. Mặt phải có đúc bốn chữ "Thái Bình Hưng Bảo", mặt sau có chữ "Đinh". Hầu hết gần 70 triều vua sau đó, triều nào cũng cho đúc tiền của mình bằng đồng.

Đinh Tiên Hoàng lập con út Hạng Lang làm Thái tử. Đầu năm Kỷ Mão (979), Đinh Liễn sai người giết Hạng Lang. Theo chính sử, tháng 11 (âm lịch) năm đó, hoạn quan Đỗ Thích, mơ thấy sao rơi vào miệng, tưởng là điềm báo được làm vua nên đã giết chết cả Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn. Đinh Tiên Hoàng làm vua được 12 năm, thọ 56 tuổi. Ngài được táng ở sơn lăng Trường Yên, kinh đô Hoa Lư.

Bình luận

Đinh Tiên Hoàng bên ngoài xưng phiên thuộc, trong nước thì vẫn xưng Đế. Năm Nhâm Thân (972), sai con trưởng là Đinh Liễn sang cống nhà Tống Trung Quốc. Năm 975, vua nhà Tống sai sứ sang phong cho Tiên Hoàng làm Giao Chỉ quận vương và phong cho Nam Việt vương Đinh Liễn làm Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ An Nam đô hộ.

Về đối nội, Đinh Tiên Hoàng thiên về sử dụng hình phạt nghiêm khắc. Vua muốn dùng uy để chế ngự thiên hạ, bèn đặt vạc lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ trong cũi, hạ lệnh "Kẻ nào trái phép phải chịu tội bỏ vạc dầu, cho hổ ăn". Về quân sự, thực hiện "ngụ binh ư nông", xếp binh đội thành đạo, quân, lữ, tốt, ngũ. Mỗi đạo có 10 quân, 1 quân 10 lữ, 1 lữ 10 tốt, 1 tốt 10 ngũ, 1 ngũ 10 người. Như vậy trên danh nghĩa nhà Đinh khi đó có 10 đạo với khoảng 1 triệu quân (?) trong khi dân số khoảng 3 triệu.

Đinh Tiên Hoàng là người đầu tiên đặt quốc hiệu Đại Cồ Việt đầy tự hào. Ngài lập triều đình, xây kinh đô riêng cho một vương triều hùng mạnh. Trước đó đã từng có Lý Bí xưng Đế năm 544, Khúc Thừa Dụ xưng Tiết độ sứ năm 905, rồi Ngô Quyền xưng vương năm 939. Nhưng chỉ đến thời nhà Đinh, người cầm quyền Việt Nam mới thực sự vươn tới đỉnh cao ngôi vị và danh hiệu, khẳng định vị thế vững chắc của một quốc gia độc lập, thống nhất và buộc điển lễ, sách phong của các chính quyền phương Bắc phải công nhận.

Từ Đinh Bộ Lĩnh trở về sau, các vị vua Việt Nam không xưng Vương hay Tiết độ sứ nữa mà đều xưng Đế ngang hàng các Hoàng đế phương Bắc. Đinh Tiên Hoàng đã đặt nền móng cho nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam như một người mở nền chính thống cho các triều đại phong kiến tiếp theo trong lịch sử. Nhận xét về Đinh Tiên Hoàng đế, sử gia Lê Văn Hưu viết: có lẽ ý Trời vì nước Việt ta mà sinh bậc thánh triết, còn Lê Tung thì cho rằng vua chính thống của nước Việt ta, thực bắt đầu từ đấy.

Thờ phụng

Các di tích thờ vua Đinh Tiên Hoàng rất đa dạng và có ở nhiều vùng miền khác nhau như ở Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Phú Thọ, Thanh Hóa, Hòa Bình, Quảng Bình, Đà Nẵng, Đắc Lắc, Hưng Yên, Quảng Nam... Hơn 500 di tích về thời Đinh ở nhiều nơi cũng cho thấy do sự nghiệp, công đức đặc biệt mà dân chúng tôn vinh Đinh Tiên Hoàng và các tướng của ngài.

©NCCông 2018, Emperor Dinh Bo Linh
[1] Năm 944 Ngô Quyền mất. Dương Tam Kha - anh vợ của Ngô Quyền - tự xưng là Dương Bình Vương. Năm 950, Ngô Xương Văn - con thứ hai của Ngô Quyền - lật đổ Dương Tam Kha, giành lại ngôi vua và xưng là Nam Tấn Vương. Ngô Xương Văn đón anh trai là Ngô Xương Ngập về cùng làm vua, xưng là Thiên Sách Vương. Đến năm 954, Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập bị bệnh mất. Năm 965, Ngô Xương Văn đi đánh thôn Đường và Nguyễn ở Thái Bình bị phục binh bắn chết. Năm 966, các hùng trưởng đua nhau nổi dậy chiếm cứ quận ấp để tự giữ, hình thành 12 sứ quân.

Đa phần các chính sử như Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư hay An Nam chí lược,... đều ghi Đinh Tiên Hoàng vốn mang họ Đinh với tên Bộ Lĩnh, tuy nhiên theo thông tin từ sách Việt Nam sử lược thì Đinh Tiên Hoàng là vị vua có tên thật là họ Đinh tên Hoàn. Tên gọi Đinh Tiên Hoàng mà mọi người biết đến rộng rãi mang ý nghĩa là vị vua mang dòng họ Đinh đã khuất. Đinh Tiên Hoàng sinh vào năm 923 tại Hoa Lư nay thuộc tỉnh Ninh Bình và mất năm 979.

Cha của ông là ông Đinh Công Trứ mất sớm nên ông theo chân mẹ là bà Đàm Thị về quê và nương tựa vào sự trợ giúp của của người chú ruột là Đinh Thúc Dự. Ngày lại ngày, Đinh Tiên Hoàng cùng những đứa trẻ chăn trâu nô nức chia phe để tập trận giả đánh nhau và bẻ hoa lau để làm cờ. 

Đinh tiên hoàng là ai
Tiểu sử hoàng đế Đinh Tiên Hoàng

Nhờ tài chỉ huy của mình mà bạn bè trang lứa ai ai cũng mến phục Đinh Tiên Hoàng. Hình ảnh cho thấy rõ điều này là bọn trẻ cùng nhau bắt chéo tay vào làm kiệu để rước song cầm lau đi bên cạnh ông như rước một vị thiên tử. Điều đặc biệt là trong đám bạn đó có sự góp mặt của Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Lưu Cơ và cả Trịnh Tú - những người anh em cùng Đinh Tiên Hoàng gây dựng sự nghiệp sau này.

Vào năm 951, sự kiện Ngô Xương Văn - con trai của Ngô Quyền truất bỏ Dương Tam Kha, sau đó làm vương và tự xưng là Nam Sách vương. Chưa dừng lại ở đó, Ngô Xương Văn rước anh trai của mình là Ngô Xương Ngập quay về lập và làm Thiên Sách vương. Lúc ấy, Đinh Tiên Hoàng tự tin với khe núi Hoa Lư có địa hình hiểm trở nên quyết không làm tôi. Ngay lập tức, hai vương rục rịch cho quân đi đánh, Đinh Tiên Hoàng rất lo lắng nên điều người con trai Đinh Liễn làm con tin và vào triều để ngăn lại việc xuất quân. Khi Đinh Liễn đến nơi, hai vương trách Đinh Tiên Hoàng vì tội không đến chầu rồi cho quân bắt giữ Đinh Liễn. 

Đinh tiên hoàng là ai
Một người biết cương biết nhu

Hơn một tháng trời hai bên đánh nhau nhưng chưa phân được thắng bại, hai vương quyết định treo Đinh Liễn lên ngọn sào và cho người báo Đinh Tiên Hoàng nếu không đầu hàng thì sẽ giết con trai ông tức Đinh Liễn. Lúc này Đinh Tiên Hoàng không thể bình tĩnh và rất tức giận, ông bày tỏ thẳng thắn rằng Đại trượng phu với mong muốn duy nhất là lập được công danh nhưng hai vương lại học thói đàn bà thương xót con cái. Không những vậy, ông sai hơn mười quân cầm nỏ trên tay mà nhắm bắn Đinh Liễn. Hai vương lấy làm ngạc nhiên và kinh sợ trước diễn biến đó bèn dừng việc giết Đinh Liễn và đem quân về bởi lẽ kế hoạch làm cho Đinh Tiên Hoàng đoái tiếc con mình nhưng không thành.                         

3. Sự nghiệp dẹp loạn các sứ quân của vua Đinh Tiên Hoàng  

Loạn 12 sứ quân là một giai đoạn mang hình thức nội chiến kéo dài từ năm 944, diễn ra vào cuối thời triều đại nhà Ngô - sau khi Ngô Quyền mất. Đến năm 966 giữa các địa phương hình thành tổng cộng 12 sứ quân để chiếm giữ. Cuộc loạn lạc này chỉ kết thúc đến khi Đinh Tiên Hoàng thống nhất đất nước, thành lập ra nhà nước Đại Cồ Việt cùng triều đại nhà Đinh năm 968.   

Vốn là một người có khí chất khác thường, trong độ tuổi trưởng thành, nhìn nhận ra đất nước đang gặp phải tình trạng bất ổn, Đinh Tiên Hoàng chiêu tập từ nhóm bạn song sát thời tập trận thuở bé đến các nghĩa sĩ trong vùng. Lúc bấy giờ theo sử gọi là loạn 12 sứ quân - đất nước loạn lạc. Để có thể mở rộng phạm vi căn cứ từ vùng núi Hoa Lư tới vùng đồng bằng sông Hồng, Đinh Tiên Hoàng cùng con trai Đinh Liễn sang gặp trực tiếp sứ quân Trần Lãm tức Trần Minh Công và bày tỏ ý muốn đầu quân trong đạo binh. 

Đinh tiên hoàng là ai
Đinh Tiên Hoàng đưa quân về Hoa Lư

Khi tuổi đã cao sức đã yếu, Trần Lãm chọn mặt gửi vàng, giao cho Đinh Tiên Hoàng toàn bộ binh quyền. Từ thời điểm chính thức tiếp quản, Đinh Bộ Lĩnh tức Đinh Tiên Hoàng đưa quân về Hoa Lư, không ngừng thu phục nhân tài song chiêu mộ binh lính để xây dựng lực lượng vững mạnh. Dưới trướng Đinh Tiên Hoàng hội tụ những nhân vật hào kiệt của Giao Châu gồm Lê Hoàn, Đinh Liễn, Đinh Điền, Nguyễn Bặc và Phạm Hạp cùng em trai là Phạm Cự Lạng. Bên cạnh đó, ông còn phất cờ triệu hồi dân chúng, tiến hành đánh dẹp 12 sứ quân và đem về nhiều chiến thắng vẻ vang, lẫy lừng trong lịch sử.            

Mở đầu cho sự nghiệp dẹp loạn này, Đinh Tiên Hoàng hay được biết tới là Đinh Bộ Lĩnh đã đánh bại thành công lực lượng của Kiều Công Hãn và Lữ Xử Bình ở triều đình Cổ Loa đây đồng thời là những quyền thần thuộc nhà Ngô tranh giành ngai vàng. Phe Lã Xử Bình bị tiêu diệt vào năm 966 là bước đệm giúp Đinh Tiên Hoàng kiểm soát và quản lý được Cổ Loa. Nhờ có sự trợ giúp đắc lực từ người con trai Đinh Liễn mà Đinh Bộ Lĩnh hội tụ đủ sức mạnh, dũng khí và chính thức mở đầu chiến dịch đánh dẹp loạn của mình. 

Sứ quân thứ hai Đinh Bộ Lĩnh cần bàn mưu tính kế để hạ gục được là Sứ quân của Đỗ Cảnh Nhạc - một người trí dũng mưu lược. Vào ban đêm, ông cho quân vây kín 4 mặt của thành rồi ập đánh đột ngột vào Trại Quyền. Cuộc tiến đánh này hay ở chỗ Đỗ Cảnh Nhạc lúc bây giờ không có mặt ở đó mà đang ở đồn Bảo Đà. Như mất đi một người chỉ huy cầm lái, quân tướng không sao ứng phó được dẫn đến thành lũy, đồn trại bị mất. Hai bên giao tranh đến cuối cùng, hơn một năm sau, Đỗ Cảnh Nhạc chết do bị bắn trúng tên còn Đinh Tiên Hoàng hạ được thành.    

Đinh tiên hoàng là ai
Sứ quân Đinh Bộ Lĩnh bất bại

Trước thế chiến áp đảo của Sứ quân Đinh Bộ Lĩnh, Kiều Công Hãn đem quân của mình xuống phía Nam nhằm hợp lực với Ngô Xương Xí. Tuy nhiên khi di chuyển đến thôn Vạn Diệp (thuộc thành phố Nam Định ngày nay), Kiều Công Hãn bị một hào trưởng đem quân chặn đánh sau đó gắng chạy đến Lũng Kiều thì nằm xuống mãi mãi.

Sứ quân Nguyễn Siêu đang chiếm Tây Phù Liệt (nay là huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) hay tin Đinh Tiên Hoàng chuẩn bị đánh. Nguyễn Siêu chỉ huy 1 vạn lính đóng quân ở Thanh Đàm, ngày đêm miệt mài đào hào đắp lũy với những cánh tay nối dài như Nguyễn Trí Khả làm tiên phong, tá dực do Trần Côn đảm nhiệm và Nguyễn Hiền nắm chức tổng quan các đạo quân. Trong trận giao tranh thứ nhất không mấy suôn sẻ vì Đinh Tiên Hoàng bị mất 4 tướng nên lần thứ 2 ông quyết tâm bày binh bố trận. Nguyễn Siêu chia quân ra làm đôi để vừa giữ thành, vừa tìm kiếm thêm viện binh. Gần tới bờ bắc, thuyền bị đắm do gặp gió lớn, Đinh Tiên Hoàng nắm bắt được tin nên sai người phóng lửa thiêu đốt doanh trại vào nửa đêm. Quân Nguyễn Siêu nhận kết cục thảm hại, Nguyễn Siêu tử trận.

Sứ quân khác cũng phải chịu thua trước Đinh Tiên Hoàng - Sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp ngụ tại Tiên Du, tháo chạy về Cần Hải (tỉnh Nghệ An) nhưng cầm cự vài trận đánh nhau xong rồi chết tại trang Hương Ái. 

Đến cuối năm 967, Đinh Tiên Hoàng đem quân lên vùng Tam Đái vẫn bất bại, Nguyễn Khoan không sao chống nổi và tử trận. Hai phu nhân của ông kết liễu đời mình ở cạnh gò Đồng Đậu.

Đinh tiên hoàng là ai
Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân  

Sau khi Đinh Tiên Hoàng tấn công Hồi Hồ, Ma Xuân Trường nhận lời cấu kết của tướng quân Kiều Thuận ở thành Mè. Đinh Tiên Hoàng tiếp tục cho quân đánh chiếm thành Mè, sau đó Kiều Thuận chết ngay tại trận còn Ma Xuân Trường trốn thoát về hướng tỉnh Yên Bái.

Sứ quân Lý Khuê tại Siêu Loại có trận chiến với lực lượng của Sứ quân Đinh Bộ Lĩnh cũng thất bại và qua đời ở làng Dương Xá (thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội ngày nay). 

Thời điểm đầu năm 968, Đinh Tiên Hoàng chuyển quân về Siêu Loại sau khi chiếm lại được vùng Bắc Ninh , ông cho Đinh Liễn - con trai mình và Nguyễn Bặc cùng 3 ngàn quân lính tấn công quân Lã Đường. Nhờ kế sách “tiếp vận quân lương” của Nguyễn Bặc mà trong 7 ngày, quân Lã Đường bị tiêu diệt tuyệt đối vòng đai phòng thủ ngoài. Chưa dừng lại ở đó, Đinh Liễn cùng Nguyễn Bặc triển khai đánh nội trung tâm và tóm gọn Lã Đường mà chém chết, lấy lại tất cả đất Tế Giang.      

Qua sự nghiệp dẹp loạn dài đằng đẵng kể trên có thể thấy Sứ quân Đinh Bộ Lĩnh bất bại. Cũng từ đây khẳng định một người tầm vóc trong lịch sử dân tộc Việt Nam - hoàng đế Đinh Tiên Hoàng.                

4. Kế sách Chiêu hàng - kêu gọi đầu hàng hoàn hảo

Nhằm hoàn thành nhiệm vụ dẹp loạn từ đó thống nhất đất nước, Đinh Tiên Hoàng đã kết hợp kế sách chính trị cùng quân sự một cách khôn khéo.

Đinh tiên hoàng là ai
Kế sách Chiêu hàng

Nhìn thấy lực lượng của mình chưa đủ mạnh, ông chủ động liên kết với sứ quân Trần Lãm ở Thái Bình rồi thu phục nhanh chóng Phạm Bạch Hổ ở Hưng Yên về đảm nhiệm Thân vệ tướng quân. Theo thời gian, lực lượng của Đinh Tiên Hoàng ngày một lớn mạnh, ông quyết định hàng phục những hậu duệ nhà Ngô như Ngô Nhật Khánh ở Hà Nội và Ngô Xương Xí ở Thanh Hóa để nhận được cảm tình của hết thảy mọi người.    

Đinh Tiên Hoàng cùng đội quân của mình đã đánh thắng các sứ quân khác với con số tổng cộng lên đến 12 sứ quân. Chính vì thế ông được ca ngợi là Vạn Thắng Vương. Năm 968, chiến tranh chấm dứt và Đinh Tiên Hoàng lên ngôi hoàng đế. 

Không thể phủ nhận thắng lợi của Đinh Tiên Hoàng là thắng lợi của biểu tượng tinh thần dân tộc cùng ý chí độc lập toàn nhân dân. Việc kết hợp võ công song song chiến thuật chiêu hàng loạt sứ quân của vua Đinh Tiên Hoàng nhằm chấm dứt loạn lạc 12 sứ quân là rất thích hợp. Bởi không lâu sau nhà Tống áp sát biên giới Đại Việt và rất có thể Việt Nam phải đối mặt với tình huống xâm lăng từ phương Bắc quay trở lại khi nhà Tống thống nhất được Trung Hoa.           

5. Hoàng đế khai sinh nước Đại Cồ Việt

Dấu mốc năm 968, sự kiện Đinh Tiên Hoàng chính thức lên ngôi hoàng đế đồng thời là người xưng hoàng đế đầu tiên tại đất nước hình chữ S - Việt Nam. Ông lấy quốc hiệu là Đại Cồ Việt và cho dời Kinh ấp đến động Hoa Lư và triển khai dựng đô mới cùng đặt triều nghi, xây cung điện cả đắp thành đào hào. 

Đinh tiên hoàng là ai
Hoàng đế khai sinh nước Đại Cồ Việt

Vị hoàng đế định phẩm hàm quan văn và hàm quan võ trong triều đình như phong cho Nguyễn Bặc và Đinh Điền lần lượt là Định Quốc công và Ngoại giáp, Lê Hoàn lên làm Thập đạo tướng quân,... người con trai Đinh Liễn của ông cũng không ngoại lệ - được phong là Nam Việt vương.           

Từ năm 970, vua Đinh Tiên Hoàng truyền cho thực hiện Thái Bình hưng bảo tức đúc tiền đồng Thái Bình - đồng tiền đầu tiên của Việt Nam. Triều đại nhà Đinh chính là triều đại đặt “những viên gạch đầu tiên” đối với nền tài chính - tiền tệ cho nhà nước phong kiến Việt Nam.   

Nhằm chế ngự thiên hạ, vị vua này cho hạ lệnh khắp cả nước rằng nếu ai làm trái phép phải chịu phạt bằng hình thức bỏ vạc dầu hay cho hổ dữ ăn khiến ai ai cũng sợ phục. Đây là lý do vì sao có nhiều ý kiến cho rằng chính trị trong nước thời điểm đó quá thiên về những hình phạt nghiêm khắc.

Là người vừa có chí vừa có tài, vua Đinh Tiên Hoàng rất chú trọng tới lĩnh vực quân sự. Ông cho thực hiện hình thức vũ trang trong toàn dân, được biết tới là “ngụ binh ư nông” - dựa vào nghề nông để phát triển quân đội.       

6. Hoa Lư được vua chọn làm nơi đóng đô  

Sau nhiều năm loạn lạc đi đôi với hoàn cảnh đương thời, Hoa Lư nằm ở trung tâm đất nước thời đó và là địa điểm chiến lược để khống chế được cả những cuộc xâm lăng nếu có từ Thanh Hóa đổ ra, sông Đà đổ xuống. Việc vua Đinh Tiên Hoàng lựa chọn đóng đô tại Hoa Lư khác với triều đại khác được xem là vô cùng sáng suốt và đúng đắn bởi đặt kinh đô tại nơi đây giúp cho vua tiếp thêm sức mạnh về yếu tố nhân hòa. 

Đinh tiên hoàng là ai
Đóng đô tại Hoa Lư

Khoảng 42 năm - từ năm 968 đến năm 1010, Hoa Lư tồn tại với bề dày lịch sử gắn liền với sự nghiệp cả ba triều đại gồm nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý. Hiện nay, Hoa Lư là khu di tích cố đô nằm trong quần thể di sản của thế giới Tràng An ở Ninh Bình.

Trên đây là toàn bộ thông tin có thể bạn chưa biết về tiểu sử cũng như sự nghiệp trị vì của hoàng đế Đinh Tiên Hoàng. Dưới thời kỳ ông cai trị đã thực sự khẳng định được vị thế của quốc gia độc lập đồng thời từ thời Đinh Tiên Hoàng về sau, các vua đều xưng Hoàng đế chứ không phải Vương hay Tiết độ sứ như trước đó. Hy vọng rằng timviec365.vn đã gửi gắm tới bạn những chia sẻ hữu ích!

Lê Đại Hành - Tiểu sử hoàng đế trị nước và tài cầm quân Đại Việt

Nhắc tới những vị vua của triều đại nhà Tiền Lê phải kể đến vị vua đầu tiên đồng thời là người có công lao rất lớn cho việc củng cố nền độc lập dân tộc từ đó xây dựng và kiến tạo đất nước - Hoàng đế Lê Đại Hành. Cùng khám phá vị hoàng đế tài giỏi này qua bài viết dưới đây của timviec365.vn bạn nhé!

Lê Đại Hành